Khoa Tử Vi Đẩu Số đặt căn bản trên 118 vì sao gồm chính tinh và phụ tinh. Những sao này được phân bố trên 12 cung của một lá số theo các quy tắc đã định dựa vào ngày, tháng, năm và giờ sinh của mỗi người. Chính tinh có những đặc tính và ảnh hưởng mạnh mẽ hơn phụ tinh cho nên những cung quan trọng như Mệnh, Tài, Quan, Phúc rất cần có chính tinh tọa thủ, nhất là Mệnh. Tuy nhiên, cũng có những lá số mà Mệnh không có chính tinh nào tọa thủ, hay chúng ta thường gọi là Mệnh Vô Chính Diệu (VCD).
Một cung Mệnh không có chính tinh tọa thủ như căn nhà không có chủ, một bầu trời không có trăng sao cho nên Mệnh VCD phải mượn chính tinh ở cung đối diện làm chính tinh của mình. Vì vay mượn cho nên Mệnh VCD chỉ chịu ảnh hưởng chừng sáu hay bảy phần những tốt xấu của các chính tinh ở cung xung chiếu mà thôi. Cung xung chiếu Mệnh là cung Thiên Di. Trong những bài trước, chúng ta đã nói cung Thiên Di là bối cảnh sinh hoặc ngoài xã hội của mỗi người. Do đó, khi phải mượn chính tinh ở cung Thiên Di cho Mệnh của mình thì đặc tính đầu tiên của người VCD là tính uyển chuyển, dễ thích nghi với hoàn cảnh. Phải chăng vì Mệnh không có chính tinh cho nên những người VCD thường là con của vợ hai, hay nàng hầu. Nếu là con của vợ cả thì tuổi trẻ thuở thiếu thời hay bị đau ốm, bệnh tật, khó nuôi. Khi lớn lên thì cuộc đời cũng long đong, vất vả, sớm phải xa nhà, thường sống phiêu bạt nơi đất khách quê người, và tuổi đời không được thọ. Một đặc điểm quan trọng khác mà người VCD phải lưu ý là vì Mệnh của mình không có chính tinh ví như đoàn quân không có tướng cho nên người VCD khi ra đời dù là làm công hay tự mình làm chủ thì cũng không nên là người đúng đầu trong một đơn vị như chỉ huy trưởng của một quân đội, giám đốc của một cơ sở hành chánh hay một cơ sở thương mại.
Người VCD chỉ nên là nhân vật thứ hai như một cái bóng, đúng sau lưng một người khác để phò tá, phụ giúp thì thích hợp và thuận lợi cho công việc hơn. Nếu giữ những chức vụ hàng đầu thì thường hay gặp khó khăn trở ngại, nặng nề hơn thì dễ đưa đến sự thất bại hay tai họa xảy đến cho chính bản thân mình hoặc cho đơn vị, cơ sở mà mình chỉ huy, điều hành. Người VCD tánh tình thâm trầm, khôn ngoan sắc sảo và rất thông minh. Do vậy, những công việc như soạn thảo kế hoạch, tham mưu, cố vấn, quân sư v.v… rất thích hợp với họ, điển hình như Trương Lương, Phạm Lãi, Gia Cát Lượng thời xưa và như Henry Kissinger ngày nay. Ở đây chúng ta thấy một điều oái ăm cho người VCD. Họ có khả năng dự thảo kế hoạch nhưng chỉ thuận lợi khi họ làm cho người khác, còn đối với bản thân họ thì lại trái ngược. Họ thường khó đạt được những gì mà họ dự tính cho chính mình. Ảnh hưởng này mạnh nhất là trong khoản tiền vận của cuộc đời. Càng lớn tuổi thì ảnh hưởng này càng giảm đi.
Người VCD thường lao đao vất vả trong buổi thiếu thời. Chỉ bắt đầu khá từ trung vận và càng về già thì cuộc sống càng ổn định hơn. Nói chung thì cuộc đời của họ thường chỉ được tốt đẹp vào nửa đời sau mà thôi. Bởi đặc tính đó cho nên trong mỗi hạn, dù tiểu hay đại hạn, thì họ cũng chỉ được tốt đẹp vào nửa hạn sau. Ví dụ: Đại hạn 10 năm tốt đẹp thì 5 năm sau được thuận lợi hơn và nhiều may mắn hơn. Là mẫu người có tài, có trí họ có thể đạt được những công danh sự nghiệp. Nhưng trong ba chữ Phước-Lộc-Thọ thì chữ “Thọ” là nhẹ nhất. Và có phải như ông bà chúng ta thường nói: “Đa tài thì bạc mệnh” Cho nên người VCD ít ai có được tuổi thọ cao.
Muốn hóa giải vấn đề này, người VCD phải làm con nuôi của người khác và phải đổi luôn cả họ của mình, hoặc phải sớm xa nhà, mưu sinh nơi đất khách quê người. Với sự bất lợi là Mệnh không có chính tinh thủ, nhưng người VCD vẫn được hai cách tốt: 1. Mệnh VCD có Tuần, Triệt, Thiên Không, hay Địa Không tọa thủ hoặc hợp chiếu, tùy theo cung Mệnh được bao nhiêu sao KHÔNG chiếu, khoa Tử Vi gọi là cách Mệnh VCD đắc nhị không, tam không, hay tứ không. Tuy đây là một cách tốt, khi phát thì phát rất nhanh vì sách có nói “hung tinh đắc địa phát dã như lôi.” Có nghĩa là hung tinh đắc địa thì phát nhanh như sấm chớp.
Nhưng dù sao trong cái tốt vẫn ẩn tàng những sự bất trắc vì đó là bản chất của hung tinh cho nên đây chỉ là cách bạo phát bạo tàn kiểu như Từ Hải hay Hạng Võ mà thôi. Trường hợp Mệnh VCD gặp các sao KHÔNG vừa nêu trên chúng ta phải lưu ý một điều. Nếu Mệnh VCD đắc nhị không thì cũng bình thường, không có gì đáng nói. Nếu đắc tứ không thì ảnh hưởng của Tuần Triệt là con dao hai lưỡi tốt xấu lẫn lộn cho nên không được tròn vẹn. Cách tốt nhất là đắc tam không. Nhưng đối với cách này, cụ Việt Viêm Tử phân biệt rõ ràng giữa các trường hợp “đắc”, “kiến” và “ngộ” đễ khỏi nhầm lẫn trường hợp nào tốt, trường hợp nào xấu. Trường hợp đắc tam không: Mệnh VCD có một sao không thủ Mệnh, hai sao KHÔNG khác ở thế tam hợp chiếu là tốt nhất.
Có câu: “Mệnh VCD đắc tam Không nhi phú quý khả kỳ” Cách này rất ứng hợp cho những người Mệnh Hỏa và Thổ vì các sao Không đều thuộc hành Hỏa cho nên đây cũng là một trong những cách hoạch phát. Trường hợp kiến tam không: Mệnh VCD có 1 sao KHÔNG thủ, một sao KHÔNG thủ ở cung Quan Lộc hoặc Tài Bạch, 1 sao KHÔNG ở cung xung chiếu (Thiên Di) Trong tam hợp Mệnh có hung tinh hay sát tinh tọa thủ. Người có cách này như mộng ảo hoàng lương. Công danh sự nghiệp dù tạo dựng lên được thì chung cuộc cũng chỉ là một giấc mơ. Trường hợp ngộ tam không: Mệnh VCD có hung tinh hay sát tinh hãm địa tọa thủ. Hai cung tam hợp và cung xung chiếu có có sao KHÔNG tọa thủ hợp chiếu vào Mệnh.
Cách này là “Mệnh VCD ngộ tam không phi yểu tắc bần” có nghĩa là gặp cách này không chết sớm thì cũng nghèo hèn cả đời vì tam KHÔNG đi cùng với hung sát tinh hãm địa ở Mệnh trở thành phá tán. 2. Mệnh VCD được hai sao Thái Dương, Thái Âm ở miếu, vượng địa chợp chiếu. Trường hợp này Mệnh như một vòm trời không một áng mây lại được hai vầng Nhật Nguyệt cùng một lúc chiếu vào khiến cho vòm trời ấy trở nên rực rở. Khoa Tử Vi gọi là “Mênh VCD Nhật Nguyệt chiếu hư không chi địa” Có người cho rằng phải có thêm Thiên Hư ở Mệnh nữa thì mới đúng nghĩa với hai chữ “Hư Không” Điều đó xét ra không cần thiết lắm. Người đắc cách này thông minh xuất chúng, đa tài, đa mưu như Gia Cát Lượng trong thời Tam Quốc phân tranh. Khổng Minh Gia Cát Lượng sinh vào giờ Tuất ngày 10 tháng 4, năm Tân Dậu.
Mệnh VCD an tại Mùi có Thái Dương ở Mão (Mặt trời lúc bình minh) và Thái Âm ở Hợi (mặt trăng vằng vặc lúc nửa đêm, cả hai cùng hợp chiếu về Mệnh. Đây là cách “Nhật Nguyệt Tịnh Minh tá cửu trùng ư kim diện” Người đắc cách này luôn luôn kề cận bên cửu trùng, quyền uy chỉ thua một đấng quân vương mà thôi. Vì Mệnh VCD, cho nên tuổi thiếu thời Gia Cát Lượng ẩn cư trong lều cỏ. Qua trung vận mới xuất thế theo phò tá Lưu Bị lập nghiệp đế. Ông là vị quân sư tài ba lỗi lạc, trên thông thiên văn, dưới thông địa lý. Chỉ ngồi trong trướng mà điều binh trăm trận trăm thắng. Ông đã hiểu rõ cái số của mình nên giữ đúng vị trí của một người có Mệnh VCD, chiu dưới chỉ 1 người mà trên muôn vạn người. Nhưng đến khi Lưu Bị qua đời, ấu chúa lên ngôi. Lúc ấy ông phải giữ vai trò của người đứng đầu, quyết định tất cả mọi chuyện như một vị Vua thật sự. Cho nên đó là một điều không thích hợp với người Mệnh VCD.
Phải chăng vì vậy mà 6 lần đưa quân ra khỏi Kỳ Sơn thì cũng 6 lần phải rút quân về không kết qủa. Kể cả lúc biết mình sắp chết, muốn cãi số trời, ông đã làm phép cầm sao bổn mạng của mình lại nhưng cũng không thành. Đó là đặc tính đáng chú ý của người có Mệnh VCD: Mưu sự cho người thì dễ, mà cho chính bản thân mình thì khó. Người ta cũng cho rằng, Gia Cát Lượng chết sớm là vì sát nghiệp của ông qúa nặng. Ông đã dùng hỏa công đốt chết 10 vạn quân đằng giáp của Mạnh Hoạch trong cốc Hồ Lô. Rồi lại dùng hỏa công đốt chết 18 vạn quân của Tào Tháo trên sông Xích Bích. Nhưng nếu chúng ta xét điều này dưới cái nhìn của khoa Tử Vi thi dù sát nghiệp của ông ta nặng hay nhẹ thì tuổi thọ của ông ta cũng sẽ được bao nhiêu với cái số Mệnh VCD?
Theo NKVT (Cuộc Đời và Số Mệnh)
Một cung Mệnh không có chính tinh tọa thủ như căn nhà không có chủ, một bầu trời không có trăng sao cho nên Mệnh VCD phải mượn chính tinh ở cung đối diện làm chính tinh của mình. Vì vay mượn cho nên Mệnh VCD chỉ chịu ảnh hưởng chừng sáu hay bảy phần những tốt xấu của các chính tinh ở cung xung chiếu mà thôi. Cung xung chiếu Mệnh là cung Thiên Di. Trong những bài trước, chúng ta đã nói cung Thiên Di là bối cảnh sinh hoặc ngoài xã hội của mỗi người. Do đó, khi phải mượn chính tinh ở cung Thiên Di cho Mệnh của mình thì đặc tính đầu tiên của người VCD là tính uyển chuyển, dễ thích nghi với hoàn cảnh. Phải chăng vì Mệnh không có chính tinh cho nên những người VCD thường là con của vợ hai, hay nàng hầu. Nếu là con của vợ cả thì tuổi trẻ thuở thiếu thời hay bị đau ốm, bệnh tật, khó nuôi. Khi lớn lên thì cuộc đời cũng long đong, vất vả, sớm phải xa nhà, thường sống phiêu bạt nơi đất khách quê người, và tuổi đời không được thọ. Một đặc điểm quan trọng khác mà người VCD phải lưu ý là vì Mệnh của mình không có chính tinh ví như đoàn quân không có tướng cho nên người VCD khi ra đời dù là làm công hay tự mình làm chủ thì cũng không nên là người đúng đầu trong một đơn vị như chỉ huy trưởng của một quân đội, giám đốc của một cơ sở hành chánh hay một cơ sở thương mại.
Người VCD chỉ nên là nhân vật thứ hai như một cái bóng, đúng sau lưng một người khác để phò tá, phụ giúp thì thích hợp và thuận lợi cho công việc hơn. Nếu giữ những chức vụ hàng đầu thì thường hay gặp khó khăn trở ngại, nặng nề hơn thì dễ đưa đến sự thất bại hay tai họa xảy đến cho chính bản thân mình hoặc cho đơn vị, cơ sở mà mình chỉ huy, điều hành. Người VCD tánh tình thâm trầm, khôn ngoan sắc sảo và rất thông minh. Do vậy, những công việc như soạn thảo kế hoạch, tham mưu, cố vấn, quân sư v.v… rất thích hợp với họ, điển hình như Trương Lương, Phạm Lãi, Gia Cát Lượng thời xưa và như Henry Kissinger ngày nay. Ở đây chúng ta thấy một điều oái ăm cho người VCD. Họ có khả năng dự thảo kế hoạch nhưng chỉ thuận lợi khi họ làm cho người khác, còn đối với bản thân họ thì lại trái ngược. Họ thường khó đạt được những gì mà họ dự tính cho chính mình. Ảnh hưởng này mạnh nhất là trong khoản tiền vận của cuộc đời. Càng lớn tuổi thì ảnh hưởng này càng giảm đi.
Người VCD thường lao đao vất vả trong buổi thiếu thời. Chỉ bắt đầu khá từ trung vận và càng về già thì cuộc sống càng ổn định hơn. Nói chung thì cuộc đời của họ thường chỉ được tốt đẹp vào nửa đời sau mà thôi. Bởi đặc tính đó cho nên trong mỗi hạn, dù tiểu hay đại hạn, thì họ cũng chỉ được tốt đẹp vào nửa hạn sau. Ví dụ: Đại hạn 10 năm tốt đẹp thì 5 năm sau được thuận lợi hơn và nhiều may mắn hơn. Là mẫu người có tài, có trí họ có thể đạt được những công danh sự nghiệp. Nhưng trong ba chữ Phước-Lộc-Thọ thì chữ “Thọ” là nhẹ nhất. Và có phải như ông bà chúng ta thường nói: “Đa tài thì bạc mệnh” Cho nên người VCD ít ai có được tuổi thọ cao.
Muốn hóa giải vấn đề này, người VCD phải làm con nuôi của người khác và phải đổi luôn cả họ của mình, hoặc phải sớm xa nhà, mưu sinh nơi đất khách quê người. Với sự bất lợi là Mệnh không có chính tinh thủ, nhưng người VCD vẫn được hai cách tốt: 1. Mệnh VCD có Tuần, Triệt, Thiên Không, hay Địa Không tọa thủ hoặc hợp chiếu, tùy theo cung Mệnh được bao nhiêu sao KHÔNG chiếu, khoa Tử Vi gọi là cách Mệnh VCD đắc nhị không, tam không, hay tứ không. Tuy đây là một cách tốt, khi phát thì phát rất nhanh vì sách có nói “hung tinh đắc địa phát dã như lôi.” Có nghĩa là hung tinh đắc địa thì phát nhanh như sấm chớp.
Nhưng dù sao trong cái tốt vẫn ẩn tàng những sự bất trắc vì đó là bản chất của hung tinh cho nên đây chỉ là cách bạo phát bạo tàn kiểu như Từ Hải hay Hạng Võ mà thôi. Trường hợp Mệnh VCD gặp các sao KHÔNG vừa nêu trên chúng ta phải lưu ý một điều. Nếu Mệnh VCD đắc nhị không thì cũng bình thường, không có gì đáng nói. Nếu đắc tứ không thì ảnh hưởng của Tuần Triệt là con dao hai lưỡi tốt xấu lẫn lộn cho nên không được tròn vẹn. Cách tốt nhất là đắc tam không. Nhưng đối với cách này, cụ Việt Viêm Tử phân biệt rõ ràng giữa các trường hợp “đắc”, “kiến” và “ngộ” đễ khỏi nhầm lẫn trường hợp nào tốt, trường hợp nào xấu. Trường hợp đắc tam không: Mệnh VCD có một sao không thủ Mệnh, hai sao KHÔNG khác ở thế tam hợp chiếu là tốt nhất.
Có câu: “Mệnh VCD đắc tam Không nhi phú quý khả kỳ” Cách này rất ứng hợp cho những người Mệnh Hỏa và Thổ vì các sao Không đều thuộc hành Hỏa cho nên đây cũng là một trong những cách hoạch phát. Trường hợp kiến tam không: Mệnh VCD có 1 sao KHÔNG thủ, một sao KHÔNG thủ ở cung Quan Lộc hoặc Tài Bạch, 1 sao KHÔNG ở cung xung chiếu (Thiên Di) Trong tam hợp Mệnh có hung tinh hay sát tinh tọa thủ. Người có cách này như mộng ảo hoàng lương. Công danh sự nghiệp dù tạo dựng lên được thì chung cuộc cũng chỉ là một giấc mơ. Trường hợp ngộ tam không: Mệnh VCD có hung tinh hay sát tinh hãm địa tọa thủ. Hai cung tam hợp và cung xung chiếu có có sao KHÔNG tọa thủ hợp chiếu vào Mệnh.
Cách này là “Mệnh VCD ngộ tam không phi yểu tắc bần” có nghĩa là gặp cách này không chết sớm thì cũng nghèo hèn cả đời vì tam KHÔNG đi cùng với hung sát tinh hãm địa ở Mệnh trở thành phá tán. 2. Mệnh VCD được hai sao Thái Dương, Thái Âm ở miếu, vượng địa chợp chiếu. Trường hợp này Mệnh như một vòm trời không một áng mây lại được hai vầng Nhật Nguyệt cùng một lúc chiếu vào khiến cho vòm trời ấy trở nên rực rở. Khoa Tử Vi gọi là “Mênh VCD Nhật Nguyệt chiếu hư không chi địa” Có người cho rằng phải có thêm Thiên Hư ở Mệnh nữa thì mới đúng nghĩa với hai chữ “Hư Không” Điều đó xét ra không cần thiết lắm. Người đắc cách này thông minh xuất chúng, đa tài, đa mưu như Gia Cát Lượng trong thời Tam Quốc phân tranh. Khổng Minh Gia Cát Lượng sinh vào giờ Tuất ngày 10 tháng 4, năm Tân Dậu.
Mệnh VCD an tại Mùi có Thái Dương ở Mão (Mặt trời lúc bình minh) và Thái Âm ở Hợi (mặt trăng vằng vặc lúc nửa đêm, cả hai cùng hợp chiếu về Mệnh. Đây là cách “Nhật Nguyệt Tịnh Minh tá cửu trùng ư kim diện” Người đắc cách này luôn luôn kề cận bên cửu trùng, quyền uy chỉ thua một đấng quân vương mà thôi. Vì Mệnh VCD, cho nên tuổi thiếu thời Gia Cát Lượng ẩn cư trong lều cỏ. Qua trung vận mới xuất thế theo phò tá Lưu Bị lập nghiệp đế. Ông là vị quân sư tài ba lỗi lạc, trên thông thiên văn, dưới thông địa lý. Chỉ ngồi trong trướng mà điều binh trăm trận trăm thắng. Ông đã hiểu rõ cái số của mình nên giữ đúng vị trí của một người có Mệnh VCD, chiu dưới chỉ 1 người mà trên muôn vạn người. Nhưng đến khi Lưu Bị qua đời, ấu chúa lên ngôi. Lúc ấy ông phải giữ vai trò của người đứng đầu, quyết định tất cả mọi chuyện như một vị Vua thật sự. Cho nên đó là một điều không thích hợp với người Mệnh VCD.
Phải chăng vì vậy mà 6 lần đưa quân ra khỏi Kỳ Sơn thì cũng 6 lần phải rút quân về không kết qủa. Kể cả lúc biết mình sắp chết, muốn cãi số trời, ông đã làm phép cầm sao bổn mạng của mình lại nhưng cũng không thành. Đó là đặc tính đáng chú ý của người có Mệnh VCD: Mưu sự cho người thì dễ, mà cho chính bản thân mình thì khó. Người ta cũng cho rằng, Gia Cát Lượng chết sớm là vì sát nghiệp của ông qúa nặng. Ông đã dùng hỏa công đốt chết 10 vạn quân đằng giáp của Mạnh Hoạch trong cốc Hồ Lô. Rồi lại dùng hỏa công đốt chết 18 vạn quân của Tào Tháo trên sông Xích Bích. Nhưng nếu chúng ta xét điều này dưới cái nhìn của khoa Tử Vi thi dù sát nghiệp của ông ta nặng hay nhẹ thì tuổi thọ của ông ta cũng sẽ được bao nhiêu với cái số Mệnh VCD?
Theo NKVT (Cuộc Đời và Số Mệnh)
Comment