Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Nhân tướng học

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • QUYỂN HẠ
    LÝ TƯỚNG VÀ PHÁP TƯỚNG
    Quyển thứ nhất trình bày các nét tướng và loại tướng, phần lớn có tính cách phân tích và nặng về khía cạnh tĩnh. Đó là phần tướng học biểu kiến, hình thức và tổng quát, mô tả từng bộ vị và phân loại hình hài của con người dựa trên các ngoại biểu vật thể phần lớn nhận thức được bằng vị giác. Vì thiên về phân tích, quyển 1 không phối trí các bộ vị, các loại tướng một qui tắc chi phối tương quan.
    Quyển thứ hai đề cập đến phần lý tướng và tương pháp,nêu những qui tắc tương quan giữa các bộ vị giữa các hình hài, giữa các hình hài và bộ vị với nhau ngõ hầu giúp được giả thấu hiểu ý nghĩa đa phương và biến đổi giữa các nét tướng. Quyển 2 khảo sát tướng học trên phương diện tổng hợp nhìn dưới khía cạnh động ,nên những yếu tố phi vật thể, phần lớn được nhận thức bằng trực giác và tâm linh. Nói khác đi,về mặt biển khảo, quyển đầu chỉ mới giúp người học tìm khai đề(thèse) và phản đề (antithèse) trong khi quyển sau giúp ta đi vào phần hợp đề (synthèse).
    Thực vậy, muốn thấu đáo con người phức tạp và đa dạng, chúng ta không thể chú trọng đến cục bộ và chi tiết mà phải nhìn cho được đại thể của nó trong hệ thống tương quan chi phối toàn cục. Việc hiểu biết từng nét tướng chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ. Con người thực tế là 1 khối duy nhất do toàn thể những nét tướng chi tiết hợp thành. Sự tốt xấu của khối duy nhất đó không phải là tổng cộng máy móc có tính cách toán học cứng nhắc của các sự tốt xấu lẻ tẻ chắp nối lại, Hơn nữa, con người là một sinh vật có tri giác, vốn động cả hình, chất lẫn tâm hồn . Những nét tướng của con người tuy tĩnh bề ngoài nhưng kì thực lại động bên trong và động trong suốt tiến trình của cuộc đời .
    Tướng học Á Đông đã lĩnh hội được nguyên lý căn bản đó.Tướng lý Á Đông nhấn ttương quan giữa các yếu tố, kết hợp hình thức và thực chất , gắn liền nét tĩnh với nét động, phối hình tướng với tâm tướng ,liên kết ngoại diên với nội tâm.
    Những thế kỉ thực nghiệm đã giúp nền tướng học Á Đông khám phá được các yếu tố tương quan đó trong nguyên tắc thanh trọc ,trong thần ,sắc ,khí, trong khí phách của con người ,trong nguyên tắc âm dương ngũ hành của vũ trụ. Từ đó nhiều thế kỉ thực nghiệm đã đào sâu thêm tướng lý và khai phá ra tướng pháp, nói khác đi là phương pháp xem tướng càng ngày càng hướng về thực tiễn và đặc biệt càng ngày càng xác định . Người ta dùng tướng để quyết định vận mạng đã đành ,có người dụng tướng để chọn tướng hảo tôi trung .Chỗ dụng của tướng học được nới rộng rất nhiều từ chỗ kiến thức đến chỗ ứng dụng cho con người nói riêng và cho quốc gia xã hội nói chung.
    Một học thuật kì thú và bổ ích như thế không phải dễ hội nhập . Để giúp học giả nắm được tinh lý của tướng học , quyển 2 sẽ trình bày trong 6 chương :
    • Nguyên tắc thanh trọc .
    • Nguyên lý Âm Dương Ngũ hành và ứng dụng của nó trong tướng học .
    • Ý niện Thần , Khí ,Sắc và Khí phách.
    • Phương pháp xem tướng .
    • Những ứng dụng của tướng học.
    • Tướng phụ nữ.
    Để kết luận ,soạn giả có phụ thêm vào phần cuối sách một vài nhận định về môn học thuật cổ điển này .
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

    Comment


    • CHƯƠNG THỨ NHẤT
      NGUYÊN TẮC THANH TRỌC

      II. THỬ PHÁT HỌA HAI Ý NIỆM THANH VÀ TRỌC

      Trong tướng học Á Đông ,Thanh và Trọc là hai ý niệm vô cùng súc tích và là hai ý niệm căn bản để giải đoán quí tiện cát hung , thành bại , thọ yểu của con người. Thanh Trọc chi phối hết các nét tướng của con người .Có thể nói mọi lãnh vực quan sát của tướng học Á Đông đều hướng về việc tìm tòi phân biệt những điểm Thanh,Trọc rồi dựa vào đó mà luận đoán . Nhưng trước hết Thanh ,Trọc là gì ?
      a) Thanh:
      Từ ngữ Thanh chỉ tất cả các nét tướng tốt của con người ,từ tướng cơ thể đến tướng tinh thần ,từ nét tướng động tĩnh và cả những nét tướng phối hợp động,tĩnh bao gồm cái tốt về phẩm và về lượng dưới đủ mọi dạng thức .
      Nếu nói về sắc da,Thanh có nghĩa là hữu tình ,ưa nhìn,không đậm,không lạt.
      Trong trường hợp này việc thẩm định tính chất Thanh nặng về chủ quan và trực giác hơn là khách quan và thị gíac hiểu theo nghĩa thông thường.
      Nói về giọng nói, Thanh có nghĩa là trong trẻo,âm lượng vừa phải , không quá lớn đến đinh tai nhức ốc , không chua như dấm, không xoáy vào tai người nghe như kim châm,v.v...nhưng không quá nhỏ như tiếng dế,tiếng ong. Giọng nói thanh tao, hảo cảm, vui tai không phải vì lý luận hữu lý mà vì tính chất ấm áp hay trong trẻo , rõ ràng , không rè, không chát.
      Nói về cử chỉ,Thanh có nghĩa là cử chỉ mực thước, quý phái không sỗ sàng, cương nhu thích nghi . Đó là cử chỉ của loại người gọi là hào hoa , phong nhã ,theo đúng nghĩa trong sạch của nó.
      Nói về bộ vị hay người bộ vị Thanh kết hợp lại tạo thành một cơ thể hay cơ cấu (structure) cân xứng ,linh động ,có sinh khí về cả phẩm lẫn lượng một cách có thẩm mỹ . Cặp lông mày được gọi là Thanh khi sợi lông mày không lớn hơn sợi tóc ,dài và mọc cách nhau thế nào để kẻ quan sát cách xa đó một hay hai thước nhìn thấy được phần da của chân lông mày ,sắc lông mày đen xanh và mượt .Mũi Thanh là mũi ngay thẳng và cao, không leach ,gián đài và đình úy không quá lớn. Đầu mũi không quá mập . Chẳng hạn mũi tiêm đồng,mũi thông thiên được coi là Thanh ,mũi sư tử, mũi túi mật treo bị coi là trọc.
      Nói về thân hình ,loại người hình mộc (loại Giáp Mộc) được coi là Thanh ,người trọng Thổ bị xem là Trọc.
      Nói về thần khí ,kẻ mắt lồi,mục quang hung hãn,hoặc lòng đen ,tròng trắng mờ đục thì không Thanh. Trái lại ,ánh mắt sáng ,êm dịu ,tinh anh ,đồng tử trong suốt như pha lê ,long đen tròng trắng rõ ràng ,thuần khiết không mờ đục ,không có tia máu xâm phạm được coi là thần thanh , khí sảng.
      Nói về tổng quát,nếu có sự phối trí tương xứng theo một hòa điệu (hramonie) giữa các thành phần trong bộ vị cơ thể thì gọi là Thanh. Thí dụ hía sau đầu và trước mặt ,phía phải và trái khuôn mặt cân xứng và thích nghi với thân mình được xem là Thanh, trong phép phối hợp ngũ hành của cơ thể,người thuần túy một hình hay bác tạp nhưng không xung khắc được xem là Thanh . Chẳng hạn thân hình nặng nề, chắc nịch,mặt mũi thô kệch nhưng mắt sáng ,mày tươi ,giọng trong trẻo thì phần sau đó gọi là Thanh trong cái trọc của toàn thể thân hình.
      Nói về động tĩnh ,nếu có hòa hợp động và tĩnh tức là phần động trội hơn phần tĩnh nhưng không làm mất thế quân bình ,phần phẩm hơn phần lượng, nhưng không vượt ra ngoài tiêu chuẩn đều được gọi là Thanh .Đó là trường hợp những kẻ gầy yếu
      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

      Comment


      • - Mặt mày sáng sủa ,thân thể khôi vĩ, nhưng nhìn vào không oai vệ hay khiến người dễ chán.
        - Đàn ông quyền thấp,tiếng nói có vẻ nữ nhi.
        - Mặt đầy đặn,phối hợp tương xứng với ngũ quan nhưng đấu mũi bị lệch.
        - Răng tuy trắng ,đều,khít nhưng không bóng bẩy.
        - Miệng tuy rộng nhưng không có lăng giác, mũi không hồng, răng thưa.
        - Lông mày tuy đẹp nhưng sợi lông mày mọc thưa, ngang hoặc tráp với phương vị cố hữu.
        - Mày tuy cao nhưng sợi thô hắc ám.
        - Mặt tuy sáng nhưng lộ chân quang.
        - Râu tuy đẹp nhưng không tương xứng với tóc và lông mày.
        - Người tuy đúng cách cục nhưng sắc hôn , khí ám.
        - Người tuy to lớn , mập mạp trông có vẻ phúc hậu nhưng thịt bệu, da khô, tóc cằn,v.v...
        Người có đặc điểm kể trên thì thoáng qua thấy có vẻ thanh nhã nhưng tương hợp coi đó là thanh trung hữu trọc vì trong cái đẹp có lẫn cái xấu .
        b) Trọc trung hữu thanh:
        Những người có hình dạng cục mịch thô lỗ hay mặt mày méo lệch ,tam đình,ngũ nhạc bất quân xứng nhưng nếu có :
        - Mắt sáng mà mục quang ẩn tàng.
        - Thiên đình cao rộng,sáng sủa.
        - Phía trong vành tai màu hồng tươi nhuận hay tai mọc cao quá lông mày ,sắc bề ngoài trắng hơn da mặt,hay luân quách phân minh.
        - Lông mày tươi mịn.mọc cao và không gián đoạn.
        - Hoặc người nhỏ yếu,thấp lùn nhưng tiếng nói sang sảng như tiếng chuông ngân hay thanh tao như những hạt ngọc rơi rớt trên mâm bạc.
        - Có tướng ngũ tiểu hoặc ngũ lộ nhưng phẩm chất các phần lộ đó đều tốt đẹp.
        - Người khẳng khiu nhưng dáng dấp hiên ngang,đi như rồng bay cọp bước,khí phách hoằng đại,v.v..
        Suy rộng ra ,khi nhìn moat cá nhân qua nhiều bộ vị ,ta thấy hình dáng màu sắc của chúng thoáng qua thì thô bỉ,nhưng đi sâu vào chi tiết,ngắm lâu lại thấy hữu tình hoặc hảo cảm,quan sát moat cá nhân ta thấy khuôn mặt ,thân hình,tiếng nói,v.v...không gây hảo cảm lúc ban đầu,nhưng tổng hợp tất cả lại hoặc là thấy có sự sinh động đặc thù hoặc cử chỉ động tác linh hoạt,phong nhã ,tính tình quả cảm,trung hậu khiến ta sinh long nể phục về sau đều được gọi là trọc trung hữu thanh.
        c) Thẩm định ý nghĩa của tương quan thanh trọc :
        Trong quan điểm của tướng học, thanh trung hữu trọc được xem là cái đẹp hời hợt,bất túc,trong cái hay đã tiềm ẩn cái dở, nên thường dùng để chỉ trường hợp tốt đẹp bề ngoài,hậu quả tốt chỉ thoáng qua,còn chung cuộc thì rất xấu. Ngược lại , trọc trung hữu thanh được xem là cái xấu biểu kiến phủ ra ngoài cái đẹp thực chất, nhưng vì vẫn là cái đẹp không được thập toàn hoàn mỹ ,nên khi khởi đầu bị vùi dập,sóng gió.về sau mới có kết quả tốt lành.
        Cũng bởi lẽ trên, trong thực tế có những kẻ mặt mũi khôi ngô,hoặc dung mạo xinh đẹpmà công danh sự nghiệp hoặc bản thân bị khốn đốn bởi vì sinh ra có cách thanh trung đới trọc.Có những ngu7òi thoáng qua thấy tướng mạo cực kì bần hàn, xấu xí mất cả thiện cảm mà rốt cuộc trở thành đại quý cực phú là vì hợp cách trọc trung hữu thanh.
        Dưới nhãn quan tướng học, Thanh được xem là tốt,là quý,vì thế Thanh đồng nghĩa với quý.Trọc bị xem là xấu nên đồng nghĩa với tiện. Ta phải hiểu là tiện và quý trong các sách tướng chỉ dùng để chỉ hậu quả của Thanh và Trọc mà thôi. Hiểu như vậy, những phá tướng về hình thể lẫn tâm hồn đều bị coi là Trọc , dù là ẩn tàng hay biểu lộ .Những nét tướng tốt dù trong hay ngoài, dễ nhận thấy hay là phải khổ công mất nhiều ngày giờ mới khám phá ra đều được gọi là Thanh.
        Thanh thì quý đã đành,nhưng như trên đã nói , con người thường thanh trọc lẫn loan ,nên vấn đề đặt ra ở đây là thanh trung hữu trọc tốt hay trọc trung hữu thanh tốt ?Câu trả lời thông thường là trọc trung hữu thanh tốt hơn là thanh trung hữu trọc .Nhưng cái đó cũng chỉ có ý nghĩa và giá trị tương đối vì nó còn tùy thuộc vào nhiều dữ kiện :
        1-Thanh trung hữu trọc : thông thường thì tốt nhưng không được toàn mỹ. Do đó, thanh trung hữu trọc thường không tốt đẹp, hanh thông một cách đều đặn, tiền chậu hung. Điều này không có nghĩa tuyệt đối vì :
        - Có những trường hợp thanh trung hữu trọc không có tốt đẹp gì đáng kể, mà lại rất xấu nếu những điểm thanh nhiếu, nhưng là những điểm phụ thuộc hoặc thuộc về lượng, còn trọc tuy ít nhưng là điểm căn bản, cốt yếu hoặc thuộc về phẩm.
        Thí dụ : Mũi có chuẩn đầu đình uy và gián đài nảy nở đặc biệt(tức là loại mũi sư tử hay huyền đởm tỵ) chủ về giàu có,nhưng nếu bị leach không tương xứng với khuôn mặt hoặc đi đôi với lưỡng quyền nhỏ hẹp và nhọn thì bao nhiêu cái quý của mũi sư tử hướng huyền đởm tỵ bị tiêu giảm gần hết.
        Người Mộc tuy thanh nhã,nhưng đấy chỉ là những nét khái quát, nếu đi sâu vào bộ vị ta thấy miệng rộng, mũi hếch tai thuộc loại tiễn vũ nhĩ, sắc da trắng xanh thì đó là tướng phá cách hay nói cách khác đi, thanh trung đới trọc ,kết quả sẽ không ra gì. Kẻ như thế ,khó sống được quá 40 tuổi, còn nói gì đến công danh sự nghiệp.
        Ngũ quan tuy toàn hảo nhưng thần mắt suy nhược ,bước chân ẻo lả như sẽ nhảy hoặc xiêu vẹo như rắn bò ngồi gục đầu xuống như cổ chỉ có sụn không có xương thì đấy là tướng yểu chiết chứ không phải là tướng thông tuệ hiển đạt.
        Những trường hợp thanh trung đới trọc như trên có thể liệt kê hầu như vô tận và đều là loại thanh trọc đới trọc,có hậu quả chung cuộc không ra gì.
        Ngược lại, có những trường hợp thanh trung hữu trọc không có ảnh hưởng xấu tới cá nhân, nếu điểm trọc chỉ là các khuyết điểm phụ tuy hoặc thuộc về lượng . Ví dụ như:
        - Người Giáp Mộc pha Kim ,thân hình dỏng cao,ngũ quan toàn hảo nhưng cằm vuông,miệng vuông , sắc da hơi hồng thì chỉ gặp tai ương hay vận hạn không tốt một thời, cuối cùng vẫn quý hiển
        - Mũi tốt nhưng sắc da mũi không dược tươi nhuận thì đến vận hạn về mũi không thểphát huy tất cả hảo vận chứ không đến nỗi tốt biến thành xấu.
        - Nốt ruồi tuy mọc trên các bộ vị tĩnh hoặc hơi lộ liễu trên gương mặt tuy thông thường là xấu nhưng nếu nó là nốt ruồi son hay đen huyền thì vô hại,v.v...
        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

        Comment


        • 2-Tương tự như lý luận trên ,Trọc trung hữu Thanh tuy thông thường là có ý nghĩa tốt về sau nhưng cũng không phải là có ý nghĩa tuyệt đối . Sách tướng tuy có câu "Nhất quý đề cửu tiện, nhất tiện phá cửu quý" that đấy, nhưng đấy không phải là chân lý tuyệt đối . Quý ở đây có nghĩa là thanh là tốt, chứ không có nghĩa là quý hiển . Nói khác đi, trọc trung hữu thanh chỉ có hậu quả tốt khi các điểm trọc đó chỉ phụ thuộc, còn điểm thanh trung hữu trọc phải liên quan đến Thần khí, Khí phách hay phẩm chất nội tạng của các bộ vị mà về mặt biểu kiến bị coi là trọc của con người .
          Chẳng hạn :
          Tướng ngũ lo bị coi là trọc, nhưng mắt lộ mà ánh mắt có thần và hòa ái, mũi lộ khổng màchuẩn đầu mập mạp,môi vẩu mà răng tươi khít và đều,tai bị đảo ngược luân quách nhưng sắc tươi nhuận và trắng hơn mặt : lộ hầu mà âm thanh trong trẻo, có âm lượng thực ra là tướng trọc trung hữu thanh về phẩm chất . Hơn nữa, dựa vào hai điểm mắt có thần và hòa ái, giọng nói trong trẻo có âm lượng ta suy ra kẻ đó thần thanh khí túc. Nói khác đi, có quý tướng ngầm, ngày sau sẽ thành người hiển đạt và trường thọ .
          Trái lại,nếu tướng ngũ trọc,nhưng ánh mắt hôn quyện,giọng trong trẻo nhưng thiếu âm lượng thì dẫu các phẩm chất của tai,mũi,miệng có tốt đến đâu cũng chỉ may mắn phát đạt nhất thời, chung cuộc khốn nạn thê thảm.
          Tóm lại,trong tướng học Á Đông nguyên tắc thanh trọc chi phối tất cảmọi lĩnh vực quan sát,từ b65 vị đến toàn thân,từ hình tướng đến tâm tướng.Để kết thúc tiểu đoạn này,xin đơn cử một đoạn trích văn của Phạm Văn Viên tác giả cuốn tướng pháp
          nổi danh Thủy kính tập như sau :
          "Tướng học bàn về Thanh,Trọc tuy nói đến việc quan sát học đường * ,nhưng kẻ tướng pháp thượng thặng thực ra phải đặt nặng việc quan sát thanh trọc vào việc thẩm định mục thần và khí phách xem nó có phối hợp với bộ vị hay không.
          Kẻ sáng mắt,thần khí ẩ tàng,nhìn người thì nhìn chính diện và như xạ vào mặt người đối diện, dám nói dám làm,dũng cảm trước việc khó khăn, hay dung người , không câu chấp những sai lầm nhỏ nhặt là kẻ có thần và khí thanh. Dẫu bộ vị có khuyết hãm.khí sắc hôn ám, thân hình không toàn my thì vẫn là tướng quý vì đó là tướng trọc trung hữu thanh ."
          * Học đường là lối mệnh danh một số bộ phận của khuôn mặt như mắt, trán ,tai, miệng, lông mày, Aán đường. Lối mệnh danh này chỉ thấy trong các sách viết về tướng trước tác từ các đời Minh,Thanh trở về trước. Ngày nay, lối mệnh danh này không còn thông dụng vì quá rườm rà.
          IV. SỰ ỨNG DỤNG CỦA NGUYÊN TẮC THANH TRỌC TRONG TƯỚNG HỌC
          Dưới đây là một vài ứng dụng điển hình của nguyên tắc Thanh Trọc :
          a) Phân biệt 4 loại quý tướng (Thanh, Kỳ, quái, Cổ) với 4 loại tiện tướng ( Hàn, Trọc, tục, Lậu)
          Về hình thức, bốn loại quý tướng kể trên rất giống với bốn loại tiện tướng. Muốn phân biệt quý tướng ta chỉ còn có cách dựa vào nguyên tắc thanh trung hữu trọc ,trọc trung hữu danh . Đời Hán, nhà tướng học danh tiếng Hứa Phu đã luận về bốn loại tướng quý :Thanh, Kỳ, Quái, Cổ như sau :
          "Kẻ xem tướng thường quan sát thân hình khôi vĩ, mặt mày sáng sủa toàn vẹn rồi coi đó là tướng quý, ngược lại đoán là tiện tướng , nhưng không biết rằng 4 loại Thanh, Kỳ , Cổ , Quái rất gần với 4 loại tướng Hàn, Trọc, Tục , Lậu.Tướng pháp thường nói:"Bàn về thanh trung hữu trọc , trọc trung hữu thanh là căn cứ vào thần, khí và các học đường nhưng thực ra là chỉ căn cứ vào mục thần cũng tạm đủ để quán thông mọi sự ."
          1-Thanh tướng rất gần Hàn tướng :
          Thân hình tao nhã,mặt mày thanh khiết, cử chỉ linh hoạt, dáng dấp dịu dàng, mảnh dẻ trông giống như các dấu hiệu non yểu nhưng thịt tuy trắng mà nhuận,ánh mắt không dao động mà tự co thần khí đó là Thanh tướngù chứ không phải là Hàn
          tướng (tướng lạnh lẽo chết non).
          Hàn tướng cũng giống như Thanh tướng về cách cục bộ vị nhưng ánh mắt quá lạnh, không linh hoạt hoặc thanh tướng về hình hài mà mục quang bất động và trì trệ, hoặc tai trắng như sương hay hồng như lửa mà khô xạm .
          Thanh tướng chủ quý và thọ vì tinh thần sáng suốt, thọ căn ổn cố,Hàn tướng thì thần thiêu phách tán ,thọ mạng ngắn ngủi.
          2-Kỳ tướng giống như Trọc tướng :
          Mắt lộ mày đậm, khuôn mặt to lớn khác thường , hình dáng thô kệch xấu xí, nhưng mắt tuy lộ mà có thần khí ẩn tàn , mày tuy đậmmà sợi lông mày tươi mịn, phủ kín mi cốt nên mày có tú khí( tức là trọc trung hữu thanh). Kẻ như vậy là ký tướng (tướng lạ) chứ không phải là trọc tướng ( tướng lỗ mãn, trông mất tình cảm) Ngược lại, Trọc tướng cũng giống như Kỳ tướng về hình hài,nhưng mắt lộ mà vô thần hoặc có thần quang mà mục quang hung bạo: mày tuy đậm mà sợi thô xoắn tít,không phải bao phủ hết mạng vận.Kì tướng là tướng phát đạt, nổi tiếng hơn người còn Trọc tướng là hạ tiện, phi bần tắc yểu
          3-Cổ tướng giống như Tục tướng :
          Các bộ phận chính của khuôn mặt đều lộ, nhưng lộ mà khuôn mặt đầy đặn, da thịt tươi nhuận có sinh khí, răng tuy thưa vàng nhưng vững chắc và bóng , một màu tin khiết, thần khí an tĩnh thì đó là Cổ tướng( tướng người cục mịch quê mùa) chứ không
          phải là Tục tướng ( tướng kẻ tầm thường không bao giờ khá được)
          4-Quái tướng giống như Lậu tướng :
          Hình hài, mặt mũi quái gở, không giống thế nhân, tỷ như mặt đen như lọ chảo, thân hình kệch cỡm, nặng nề, nhưng nếu trong các xấu xí đó mà ánh mắt như mắt lân, mắt phượng, khoan hòa mà có uy răng trắng và đều,chuẩn đầu tròn trịa, nở nang , khí phách quảng đại thì đó là Qúai tướng ( tướng xấu lạ lùng, ít ai có) chứ không phải là Lậu tướng ( tướng dị hợm khiến người nhìn phải ớn lạnh)
          Các lọai tướng Kỳ ,Qúai,Cổ tuy là kỳ dị, dị dạng bề ngoài, nhưng bề trong thật là quí nhân, dễ dàng trở thành đại dụng.Họ khác với bọn tiện nhân( Trọc, Tục hoặc Lậu tướng) ở chỗ một đàng thần khí thanh sảng, một đàng thần khí ngưng trệ, thoáng nhìn thì có vẻ thô tục mà thẩm sát kỹ càng thì lại thấy tú khí hiện ra
          Một lần nữa ta thấy thần khí và khí phách vẫn là tiêu chuẩn phân biệt nét quí trong nét tiện , nét thanh trong nét trọc
          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

          Comment


          • a) Phân biệt phần tiện trong , tướng quý : phần quý trong tướng tiện của đàn bà :
            Tướng pháp cổ Trung Hoa thường phân tích tướng đàn bà thành thiện và ác tướng, dựa trên thân hình diện mạo. Thiện tướng được coi là quí ,ác tướng bị xem là tiện .Nhưng đó chỉ là cách nói tổng quát, chưa đầy đủ và không đi sát thực tế. Muốn dược chuẩn xác phải phối hợp cả Thanh lẫn Trọc phương trộn lẫn nhau trong một con người.Nói khác đi phải áp dụng nguyên tắc thanh trung hữu trọc, trọc trung hữu thanh khi đánh giá phẩm tính phụ nữ qua việc quan sát diện mạo ( thiện tướng hay ác tướng)
            1) Quý trung hữu tiện
            Tướng mạo phụ nữ coi thanh nhã, cao quí mà tính tình đê tiện là bởi vì trong cái thanh có lẫn cái trọc, tuy nhỏ nhưng chủ yếu cho nên thoáng qua thì xếp vào quí cách nhưng nhìn kỹ thì phải xếp vào loại tiện.Sau đây là các đặc thái quí trung hữu tiện:
            • Ngũ quan đoan chính mà da dẻ thô xạm ¬ ngũ quan đoan chính là mắt sáng và lớn , lông mày mịn và đẹp, môi đều đặn, răng tươi khít, tai có luân phách phân minh , mũi thẳng
            • Bình thường thì đó là quí cách nhưng ngũ quan đoan chính mà da dẻ thô xạm , nóng khô thì đó là thanh trung hữu trọc, hình hài tốt mà thực chất không ra gì
            • Trán đầy đặn mà khi đi hay ngoái cổ nhìn lại phía sau ¬ Trán đầy đặn biễu hiện cho sự đắc cách về trí tuệ nhưng kẻ hay đi ngoái cổ nhìn về phía sau là kẻ đê tiện, dâm đãng ngầm.
            • Mày dài đẹp, uốn cong, mắt sáng sủa nhưng mép có ria khá rõ, cằm có lông mày khá đậm giống như râu- Mày thanh, mắt đẹp là tướng mỷ nhân nhưng phía dưới cằm và môi trên có lông mănh nổi rõ sắc đen lai nam tính biểu trưng cho sự cứng rắng , thô lộ, kém nhu thuận
            • ngũ nhạc đôn hậu mà sắc mặt kinh hoàng ¬ Ngũ nhạc ( cằm , trán , mũi , lưỡng quyền ) đều ngay thẳng , cao và rỏ, có thế nhưng ánh mắt kinh nghi là hình hữu như mà thần bất túc, tựơng trưng cho sự non yếu, không tự chủ
            • Đứng ngồi ngay ngắn tề chỉnh mà lại cắn ngón tay ¬ Đứng ngồi ngay ngắn tề chỉnh là kẻ khiến người khác phải nể vì không diện kiến nhưng hay cắn ngón tay ( hoặc móng tay ) lại là biểu tượng nội tâm dâm đãng, chỉ trọng điều sắc dục hơn là đạo lý. Nói khác đi, đó là tướng dâm ngầm mà bề ngoài lại có vẻ đạo đức, uy nghi
            • Thanh âm rõ ràng , trong trẻo, mà thần thái đờ đẫn, hay cười với kẻ đối thoại ¬ Thanh âm rõ ràngvà trong trẻo là biểu hiện khí chất đầy đủ , cơ thể khỏe mạnh , nhưng thần say, cười mỉm lại là kẻ dể bị quyến rũ vào con đường trụy lạc vì không đủ óc tự chủ và tính trinh tháo
            • Mặt mũi thanh tú mà da dẻ quá lạnh, thần thái quá thanh khiết ¬ da dẻ quá lạnh thần thái quá thanh thì sự thái quá đó biến thành hàn tướng chứ không phải quí tướng . Do đó , kẻ hàn tướng là kẻ thọ căn mong manh, không trường thọ
            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

            Comment


            • 2) Tiện trung hữu quí
              Đàn bà mà có bộ vị trên mặt như sơn lâm ( hai bên mép tóc ở trán ) bị sẹo hoặc rụng tóc, tóc quá đậm mà thô, mắt thô trọc và giọng nói rõ, mũi quá xẹp và nhỏ , ngừơi Mộc pha Kim ( cao ốm mà da trắng bệch ) mày quá mày lạt, tai nhỏ , trán thấp...bị xếp vào loại tướng không tốt, lấy làm vợ tất đưa đến tai hại, nhưng nếu:
              • Sơn lâm bị phá khuyết hoặc có sẹo mà mũi và các bộ vị liên hệ đày đặn, hợp cách và liên hoàn.
              • Tóc đậm , thô mà lông mày dài đẹp. Mi cốt nổi nhưng không thô
              • Mũi nhỏ, bằng, không có chuẩn đầu đẹp, nhưng ánh mắt ngay thẳng , thần thái an hòa
              • Môi vẩu, răng lộ nhưng tóc mịn, sắc tươi
              • Mắt thô trọc , tiếng rè mà cằm vuông vắn, đầy đặn, triều củng về mũi một cách tương xứng
              • Nguời Mộc Pha Kim mà ít nói, điềm đạm, tính tình lãnh đãm vừa phải.
              • Hơi ngắn , mày lạt và thưa mà thần sắc an nhiên, không kinh hoàng, không biến sắc khi gặp việc rắc rối
              • Tai nhỏ , trán thấp nhưng mày đẹp, mắt trong sáng ẩn tàng và chuẩn đầu nhỏ, nở thì đó lại là tiện trung hữu quí , phải phân định là hậu vận sẽ tốt đẹp chứ không thể coi là tiện tướng để quyết đoán là vận mạng sẽ không ra gì
              Theo nhà tướng học hiện đại rất nổi tiếng là Ngã Thị Sơn Nhân thì nhận định trên là rất đúng .Do đó, trong cuốn tướng mạng giảng tọa ông đã đặc biệt chú trọng tướng mạo phụ nữ và viết thành một thiên khảo cứu đặc biệt.
              V - MỘT VÀI GIAI THOẠI VỀ THANH , TRỌC
              Thuật ngữ tướng học có câu nhất quý đề cửu tiên. Nhất tiên phá cứu quí , nghĩa là một nét tướng đôi khi chóng đỡ được chín nét tướng xấu nhiều khi phá hư chín nét tướng tốt.Câu nói này không phải chú trọng đến số lượng một hay chín vì đó chỉ là lối nói quá đà cho thuận miệng mà chỉ có nghĩa là trong phép xem tướng nhiều khi trên người một cá nhân có nhiều nét tướng xấu. Ngược lại, đôi khi có rất nhiều nét tướng tốt, chỉ cần một phá tướng đủ để làm tiêu tan những cái hay của các nét tướng tốt kể
              trên.Để chứng minh lập luận trên xin đơn cử bằng hai câu chuyện dưới đây:
              1.- Nhất tiện phá cửu quí
              Vào đầu thế kỷ 20 ở Bắc Kinh, tại một đại thanh lâu kỷ việngọi là Bát Đại Hồ Đồng , có một danh kỹ thanh lâu tên l2 Thái Phượng người gốc Tô Châu, có nhan sắc chim sa cá lặn, nổi danh là hoa khôi của Bắc Kinh, chẳng những nhan sắc , vóc dáng mà cả thanh âm lẫn tác phong của nàng cũng rất mực tao nhã không ai sánh kịp. Trông thấy nàng không ai có thể nghĩ rằng một vị hằng nga tái thế , dáng dấp quí phái hiền thục như thế mà lại sa chân vào chốn bùn nhơ.Theo tục lệ ở bên Tàu , các vị vương tôn đại thần đều thường lui tới kỹ viện, thấy hoa khôi vừa ý là xuất tiền mua về làm ái thiếp nên ít khi có một hoa khôi thanh lâu nào lại trầm luân quá một năm mà không được một đại thần nào hay phú ông ra tay tế độ.Trường hợp Thái Phượng thì ngược hẳn, tài sắc và dáng dấp của nàng gần như là xưa nay chưa từng có , thế mà ở kỹ viện bậc nhất thành đô đã gần 5 năm mà không có ai chuộc về làm thiếp. So với các bạn được hoàn lương hửng phúc , Thái Phượng đáng liệt vào hàng vợ bé của các đại thần nhất phẩm,Trước biệt lệ này, các danh sứ tướng học cả nước đều không tìm ra được đáp số.Hầu hết các nhà xem tướng đều thấy nàng thập toàn thập mỹ, thật xứng đáng sánh duyên với các vị đại thần.Mãi về sau ,nhân có vị tướng số họ Vi được coi là đệ nhất Trung Hoa đương thời đến du ngoạn Bắc Kinh, nhóm tướng sư tại đây mới mang chuyện hy hữu này ra thảo luận nhưng không cho biết mặt Thái Phượng và thân phận của nàng
              Một bữa nọ , có con của một vĩ đại phú thương ở Thiên tân nghe danh tài sắc cụa Thái Phượng muốn nạp nàng làm thiếp.Vị công tử này tuổi đã ngoài tam thập , đã có hai vợ nhưng đều sanh con gái, ý muốn lấy thêm Thái Phượng để mong có chút con trai nối dõi tông đường .Do đó , bà mẹ của chàng ta đích thân tới Bắc KINH MỜI Thái Phượng tới một đại tửu lầu ăn uống để nhân dịp quan sát và thẩm định tướng mạo nàng dâu tương lai. Trước mặt mẹ chồng tương lai, Thái Phượng ăn mẵc đúng kiểu con nhà khuê các, không phấn son lòe loẹt, nói năng lại càng giữ gìn hơn bao giờ hết.Những kẻ chua từng gặp nàng tại thanh lâu đều không dám ngờ đó là hoa khôi của giới làng chơi.Dể thử tài họ Vi, nhóm đồng nghiệp trên ngồi cách đó vài bàn nói cho họ Vi biết đó là tiểu thư họ Lý và nhờ họ Vi chỉ điểm xem tương lai và vận mạng của Lý tiểu thư ra sao
              Trước sự ngạc nhiên và thán phục đến tột độ của họ, vị tướng sư họ Vi , sau khi quan sát kỹ Thái Phượng . nhìn kỹ màu sắc làn môi , nghe tiếng nói đã cho người ta biết rằng: Thái Phượng về mặt ngoại biểu là thập toàn , thập mỹ, nhưng đó chỉ là phần ngoại ngũ hành . Về phần nội ngũ hành qua giọng nói nói và màu sắc làn môi nhân dịp không hóa trang ông đã khám phá ra có sự khuyết hãm.Tổng hợp phép vọng khí quan sát độc đáo của mình,họ Vi đi đến kết luận là Lý tiểu thư có ám tật trong người, khiến nam giới có kinh nghiệm ăn chơi sau một lần chung chăn gối đều hoảng sợ lảng xa .Vì vậy thoáng trông qua là quí tướng vì thuộc về loại nhất tiên phá cửu quí .Người như thế là hồng nhan bạc phận, chỉ đáng làm kỷ nữ lầu xanh mà thôi.Tướng quí của nàng chỉ là giả quí còn tiện lại là chân tiện nên số kiếp ắt không ra gì.
              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

              Comment


              • 2) Nhất quý đề cửu tiện
                Cuối đời Mãn Thanh , niên hiệu Quang Tự, Tổng đốc Qủang Châu là Trương Thụ Thanh, hình dáng thật là tiện tướng.Theo lời mô tảcủa người đương thời còn truyền lại thì họ Trương có lỗ mũi vứa to vừa hếch, miệng lớn như chiếc chậu, tai nhõn như tai chuột.Căn cứ vào tướng người thì không ai có thể nói đấy là vị nhất phẩn triều quan.Thế má họ Trương lại xuất thân tiến sĩ,cuộc đời sóng yên gió lặng, thăng dần đến chức Tổng đốc, gần như một ông vua con.Họ Trương cũng tự biết mình tướng quái dị,không biết quý ở chỗ nào.Bởi vậy,ông ta khổ công tìm tòi, nghiên cứu sách vở, nhờ thầy coi tướng nhưng không ai tìm thấy quí tướng ở đâu cả
                Một ngày kia khi miếu Thành Hoàng ở Qủang Châu ( thủ phủ tỉnh Qủang Đông) họ Trương cải dạng thànj dân thường đến quan sát các gian hàng coi tứong thấy có một vị tướng sư tự xưng là tài ba nhất vùng hiệu là Tái Quân Bình , rành nghề coi tướng ,lấy thù lao rất nặng.Mỗi lần coi là một lượng vàng, Trương cho là ông thầy bói này có thể tin được bèn bước vào quán,Vừa thấy Trương,Tái kêu lớn:" Đại Nhân". Trương tưởng thầy tướng đã nhìn ra nét quý tướng của mình nên mừng lắm, lại nghĩ rằng nơi có đông người đàm đạo bất tiện mới gọi phu kiệu rước Tái Quân Bình về dinh Tổng đốc rồi kính cẩn nói" Tôi tự biết mình không có điểm nào khả thủ, phiền tiên sinh chỉ điểm cho nỗi niềm thắc mắc lâu nay"
                Thẩm biện quan quan sát nhiều lần từ đầu đến chân vị Tổng đốc quyền uy, sau cùng lắc đầu tạ tội. Trương hỏi: " thế lúc ở trước miếu Thành hoàng , ông kêu ta là đại nhân thì dựa vào đâu?"
                Tái đáp: " Cái đó là do quan lớn làm quan lâu ngày nên có khí tướng ung dung bệ vệ của một quan trưởng, tiểu nhân thốt nhiên kêu liền chứ thật quả là không phải do xem tứong mà đoán ra.Cứ như sách vở , thì bề ngoài tướng quan lớn không phải là tướng quý hiển

                Trương thấy Tái tính tình thành thật, hậu thưởng rồi tiễn chân ra cửa.Trong lúc sánh vai bước xuống thềm nhà.gia nhân của Trưong có việc khẩn cần phải bẩm trình từ hậu thất chạy ra miệng kêu lớn:" Đại nhân! Đại nhân" .Trương quay đầu lại , chính lúc đó Tái Quân Bình phát hiện ra nét quý tướng của Trương.Tái vội vàng bước ra sảnh đường nói rõ cho Trương biết, nguyên là trong lúc bất ngờ, họ Trương quay đầu lại phía sau, thân mình không chuyển động , chỉ có đầu quay một nửa vòng tròn một
                cách dể dàng tự nhiên.Sách tướng gọi đó là Long đầu cách cục rất hiếm có, kẻ nào có được thì quan đến cực phẩm triều đình.
                Nghe xong lời giải thích , Trương Thụ Thanh mới vỡ lõ ra rằng mình quí hiển như vậy là do ở tướng Cửu tiên nhất quý mà ra , trong lòngrất khâm phục tài quan sát bén nhạy của Tái Quân Bình ,bèn thưởng thêm rất nhiều tiền bạc và từ đó như cất
                được gánh nặng canh cánh bên lòng.
                Trong cuộc vận động văn họcTrung Hoa vào khoảng 1917, tại Đại học đường Bắc Kinh có hai nhân vật được mọi người coi xuất sắc nhất và có ảnh hưởng nhất đối với việc phổ biến văn học mới trong giới trẻ là Hồ Thích và Trần Độc Tú . Cả hai đều là giáo sư đại học, nhưng lúc đó Trần Độc Tú nổi tiếng hơn vì đang giữ chức khoa trưởng Văn Khoa
                Giữa lúc hai nhân vật trên đang thao túng văn đàng Trung Hoa có hai nhà tướng học khét tiếng là Thái Tứ Gia va øĐiếu Kim Ngao đã xem tướng hai người và đưa ra nhận xét sau đây:
                Đứng về mặt nhân tướng học , cả Hồ lẫn Trần đều là loại tướng thượng cách, nhưng chỉ ở mức thượng thừa của thượng cách mà thôi .Cả hai đều thuộc loại người " Quý mà không có thực quyền , danh cao hơn vị". Tuy vậy đi sâu vào các chi tiết thí quý cách của Hồ và Trần có nhiều điểm dị biệt.Họ Hồ thì thuộc loại trọc trung đới thanh còn Trần Độc Tú thì thanh trong đới trọc . Theo thẩm định của hai nhà tướng học trên thì quý cách của Hồ Thích có hậu vận tốt đẹp hơn quý cách của Trần Độc Tú .Hồ Thích cận thị , lông mày hơi đậm , giữa khoảng lông mày và mắt không có gì đặc biệt hơn người nhưng nhình chung là tướng người trung hậu. Trái lại Trần Độc Tú thì mi thanh mục tú , chưa nói thành lời mà khoảng giữa hai lông mày lẫn mắt đã có vẻ như muốn nói thành lời, khiến người nghe dễ sinh thiện cảm. Chẳng những mi thanh mục tú ,Trần Độc Tú còn có dáng dấp thanh nhã , anh tuấn,phong độ tiêu sai, giọng nói có âm điệu trầm bổng rất hấp dẫn người nghe. Người ngoài nhìn qua lông mày cặp mắtcủa họ Trần nhận ra ngay là các bộ vị có hai đặc điểm : cao và thanh tú . Mày cao có hai nghĩa , khoảng cách giữa chân lông mày và mắt xa nhau tức là lông mày không ăn lan xuống bờ mắt. Nghĩa thứ hai là đuôi lông mày cao hơn hai tai . Kẻ có lông mày cao , theo nghĩa thứ nhất là kẻ thông minh , tính tình phóng khoáng , cao theo nghĩa thứ hai thì về mặt mạng vận sẽ có vị cao danh trọng.
                Còn thanh tú nghĩa là lông mày màu đen , không tạp loạn , tuy không quá thưa nhưng cũng không quá cao và dày, chỉ với đủ để người ngoài nhìn thấy đước chân sợi lông mày. Người có loại lông mày thanh tú bất luận lông mày dài ngắn là kẻ thông tuệ xử sự phân minh dứt khoát . Thêm vào đó , mắt Trần Độc Tú rất đẹp . Do bởi tướng quý đó , ông ta là một bậc danh tiếng vào bậc nhất trong giới đại học thời đó.
                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                Comment


                • Về " Mi đậm mắt trọc " dưới con mắt phàm tục thì đó là tướng xấu nhưng dưới nhãn quan tướng học thì không hẳn là xấu, nếu như trong caái trọc có cái thanh . Đối với những kẻ mới học nghề coi tướng nhìn thấy được cái trọc trong cái thanh cũng như cái thanh trong cái trọc là những điều rất khó. Chính là dựa vào việc xem tướng Trần Độc Tú thanh trung đới trọc mà cả Điếu Kim Ngao lẫn Thái Tứ Gia đều quyết đoán là hậu vận của Trần Độc Tú sẽ không ra gì.Tuy vậy , phép tìm ra điểm trọc trong sự thanh tú của họ Trần giữa hai nhà tướng học kể trên không giống nhau. Điếu Kim Ngao căn cứ vào hình tướng nhiều hơn, đã tìm thấy trong sự thanh tú của họ Trần bị các điểm trọc sau đây làm vẩn đục :
                  - Mắt sáng nhưng ánh mắt không định
                  - Tiếng nói thường hụt hơi ở cuối câu.
                  - Bước chân đi thiếu vững vàng.
                  - Gịong cười , tiếng nói không được thuần khiết, trong trẻo, tướng pháp gọi là
                  Tiếu thanh bất dương .Những điểm kể trên làm quý cách của Trần Độc Tú bị phá vì thanh trung đới trọc và báo trước hậu vận khốn đốn.
                  Trái lại, Trái Tứ Gia thì căn cứ vào thần khí để xét tính cách thanh trung đới trọc của họ Trần , đại để :
                  - Lúc trầm ngâm thì lông mày xoắn tít lại như các vòng xícch là dấu hiệu thô về ý.
                  - Nhan diện không được thuần khiết và có tạp sắc tức là tạp về sắc.
                  - Tú khí của mắt không tướng học tànglà kẻ tinh hoa phát tiết ra ngoài nên cũng bị coi là một loại thần trọc.
                  Các điểm trọc trên ẩn tàng trong cái thanh tú đả khiến Trần Độc Tú sẽ bị trầm kha , khốn đốn trong buổi vãn niên.
                  Những lời luận tường kể trên được đăng trên báo chí . Lúc đó Trần Độc Tú còn là ngôi sao sáng chói trên văn đàng và chính giới Trung Hoa, nên trước những lời đoán tướng , Trần Độc Tú chỉ cười và nói rằng " Những chuyện xảy ra chính tôi còn
                  chưa biết được làm sao dám tin tướng số?".
                  Thời gian trôi qua rất mau, mười năm sau , tức là khoảng 1927 , Trần Độc Tú vốn là một nhân vật lãnh đạo cao cấp của Đảng cộng sảnTrung Hoa , vì bất đồng ý kiến với phe Mao Trạch Đông nên bị khai trừ ra khỏi Đảng. Đến khi cuộc chiến Trung Hoa ¬ Nhật Bản bùng nổ , Trần phải chạy về trùng khánh. Vì Trần là một yếu nhân của cộng đảng nên tuy bị khai trừ rồi mà vẫn bị phe Tưởng Giới Thạch giam giữ . Sau đó tuy được ân thích, nhưng vẫn không đất dung thân phải ở lại Trùng Khánh và thuộc trong cảnh bệnh tật ngoài túng giữa thời kỳ chiến tranh Trung ¬ Nhật đang bộc phát.
                  Về phần Hồ Thích , hai nhà tướng học trên cho rằng : ngược lại với tướng của Trần Độc Tú tướng của Hồ thuộc loại quý tướng vì thanh trung hữu trọc do hai điểm sau đây :
                  - Lông mày tuy đậm và áp tới mắt, nhưng mắt của Hồ Thích lại cận thị tức là vô quang sắc, mỗi khi cười nói , mặt mũi tươi tỉnh , tỏa ra vẻ hòa ái , sảng trực.
                  - Về cách đi đứng , nằm ngồi tướng của Hồ Thích giống hệt loại tướng Hạc.
                  Quý tướng của Hồ Thích là ở chổ đó. Hai nhà tướng học còn quyết đoán là nếu Hồ rời bỏ học giới đổisang chính giới thì tương lai sẽ còn cao xa hơn nữa. Lúc đó Hồ còn đang làm giáo sư văn học tại viện đại học Bắc Kinh . Khoảng mấy năm trước khi có vụ tranh chấp rồi đi đến xung đột Hoa ¬ Nhật , nhân vì Hồ đả kích Uông Tinh Vệ nên sau này phe chính quyền kháng Nhật biết tiếng và từ đó Hồ gần như bỏ nghề giáo sư mà chuyển sang chính giới . Qủa nhiên , trong môi trường mới , Hồ nổi danh còn hơn lúc ở học giới đúng như lời dự đoán của Điếu Kim Ngao và Thái Tứ Gia. Khi Hồ làm Đại sứ Trung Hoa dân quốc tại Mỹ, có người mang chuyện này hỏi lại , Hồ trả lời rằng :" Việc tôi làm đại sứ thật là một điều lạ . Tôi vốn không tin vào vấn vấn đề vận mạng dù rằng lời dự đoán có trúng thì chẳng qua chỉ là ngẫu nhiên. Tuy vậy, tôi phải nhận chân rằng trong trời đất quả thật có những việc mà mình không thể tự chủ hoặc không hề nghĩ tới mà nó vẫn xảy ra".
                  .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                  Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                  Comment


                  • CHƯƠNG THỨ HAI
                    NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH TRONG TƯỚNG HỌC

                    I- ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH TRONG VŨ TRỤ QUAN TRUNG HOA :
                    a) Lược sử :
                    Thuyết Aâm Dương Ngũ hành đã được đề cập đến trong một tác phẩm thành văn tối cổ Trung Hoa là kinh Dịch .Tuy vậy.kinh Dịch của Khổng Tử chỉ là sự thâu nhập các kiến thức và quan niệm của người xưa từ thời vua Phục Hy lưu truền đến đời
                    Khổng Tử.Khổng Tử chỉ góp nhặt và suy diễn thêm cho thành một hệ thống và ghi lại thành văn bản cho hậu thế mà thôi.
                    Theo truyền thuyết , người nhận thức được các lẽ Aâm Dương biến hóa của trời đất , vạn vật là vua phục Hy (khoảng 44 thế kỉ trước công nguyên), người minh thị đề cập đến cái d5ng củaNgũ hành là vua Hạ Vũ (khỏng 22 thế kỉ trước Tây lịch)
                    Đến thế kỉ thứ 3 trước Tây lịch,tại nước Tề (nay là tỉnh Sơn Đông) ,có học giả Trâu Diễn , căn cứ vào kinh Dịch , đã phổ biến và hết tinh thần và công dụng của âm Dương,ngũ hành không những vào sự vật thiên nhiên mà còn vào con người nữa . Do đó,người đời sau coi Trâu Diễn như người khai phá ra phái Aâm Dương . Phái này chính là nguồn gốc của phái Lý-Số do các học giả đời Tống sau nay sáng lập.
                    Đến đời Hán,học giả Dương Hùng (53 trước Tây lịch-20Tây lịch) tham bác kinh Dịch và Đạo đức kinh mở ra ngành Lý-Số học sơ khai qua tác phẩm Thái huyền kinh.
                    Đến đời Tống sơ (khoảnh thế kỉ 10) ,một nhân vật Đạo gia kiêm Nho gia là Trần Đoàn ,tự là Đồ Nam,hiệu là Hi Di tiên sinh ,tinh thông cả Lý-Số hoc của các nhà đi trước đã tổng hợp các kiến giải về lý Thái cực của vũ trụ, lấy lượng số mà xét sự vậnchuyển của Trời Đất , suy diễn ra hành động của vạn vật mà áp dụng các hiệu quả của lý Thái cực vào Nhân tướng học đến giải đoán tâm tình , vận số của con người , mở đầu cho Lý-Số học và Tướng số học.
                    Từ đó về sau ,quan niệm Aâm Dương, Ngũ hành được áp dụng rộng rãi vào Nhân tướng học và thành ra một thành tố bất khả phân trong tướng thuật .
                    b) Nội dung của thuyết Aâm Dương , Ngũ hành :
                    Theo cổ nhân Trung hoa, lúv đầu vũ trụ chỉ là một khối hỗn độn,không có hình dạng rõ ràng được gọi là thời Hỗn mang. Trong sự Hỗn mang đó, bàng bạc cái lẽ vô hình linh diệu gọi là Thái cực.(Sở dĩ gọi nó là Thái cực vì nó huyền bí và vô tận nên không thể xáx định rõ bản thể của nó ra sao ).
                    Tuy nhiên, dù không biết được cái chân tính và cái chân chất của cái lẽ Thái cực huyền vi song ta có thể dựa vào sự quan sát về tính cách biến hóa của vạn vật mà suy ra được cái động thể của Thái cực. Căn bản của sự biến hóa được biểu lộ bằng hai trạng thái tương phản là Động và Tĩnh .Động gọi là Dương, tĩnh gọi là Aâm .Dương lên đến cực độ lại biến ra Dương .Hai cái trạng thái tương đối của cái Bản thể nguyên khởi duy nhất (Thái cực) cứ tiếp diễn mãi, điều hợp với nhau, sinh sinh hoá hóa không ngừng mà sinh ra Trời Đất,Người cùng vạn vật. Vì Aâm Dương phối hợp đunđẩy lẫn nhau nên có sự biến chuyển, Sự biến chuyển chính là nền tảng của Dịch .Do đó, trong phần chù giải kinh Dịch, Khổng Tử đã nói : "Aâm nhu Dương cương, Cương nhu tương thôi sinh nhi biến hóa " (nghĩa là Aâm thì mềm,Dương thì cứng, cứng mềm đun đẩy nhau chuyển hóa thành thiên hình vạn trạng ).
                    Theo cổ nhân, mỗi chu trìh gồm 4 giai đoạn :
                    a)Nguyên :khởi đầu của sự biến hóa
                    b)Hanh :sự thông đạt, hội hợp các thành tố.
                    c)Lợi : sự thỏa đáng các điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng.
                    d)Trinh : sự thành tựu chung cuộc của một chu trình sinh ra sự vật.
                    Biến hóa là ngoại biểu của Thái cực mà đạo Dịch căn cứ trên sự biến hóa của vũ trụ và vạn vật. Do đó, kinh Dịch mô tả diễn trình tiến hóa (Dịch) một cách khái quát như sau :
                    "Dịch hữu Thái cực sunh lưỡng nghi, luỡng nghi sinh tứ tương, tứ tương sinh Bát quái, Bát quái sinh Ngũ hành : đạo Dịch có nguồn gốc là Thái cực , Thái cực sinh ra hai Nghi ( Aâm và Dương) , hai Nghi sinh ra bốn Tương (bốn trạng thái tượng trưng
                    là bốn mùa :xuân, hạ thu , đông), bốn tượng sinh ra tám Quẻ (Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài) tượng trưng cho Trời , Đầm, Lửa, Sấm, Gió, Núi, Nước, Đất ), tám Quẻ sinh ra năm Hành (năm loại nguyên tố cấu tạo ra vạn vật hữu hình :Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ)
                    Khởi đầu của sự biến hóa rất đơn giản, rồi từ cái đơn giản đó mà chuyển hóa dần dần thành cái phồn tạp. Vì âm Dương là hai thành tố đầu tiên trong vũ trụ , nên kinh Dịch chọc là biểu tương căn bản và tượng trưng bằng hai cái vạch đơn giản:
                    a)Vạch liên tục ( _ ) tượng trưng cho Dương .
                    b)Vạch gián đoạn (- - ) tượng trưng học âm.
                    Trong phép biến hóa để sinh ra Bát quái, hai vạch tượng trưng cho Aâm Dương lần lượt chồng chất lên nhau theo nền tảng tam tài mà thành ra tám Quẻ căn bản với hình dạng và ý nghĩa tượng trưng sau đây :
                    1-Kiền tượng trưng cho Trời .
                    2-Đoài tượng trưng cho Đầm, Ao
                    3-Ly tương trưng cho Lửa
                    4-Chấn tượng trưng cho Sấm
                    5-Tốn tượng trưng cho Gió
                    6-Cấn tượng trưng cho Núi
                    7-Khảm tượng trưng cho Nước
                    8-Khôn tượng trưng cho Đất.
                    Đó là tám Quẻ nguyên thủy gọi là "Tiên thiên Bát quái" do vua Phục Hy (4477-4363) trước Tây lịch vạch ra để giải thách cái lẻ AâmDương biến hóa của Táhi cực .
                    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                    Comment


                    • Về sau vua Hạ Vũ (2205-2163) trước Tây lịch đặt ra Cửu Trù ( chín phép lớn) phối hợp với Bát quái và tính cái số của Ngũ hành trong việc giải thích lẽ biến hóa của vũ trụ và vạn vật.
                      Tới đời Tây Chu , vua Văn Vương , trong thời gian bị giam ở ngục Dũ Lý ( khoảng thế kỷ 11 trước Tây lịch ) đã dành thì giờ nhàn rỗi diễn lại các quẻ tiên thiên Bát quái của Phục Hy thành tám quẻ , Bát quái mới gọi là hậu thiên bát quái với các ý nghĩa thiên về nhân sự để dùng vào việc bói toán và suy gẫm việc người . Con Văn Vương là Chu Công Đán về sau có giải thích thêm đôi chút về ý nghĩa và công dụng của quẻ Bát quái, nhưng rất ngắn và mơ hồ , chỉ có các kẻ có thiên tư đặc biệt được tâm truyền mới ánh mắt hiệu được .Tình trạng của Dịch lí từ thượng cổ đến trước khi Khổng Tử ra đời chỉ có như thế mà thôi.
                      Đến đời Đông Chu , Khổng Tử (511-478 trước Tây lịch ) đem kiến giải của mình bổ sung vào các điều truyền lại của Dịch lý đời Chu, san định lại và viết thành Kinh dịch trong đó bao gồm cả Aâm Dương ,Bát quái và Ngũ hành.
                      Căn cứ theo ý nghĩa thông thường , cổ nhân gán cho Âm Dương Ngũ Hành các ý nghĩa tượng trưng sau đây :
                      Dương : tượng trưng cho mặt trời, lửa, ánh sáng ,sinh động, cứng cát,ban ngày, đàn ông....
                      Âm :tượng trưng cho mặt trăng ,tối tăm, nguội lạnh, bất động, mềm nhão,ban đêm,đàn bà....
                      Kim: vàng, bạc hiểu rộng ra là tất cạ các chất kim thuộc.
                      Mộc: cây trong rừng, nói tổng quát ra là mọi thực vật trên mặt đất.
                      Thủy: nước và nói rộng ra là các chất lỏng.
                      Hoả: lửa , hơi ấm
                      Thổ: đất đá , nói chung Thổ bao gồm mọi loại khoáng chất trừ kim loại .
                      Về phương diện siêu hình Aâm Dương không phải là cái khí vật chất hữu hình thể mà chỉ là cái biểu thị tượng trưng cho hai trạng thái tương đối, mâu thuẫn như nóng lạnh, sáng với tối, cứng với mềm, sinh với diệt, khỏe với yếu...
                      Về phương diện ý nghĩa siêu hình của ngũ hành , ta củng đi đến kết quả tương tự Kim ,Mộc, Thủy,Hỏa ,Thổ, ngoài tính cách vật chất của nó kể trên có một ý nghĩa tượng trưng cho tính cách tương sinh, tương Khắc trong sự biến hóa của muôn vật diễn
                      ra hàng ngày trước mắt.
                      Trong tướng học , người ta rất chú trọng đến Nhũ Hành và thường hiểu Kim, Mộc ,Thũy, Hoả, Thổ theo cả hai ý nghĩa : vật chất lẫn siêu hình qua sự tượng hình chuyển ý của văn tự từ nghĩa hẹp đến nghĩa rộng.
                      a) ảnh hưởng của thuyết ngũ hành trong nhân sinh quan Trung Hoa :
                      Từ quan niệm là một lý thuyết triết học thuộc phần Hình nhi thượng từ đời Tống trở đi, Aâm Dương thuộc Ngũ Hành được đem áp dụng vào lãnh vực Hình nhi hạ. Đại đa số học giả Trung Hoa và các dân tộc Á Đông chịu ảnh hưởng văn hóa sâu đậm của Trung Hoa đã dùng lý thuyết Ngũ hành đem giải thích và gán ghép các đặt tính của vật chất được siêu hình hóa của Kim, Mộc ,Thủy, Hỏa , Thổ vào các lãnh vực thường dụng của nhân loại, điển hình là các trường hợp sau đây:
                      1) Phương hướng , màu sắc, bốn mùa
                      b)- Mộc tượng trưng cho mùa ,màu xanh, phương đông
                      Mùa Xuân khí hậu mát mẻ như sương buổi ban mai, biểu hiện khởi đầu của một chu trình biến hóa mới của vạn vật bắt đầu hồi sinh và tăng trưởng.Mặt đất về mùa Xuân ,đâu đâu cũng một màu xanh thắm,Thái dương bắt đầu mọc ở Phương Đông .Tất cả đều bàn bạc ý nghịa cụa Aâm Dương tương thôi với Dương lấn lướt âm một cách tương đối trong cái trung dung của Aâm dương ( Aâm dương tỷ hòa thì vạn vật mới sinh).Do đó , cổ nhân đã lấy Mộc tượng trưng cho Mùa Xuân.màu xanh, Phương Đông.
                      c)- Hỏa biểu thị mùa Hạ,màu Đỏ, phương Nam
                      Múa hè nóng nực bức như lửa thiêu ,Dương cương lên đến cùng cực .Hoa lá đặc trưng của mùa này như lựa và phượng vĩ trổ bông màu đỏ ,phương Nam gần như ấm áp quanh năm nên Hỏa tượng trưng cho mùa Hạ ,màu Đỏ và phương Nam vậy.
                      d)Kim tiêu biểu cho mùa Thu,màu Trắng và phương Tây
                      Mùa Thu là giai đoạn cho Aâm Dương tương thôi bình hòa khí trời nóng quá,không lạnh lắm nhưngDương cương bắt đầu suy ,âm nhu bắt đầu thịnh .Mặt trời lặn ở phương Đông.Trời mùa Thu thường có mây trắng ngà bao phủ ,nên cổ nhân mới nhân
                      đó mà chọn Kim tiêu biểu cho mùa thu ,màu trắng và phương Tây .Nói kh1c đi theo Ngũ hành thì mùa Thu ,sắc trắng,phương Tây thuộc Kim.
                      e)Thủy tiêu biểu cho mùa đông ,màu Đen ,phương Bắc
                      Hiện tượng độc đáo nhất của mùa Đông là tuyết rơi, gia buốt ,cảnh vật ảm đạm,cửa nẻo đóng kín,tối tăm.Tuyết la 2một trang tháicủa nước , phương Bắc thường hay có tuyết nên với tinh thần tượng hình ,chuyển ý ,cổ nhân Trung Hoa chọn hành Thủy mùa Đông ,màu Đen ,phương Bắc .
                      f)Thổ tiêu biểu cho Đất,ø màu Vàng ,Trung ương
                      Người tàu phát tích ở sông Hoàng Hà ,đất đai ở đây màu vàng (hoàng thổ) nên dựa vào sự vật để định tên ,lấy đất tiêu biểu cho chất Thổ và màu vàng tượng trưng cho sắc Thổ .Bởi người Tàu lấy địa phương của họ làm trung tâm quan sát ,tự coi mình là người trung thổ ,danh xưng là Trung quốc nên màu vàng là màu trung ương ,Thổ là Hành chủ bao gồm cả bốn hành còn lại với lý do Địa tải sơn hà, vạn vật (Sông núi muôn loài vạn vật đều do đất chứa đựng ).
                      2-Năm đức tính căn bản của con người :
                      a) Nhân ứng với Mộc :
                      Nhân chủ ở chỗ thanh tĩnh ,ung dung tự tại ,không cạnh tranh ,bao dung và đãi người đồng đẳng .thảo mộc vốn không di động cạnh tranh ,loài tùng bách quanh năm xanh tươi, bất chấp gió sương nóng lạnh ,tượng trưng cho thái độ an tĩnh ,ung dung tự tại .Cây cỏ còn để người che mưa che nắng ,không phân biệt mội ai .Hoa quả trong chốn sơn lâm ai thưởng thức cũng được .Cái đức tự nhiên lưu hành của thảo mộc tương tự như đức Nhân ở nhân loại .do ở ý nghĩa mà Khổng Tử đã nói : " Nhân giả nhao sơn " (bậc nhân giả thích núi ) vì trên núi có thảo mộc tượng trưng cho đức Nhân của tạo vật .
                      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                      Comment


                      • b) Nghĩa ứng với Kim :
                        Luôn luôn thích ứng với phép tắc thiên nhiên hoặc công lý ,hằng cửu ,không biến chất, cứng cỏi không sờn. Đó là những ý nghĩa bao quát của Nghĩa .Loài Kim thuộc như vàng luôn luôn giữ mãi vẻ sáng cứng rắn ,khuyết biết tiết, dù ở nơi này hay nơi khác ,lúc nào cũng vậy ,phảng phất ý nghĩa của đức Nghĩa nên cổ nhân lấy Kim tượng trưng cho Nghĩa .
                        c)Lễ ứng với Hỏa :
                        Lễ gồm chung tất cả những gì soi sáng khuôn phép ,tạo nên tôn trọng duy trì diềng mối ,phát huy chân lí tự nhiên lưu hành ,Tế tự là một hình thức của lễ ,biểu dương sự tôn kính. Một trong những ứng dụng của Hỏa là soi sáng tại nơi Tế tự ,làm hiển lộng cái tôn kính quỷ thần của con người nên cái dụng (về phương ý nghĩa triết học ) của Hỏa và Lễ tương đồng ,nên Lễ ứng với Hỏa.
                        d) Trí ứng với Thủy :
                        Kẻ trí không điều gì là không thấu triết ,nước không đâu là không thông qua. Cái được của Trí và Nước có sự tương đồng đại lược nên người xưa đã nói một cách
                        đầy biểu tượng : "Trí giả nhao Thủy" (Bậc trí giả thích nước) .Do đó, Thủy tượng trưng cho Trí.
                        e) Tín ứng với Thổ :
                        Bản chất của Thổ là không bao giờ sai chạy.Thảo mộc dựa vào đất mà sống và đất cứ theo từng mùa nhất định mà thúc đẩy sự sinh diệt của cạy cối theo đúng chu trình chuyển hóa tự nhiên của tạo vật ,không bao giờ sai chạy. Do đó ,so với Tín thì bản chất của Tín và Thổ về ý nghĩa tổng quát có những nét tương đồng .
                        3-Năm cung bậc trong âm nhạc :
                        a) Cung ứng với Thổ.
                        b) Thương ứng với Kim.
                        c) Giốc ứng với Mộc.
                        d) Chủy ứng với Hỏa.
                        e) Vũ ứng với Thủy.
                        II./ ỨNG DỤNG CỦA ÂM DƯƠNG TRONG TƯỚNG HỌC :
                        âm Dương trong nhân tướng học không có tính cách cứng nhắc như thế nhân vẫn tưởng mà lại rất tương đối .Ngửa lên gọi là Dương, úp xuống gọi là Aâm ,cứng gọi là Dương ,mềm là Aâm,v.v... Nói cách tổng quát thì Trời có Aâm Dương .Đàn ông được xem là Dương ,đàn bà là Aâm, nhưng chỉ là điều khái lược .Trong mỗi con người lại cũng có phân biệt Aâm và dương nữa.
                        Toàn thể thân thể đàn ông là âm ,nhưng bộ phận sinh dục lại là Dương nên có tên là dương vật .Toàn thể đàn bà là Dương, nhưng bộ phận sinh dục lai là Aâm nên gọi là âm hộ.
                        Xương thì coi là Dương ,thịt coi la âm .
                        Phía mặt bên trái là Dương ,bên phải là Aâm.
                        Phía trên khuôn mặt (kể từ chính giữa thân mũi ) Dương, phần sau là âm.
                        Phần thân trước là Dương, thân sau là Aâm.
                        Trong khu vực thuộc mắt,phần trên là Dương, dưới là Aâm.Mắt trái là
                        Dương,phải là Aâm.
                        Nhưng phần lồi lõm của xương khuôn mặt là Dương ,những phần trũng xuống coi là âm.
                        Dương thì lộ liễu và hướong lên,Aâm tìh ẩn tàng và hướng xuống.Dương cốt ở an hòa,Aâm cốt ngay ngắn,Dương hcủ về cứng rắn,Aâm chủ về mềm mại.Aâm dương mỗi con người cần phải Hòa phải Thuận .Hòa có nghĩa là xương ngay ngắn, không lệch,
                        không cong, thần khí thanh nhã. Thuận là thịt phải được phân bố điều đặn khắp chân thân.âm Dương chủ hòa chủ về phúc thọ
                        Nếu như xương lộ mà không ngay ngắn ,thịt chỗ nhiều chỗ ít không hợp lẽ tự nhiên (chẳng hạn bộ phận này thì quá nhiều thịt ,bộ phận kia thì quá cằn cỗi ) thì gọi là âm dương không htuận hòa. Hoặc Aâm thịnh Dương suy (thịt nhiều mà xương,bệu lại yếu và nhỏ ,không cân xứng) hoặc Dương cường Aâm nhược (cốt lộ, thịt ít) đều là các tướng phản lại nguyên tắc âm Dương thuận hòa :chủ về hung hiểm bất tường .
                        Nói một cách tổng quát ,vô luận nam nữ,trong mỗi con người ,(hình tướng,khí sắc, tính cách, âm thanh ,phần vô hình cũng như phần hữu hình ) đều bị nguyên lí âm dương chi phối.
                        Đàn ông bản chất vốn Dương nhưng cần có Aâm thích nghi điều hòa .Đàn bà vốn thuộc âm nhưng phải có Dương để phụ giúp. Nếu không thế, đànông chỉ có thể Dương thuần mà không có Aâm chất thì sẽ mất sự khống chế cầb thiết ,đàn bà chỉ có
                        âm nhu mà không có Dương chất thêm vào thì trở thành quá mềm yếu và không thể tự tiến triển được.
                        Tuy nhiên ,dù Duơng thuần phải có âm chấtđể điều hòa cho thích nghi nhưng âm không được lấn át phần dương .Nếy Aâm chất thái quá người ta gọi là Dương sai .
                        âm nhu tuy phải cần Dương cương để tiết giảm phần xấu và phát huy phần tốt nhưng nếu phần Dương lấn át phần âm ( vốn là phần căn bản) thì trường hợp đó mệnh danh là Aâm thác.
                        Nguyên tắc tổng quát trên áp dụng cho tất cả các bộ vị trọng yếu trong một con người .Nghĩa là các bộ vị không được vi phạm các điều cấm kỵ của nguyên lý âm
                        Dương thích nghi .Nói khác đi. Không được phạm vào Aâm Thác hoặc Dương Sai .Đi
                        sâu vào phần chi tiết ta phân biệt:
                        a) Dương hòa
                        Tính cách Dương mãnh mẽ nhưng được tiết chế đúng mức cần thiết thì gọi là Dương hoà .Dương hoà bao gồm:
                        - Đầu tròn, đỉnh đầu bằng phẳng.
                        - Đầu hơi có góc cạnh, mặt hơi vuông vức,trán có xương tròn nổi lên rất rõ.
                        - Ngũ nhạc nổi nhưng không quá lộ liễu,Sơn căn nổi khá cao gần ăn thẳng lên Aán đường.
                        - Lông mày mọc xếch lên cao và có uy lực , lông mày hơi có góc cạnh ( hình thù lông mày gập cong như hình chữ chứ không cong như hình bán nguyệt hoặc thẳng như chữ).
                        - Sợi lông mày hơi hướng về phía trên.
                        - Mắt có chiều dài rõ rệt và có tụ thần.
                        - Sắc diện hoà ái , chẳng cần phải lập uy mà vẫn có vẻ oai nghiêm tự nhiên.
                        - Nói năng mau chậm thích nghi với từng câu chuyện , tư tưởng khoáng đạt. Lâm sự quyết đoán chuẩn xác, xử trí quang minh. Đi đứng ung dung.
                        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                        Comment


                        • b) âm thuận
                          Tính cách Aâm rõ ràng nhưng không quá ủy mỉ hèn yếu thì gọi là Aâm thuận .Được coi là Aâm thuận khi:
                          - Đầu tròn, mặt hơi vuông nhưng vẵn không xoá hẳn được những nét tròn trịa.
                          - Ngũ nhạc đều có dáng phảng phất hình tròn ( nhưng không nổi bật các nét tròn đó)
                          - Sơn căn mạnh mẽ có thế .Aán đường bằng phẳng, rộng
                          - Lông mày hơi cong mà mắt lại hơi dài( không được quá dài )
                          - Tiếng nói hơi nhỏ nhưng âm thanh rổn rản trong trẻo.
                          - Nói năng từ tốn, nhưng không chậm, phản ứng hkông nhanh nhưng không quá trễ hoặc lý lợm.
                          - Sắc diện hòa nhã khiến người ngoài dễ sinh thiện cảm.
                          - Xử sự ôn hòa.
                          c) Kháng dương
                          Tính cách Dương quá mạnh không có sự tiết chế đúng mức thì gọi là Kháng Dương .Các dấu chỉ của Kháng Dương bao gồm:
                          - Đầu tròn nhưng đỉnh đầu nhọn.
                          - Mặt có những bộ vị nổi tròn thành từng cục.
                          - Ngũ nhạc nổi tròn mà đầu có dạng nhọn , nhỏ.
                          - Lông mày ngắn mà cong hoặc ngắn mà thế của màylại hướng lên.
                          - Mắt lồi mà tia mắt long lanh.
                          - Tai nhọn mà dựng đứng.
                          - Tiếng nói lớn nhưng giọng điệu quê kệch hoặc giọng rè.
                          - Tính tình nóng nảy thô bạo, xử sự sơ suất, không nghĩ trước, không lo sau khiến người quan sát thoáng qua đã nhận được ngay sự thô lỗ.
                          d) Cô âm:
                          Chỉ có những cách Aâm thuần tuý mà không cò Dương Tính để hỗ trợ thì gọi là Cô Aâm. Đặc tính này được phát hiện ra ngoài qua các dấu hiệu sau:
                          - Toàn thể đầu và khuôn mặt đều là hình vuông, hoặc thiên về hình vuông, hoặc đầu lớn mà khuôn mặt lại quá nhỏ, không tương xứng
                          - Chính diện thì nhìn thấy bằng phẳng mà trắc diện lại thấy ở phần giữa lõm xuống
                          - Mắt xấu mà lông mày mọc lan xuống tận bờ mắt hoặc mắt sâu mà xương lông mày thô, hoặc lông mày quá đậm và ngắn
                          - Râu ria quá rậm rạp không thích nghi với tóc
                          - Tiếng nói có vẻ như khò khè ở cuống họng, điện nói chậm rãi mà trong đó lại chen kẽ âm thanh chói tai hoặc nhanh mà đứt đoại
                          - Sắc diện lúc nào cũng có vẻ u uất, xử sự quá tính toán, cân nhắc khiến người ngoài thoáng thấy là đã nhận ra ngay là con người ác hiểm
                          e) âm thác, Dương sai:
                          Bản chất căn bản là âm nhưng pha trộn quá nhiều Dương Tính khiến phần Aâm trở thành thứ yếu thứ nhì gọi là Aâm thác. Ngược lại bản chất căn bản là Dương nhưng mà Dương Tính quá yếu khiến chất Aâm lấn rõ rệt gọi là Dương sai. Dưới đây là biểu hiện bề ngoài của hiện tượng trên
                          - Đầu tròn thuộc Dương, mặt vuông thuộc Aâm, phía trước mặt thuộc Dương, phía sau gáy (ót) thuộc Aâm, cho nên đầu lớn, mặt nhỏ, phía trước lớn và phía sau nhỏ gọi là Dương sai
                          - Đầu vuông thuộc Aâm, mặt tròn thuộc Dương, nếu như hai phần đó quá sai lệch gọi là Aâm thác
                          - Phần lồi trên khuôn mặt thuộc Dương, phần lõm trên khuôn mặt thuộc âm. Do đó nếu Đông Tây Nam Bắc Nhạc nảy nở mà Trung Nhạc lõm xuống thì gọi là Dương sai. Tuy nhiên bốn nhạc phụ tuy đều trũng xuống hoặc bị phá hãm chỉ có Trung Nhạc nổi cao một mình thì gọi là Aâm Thác
                          - Chỉ có xương mà không có thịt, mắt lộ mà không có lông mày người lớn, tiếng nhỏ gọi là Dương Sai. Có quá nhiều thịt mà thiếu xương, lông mày rậm rạp lan xuống bờ mắt, chân tóc mọc thấp. Thiên thương hẹp, nhiều râu ria mà giọng nói khô khan ... đều được mệnh danh là Aâm Thác
                          - Mặc tuy lớn, nhưng sắc ảm đạm, thân hình tuy có vẻ nam tính mà bước chân lệch lạc ẻo lả như con gái thì gọi là Dương Sai. Thân hình nữ mà cử chỉ mạnh bạo cứng cỏi như Nam Giới thì gọi là Aâm Thác.
                          Tóm lại vấn đề Aâm Thác Dương Sai rất phức tạp, khó mà lĩnh hội toàn vẹn nếu không có kiến giải sâu rộng, quan sát tinh tế. Chương này chú trọng đặc biệt đến hai nguyên tắc căn bản của Dương Sai, Aâm thác như sau:
                          1. Đàn ông được coi là thuần Dương mà lẫn lộn cá tính phụ nữ ( bất kể phương diện gì : đi , đứng , ăn , nói ...) khá rõ thì gọi là chính dương sai .
                          2. Đàn bà được coi là thuần Aâm nếu pha trộn nam tính (dù về phương diện gì cũng vậy) quá lộ liễu thì gọi là Chính Aâm Thác.
                          Từ 2 nguyên nhân căn bảntrên, ta đi đến 4 hệ luận :
                          a)Bất kể nam nữ đều lấy đầu ,âm thanh,cốt cách tượng trưng cho Dương chất.Cho nên, không cần biết thân hình lớn hay nhỏ, điểm căn bản là phải lấy cốt cách trầm ổn ,vững chải, tiếng nói trong trẻo, rõ ràng có tiếng vang làm chính. Được như thế là cát tướng .
                          Tiếng khô khan, âm vận không có hoặc ngắn ngủi thì đầu thân hình lớn hay nhỏ đều không đáng kể gì vì đó là hung tướng ,tượng trưng hco Dương sai.
                          b)Bất kể nam nữ ,đều lấy khuôn mặt tượng trưng cho Dương,cho nên Ngũ nhạc nổi rõ nhưng không quá lộ liễu và thô bỉ ,râu tóc và lông mày thách nghi tương xứng là dấu hiệu cát tướng. Ngũ nhạc phá hãm ,râu ria lông mày quá đậm là hung tướng vò đó bị gọi la âm thác.
                          c)Thân hình to lớn khôi ngô mà khí phách nhỏ hẹp ,xử sự thô lỗ, âm hiểm tàn nhẫn, chấp nê tiểu tiết, không biết quyền biến ,đó la Dương không khống chế được âm nên gọi là Dương sai .
                          d) Người nhỏ mà xử sự xô bồ không có giới hạn khí phách cuồng ngạo chỉ biết tiến mà không biết thoái lui khi cần đó là Aâm không kiềm chế được dương nên gọi là âm thác.
                          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                          Comment


                          • III-ỨNG DỤNG CỦA NGŨ HÀNG TRONG NHÂN TƯỚNG HỌC :

                            Dựa trên quan niệm triết lýThiên địa ,vạn vật đồng nhất thể(trời đất vạn vật cùng 1 bản thể nguyê n khởi), người Trung Hoa đã đem những lập luận của thuyết Aâm Dương Ngũ hành áp dụng rộng rãi vào lĩnh vực Nhân tướng học.
                            Người xưa tin rằng khi Aâm Dương phối hợp và chuyển hóa để sinh ra muôn vật thì cái linh khí nhẹ nhàng tinh khiết gọi là linh khanh bay lên để tạo thành trời cao ,phần nặng nề ,ô trọc gọi là trọng trọc lắng xuống dưới tạo thành đất ,vật nào trong lúc hình thành hấp thu được nhiếu thanh khí thì bản tính linh mẫn, hấp thụ được ít thanh mà nhiều trọc thì bản tính ngu độn.
                            Con người là 2 trong muôn loài của tạo hóa nhưng nhờ có trí óc linh mẫn mà hiểu thấu được sự vận chuyển nhiệm mầu của tạo hóa nên tự cho là vật tối linh trong muôn vật ( nhân vi vạn vật chi linh). Quan niệm trên đã có từ thời thượng cổ, Khổng Tử đã định nghĩa con người trong sách Lễ kí như sau :" Người là kết quả phối hôp Aâm Dương tụ hội quỷ thần ,tụ khí của Ngũ hành mà hình dạng ,phẩm cách : Nhân giả Aán đường chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí dã". Vì là vật tối linh trong muôn loài, bao gồm tất cả khí thiên trong vũ trụ nên con người tự xếp mìnhngang hàng với hai thể lớn lhác của vũ trụ là Trời và Đất để trở thành
                            Tam tài :Thiên, Địa ,Nhân.
                            Thấm nhuần triết lý trên,các nhà nhân tướng học từ đời Tống trở về sau ,coi con người là1 tiểu vũ trụvà bằng lối lý luận loại suy,tất cả quan niệm Aâm Dương,Ngũ hành lẫn các quan niệmkhác của đại vũ trụ đều được áp dụng vào tiểu vũ trụ.Do đó,
                            không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy Bộ vị của con người được gán cho các hình thái hay ý nghĩa của đại vũ trụ.Ngay cả nguyên tắc giải đóan của nhân tướng học cũng chịu ảnh hưởng sâu rộng của tríêt lí Thiên nhân tương dữ ( trời và đất có liên hệ với nhau).
                            a) Phân loại các màu da theo Ngũ hành:
                            Như đã nói ở trên ,năm màu ứng với năm Hành ,nhưng khi áp dụng vào nhân tướng học ,các màu đó biến thái rất nhiều và chịu ảnh hưởng của định luật thanh trọc chi phối để thành chính hay phá cách.
                            1-Sắc da thuộc Mộc (màu Xanh)
                            a) Chính cách : màu xanh lơ như da trời vào buổi sáng ,l úc ánh Thái dương chưa xuất hiện ,dáng vẻ tươi mịn nhưng không quá bóng bẩy như bôi dầu mỡ .Màu hợp cách như trên gọi là thiên sắc.
                            b) Phá cách : màu da xanh mét như vết thương bị đánh bằng roi gậy hay da xạm, khô cằn, là màu xanh phá cách ,tục gọi là tà sắc.
                            2-Sắc da thuộc Hỏa (màu hồng hay tía )
                            a) Chính cách :màu hồng hào như màu ráng chiều phản ứng mặt trời hay như sắc mặt cua người uống nhiều rượu ,hồng và sắc tươi mát mới gọi là thiên sắc.
                            b) Phá cách : hồng tươi pha đỏbầm như màu huyết dụ (ví dụ như các vết đỏ của mụn nhọt ) hay thô xạm là phá cách về màu da ( tà sắc ).
                            3-Sắc da thuộc Kim (màu trắng)
                            a) Chính cách : màu trắng ngà như màu ngọc trai và sáng sủa,tươi thắm gọi là thiên sắc.
                            b) Phá cách : trắng muốt như tuyết, bóng như lòng trắng trứng gà hay thô như màu của muối mỏ hoặc lốm đốm như má đàn bà dội phấn không đều, chỗ dày chỗ mỏng là phá cách (tức là tà sắc).
                            4-Sắc da thuộc Thủy (màu đen)
                            a) Chính cách : màu đen trong lĩnh vực nhân tướng học không phải màu đen tuyền như nguời Phi châu(nègre) mà là ngăn ngăm đen đều khắp khuôn mặt, nhuận trạch mới coi là thiên sắc.
                            b) Phá cách : màu đen mà trông có vẻ tối khám như hung khói.ảm đạm như mù lúc trời sắp mưa hay quá đen và thô như da nguời bị phơi nắng lâu ngày đều là tà sắc.
                            5-Sắc da thuộc Thổ (màu vàng )
                            a) Chính cách :vàng lạt và tươi như lông gà vịt mới nở
                            b) Phá cách : vàng sậm như củ nghệ, vàng xạm như lá úa, dáng vẻ khô xạm là các màu vàng thuộc tà sắc . Nói một cách tổng quát ,tà sắc là biểu tượng bất thường, dù la màu gì cũng vậy .Thông thường thì:
                            Tà sắc trắng chủ về buồn thương, về tình cảm và tang chế.
                            Tá sắc hồng chủ về lo lắng ,quan tụng.
                            Tá sắc xanh chủ về bệnh hoạn tổng quát.
                            Tà sắc đen chủ về chia ly, chết chóc (thường là bất đắc kì tử).
                            Tà sắc vàng chủ về suy nhược nội tạng.
                            b) Phân loại giọng nói theo Ngũ hành :
                            Tuy các âm giai Cung ,Thương, Giốc, Chủy, Vũ bị Ngũ hành hóa để trở thành các âm Thổ ,Kim, Mộc,Hỏa ,Thủy nhưng trong nhân tướong học , chúng chỉ dùng để chỉ các giọng nói tự nhiên hàng ngày nghĩa là chỉ có ý nghịa về âm sắc chứ không phải là
                            âm giai trong lĩnh vực âm nhạc. Aùp dụng nguyên tắc Thanh, Trọc vào lĩnh vực âm sắc ,người ta cũng phân ra giọng tốt và xấu trong mỗi Hành.
                            1- Giọng Kim (còn gọi là Thương thanh)
                            Nói chung, giọng kim êm mà không ướt ,rõ mà không khô ,âm điệu chắc chắn mà lớn ,tiếng vang truyền đi xa. Giọng kim chia
                            2 loại tùy theo âm lượng thanh trọc :
                            a)Giọng Kim chính cách : giọng nói sang sảng ,trong trẻo như tiếng khánh, khiến người nghe ý thức được âm lượng chắc chắn, đầy đủ, vững chải ,tiếng dội đi xa.
                            b) Giọng Kim phá cách : Aâm điệu vẫn có đặc tính hcung của Kim thanh nhưng giọng rè ,tẻ nhạt, không có tiếng vang tương tự tiếng phèn la.
                            2- Giọng Mộc (còn gọi là Giốc thanh)
                            a)Chính cách : giọng trong trẻo ,có sinh khí, âm lượng tròn trịa ở xa vẫn nghe đượcrõ ràng, dù người nói chỉ vận dụng âm thanh một cách bình thuờng ,không cần gắng sức .
                            b) Phá cách : Giọng nói trong nhưng không có tiếng vanh vi 2âm lượng quá ít tương tự như tiếng tre mục bị bẻ gãy ,vừa dứt tiếng thì âm vang cũng tắt theo.
                            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                            Comment


                            • 3- Giọng Thủy (còn gọi là Vũ thanh )
                              Giọng trong và nhẹ ,nhanh mà vẫn nghe được đầy đủ câu nói lâõn dấu giọng .Giọng Thuỷ chia làm hai loại :
                              a)Hợp cách :giọng có vẻ lành lạnh, tiếng nói nhanh ,không nuốt tiếng, không biến giọng, âm lượng vừa đủ chứ không vang xa như giọng Kim hay Mộc.
                              b)Phá cách : gịong nói thô thiển, tiếng nói quá nhanh thành thử câu nói bị nuốt tiếng ,âm lượng ít khiến người nghe không nghe đủ hết câu nói
                              4- Giọng Hỏa (còn gọi là Chủy thanh )
                              Tiếng khàn khàn như tiếng vịt đực, người sành âm điệu có thể nhận ra âm Hỏa tuy cao vút như bị uất nghẹn trong yết hầu ,làn hơi như bị nén xuống trước khi phát ra thanh tiếng chứ không được suông sẻ như giọng khác .Tùy theo tính cách thanh trọc
                              của âm lượng , ta phân chia thành 2 loại :
                              a)Hợp cách : giọng nói cao ,khan và gằn mường tượng như người đang giận dữ mà cố nên giọng mà nói.Tuy âm lượng vẫn đều hòa không vấp váp ,nhưng người rành phép thẩm âm vẫn phân biệt được tính cách nóng nẩy của âm điệu.
                              b)Phá cách : giọng khàn như người khô cổ sắp bị hết hơi, và gằn mạnh từng tiếng hay nhóm tiếng ,âm lượng không được liên tục va 2không có tiếng vang.
                              5- Giọng Thổ (còn gọi là Cung thanh )
                              Giọng Thổ âm thanh lớn, chậm rãi,nặng nề, trầm ngâm,vang khá lâu, tương tự như tiếng đại hồng chung của ácc chùa chiền .Dựa vào tính cách thanh trọc,trường đoản của âm luợng phát ra , ta phân biệt :
                              a) Hợp cách : tiếng lớn, giọng nặng nề, chậm chạp, trầm và ấm ,âm vang nhất so với giọng Kim,Mộc,Thủy và Hỏa cách xa 3 trượng mà vẫn nghe được rõ ràng khi người nói phát âm một cách tự nhiên.
                              b) Phá cách : giọng trầm nhưng trì trệ ,không lưu loát, tiếng quát quá nhỏ hoặc âm lượng hỗn tạp :to nhỏ xen kẽ lẫn hau hay có tiếng âm vang Nói chung ,âm điệu giúp chúng phân biệt được 5 giọng của Ngũ thanh ,còn âm
                              lượng cho phép ta được hợp cách hay phá cách của giọng nói.
                              c) Phân loại hình tướng theo Ngũ hành :
                              Xét về phương diện xếp loại các loại hình tướng điển hình từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây , kể từ thủy tổ y học Tây phương là Hippocrate đến Kretschemr... người ta đã đưa ra nhiều lối khác nhau nhưng không có lối xếp lọai nào vừa căn cứ vào các nét đặc thù của thân thể một cách tỷ mỷ vừa phối hợp theo một triết lý siêu hình như lối phân loại Ngũ hành hình tướng theo tướng học Trung Hoa.
                              1-KHÁI LUẬN VỀ NGŨ HÀNH HÌNH TƯỚNG : Mộc Kim Thủy Hỏa Thổ chính liệt phá
                              Bàn về các loại hình tướng căn bản của con người , nhà tướng học nổi danh về
                              đời nhà Tống là Ma Y đã nói: " con người hấp thu linh khí của Aâm Dương trong vũ trụ mà thành hình tướng . Vì bẩm sinh thọ khí của Trời Đất mà có tinh thần nên hình tướng không thể vượt qua khỏi phạm vi của Ngũ Hành . Cho nên trong năm Hành : Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ ( tượng trưng cho nămđặc chất của vũ trụ ) mà có được hình tướng đúng cách cục thực sự của một hành thì dẫu không quý cũng được hưởng phúc lộc.
                              " Ngũ hành hình tướng tuy chia ra gầy mập, ngắn dài nhưng lại cần phối hợp với ngũ sắc để làm căn bản .Khi bàn về sự thanh trọc của hình hài , tinh thần , vũ khí đều dựa vào các điểm cất yếu sau đây:
                              - người hình Mộc nói chuung thân hình diện mạo đều cao gầy, mắt và lông mày thanh tú , da xanh
                              - Người hình Kim nói chung thâân hình diện mạo vuông vức , mặt mày sáng sủa , sắc da trắng.
                              - Người hình Hỏa nói chuung thân hình diện mạo đều thiên về dưới to trên thon nhọn, sắc da đỏ hồng.
                              - Người hình Thổ nói chuung thân hình diện mạo đầy đặn , thịt xương rắn chắc.
                              - Bởi vậy , khi bàn về hình tướng theo Ngũ hành ta cần xem hình tướng kẻ đó thuộc về hành nào để biết có hợp cách cục hay không"
                              - Hợp ở đây theo quan niiệm của Ma Y là toàn thể thân mình , diện mạo thịt xương , các bộ vị , màu da , giọng nói có hoàn toàn đúng chính cách hay liệt vào phá cách .
                              - Tướng pháp bàn về n࣓m loại hình tướng Kim , Mộc , Thủy , Hỏa , Thổ , nhưng ta cần phải biết là trong mỗi hành tự nó D9ã bao hàm cái nguyên lý sai biệt phi thường , biết khái quát về mỗi hành chưa đủ vì ngay trong một loại hình tướng cũng có loại này khác bởi lẽ mỗi hành được phân chia thành nhiều thứ bậc khác nhau.
                              - Bàn về Kim , ta thấy có r&##7845;t nhiều loại Kim, chẳng hạn có lọai kim ròng được luyện trong lò , co loại Kim lẫn lộn với đất cát, lại có kim cặn bã đọng lại ở thành nồi luyện.
                              - Bàn về hành Mộc , ta th𓏽y nào là loại tùng bách quanh năm xanh tươi , nào là loại gỗ quí , sống hàng ngàn năm , cao hàng trăm trượng, dùng làm cổ trụ , mào là loại kỳ hoa dị thảo để trang trí chốn cung đình , cũng như có loại thảo mọc hoang dã chỉ để làm củi chụm phân bón...
                              - Bàn về hành Thủy cần phải phân biệt các loại nước suối thanh khiết , từ các cao phong hiển tuấn đổ xuống có loại nước trường giang đại hải , lại có nước đục do đường mương cống rãnh đổ ra.
                              - Bàn về hàng Hỏa thì th𓉭y có loại lửa mặt trời , không đâu là không chiếu rọi tới , có loại lửa trong lò lớn hừng hực nóng bỏng , có loại lửa lập lờ cũng có loại lửa âm ỉ do đám củi ướt , cỏ mục tạo nên.
                              - Bàn về hành Thổ cũng vvậy , có loại đất tinh thanh do sơn hà kết tụ lại rắn chắc và phong phú , có loại đất phù sa do đá vụn , cát bùn bồi đắp , có loại đất do cây cối mục nát hòa với tro bùn mà thành , Bởi vậy , Ma Y tổ sư đã nói:" Tướng tuy bàn về Ngũ Hành nghĩa là lấy Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ làm căn bản , nhưng cái lý ảo diệu chính là ở chỗ mỗi hành có những thứ bậc tốt xấu khác nhau , Cho nên có gốc rễ chưa đủ ta cần phải lấy sự thanh tú cua mày mặt , sự ngay ngắn rõ ràng của mũi miệng , sự sáng láng của tinh thần , sự rộng rãi của khí vũ làm cành nhánh , hoa lá thì mới diễn đạt được hết cái tính uyên thâm của Ngũ hành hình tướng.
                              2-ĐẶC TÍNH CỦA NĂM LOẠI HÌNH TƯỚNG ƠC BẢN :
                              Căn cứ vào Ngũ hành , tướng học Trung Hoa đã xếp loại con người thành năm hạng điển hình gọi là Kim hình , Thổ hình, và Hoả hình . Mỗi loại trên lại chia thành chính cách , liệt cách và phá cách.
                              Hình Kim :
                              Đặc điểm khuôn mặt : các nét chính của khuôn mặt đều gần như ngay thẳng , tạo thành hình vuông hay chữ nhật khá rõ ràng .
                              Đặc điểm thân hình : vóc dáng trung bình về cả bề ngang lẫn bề cao , xương thịt cân phân , sắc da trắng.
                              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                              Comment


                              • KIM HÌNH CHÍNH CÁCH:
                                - Thân thể tay chân tròn lẳn , rắn chắc , các bộ vị chính yếu của khuôn mặt như cằm , trán , tai, miệng và đầu... đều có dáng vuông vức ( gọi là Ngũ phương).
                                - Sắc da trắng ngà , tư&ơi mát.
                                - Tiếng nói sang sảng, gi𓐥ng cao vừa phải, âm lượng ấm cúng và có tiếng vang.
                                - Về cá tính , điểm n𓁅i bật ở người Kim , về mặt đạo đức là sự tôn trọng đạo nghỉa ( có thể theo quan niệm riêng của họ). Người Kim rất có thể là kẻ tàn nhẫn, mưu trí nhưng tất cả những xảo thuật cũng như mọi phương tiện khác nhau đều được hướng theo mục tiêu Nghĩa hiểu theo quan niệm riêng của Người hình Kim.
                                Tóm lại, nói một cách tổng quát , tất cả các bộ vị của người hình đều ở mức trung bình về kích thước và rất ngay ngắn . Nói khác đi , hình thể và khí sắc phải tương xứng , thần khí trong sáng nhưng điều hoà , không quá lạnh lùng.
                                KIM HÌNH LIỆT CÁCH :
                                - Đầy đủ đ𓐏c tính tổng quát của hình Kim , nhưng xương thịt bất quân xứng ( hoặc xương nhiều hơn thịt , hoặc thịt nhiều hơn xương).
                                - Đầy đủ đ𓐏c tính của hình Kim về khuôn mặt nhưng quá cao hoặc quá lùn.
                                - Gịong Kim rè hoặc sắcc Kim trắng bóng.
                                - Ngón tay quá dài , quá ngắn ho𓀧c quá lớn, đầu ngón tay lại tròn hoặc nhọn.
                                - Thần sắc tẻ lạnnh.
                                - Mày râu tóc da ảm đạm , thiếu sự sáng sủa.
                                - Không đủ tướng Nggũ phương bại cách.

                                KIM HÌNH PHÁ CÁCH :
                                - Có tướng Ngũ phưonng mà Tam đình , Ngũ nhạc bất quân xứng hoặc lệch lạc.
                                - Có khuôn mặt vuông hoặc ch&ữ nhật mà Ngũ quan thiếu ngay ngắn hoặc thiếu phối hợp.
                                - Khuôn mặt hình Kim mà các b𓒁 vỉ của khuôn mẵt không có dạng hoặc đường nét vuông vức.
                                - Mắt không có chân quang , gi𓐥ng thuộc hành khác , thuộc loại xung khắc và phá âm
                                Khi bị liệt cách nặng hoặc phá bị phá cách thì tướng học gọi đó là trườnh hợp chỉ có Kim hình chứ không có Kim tinh. Do đó , các đặc tính tốt đẹp của hình Kim bị giảm thiểu hoặc không còn áp dụng cho các loại có khuyết điểm đó nữa.
                                a) Hình Mộc :
                                Đặc điểm tổng quát của khuôn mặt : nhìn một cách khái quát , đặc tính dễ nhận thấy về khuôn mặt của người Mộc là có dạng trái lê lật ngược ( Gíap Mộc) hoặc hình tam giác nhọn lật ngược (Aát Mộc), màu da hơi xanh. Đặc điểm thân hình : thân thể Người Mộc phát triển bề cao rất rõ , còn bề ngang lại kém phát triển . Do đó , thân mình , tứ chi , cổ đầu , ngón tay đều thon dài. Người Gíap Mộc thì thân thể quá mản mai , lưng gù , tay cong , đi đứng rụt rè ẻo lả.
                                MỘC HÌNH CHÍNH CÁCH :
                                - Khuôn mặt có hình dạng tráii lê lật ngược , nét mặt gân guốc khoẻ mạnh , sắc da hơi xanh đen.
                                - Thân hình , tứ chi , cổ và ngón tay đều thẳng tuột và thon dài ( Tướng Ngũ trường).
                                - Các bộ vị chính yếu ccủa khuôn mặt như lông mày ,tai, mũi , miệng đều hẹp, dài và thẳng thắn . Đặc điểm nổi bật của người hình Mộc chính cách là mày thanh , mắt sáng , môi hồng , chỉ tay nhỏ và nhiều , khí thế vững vàng lanh lợi.
                                - Về cá tính , điểm n𓁅i bật nhất của người Mộc chính cách là đức Nhân theo chiều hướng Mộc Nhân Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân .Làm gì, nhận xét ai , người có tính mộc thường tự đặt mình vào tâm trạng và hoàn cảnh kẻ khác . Bởi vậy, kẻ có Mộc tính thường dễ dàng thông cảm với tha nhân , không đòi hỏi ở kẻ khác quá nhiều nhưng chính vì vậy mà thường có tính khinh thế ngạo vật.
                                MỘC HÌNH LIỆT CÁCH :
                                Liệt cách là có khá đủ những nét chính của hình Mộc thuần túy nhưng phạm vào các khuyết điểm sau:
                                - Tai và cánh mũi quá mỏng. - Lông mày quá đậm và thô ho&##7863;c quá lạt mà nhỏ tuy rằng vẫn có chiều dài quá mắt.
                                - Thân hình và tứ chi quá khẳ;ng khiu mà lại cong quẹo,lưng gù tay hay chân lệch lạc
                                - Cằm quá dài và nhọn, quai hhàm quá hẹp.
                                - Giọng nói yếu ớt ,khôông có âm lượng.
                                - DÁng điệu uỷ mị,, e lệ như con gái ,sắc da xanh mướt.
                                MỘC HÌNH PHÁ CÁCH :
                                Đi ngược lại các đặc điểm đặc thù của hình Mộc thì gọi là phá cách .Phá cách bao gồm các đặt điểm sau : - Thân hình lùn mập ,cổ ngắn, tứ chi ngắn,ngón tay thô,chỉ tay mờ và ít.
                                - Hói đầu hay quá ít tóc và khhông có râu ria.
                                - Lông mày sợi thô ngắn, hay đậm mà lại mọc úp xuống hay nghịch lên chứ không xếp xuôi theo chiếu từ đầu mắt tới đuôi mắt.
                                - Mũi ngắn ,trũng xu𓐩ng,chủân đầu nhỏ nhon ,thân mũi trơ xương hay môi dày.
                                - Nước da vàng vọt .hkô xạm hay có màu tím.
                                - Râu tóc màu hung hay vàng khè.
                                - Mắt không có thần quang ,màày không có tú khí.
                                - Có tướng Ngũ trư&##7901;ng mà Ngũ quan không phối hợp điều hòa.
                                - Giọng trầm và rè.
                                Người Mộc chính cách gọi là Giáp Mộc ,Mộc hình liệt cách ahy phá cách thường gọi là Aát Mộc . giáp Mộc chuẩn về trí tuệ quý hiển còn Aát Mộc chủ về non yểu hay lận đận về công danh gia vận.
                                b) Hình Thủy : (Thũy hình nhân)
                                Đặc điểm tổng quát về khuôn mặt : Mặt tròn trịa ,ngũ quan đầy đặn,ít xương nhiều thịt, cằm xệ và có 2 nấc,cổ ngắn và mập mạp. Da ngăm đen. Đặc điểm thân hình : Thân mình tròn mập ,nặng nề ,vai tròn, thịt bệu ,dáng dấp đi dấp đứng chậm chạp có vẻ trì trệ.
                                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                                Comment

                                Working...
                                X