Với mục đích giới thiệu về bộ môn phong thủy như một nghệ thuật về sắp xếp nơi chúng ta sống và làm việc hàng ngày, chúng tôi xin trình bày những nguyên tắc căn bản nhất trong phong thủy. Những nguyên tắc này nên được áp dụng một cách khoa học và thẩm mỹ, tránh áp đặt máy móc gây nhiều phiền hà trong cuộc sống đô thị hiện đại
1. Đạo và thuyết âm dương.
2. Khí, nguồn năng lượng trong phong thủy.
3. Ngũ hành trong phong thủy.
4. Giải pháp khắc phục nhược điểm của nhà và đất.
5. Chín Cách Chữa Căn Bản.
6. Định vị nhà trên một vùng đất.
7. Đường sá.
8. Lối ra vào.
9. Cây cối.
10. Ao hồ.
11. Cửa ngõ, nẻo dẫn khí và đón vận may.
12. Cửa thông luôn.
13. Cửa sổ.
14. Độ xéo.
15. Cầu thang.
16. Trần nhà.
17. Xà
18. Góc.
19. Cột.
20. Sắp xếp phòng.
21. Phòng ngủ.
22. Nhà bếp.
23. Phòng ăn.
24. Phòng khách.
25. Phòng tắm.
26. Ánh sáng.
27. Tường và màu đồ đạc.
28. Cửa hàng và văn phòng.
29. Vách xiên.
30. Phong thủy và dòng đời.
Đạo và Thuyết âm dương
Đạo là nguyên lý và tiến trình kết hợp con người và vũ trụ. Đạo được dịch là “con đường” hay “lối đi”. Về nguyên lý, Đạo phát sinh từ sự quân bình, sự hài hoà, hợp nhất của các động lực đối nghịch và bổ sung cho nhau. Qua sự hiểu biết về Đạo, các nhà phong thủy đi tìm sự quân bình để đạt tới hài hoà trong môi trường sống.
Lý thuyết về âm dương là một tên gọi của Đạo. Hai lực này đối nghịch nhau và cùng nhau tạo nên mọi hình thái của đời sống. Âm thì mờ tối , Dương thì sáng sủa, Âm thụ động, Dương tích cực. Quan niệm Âm- Dương xem con người và môi trường làm một. Đó là nhà ở, chỗ làm việc, núi đồi, sông suối, quả đất và không gian. Nếu bạn hiểu được những gì phong thuỷ trình bày, thì bạn có thể gìn giữ được sự quân bình bên trong, để được may mắn và cải thiện số mệnh của mình.
Môn Phong thuỷ có nhiệm vụ tìm kiếm để tạo ra một nơi cho việc sinh sống được quân bình, hài hoà, người ngụ cư được sức khoẻ dồi dào. Ý nghĩa của sự cân bằng không thuần ở sự đối xứng bên ngoài. Nó sắp xếp nhà cửa và con người với các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo để có được sự hài hoà và yên lành trong môi trường chung quanh.
Khí, nguồn năng lượng trong phong thủy
Khí được dịch là hơi thở hay năng lượng là ý niệm quan trọng nhất trong thuật phong thuỷ. Khí là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến đời sống loài người. Khí là năng lượng hay lực tạo nên núi, điều hướng sông suối, màu sắc, hình dạng cây cỏ. Năng lượng này người ta gọi là “long điểm”. Trong thuật Phong thuỷ, các chuyên gia thăm dò mạch tốt hay “dưỡng” khí và rồi khơi hướng, thanh lọc khí để bồi dưỡng sự sống và người ngụ cư.
Từ xa xưa, người Hoa cho rằng khí ảnh hưởng đến vận mạng và các liên hệ xã hội của một người. Dù sao cũng có giới hạn của nó. Tuy nhiên, dưỡng khí làm vận may khá hơn; khác với người có sẵn dịp may mà không luyện khí. Làm thế nào để cân bằng khí vận hành trong môi trường giúp tăng và hài hoà với năng lượng chúng ta. Khí của người và cả ngôi nhà giống nhau, cả hai phải vận chuyển điều hoà. Khí của một ngôi nhà ảnh hưởng đến bầu không khí và người ở nơi ấy. Có một vài nơi chúng ta cảm thấy thích thú dễ chịu, có nơi ta cảm thấy bứt rứt khó chịu: Có chỗ thì sinh động sáng sủa, có chỗ lại lạnh lẽo, âm u, nặng nề.
Điều hoà và tăng vận khí là mục đích căn bản của phong thủy. Vượng khí vào nhà làm vượng khí cho người ngụ cư. Ý niệm về khí là điều cốt tủy trong việc đánh giá nhà cửa, văn phòng, đất đai cũng như các yếu tố bên trong và bên ngoài.
Ngũ hành trong phong thủy
Cùng với Âm- Dương, ngũ hành là một phương thức bổ sung để phân tích và hòa điệu khí của người và ngôi nhà. Khí chia thành 5 nguyên tố sau: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Những hành này là tính chất tinh tuý của mọi sự, mọi vật. Các hành này cùng kết hợp với các màu sắc, mùa màng, phương hướng, tinh tú, các phủ tạng trong người v.v…Phong thủy dùng chu kỳ của các màu sắc để điều chỉnh khí.
Trong chu kỳ sáng tạo (tương sinh), Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy,Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa. Trong chu kỳ hủy diệt (tương khắc), Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Giải pháp khắc phục nhược điểm của nhà và đất
Có hai cách giải quyết các khó khăn trở ngại là: nhập thế và xuất thế.Cánh nhập thế là giải pháp hợp lý theo kinh nghiệm và hiểu biết của chúng ta. Nhưng quan trọng không kém là cách chữa xuất thế, không hiểu được bằng lý luận thông thường và rất bí mật. Cách chữa nhập thế trên các bình diện của nó song hành với các tư tưởng hiện đại của vật lý, y khoa và trang trí. Cách chữa xuất thế thì cách xa tầm hiểu biết, khám phá nó như nằm trong tiềm thức của chúng ta vậy.
Kết quả mỹ mãn cách chữa xuất thế của môn Phong thủy là làm tăng luồng vận khí. Đặc tính phổ biến của thuật xuất thế được thực hành qua 3 kỹ thuật căn bản sau đây:
1. Phương pháp tiếp khí: bằng cách tháp khí từ một nơi hay từ dưới lòng đất cách xa đó.
2. Phương pháp bình khí: để làm môi trường xung quanh hoà nhập vào nhau. Nếu căn nhà có hình thù kỳ dị thì hãy tạo ra phong cảnh hay kiến trúc phụ thuộc để tạo quân bình.
3. Phương pháp nổi bật: để gia tăng và bổ sung khí vận - bằng cách trang bị thêm một bóng đèn sáng, vòi phun nước, bể nuôi cá làm sinh động không khí yếu và tù hãm cũng như làm khí vận chuyển khắp nhà. Mặt khác, ta dùng vật có thanh nhạc như quạt gió, khánh hay chuông.
(Còn nữa)
1. Đạo và thuyết âm dương.
2. Khí, nguồn năng lượng trong phong thủy.
3. Ngũ hành trong phong thủy.
4. Giải pháp khắc phục nhược điểm của nhà và đất.
5. Chín Cách Chữa Căn Bản.
6. Định vị nhà trên một vùng đất.
7. Đường sá.
8. Lối ra vào.
9. Cây cối.
10. Ao hồ.
11. Cửa ngõ, nẻo dẫn khí và đón vận may.
12. Cửa thông luôn.
13. Cửa sổ.
14. Độ xéo.
15. Cầu thang.
16. Trần nhà.
17. Xà
18. Góc.
19. Cột.
20. Sắp xếp phòng.
21. Phòng ngủ.
22. Nhà bếp.
23. Phòng ăn.
24. Phòng khách.
25. Phòng tắm.
26. Ánh sáng.
27. Tường và màu đồ đạc.
28. Cửa hàng và văn phòng.
29. Vách xiên.
30. Phong thủy và dòng đời.
Đạo và Thuyết âm dương
Đạo là nguyên lý và tiến trình kết hợp con người và vũ trụ. Đạo được dịch là “con đường” hay “lối đi”. Về nguyên lý, Đạo phát sinh từ sự quân bình, sự hài hoà, hợp nhất của các động lực đối nghịch và bổ sung cho nhau. Qua sự hiểu biết về Đạo, các nhà phong thủy đi tìm sự quân bình để đạt tới hài hoà trong môi trường sống.
Lý thuyết về âm dương là một tên gọi của Đạo. Hai lực này đối nghịch nhau và cùng nhau tạo nên mọi hình thái của đời sống. Âm thì mờ tối , Dương thì sáng sủa, Âm thụ động, Dương tích cực. Quan niệm Âm- Dương xem con người và môi trường làm một. Đó là nhà ở, chỗ làm việc, núi đồi, sông suối, quả đất và không gian. Nếu bạn hiểu được những gì phong thuỷ trình bày, thì bạn có thể gìn giữ được sự quân bình bên trong, để được may mắn và cải thiện số mệnh của mình.
Môn Phong thuỷ có nhiệm vụ tìm kiếm để tạo ra một nơi cho việc sinh sống được quân bình, hài hoà, người ngụ cư được sức khoẻ dồi dào. Ý nghĩa của sự cân bằng không thuần ở sự đối xứng bên ngoài. Nó sắp xếp nhà cửa và con người với các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo để có được sự hài hoà và yên lành trong môi trường chung quanh.
Khí, nguồn năng lượng trong phong thủy
Khí được dịch là hơi thở hay năng lượng là ý niệm quan trọng nhất trong thuật phong thuỷ. Khí là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến đời sống loài người. Khí là năng lượng hay lực tạo nên núi, điều hướng sông suối, màu sắc, hình dạng cây cỏ. Năng lượng này người ta gọi là “long điểm”. Trong thuật Phong thuỷ, các chuyên gia thăm dò mạch tốt hay “dưỡng” khí và rồi khơi hướng, thanh lọc khí để bồi dưỡng sự sống và người ngụ cư.
Từ xa xưa, người Hoa cho rằng khí ảnh hưởng đến vận mạng và các liên hệ xã hội của một người. Dù sao cũng có giới hạn của nó. Tuy nhiên, dưỡng khí làm vận may khá hơn; khác với người có sẵn dịp may mà không luyện khí. Làm thế nào để cân bằng khí vận hành trong môi trường giúp tăng và hài hoà với năng lượng chúng ta. Khí của người và cả ngôi nhà giống nhau, cả hai phải vận chuyển điều hoà. Khí của một ngôi nhà ảnh hưởng đến bầu không khí và người ở nơi ấy. Có một vài nơi chúng ta cảm thấy thích thú dễ chịu, có nơi ta cảm thấy bứt rứt khó chịu: Có chỗ thì sinh động sáng sủa, có chỗ lại lạnh lẽo, âm u, nặng nề.
Điều hoà và tăng vận khí là mục đích căn bản của phong thủy. Vượng khí vào nhà làm vượng khí cho người ngụ cư. Ý niệm về khí là điều cốt tủy trong việc đánh giá nhà cửa, văn phòng, đất đai cũng như các yếu tố bên trong và bên ngoài.
Ngũ hành trong phong thủy
Cùng với Âm- Dương, ngũ hành là một phương thức bổ sung để phân tích và hòa điệu khí của người và ngôi nhà. Khí chia thành 5 nguyên tố sau: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Những hành này là tính chất tinh tuý của mọi sự, mọi vật. Các hành này cùng kết hợp với các màu sắc, mùa màng, phương hướng, tinh tú, các phủ tạng trong người v.v…Phong thủy dùng chu kỳ của các màu sắc để điều chỉnh khí.
Trong chu kỳ sáng tạo (tương sinh), Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy,Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa. Trong chu kỳ hủy diệt (tương khắc), Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Giải pháp khắc phục nhược điểm của nhà và đất
Có hai cách giải quyết các khó khăn trở ngại là: nhập thế và xuất thế.Cánh nhập thế là giải pháp hợp lý theo kinh nghiệm và hiểu biết của chúng ta. Nhưng quan trọng không kém là cách chữa xuất thế, không hiểu được bằng lý luận thông thường và rất bí mật. Cách chữa nhập thế trên các bình diện của nó song hành với các tư tưởng hiện đại của vật lý, y khoa và trang trí. Cách chữa xuất thế thì cách xa tầm hiểu biết, khám phá nó như nằm trong tiềm thức của chúng ta vậy.
Kết quả mỹ mãn cách chữa xuất thế của môn Phong thủy là làm tăng luồng vận khí. Đặc tính phổ biến của thuật xuất thế được thực hành qua 3 kỹ thuật căn bản sau đây:
1. Phương pháp tiếp khí: bằng cách tháp khí từ một nơi hay từ dưới lòng đất cách xa đó.
2. Phương pháp bình khí: để làm môi trường xung quanh hoà nhập vào nhau. Nếu căn nhà có hình thù kỳ dị thì hãy tạo ra phong cảnh hay kiến trúc phụ thuộc để tạo quân bình.
3. Phương pháp nổi bật: để gia tăng và bổ sung khí vận - bằng cách trang bị thêm một bóng đèn sáng, vòi phun nước, bể nuôi cá làm sinh động không khí yếu và tù hãm cũng như làm khí vận chuyển khắp nhà. Mặt khác, ta dùng vật có thanh nhạc như quạt gió, khánh hay chuông.
(Còn nữa)
Comment