Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Tặng phần mềm bói dịch

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tặng phần mềm bói dịch

    Sau khi các bạn dawload về các bạn seup xong trên mà hình sẽ hiện lên hình như sau:







    Chương trình hiện ngay trên decscop bạn muốn xem ngày hiện tại bạn nháy ngay vào ô ngày đó cho ta quẻ bói, muốn xem chi tiết ấn vào ô XEM CHI TIẾT sẽ cho ta chi tiết nên tránh hay ko tránh, bên cạnh tay trái có các menu bạn muốn xem gì thì ấn vào đó



    Sau khi ấn vào ô chi tiết ta có hình sau:



    Các bạn thử xem rất có ịch, có vướng mắc ta cùng trao đổi
    Chúc các bạn thành công
    Last edited by 470525; 04-11-2008, 12:23 PM.
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

  • #2
    Nếu càn giải thích 64 quẻ mình sẽ POS tiếp
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

    Comment


    • #3
      Xin tặng ý nghiõa của 64 quẻ dịch để các bạn tham khảo. Sau khi có quẻ dịch bạn tra ở đây

      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

      Comment


      • #4
        Các bạn đã xem ý nghĩa 64 quẻ chưa, xem có đúng với quẻ ở phần mềm không?
        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

        Comment


        • #5
          Bói dich rất hay dùng cho những người am hiểu về kinh dịch và rất sâu sắc
          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

          Comment


          • #6
            Nguyên Văn Bài Viết Của 470525 View Post
            Các bạn đã xem ý nghĩa 64 quẻ chưa, xem có đúng với quẻ ở phần mềm không?
            Muốn xem lắm nhưng download Folder....thấy Empty thì làm sao..xem???

            Comment


            • #7
              Phong thuỷ huyện gia viễn, ninh bình

              Bài này đăng bên Vanhoaphuongdong.com . dienbatn thấy hay nên giới thiệu cùng các bạn .
              Mapbe sưu tập được rất nhiều các bài viết, các giai thoại về phong thuỷ, từ kiểu đất đế vương đến kiểu đất phát văn, phát võ ...., từ những thầy phong thuỷ nổi tiếng như Tả Ao, Cao Biền cho đến những thầy địa lý vô danh. Mạn phép bác Dienbantn post nên cho mọi người cùng đọc .
              Tổng Đại Hữu hay Đại Hoàng huyện Gia Viễn, phủ Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (nay thuộc các xã Gia Phương, Gia Thắng, Gia Tiến huyện Gia Viễn) là đất sinh ra đế vương Đinh Tiên Hoàng lại đốc sinh đức thánh Nguyễn Minh Không quốc sư triều Lý mà phương ngôn, tục ngữ Ninh Bình còn lưu truyền:
              "Đại Hữu sinh vương
              Điềm Dương sinh thánh"
              (Đại Hữu nay thuộc xã Gia Phương huyện Gia Viễn quê hương của Đinh Tiên Hoàng đế. Điềm Dương hay là Điềm Giang nay thuộc xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn quê hương của đức thánh Nguyễn Minh Không).
              Từ thời Trần trở về trước, đất tổng Đại Hữu thuộc huyện Uy Viễn. Thời Lê gộp hai huyện Lê Gia và Uy Viễn thành một huyện lấy tên là Gia Viễn. Tên huyện Gia Viễn là tên ghép chữ cuối của tên huyện Lê Gia với chữ cuối của tên huyện Uy Viễn mà thành và giữ mãi cho đến ngày nay.
              Trong tiến trình lịch sử tạo dựng đã có những thay đổi về tên của quê hương đức thánh Nguyễn Minh Không.
              Dưới thời Đinh, đất Điềm Dương gọi là Đàm Gia Loan mà Đinh Bộ Lĩnh khi lên ngôi Hoàng đế năm Mậu Thìn (968) đã chọn làm quốc đô, xong vì thấy ở đây bốn bề đều là đồng nước mênh mông lại chật hẹp, lầy lội lên mới vượt sông Hoàng Long chuyển sang xây dựng kinh đô Hoa Lư (nay thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình). Năm Thái Bình thứ 3 (970) Đàm Gia Loan được đổi gọi là Đàm Xá. Theo các cụ cao tuổi ở địa phương giải thích cho biết: Đàm nghĩa là đầm, Xá tức là nhà (Đàm Xá nghĩa hiểu là nhà trên đầm nước).
              Dưới triều Mạc Đăng Doanh (Mạc Thái Tông, niên hiệu Nguyên Hoá năm thứ nhất) phân Đàm Xá thành hai xã là Đàm Giang và Đàm Xá.
              Đến triều Lê Thế Tông niên hiệu Gia Thái năm thứ nhất, Quý Dậu 1573; (Mạc Sùng Khang năm thứ vì kỵ huý của Thế Tông là Duy Đàm nên lại đổi là Điềm Giang, Điềm Xá hai xã. Tên xã Điềm Giang, Điềm Xá được giữ mãi cho tới sau cách mạng tháng 8-1945.
              Năm 1950 các xã Điềm Giang, Điềm Xá, Đại Hoàng (xã Gia Phương ngày nay) hợp thành một xã lấy tên là xã Gia Thắng. Đến năm 1953 xã Gia Thắng lại chia thành 3 xã lấy tên là Gia Thắng, Gia Phương, Gia Tiến thuộc huyện Gia Viễn.
              Thế là trải qua gần 1000 năm biến cải tên gọi, thay đổi địa dư, đến nay đất tổng Đại Hữu được chia thành 3 xã mà xã Gia Phương là quê hương của đế vương Đinh Tiên Hoàng, xã Gia Thắng đốc sinh đức thánh Nguyễn Minh Không.
              Giữa một vùng đồng nước mênh mông là một giải đất chạy dọc theo hướng bắc- nam, địa đầu phía bắc là núi Bồ Đình (nay thuộc đất xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn), tận cùng phía nam là bến Hoàng Giang hay bến Đò Rồng, chiều dài hơn 6000m , chiều rộng chừng hơn 800m (chỗ rộng nhất ); phía tây là dòng Hoàng Long đã từng phân giới giữa huyện Lê Gia và huyện Uy Viễn; phía đông là con đường Tiến Yết mang huyền tích lịch sử khi Đinh Bộ lĩnh bị chú ruột là Đinh Thúc Dự đuổi đánh vì tội giết trâu khao lũ trẻ mục đồng; khi Bộ Lĩnh chạy đến đâu thì đường nổi lên đến đấy mà dân gian đặt tên cho đường là Tiến Yết (Đường Tiễn Vua). Hiện nay đường Tiến Yết vẫn còn là tuyến đê Tiến Yết với những hàng cây phi lao cao vút xanh tốt ở hai bên thân đê.
              Một khoảng đất không rộng nhưng lắm núi, nhiều sông bao bọc xung quanh: núi Kỳ Lân ở phía bắc gần kề núi Bồ Đình, lại có gò Bồ Đề tương truyền là nền cũ của vua Đinh Tiên Hoàng người có công thống nhất đất nước, lập ra quốc gia Đại Cồ Việt độc lập, tự chủ ở thế kỷ thứ 10. Hiện nay, ở đấy vẫn còn đền thờ vua Đinh khá nguy nga, đồ sộ đã được xếp hạng cấp nhà nước thuộc thôn Vân Bồng xã Gia Phương; Phía nam có núi Cắm Gươm hay Kiếm Sơn theo truyền lại khi chú Đinh Thúc Dự đuổi đánh Bộ Lĩnh được rồng vàng nổi lên đưa qua sông, thì chú cắm gươm xuống đất mà lạy cháu, chỗ ấy mọc lên một quả núi gọi là núi Cắm Gươm, dòng sông ấy gọi là Hoàng Long (Rồng Vàng). Qua dòng Hoàng Long về phía tây nam có dãy núi đá uốn lượn, có hai ngọn liền kề nhau tục gọi là núi Rồng, núi Rắn. Nhiều ngọn núi với nhiều hình tích mà dân gian đặt cho những tên gọi: Núi Con Lợn; Núi Con Rùa, Núi Con Phượng; Núi Cổ Giải... Ngọn Núi Đính (Bái Đính Sơn) đứng sừng sững cao vút đón gió đông nam thật đúng với bài thơ ngôn hoài của vị Đại Sư Không Lộ:
              Thạch Đắc Long Xà địa khả cư
              Dã tình chung nhật lạc vô dư
              Hữu Thời trục Thượng cô phong đính
              Trường khiếu nhất Thanh hám Thái hư
              Dịch thơ:
              Kiểu đất long xà chọn được nơi
              Tình quê lai láng chẳng hề vơi
              Có khí xông thẳng lên đầu núi
              Một tiếng kêu vang lạnh cả người
              (Thơ văn Lý - Trần T1; NXBKHXH; Hà Nội; 1997;tr 385)
              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

              Comment


              • #8
                “TỨ BẤT TỬ” là những ai và có từ bao giờ?

                Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện
                (Viện Nghiên cứu Hán Nôm)
                Trong tín ngưỡng thờ bách thần của người Việt, “hoặc có vị là tinh túy của núi sông, hoặc có vị là nhân vật linh thiêng, khí thế lừng lẫy về trước, anh linh còn mãi về sau”(Lời tựa sách Việt điện u linh), nhưng có 4 vị thần được dân gian tôn vinh là Tứ bất tử. Đó là bốn vị linh thiêng trường sinh bất tử trong thần điện Việt Nam. Mọi người vẫn cho rằng đó là Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đồng Tử, Tháng Gióng và Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Thực ra, trong lịch sử đã đã diễn ra không phải hoàn toàn như vậy, và trong chúng ta không phải ai cũng biết Tứ bất tử là những ai và có từ bao giờ.
                Việc phụng thờ Tứ Bất tử là một tín ngưỡng thuần túy Việt Nam, kết tinh từ những truyền thuyết đẹp đẽ và là một bộ phận không thể tách rời trong di sản tôn giáo và tinh thần của đất nước. Và chính người Trung Quốc, từ bao đời nay cũng đã biết đến và ghi nhận tín ngưỡng Tứ Bất tử của Việt Nam.
                “Người đời nhà Thanh (Trung Quốc) nói: Tản Viên Đại Vương đi từ biển lên núi, Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa bay lên không trung, Chử Đồng tử chống gậy đội nón lên trời, Từ Đạo Hạnh đập đầu vào đá để đầu thai. Ấy là An Nam Tứ bất tử vậy”(Lời Nguyễn Tông Quai, thế kỷ XVIII)

                “Tứ bất tử của nước ta, người đời nhà Minh (Trung Quốc) cho là: Tản Viên, Phù Đổng, Chử Đồng Tử, Nguyễn Minh Không. Đúng là như vậy. (Vì) bấy giờ Tiên chúa (Liễu Hạnh) chưa giáng sinh nên người đời chưa thể lưu truyền, sách vở chưa thể ghi chép”(Lời Kiều Oánh Mậu, 1910).
                Những ghi chép trong thư tịch cổ
                Tài liệu xưa nhất về thuật ngữ Tứ bất tử mà chúng tôi được biết là bản Dư địa chí, in trong bộ Ức Trai di tập, (VHv.1772/3 q.6) do Nhà in Phúc Khê, in năm Mậu Thìn (1868) niên hiệu Tự Đức.
                Bản Dư địa chí mà chúng ta hiện có là một công trình nghiên cứu tập thể. Ngoài lời tập chú của Nguyễn Thiên Túng, lời cẩn án của Nguyễn Thiên Tích và lời thông luận của Lý Tử Tấn, Dư địa chí còn có những phần do người các thời sau (cụ thể là người các thế kỷ 16, 17, 18) đã thêm vào và sửa chữa nhiều lần. Trong số họ, có Thư Hiên Nguyễn Tông Quai (1693-1767).
                Thư Hiên Nguyễn Tông Quai ở thế kỷ XVII là người đầu tiên giải thích thuật ngữ Tứ bất tử, khi ông chú giải điều 32 trong sách Dư địa chí (VHv.1772/3 tờ 13a) của Nguyễn Trãi.
                Lời chú ấy như sau: “... Người đời Thanh nói: Tản Viên Đại Vương đi từ biển lên núi, Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa bay lên không trung, Đồng tử nhà họ Chử gậy nón lên trời; Ninh Sơn (nay là Sài Sơn) Từ Đạo Hạnh in dấu vào đá để đầu thai. Ấy là An Nam Tứ bất tử vậy”(Nguyễn Thư Hiên viết: ... Thanh nhân xưng Tản Viên Đại Vương chi tự hải vãng sơn; Phù Đổng Thiên Vương chi kỵ mã đằng không; Chử gia Đồng tử chi trượng lạp thăng thiên; Ninh sơn (kim Sài Sơn) Từ Đạo Hạnh chi ấn thạch đầu thai. Vị An Nam Tứ bất tử vân).
                Giá Sơn Kiều Oánh Mậu (1854-1911) người làng Đường Lâm là nhà học giả nổi tiếng của cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trong lời Án sách Tiên phả dịch lục (AB.289, tờ 4a), in năm Canh Tuất 1910 có viết:
                “Tên các vị Tứ bất tử của nước ta, người đời Minh cho là: Tản Viên, Phù Đổng, Chử Đồng Tử, Nguyễn Minh Không. Đúng là như vậy. (Vì) bấy giờ Tiên chúa (Liễu Hạnh) chưa giáng sinh nên người đời chưa thể lưu truyền, sách vở chưa thể ghi chép. Nay chép tiếp vào. (Án: Ngã Tứ bất tử chi danh, Minh nhân dĩ Tản Viên, Phù Đổng, Chử Đồng Tử, Nguyễn Minh Không. Đương chi nhiên; thử thời Tiên chúa vị giáng, cố vị cập thế nhân sở truyền, văn hiến khả trung. Kim tục chi).
                Trên đây là những thông tin về Tứ bất tử trong thư tịch Hán Nôm, hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Các tài liệu tiếng Việt hiện đại về Tứ bất tử thì phong phú hơn nhiều. Dưới đây, chúng tôi xin điểm qua những tài liệu đó:
                Nguyễn Tuân (1910-1987), trong thiên truyện Trên đỉnh non Tản in trong tập Vang bóng một thời, có viết: “... Bốn vị Tứ bất tử nơi thế giới u linh: thánh Tản Viên, chúa Liễu Hạnh, Chử Đồng Tử, và Phù Đổng thiên vương”.
                Hà Kỉnh (1922-1995) trong cuốn Truyền thuyết Sơn Tinh viết: “Ở Việt Nam ta có bốn vị thần bất tử là: Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử, Bà chúa Liễu Hạnh, Tản Viên Sơn Thần”.
                Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức Thịnh, trong chuyên khảo Tứ bất tử chỉ thấy trình bày về bốn vị thánh bất tử gồm: Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đạo Tổ, Đức Thánh Gióng và Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
                Nhu vậy các vị Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đạo Tổ và Thánh Gióng luôn luôn cố định và nhất quán trong các tài liệu, các thời đại. Khi Liễu Hạnh chưa giáng sinh thì Từ Đạo Hạnh hoặc Nguyễn Minh Không được xếp vào hàng Tứ bất tử. Thư tịch cổ cũng cho biết rằng, việc người Việt thờ phụng Tứ Bất Tử được người Trung Hoa biết đến và ghi nhận. Điều đó chứng tỏ việc phụng thờ Tứ Bất tử là một nét tâm linh rất độc đáo và riêng khác của người Việt.
                Lý giải về Tứ bất tử
                Trước hết, nói về con số bốn (tứ). Trong tư duy của người Việt, con số này mang tính ước lệ và có ý nghĩa lớn. Tứ (bốn) là một hằng số được dùng để khái quát về một phạm trù nào đó. Ví dụ: Tứ trấn, An Nam tứ đại tài, Tràng An tứ hổ, Sơn Tây tứ quý, Mỗ-La-Canh-Cót tứ danh hương v.v..
                Và việc chọn lấy 4, trong toàn thể của một tập hợp là chọn lấy những gì tiêu biểu nhất, độc đáo nhất và có tính thời đại.
                Từ bất tử cũng là một tập hợp như vậy. Cũng chính vì thế mà có đến 6 vị thánh được coi là bất tử trong tín ngưỡng dân tộc Việt. đó là các vị: Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đạo Tổ, Thánh Gióng, Liễu Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không.
                Sơn Tinh - Tản Viên Sơn Thánh:
                (Còn nữa)
                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                Comment


                • #9
                  “TỨ BẤT TỬ” là những ai và có từ bao giờ?

                  (Tiếp)

                  Đền Và thờ Sơn Tinh - Tản Viên Sơn Thánh
                  Tên gọi của vị Thần núi Tản, vị thần tối cổ trong tâm linh dân tộc Việt. Tản Viên Sơn tức là núi Ba Vì, “núi tổ của nước ta” (Nguyễn Trãi - Dư địa chí). Núi có ba ngọn cao chót vót. Ba anh em Thánh Tản (còn gọi là Tam vị Đại Vương Quốc chúa Thượng đẳng thần) chia nhau cai quản, mỗi người một ngọn núi.
                  Xuất phát từ nhận định cốt lõi tín ngưỡng Sơn Tinh - Tản Viên Sơn Thánh là TÍN NGƯỠNG THẦN NÚI (Sơn Tinh, Sơn thần) nằm trong hệ thống tín ngưỡng các hiện tượng tự nhiên, chúng tôi khẳng định rằng, nói Sơn Tinh - Tản Viên Sơn Thánh là nói tới cả ba anh em thần núi. Như vậy, đương nhiên cả ba vị thần đó đều thuộc Tứ bất tử.
                  Cũng từ cốt lõi của tín ngưỡng thần núi của người Việt, cho nên có hiện tượng công chúa Ngọc Hoa, vợ của Thánh Tản (người anh cả) không được đề cao ngang hàng với Tam vị Tản Viên Sơn Thánh, dù rằng ở một só làng nơi giáp ranh giữa Sơn Tây, Ba Vì, Phú Thọ vẫn có những lễ hội đề cao Ngọc Hoa.
                  Văn tế, sự sắp xếp các ngai thờ, nghi lễ, tự khí... mà chúng tôi khảo sát tại những ngôi đền thờ Thánh Tản ở vùng xung quanh núi Ba Vì càng góp phần làm sáng tỏ cho những nhận định trên đây.
                  Chử Đạo Tổ: Nếu như ở huyền thoại Sơn Tinh - Tản Viên Sơn Thánh, người ta có thể tìm thấy những lớp ý nghĩa cổ xưa nhất của tín ngưỡng chất phác, nguyên thủy bằng cách bóc tách những lớp trầm tích tiềm ẩn trong văn bản thần tích thì với huyền thoại Chử Đồng Tử, công việc trở nên rất khó khăn. Huyền thoại Chử Đồng Tử (Chử Đạo Tổ) là câu chuyện của Đạo Giáo, Đạo Thần Tiên, một tín ngưỡng vốn du nhập từ bên ngoài vào nước ta từ rất sớm. Cốt lõi huyền thoại cũng như tín ngưỡng Chử Đạo Tổ là tín ngưỡng Đạo giáo mang màu sắc tín ngưỡng dân gian thuần Việt. Chử Đồng Tử chính là người đi tiên phong trong cuộc thụ phép thần tiên để tế độ và truyền dạy cho người khác. Dân gian tôn vinh Chử Đồng Tử là Chử Đạo Tổ là vì thế.
                  Khảo sát hệ thống thờ tự ở đền chính thờ Chử Đồng Tử ở Đa Hòa, chúng tôi thấy, từ rất xa xưa, ở đó đã có ba pho tượng đồng và ba pho tượng đất mà cứ vị ngồi ở giữa là Chử Đạo Tổ, hai vị ở hai bên là Tiên Dung và Nội Trạch Tây Cung. Ở đình Tự Nhiên (huyện Thường Tín, Hà Tây), đối diện với Đa Hòa qua sông Hồng, khi mở hội cũng rước ba cỗ long kiệu ba vị kể trên.
                  Mặc dù vậy, nếu xuất phát từ cốt lõi tín ngưỡng Chử Đạo Tổ thì trong số ba vị này, chỉ có Chử Đồng Tử, là thuộc về Tứ bất tử, của tâm thức dân gian Việt Nam.
                  Thánh Gióng là vị “anh hùng độc lập” trong Tứ bất tử.



                  Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Liễu Hạnh và quá trình hội nhập vào Tứ bất tử:



                  Tượng tổ Từ Đạo Hạnh


                  Tượng Liễu Hạnh


                  Trước kia, khi Liễu Hạnh chưa xuất hiện (giáng thế) thì Từ Đạo Hạnh hoặc Nguyễn Minh Không là một trong Tứ bất tử có lẽ là từ những “tiêu chí” sau đây:
                  - Cả hai vị đều “giáng sinh” trong một triều đại sớm của lịch sử Việt Nam.
                  - Từ hai vị này đều làm nảy nở những câu chuyện đậm màu sắc Đạo giáo - một tín ngưỡng sớm đến với Việt Nam và có nhiều khả năng hội nhập với tín ngưỡng bản địa.
                  - Hai vị này đều hóa thân sau khi mất, và đầu thai thành nhiều kiếp.
                  Khi Liễu Hạnh “giáng sinh” vào khoảng thế kỷ XVI cũng chính là lúc ý thức hệ Nho giáo ở nước ta đang đi vào con đường suy thoái. Thực trạng xã hội loạn lạc, chiến tranh giết tróc, làm cho nhân dân vô cùng cực khổ, khao khát cháy bỏng về một cõi tâm linh an lạc, siêu thoát. Phật giáo và Đạo giáo có cơ phát triển trong dân gian. Về Phật giáo, quan niệm Tịnh Độ tông với lối sống từ bi hỷ xả, với phương thức thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người, với tính chất dung hòa và phổ cập đã trở nên thắng thế và phổ biến trong suốt các thế kỷ XVI và XVII. Còn Đạo giáo, với những bùa chú, phép thuật, với những lối hành đạo phức tạp bởi những biểu tượng đã nhiều lúc trở thành cứu cánh để người ta tìm về làm chỗ dựa và nuôi dưỡng niềm tin về sự giải thoát. Nội Đạo tràng ra đời vào lúc này và sớm trở nên thịnh hành, được vua Lê thừa nhận. Tín ngưỡng tam phủ, mà trung tâm là thờ Mẫu hình thành và phát triển khá nhanh.
                  Liễu Hạnh “giáng thế” đáp ứng nhu cầu thỏa mãn tâm linh của mọi giai tầng trong xã hội, phù hợp với tâm thức dân gian Việt Nam. Nếu so với Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không thì sự phụng thờ Liễu Hạnh bắt nguồn sâu xa từ trong tín ngưỡng thuần Việt của tâm thức dân gian, rồi lại xâm thực và hòa đồng vào tín ngưỡng Tứ phủ, nên tín ngưỡng này mang nhiều hơi hướng thời đại, cập nhật và phù hợp với thực tại. Ra đời trong thời kỳ đó, và với vai trò như vậy, việc tín ngưỡng Liễu Hạnh trở thành trung tâm của tín ngưỡng Tứ phủ và hội nhập với Tứ bất tử, trở thành biểu tượng của sự trường tồn là một điều dễ hiểu.
                  Từ đó đến nay, tín ngưỡng Tam phủ rồi Tứ phủ luôn luôn là một trong những trung tâm tín ngưỡng của tâm thức dân gian. Ảnh hưởng của tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh mang tính bao trùm, có phạm vi rộng lớn hơn so với ảnh hưởng của Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không là điều đã khẳng định trong dân gian.


                  Đền thờ Nguyễn Minh Không tại Ninh Bình

                  Tóm lại, trong tâm thức dân gian Việt Nam từng có Tứ bất tử. Các vị từng được coi là có chân trong Tứ bất tử gồm:
                  - Tản Viên Sơn thánh (3 anh em)
                  - Chử Đạo Tổ
                  - Thánh Gióng
                  - Thánh Láng Từ Đạo Hạnh
                  - Nguyễn Minh Không
                  - Thánh Mẫu Liễu Hạnh
                  Qua thời gian, cùng với sự xuất hiện những yếu tố mới, mang tính thời đại về tư tưởng, triết lý, quan niệm thì niềm tin, tín ngưỡng, quan niệm về Tứ bất tử có sự thay đổi, dẫn đến việc Thánh Mẫu Liễu Hạnh thay thế Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, đứng vào hàng Tứ bất tử như là một tất yếu.
                  Tuy nhiên, những cắt nghĩa trên đây chỉ là những nét phổ quát nhất, trên mặt bằng tín ngưỡng của dân gian trong phạm vi rộng lớn, mang đặc điểm chung nhất. Ở một số nơi, một số vùng, quan niệm tín ngưỡng vẫn có những nét riêng, và tất nhiên, không phổ biến và chỉ có ảnh hưởng ở phạm vi nhỏ, hẹp.
                  Việc phụng thờ Tứ Bất tử là một tín ngưỡng thuần túy Việt Nam, kết tinh từ những truyền thuyết đẹp đẽ và là một bộ phận không thể tách rời trong di sản tôn giáo và tinh thần của đất nước. Và chính người Trung Quốc, từ bao đời nay cũng đã biết đến và ghi nhận tín ngưỡng Tứ Bất tử của Việt Nam.
                  Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện - (Viện Nghiên cứu Hán Nôm)
                  dienbatn giới thiệu .
                  .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                  Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                  Comment


                  • #10
                    Dưới đây là sáu mươi tư quẻ của Kinh Dịch.

                    Các quẻ từ số 01 đến số 30 được gọi là Thượng kinh, bắt đầu với hai quẻ Càn (trời), Khôn (đất) nên phần này đôi khi gọi là "đạo của Trời Đất".
                    Các quẻ từ số 31 đến số 64 được gọi là Hạ kinh, bắt đầu với hai quẻ Hàm (tình yêu), Hằng (vợ chồng) nên phần này đôi khi gọi là "đạo của vợ chồng".
                    1. |||||| Thuần Càn (乾 qián)
                    2. :::::: Thuần Khôn (坤 kūn)
                    3. |:::|: Thủy Lôi Truân (屯 chún)
                    4. :|:::| Sơn Thủy Mông (蒙 méng)
                    5. |||:|: Thủy Thiên Nhu (需 xū)
                    6. :|:||| Thiên Thủy Tụng (訟 sòng)
                    7. :|:::: Địa Thủy Sư (師 shī)
                    8. ::::|: Thủy Địa Tỷ (比 bǐ)
                    9. |||:|| Phong Thiên Tiểu Súc (小畜 xiǎo chù)
                    10. ||:||| Thiên Trạch Lý (履 lǚ)
                    11. |||::: Địa Thiên Thái (泰 tài)
                    12. :::||| Thiên Địa Bĩ (否 pǐ)
                    13. |:|||| Thiên Hỏa Đồng Nhân (同人 tóng rén)
                    14. ||||:| Hỏa Thiên Đại Hữu (大有 dà yǒu)
                    15. ::|::: Địa Sơn Khiêm (謙 qiān)
                    16. :::|:: Lôi Địa Dự (豫 yù)
                    17. |::||: Trạch Lôi Tùy (隨 suí)
                    18. :||::| Sơn Phong Cổ (蠱 gǔ)
                    19. ||:::: Địa Trạch Lâm (臨 lín)
                    20. ::::|| Phong Địa Quan (觀 guān)
                    21. |::|:| Hỏa Lôi Phệ Hạp (噬嗑 shì kè)
                    22. |:|::| Sơn Hỏa Bí (賁 bì)
                    23. :::::| Sơn Địa Bác (剝 bō)
                    24. |::::: Địa Lôi Phục (復 fù)
                    25. |::||| Thiên Lôi Vô Vọng (無妄 wú wàng)
                    26. |||::| Sơn Thiên Đại Súc (大畜 dà chù)
                    27. |::::| Sơn Lôi Di (頤 yí)
                    28. :||||: Trạch Phong Đại Quá (大過 dà guò)
                    29. :|::|: Thuần Khảm (坎 kǎn)
                    30. |:||:| Thuần Ly (離 lí)
                    31. ::|||: Trạch Sơn Hàm (咸 xián)
                    32. :|||:: Lôi Phong Hằng (恆 héng)
                    33. ::|||| Thiên Sơn Độn (遯 dùn)
                    34. ||||:: Lôi Thiên Đại Tráng (大壯 dà zhuàng)
                    35. :::|:| Hỏa Địa Tấn (晉 jìn)
                    36. |:|::: Địa Hỏa Minh Di (明夷 míng yí)
                    37. |:|:|| Phong Hỏa Gia Nhân (家人 jiā rén)
                    38. ||:|:| Hỏa Trạch Khuê (睽 kuí)
                    39. ::|:|: Thủy Sơn Kiển (蹇 jiǎn)
                    40. :|:|:: Lôi Thủy Giải (解 xiè)
                    41. ||:::| Sơn Trạch Tổn (損 sǔn)
                    42. |:::|| Phong Lôi Ích (益 yì)
                    43. |||||: Trạch Thiên Quải (夬 guài)
                    44. :||||| Thiên Phong Cấu (姤 gòu)
                    45. :::||: Trạch Địa Tụy (萃 cuì)
                    46. :||::: Địa Phong Thăng (升 shēng)
                    47. :|:||: Trạch Thủy Khốn (困 kùn)
                    48. :||:|: Thủy Phong Tỉnh (井 jǐng)
                    49. |:|||: Trạch Hỏa Cách (革 gé)
                    50. :|||:| Hỏa Phong Đỉnh (鼎 dǐng)
                    51. |::|:: Thuần Chấn (震 zhèn)
                    52. ::|::| Thuần Cấn (艮 gèn)
                    53. ::|:|| Phong Sơn Tiệm (漸 jiàn)
                    54. ||:|:: Lôi Trạch Quy Muội (歸妹 guī mèi)
                    55. |:||:: Lôi Hỏa Phong (豐 fēng)
                    56. ::||:| Hỏa Sơn Lữ (旅 lǚ)
                    57. :||:|| Thuần Tốn (巽 xùn)
                    58. ||:||: Thuần Đoài (兌 duì)
                    59. :|::|| Phong Thủy Hoán (渙 huàn)
                    60. ||::|: Thủy Trạch Tiết (節 jié)
                    61. ||::|| Phong Trạch Trung Phu (中孚 zhōng fú)
                    62. ::||:: Lôi Sơn Tiểu Quá (小過 xiǎo guò)
                    63. |:|:|: Thủy Hỏa Ký Tế (既濟 jì jì)
                    64. :|:|:| Hỏa Thủy Vị Tế (未濟 wèi jì)
                    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                    Comment


                    • #11
                      1. Thuần Càn
                      Quẻ Thuần Càn,

                      Đồ hình quẻ Thuần Càn
                      hay còn gọi là quẻ Càn (乾 qián), tức Trời là quẻ số 01 trong Kinh Dịch.
                      • Nội quái là: ☰ (||| 乾 qián) Càn hay Trời (天).
                      • Ngoại quái là: ☰ (||| 乾 qián) Càn hay Trời (天).
                      Hy ghi : quẻ hoàn toàn thuộc tính cương kiện .
                      Văn vương ghi soán : Càn nguyên hanh lợi trinh .
                      Chu công giải nghĩa :
                      Sơ cửu tiềm long vật dụng .
                      Cửu nhị, hiện long tại điền, lỵ kiến đại nhân .
                      Cửu tam quân tử chung nhật kiền kiền, tịch dịch nhược lệ vô cựu . Cửu tứ, hoặc dược tại nguyên, vô cực .
                      Cửu ngũ, phi long tại thiên, lỵ kiến đại nhân .
                      Thượng cửu, kháng long hữu hối . Dụng cửu, kiến quần long vô thủ, cát . Khổng tửgiải nghĩa :
                      • Trong soán truyện :
                      Càn, Nguyên :đại tại càn nguyên, vạn vật tư thỉ, nải thống thiên .
                      Hanh :Vân hành vũ hí, phẩm vật lưu hình .Đại minh chung thỉ, lục vị thì thành, thì thừa lục long, dĩ ngự thiên .
                      Lỵ, Trinh :Càn đạo biến hóa, các chính tính mệnh, bảo hợp thái hòa, nãi lỵ trinh . Thủ xuất thứ vạt, vạn quốc hoàn minh .
                      • Trong đại tượng truyện :
                      Thiên hành kiên, quân tử dĩ tự cường bất tức .
                      Giải nghĩa: Kiện dã. Chính yếu. Cứng mạnh, khô, lớn, khỏe mạnh, đức không nghỉ. Nguyên Khang Hanh Lợi Trinh chi tượng: tượng vạn vật có khởi đầu, lớn lên, toại chí, hóa thành
                      2. Thuần Khôn
                      Quẻ Thuần Khôn,

                      Đồ hình quẻ Thuần Khôn
                      còn gọi là quẻ Khôn (坤 kūn), tức Đất là quẻ số 02 trong Kinh Dịch.
                      • Nội quái là: ☷ (::: 坤 kūn) Khôn = (地) Đất.
                      • Ngoại quái là: ☷ (::: 坤 kūn) Khôn = (地) Đất.
                      Phục Hy ghi : Khôn nghĩa là thuận .
                      Văn vương viết soán : Khôn nguyên hanh lỵ, tấn mã chi trinh ; quân tử hữu du vãng, tien mê hậu đắc, chủ lỵ ; Tây Nam Đắc bằng, Đông Bắc Táng bằng, yêu Trinh, cát .
                      Chu công viết hào từ:
                      Sơ lục, lý sương kiên băng chí .
                      Lục nhị, trực phương đại, bất tập, vô bất lỵ .
                      Lục tam, hàm chương khả trinh, hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung .
                      Lục tứ, quát nang, vô cựu, vô dự .
                      Lục ngũ,, hoàng thường, nguyên cát .
                      Thượng lục, long chiếu vu dạ, kỳ huyết huyền hoàng .
                      Khổng tử :
                      • Trong Soán truyện :
                      Chí tai Khôn Nguyên, vạn vật tư sih, nãi thuận thừa thiên ..
                      Khôn hậu tải vật, đức hợp vô cương, hàm hoàng quang đại, phẩm vật hàm hanh .
                      Tấn mã địa loại, hành địa vô cương, nhu thuận lỵ trinh.
                      Quân tử du hành, tiên mê thất đạo, hậu thuận đắc thường, tây nam đắc bằng, nãi dự loại hành, đông bắc táng bằng, nải chung hữu khánh .
                      An trinh chi cát, ứng địa vô cương .
                      • Đại tượng truyện :
                      Địa thế Khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật ..
                      Giải nghĩa: Thuận dã. Nhu thuận. Thuận tòng, mềm dẻo, theo đường mà được lợi, hòa theo lẽ, chịu lấy. Nguyên Hanh Lợi Trinh chi tượng.
                      3. Thủy Lôi Truân
                      Quẻ Thủy Lôi Truân,

                      Đồ hình quẻ Thủy Lôi Truân
                      đôi khi còn gọi là quẻ Truân (屯 chún) là quẻ số 03 trong Kinh Dịch.
                      • Nội quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn = (雷) Sấm
                      • Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm = (水) Nước
                      Phục Hy ghi : Tự quái, hữu thiên địa, nhiên hậu vạn vật sinh yên, doanh thiên địa chi gian giả, duy vạn vaatj cổ thụ chi dã truân .
                      Truân giả doanh dã, truân dã vật chi thỉ sanh dã .
                      Văn vương viết soán từ :Truân, Nguyên Hanh, Lỵ Trinh, vật dụng hữu du vãng, lỵ kiến hầu .
                      Chu công viết hào từ :
                      Sơ cửu, bàn hoàn, lỵ cự trinh, lỵ kiến hầu .
                      Lục nhị, Truân như chiên như, thừa mã ban như phỉ kiến hôn cấu, nữ tử, trinh, bất tử, thập niên nải tự .
                      Lục tam, tức lộc, vô ngư, duy nhập vu lâm trung, quân tử kỵ, bất như xá, vằng, lẫn .
                      Lục tứ, thừa mã ban như, cấu hôn cấu, vãng cát, vô bất lỵ .
                      Cửu ngũ, truân kỳ cao, tiểu trinh, cát ; đại trinh, hung .
                      Thượng lục, thừa mã ban như, khấp huyết liên như .
                      .
                      Giải nghĩa: Nạn dã. Gian lao. Yếu đuối, chưa đủ sức, ngần ngại, do dự, vất vả, phải nhờ sự giúp đỡ. Tiền hung hậu kiết chi tượng: trước dữ sau lành.
                      4. Sơn Thủy Mông
                      Quẻ Sơn Thủy Mông, còn gọi là quẻ Mông (蒙 meng2), là quẻ thứ 04 trong Kinh Dịch.
                      • Nội quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm = (水) Nước
                      • Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn = (山) Núi
                      Phục Hy ghi:Tự quái, Truân giả vật chi thi sinh dã, vật sinh tât Mông, cố thụ chi dĩ Mông, Mông giả mông dã, vật chi tử dã.
                      Văn vương ghi soán từ : Mông, hanh : phỉ giả cầu đồng mông, dông mông cầu ngã sơ, phệ, cốc, tái tam, độc .
                      Độc tắc bất cốc, lỵ trinh .
                      Chu công viết hào từ :
                      Sơ lục, phát mông, lợi dùng hình nhân, dụng thoát triết cốc, dĩ vãng, lẩn.
                      Cửu nhị, bao mông, cát, nạp phụ, cát, tử khắc gia,.
                      Lục tam, vật dụng thú nữ kiểu kim phu bất hữu cung vô du lỵ .
                      Lục tử, khốn mông, lẫn .
                      Lục ngũ, đồng mông, cát.
                      Thượng cửu, kích mông,bất lợi vi khấu, lợi ngự khấu .

                      Giải nghĩa: Muội dã. Bất minh. Tối tăm, mờ ám, không minh bạch, che lấp, bao trùm, phủ chụp, ngu dại, ngờ nghệch. Thiên võng tứ trương chi tượng: tượng lưới trời giăng bốn mặt.
                      5. Thủy Thiên Nhu
                      Quẻ Thủy Thiên Nhu,

                      Đồ hình quẻ Thủy Thiên Nhu
                      còn gọi là quẻ Nhu (需 xu1).
                      • Nội quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天).
                      • Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水).
                      Phục Hy ghi:Mông giả mông dã vật chi trĩ dả, vật trĩ bất khả bất dưỡng dã, cố thụ chi dĩ Nhu, Nhu giả ẩm thực chi đạo dã .
                      Văn vương ghi soán từ :Nhu, hữu phu, quang hanh, trinh, cát, thiệp đại xuyên.
                      Chu công viết hào từ:
                      Sơ cửu, Nhu vu giao, lỵ dụng hằng, vô cựu.
                      Cửu nhị, Nhu vu sa, iểu hữu ngôn, chung, cát.
                      Cửu tam, Nhu vu nê, trí khấu chí.
                      Lục tứ, Nhu vu huyết, xuất tự huyệt .
                      Cửu ngũ, nhu vu tửu tự, trinh, cát .
                      Thượng lục, nhập vu huyệt hữu bất tốc chi khách, tam nhân lại, kính chi, chung cát .
                      Giải nghĩa: Thuận dã. Tương hội. Chờ đợi vì hiểm đằng trước, thuận theo, quây quần, tụ hội, vui hội, cứu xét, chầu về. Quân tử hoan hội chi tượng: quân tử vui vẻ hội họp, ăn uống chờ thời.
                      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                      Comment


                      • #12
                        6. Thiên Thủy Tụng
                        Quẻ Thiên Thủy Tụng,
                        Hình quẻ Thiên Thủy Tụng
                        còn gọi là quẻ Tụng 訟 (song4), là quẻ thứ 06 trong Kinh Dịch.
                        • Nội quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水).
                        • Ngoại quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天).
                        Phục Hy ghi: Nhu giả ẩm thực chi đạo dã, ẩm thực tất hữu tụng, cố thụ chi dĩ tụng.
                        Văn vương ghi soán từ : Tụng, hữu phu, trất, dịch ;trung, cát, chung, hung ;ly kiến đại nhân, bất lỵ thiệp đại xuyên .
                        Chu công viết hào từ:
                        Sơ lục, bất vĩnh sở sự, tiểu hữu ngôn, chung cát .
                        Cửu nhị, bất khắc tụng, quy nhi bô, kỳ ấp nhân, tam bách hộ, vô sảnh .
                        Lục tam, thục cựu đức, trinh lệ, chung cát, Hoặc tòng vương sự, vô thành .
                        Cửu tứ, bất khắc tụng, phục tức mệnh, du an trinh cát .
                        Cửu ngũ, tụng, nguyên cát .
                        Thượng cửu, hoặc tích chi bàn dái, chung triêu tam trị chi .
                        Giải nghĩa: Luận dã. Bất hòa. Bàn cãi, kiện tụng, bàn tính, cãi vã, tranh luận, bàn luận. Đại tiểu bất hòa chi tượng: lớn nhỏ không hòa.
                        7. Địa Thủy Sư
                        Quẻ Địa Thủy Sư,
                        Hình quẻ Địa Thủy Sư
                        còn gọi là quẻ Sư 師 (shi1), là quẻ số 07 trong Kinh Dịch
                        • Nội quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水).
                        • Ngoại quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地).
                        Phục Hy ghi: Tạng tất hữu chúng khởi, cố thụ chi dĩ sư, sư giả chủng dã .
                        Văn vương ghi soán từ: Sư, trinh, trượng nhân cát, vô cữu .
                        Chu công viết hào từ :
                        Sơ lục, sư xuất dĩ luật, phủ, tàng, hung .
                        Cửu nhị, tại sư trung, cát, vô cựu, vưong tam tích mạng .
                        Lục tam, sư, hoặc dư thi, hung .
                        Lục tứ, sư, tả thứ, vô cựu .
                        Lục ngũ, điền hữu cấm, ly chấp ngôn, vô cựu .
                        Thượng lục, đại quân hữu mệnh, khai quốc thừa gia, tiểu nhân vật dụng .
                        Giải nghĩa: Chúng dã. Chúng trợ. Đông chúng, vừa làm thầy, vừa làm bạn, học hỏi lẫn nhau, nắm tay nhau qua truông, nâng đỡ. Sĩ chúng ủng tòng chi tượng: tượng quần chúng ủng hộ nhau.
                        8. Thủy Địa Tỷ
                        Quẻ Thủy Địa Tỷ, đồ hình ::::|: còn gọi là quẻ Tỷ (比 (bi3), là quẻ thứ 08 trong Kinh Dịch.
                        • Nội quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地).
                        • Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水).
                        Giải nghĩa: Tư dã. Chọn lọc. Thân liền, gạn lọc, mật thiết, tư hữu riêng, trưởng đoàn, trưởng toán, chọn lựa. Khứ xàm nhiệm hiền chi tượng: bỏ nịnh dụng trung.
                        Lấy từ « http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach...8Ba_T%E1%BB%B7 »
                        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                        Comment


                        • #13
                          Cách Chọn Ngày Giờ Tốt Căn Bản
                          Trường Minh
                          CHƯƠNG 1 : CÁCH THỨC CHỌN NGÀY GIỜ TỐT.
                          **********
                          1/. TÌM BIẾT VỤ ĐỊNH LÀM VÀ NHỮNG NGÀY TỐT
                          Trước tiên , dò theo mục lục soạn sẵn 86 vụ việc thường làm trong chương 2 để biết vụ mình làm thuộc về vụ nào trong adnh sách đó. Rồi vào ngay vụ việc đó ,để biết hết tên các ngày tốt cho vụ việc của mình làm. Ví dụ : Muốn lợp nhà thì tìm vụ số 4 thấy có 23 ngày tốt ; muốn xây bếp tìm vụ số 17 thấy có 18 ngày tốt...vv...
                          2/.DÒ COI GẶP BAO NHIÊU NGÀY TỐT ĐÓ TRONG THỜI GIAN MÌNH ĐỊNH LÀM :
                          Bây giờ , ta phải tính xem việc mình định làm đây là làm trong khoảng thời gian nào. ( Ví dụ từ ngày nào tới ngày nào , trong khoảng bao lâu thì xong ) Rồi dò trong lịch coi trong khoảng thời gian đó gặp bao nhiêu ngày tốt có tên trong vụ ( mà mình mới tìm ra ở trên đó ). Ghi hết các ngày đó ra , tính xem ngày nào có nhiều điểm nhất trong số đó thì chọn.
                          3/. ĐỊNH SỐ ĐIỂM CHO NGÀY TỐT CĂN BẢN :
                          Trong chương 2 gồm có 86 vụ , Mỗi vụ nào cũng có biên sẵn một số ngày tốt , được mệnh danh là những ngày tốt căn bản , vì phải lấy nó làm gốc để lựa ngày. Và bất kỳ ngày nào trong đó , khi đã chọn trong số đó là đã có 5 điểm/ngày.
                          4/. XÉT ĐIỂM CHO NGÀY TỐT CĂN BẢN KHI GẶP 3 LOẠI : SAO-TRỰC-THẦN SÁT.
                          Mỗi ngày tốt căn bản đều gặp 3 loại sao-Trực-Thần Sát. Bởi do có việc gặp gỡ này mới có việc thêm bớt điểm cho ngày tốt căn bản. Đại khái hễ gặp 1 loại nào hạp với vụ mình làm thì cộng thêm 1 điểm , gặp bao nhiêu loại hạp thì được cộng thêm bấy nhiêu điểm. Ngược lại , gặp loại nào trái-kỵ với việc mình làm thì trừ đi 1 điểm , gặp bao nhiêu loại khắc kỵ thì trừ đi bấy nhiêu điểm. Cụ thể cho từng loại được tính như sau :
                          a/. Xét điểm khi gặp các loại Sao :
                          _ Trước tiên xin nói rõ Sao ở đây chỉ là chỉ Nhị Thập Bát Tú thôi , các Sao khác đã tính theo loại Thần Sát rồi vậy. Hệ này gồm 28 vì Sao , chia ra làm 3 loại : Kiết Tú ( Sao tốt ) , Bình Tú ( Sao trung bình ) , Hung Tú ( Sao xấu).
                          Hãy dò xem trong lịch , mỗi ngày đều có 1 Sao tương ứng đi kèm , xem ngày tốt căn bản gặp sao gì , tốt hay xấu , hay bình rồi tính như dưới đây
                          _ Ngày tốt căn bản gặp Kiết Tú : Trước tiên là ta được cộng 1 điểm trước đã. Kế đến dò xem trong chương 3 khi nói về 28 Sao này , xem trong các việc nên -kỵ của Sao này đối với việc mình định làm thế nào. Nếu gặp Sao nay có nói nên làm việc mình định làm thì được cộng thêm 1 điểm nữa .
                          Ví dụ : Ta định lựa ngày cưới gã mà gặp Sao Phòng , là Sao tốt , là được cộng thêm 1 điểm , xem chỗ Sao Phòng thấy có nói nên cười gã , hợp với việc của mình , vậy là cộng thêm 1 điểm nữa . Tức là cưới gã mà ngày đó có Sao Phòng là được cộng thêm 2 điểm vậy.
                          Nhưng nếu đó là Khai trương , thì chỉ được cộng thêm 1 điểm thôi , vì chỗ Sao Phòng không có nói nên Khai trương.
                          _ Ngày tốt căn bản gặp Hung tú : Trước tiên là thấy bị trừ 1 điểm đã , kế đến cũng như ở trên ,xem chỗ Hung Tú này có khắc kỵ việc mình làm không , nếu có là bị trừ thêm 1 điểm nữa vậy
                          Ví dụ : Ta xem cho thân chủ kiếm ngày chôn cất , gặp Sao Cang thì bị bớt 1 điểm , xem chỗ sao Cang thấy có nói kỵ chôn cất nên bớt thêm 1 điểm nữa vậy. Nghĩa là chọn ngày cho việc chôn cất gặp Sao Cang thì bị trừ 2 điểm.
                          Nhưng nếu là định đào giếng thì chỉ bị bớt 1 điểm thôpi , vì Sao Cang không cữ việc đào giếng.
                          _ Ngày tốt căn bản gặp Bình Tú : Như vậy thì không được công thêm điểm đầu tiên nhưi 2 loại trên. lúc này ta phải xem chỗ sao Bình Tú này xem hạp kỵ với việc mình định làm thế nào , nếu gặp việc hạp thì được cộng thêm 1 điểm , nếu gặp việc kỵ thì bị trừ đi 1 điểm , nếu việc mình định làm không thấy nói gì đến thì không cộng cũng không trừ.
                          b/ Xét điểm khi gặp 12 loại Trực :
                          Có 12 Trực tầt cả. Trong các lịch có ghi rõ mỗi ngày ứng với 1 trực tương ứng , xoay vần đi, chỉ có ngày giao tiết thì trực mới trùng với trực ngày trước . Cách tính cũng y như trên , nếu gặp trực hạp với việc mình định làm thì cộng thêm 1 điểm , nếu gặp trực kỵ với việc mình định làm thì trừ đi 1 điểm , không thấy nói gì đến trực trong vụ việc mình định làm thì thôi.
                          c/. Xét điểm khi ngày tốt căn bản gặp các loại Thần Sát :
                          Nếu nói đến Thần Sát cò hàng mấy trăm loại Thần Sát , có những Thần Sát hợp lý cũng có , những Thần Sát rất phi lý do người đời sau bịa đặt ra cũng có. Nhưng trong phạm vi bài này , NCd tôi không bàn đến vấn đề đó vậy , chỉ xét 1 số Thần Sát có đề cấp đến trong từng ụ việc nêu ra thôi.
                          Có những thần sát được nêu ra trong lịch (đương nhiên là lịch chữ Tàu chứ lịch Việt thì không có ghi 1 thần sát nào rồi ) , có những thần sát không ghi ra lịch , ta phải tra trong bảng lập thành sẵn ở chương 8.
                          Trong tất cả thần sát đề cập đến trong vụ , có khi chỉ gặp 1 -2 thần sát trong ngày tốt căn bản , thậm chí có khi cũng không gặp thần sát nào cũng có. Tùy theo thần sát đó hạp hay kỵ với việc mà mình định làm mà cộng hay trừ điểm , mỗi thần sát hạp hay kỵ là 1 điểm.
                          5/. MỘT THÍ DỤ CỤ THỂ :
                          Nay lấy vụ "động đất ban nền" làm 1 thí dụ để dẫn giải cho đầy đủ. Xem trong chương 2 thì vụ "động đất ban nền" là vụ thứ 5 , có 5 khoảng sau đây :
                          _ Có kể 15 ngày tốt căn bản : Giáp Tý ,Quý Dậu ,Mậu Dần ,Kỷ Mẹo ,Canh Thìn ,Tân Tị ,Giáp Thân ,Bính Tuất ,Giáp Ngọ ,Bính Thân ,Mậu Tuất ,Kỷ Hợi ,Canh Tý ,Giáp Thìn ,Quý Sửu.
                          _ Có đề cập 5 trực hạp với vụ :Trừ ,Định ,Chấp ,Thành ,Khai
                          _ Có đề cập 4 trực kỵ với vụ :Kiên ,Phá ,Bình ,Thâu.
                          _ Có đề cập 5 Kiết Thần hạp với vụ : Thiên Đức,Nguyệt Đức,Thiên Ân,Huỳnh Đạo,Nguyệt Không.
                          _ Có đề cập đến 8 Hung sát kỵ với vụ : Thổ Cấm ,Thổ Ôn , Thổ Phủ,Thổ Kỵ,Thiên Tặc,Nguyệt kiên chuyển sát,Thiên Địa chuyển sát ,Cửu thổ Quỷ.
                          Giả như ta tính làm vụ "động đất ban nền" này là trong năm Quý Hợi (1983) , trong khoảng 2 tiết Kinh Trập & Xuân Phân
                          Theo lịch thì ta tìm thấy khoảng thời gian này là từ 7/3/1983 đến 5/4/1983 ( theo Âm lịch là từ 23/1 đến 22/2 năm ấy ).
                          Xét trong khoảng thời gian này ta thấy được 7 ngày tốt căn bản của vụ này ( nằm trong 15 ngày kể ở trên) . Trước tiên , ta cho mỗi ngày tốt căn bản này là 5 điểm , và cư theo cách gia-giảm đã nói để tìm ngày tốt nhất :
                          _ Ngày Giáp Ngọ : Sao Tâm ( hung) , trực Bình (kỵ) , Sao Nguyệt Đức (hạp) , Sao Huỳnh Đạo (hạp) , Sao Cửu Thổ Quỷ (kỵ) => Vốn 5 điểm , nay bớt 3 thêm 2 nên còn 4 điểm.
                          _ Ngày Bính Thân : Sao Cơ (kiết) , trực Chấp(hạp) , SaoThiên Đức (hạp). => Vốn 5 điểm nay thêm 3 nữa là được 8 điểm.
                          _ Ngày Mậu Tuất : Sao Ngưu(hung) , trực Nguy(không) , => Vốn có 5 điểm nay bớt 1 còn 4 điểm
                          _ Ngày Kỷ Hợi : Sao Nữ (hung) , trực Thành (hạp) , Sao Thổ Cấm (kỵ) , => Vốn có 5 điểm nay thêm 1 mà bớt 2 nên còn 4 điểm.
                          (Còn nữa)
                          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                          Comment


                          • #14
                            Cách Chọn Ngày Giờ Tốt Căn Bản

                            (Tiếp)
                            _ Ngày Canh Tý : Sao Hư (hung) , trực Thâu (kỵ) , Sao Huỳnh Đạo (hạp) , Sao Nguyệt Không (hạp). => Vốn có 5 điểm nay bớt 2 mà cũng thêm 2 vậy là vẫn nguyên 5 điểm
                            _ Ngày Giáp Thìn : Sao Khuê (không), trực Trừ (hạp) , Sao Nguyệt Đức (hạp). => Vốn có 5 điểm , nay thêm 2 điểm nữa là được 7 điểm.
                            _ Ngày Quý Sửu : Sao Tinh (không), trực Bế (không), Sao Thiên Ân (hạp). => Vốn có 5 điểm nay thêm 1 điểm nữa là được 6 điểm.
                            Các Sao-Trực đều có ghi trong lịch. Trong chương 2 khi đề cập đến từng vụ đều có ghi rõ hạp-kỵ với Trực gì ,Thần sát gì. Các Sao tốt xấu thì trong chương 3 có ghi rõ sao tốt xấu , và nó có những trường hợp ngoại lệ , hãy lưu ý để khỏi nhầm. Ví dụ như sao Đê vốn là Hung Tinh , nhưng ở ngày Thìn nó là Đăng Viên nó lại thành cực kỳ tốt vậy. Phải cẩn thận kẻo lầm lẫn đấy ! Về các Sao Thần Sát ( Sao ở trên là Sao trong hệ Nhị Thập Bát Tú thôi ) thì trong chương 8 có ghi rõ từng tiết khí gì có các sao gì trong từng ngày , quan trọng là ta phải xác định thời gian mà mình định làm việc đó nằm trong tiết khí gì.
                            Bây giờ , sau khi đã cho điểm các ngày ấy theo Sao NTBT _ Trực _ Sao Thần Sát , ta tổng kết lại xem ngày nào có điểm cao. Đấy chỉ mới là TẠM CHỌN thôi. Vì xem ngày mà không xét tuổi thì không được vậy. Đem các ngày mà ta đã chọn có điểm cao đó mà so đối với tuổi để có kết quả sau cùng. Nhiều khi 1 ngày ở phần trước có điểm thấp hơn , nhưng khi sang bên này lại cao điểm hơn ; nhiều ngày ở phần trước có điểm cao hơn , nhưng khi so với tuổi lại xung kỵ nên thấp điểm xuống không được chọn. Cho nên , trong việc chọn ngày chỉ cần hấp tấp , sai 1 li đi 1 dặm ngay. Huống chi đây chỉ mới là cách CHỌN NGÀY CĂN BẢN thôi , còn những cách chọn ngày đặc biệt khác xa so với các cách lựa chọn này. Đạt đến mức thuần thục các cách đó ,thì ứng dụng vào PT không cần dùng các phép hóa giải căn bản nữa , chỉ lựa đúng ngày giờ đến ngay nơi góc nào đó tác động vào (chẳng hạn dùng búa gõ lên đó , hoặc vỗ lên vách nơi đó là đủ..).
                            6/. LẤY TUỔI MÌNH SO ĐỐI VỚI CÁC NGÀY TỐT CAO ĐIỂM
                            Muốn biết cách so đối tuổi với các ngày cao điểm phần trước , xin xem thuần thục chương 5 và 6 , có luận về các vấn đề cơ bản của Âm Dương , Ngũ Hành , Can Chi ,Xung-Hại-Hình-Phá-Hạp...( Xin nhớ phải nhuần nhuyễn ở 2 chương đó hãy xem cho người kẻo có sai lệch). Để thí dụ cho việc này , ta tạm lấy 2 ngày cao điểm nhất trong thí dụ trên kia so đối với 2 tuổi Nhâm dần và Kỷ Dậu ,thử xem thế nào. Trong thí dụ trên , 2 ngày cao điểm nhất chính là Giáp Thìn 7 điểm - và Bính thân 8 điểm.
                            ***Trước tiên ta chọn người tuổi Nhâm Dần trước :
                            _ Tuổi này so với ngày Bính Thân có 3 cách xấu :
                            Nhâm thủy và Bính hỏa là CAn phá.
                            Dần với Thân là Trực xung.
                            Nhâm Dần nạp âm Kim , Bính Thân nạp âm Hỏa , tương khắc.
                            Vậy ngày Bính Thân trước được 8 điểm nay nếu người làm là tuổi Nhâm Dần thì chỉ còn 5 điểm.
                            _ Tuổi này so với ngày Giáp Thìn có 1 cách xấu :
                            Nhâm Dần nạp âm Kim,Giáp Thìn nạp âm Hỏa , tương khắc.
                            Vậy ngày này trước 7 điểm nay còn 6 điểm.
                            ***Với người tuổi Kỷ Dậu :
                            _ So với ngày Bính Thân : có 1 cách tốt :
                            Bính Thân nạp âm Hỏa ,Kỷ Dậu nạp âm Thổ , tương sinh.
                            Vậy ngày Bính thân trước 8 điểm nay thành 9 điểm.
                            _ So với ngày Giáp Thìn : có 3 cách tốt :
                            Giáp Dương Mộc với Kỷ Âm thổ là Thiên Can hợp hóa
                            Thìn với Dậu là Địa Chi Lục Hợp
                            Giáp Thìn nạp âm Hỏa , Kỷ Dậu nạp âm thổ.
                            Vậy ngày Giáp thìn trước chỉ 7 điểm nay thành 10 điểm
                            Qua thí dụ trên ,ta thấy rõ ngày trước thấp điểm sau có thể cao , trước cao sau có thế thấp.
                            7/.CHỌN GIỜ TỐT
                            Khi chọn được ngày lành rồi thì chọn giờ tốt trong ngày để khởi công , khởi sự , là bắt đầu làm cái việc mình định làm ấy. Trong 1 tháng có ngày tốt ngày xấu , thì trong 1 ngày cũng có giờ tốt giờ xấu ( nếu quý vị nào nghiên cứu sâu về quẻ Dịch thì có thể không được giờ thì lấy phút , không được cả quẻ phút thì lấy giây. Nhưng đấy là lấy động liền theo quẻ Dịch , không thuộc lĩnh vực chúng ta đang trao đổi ở đây ). Theo như các sách cơ bản thì trong 1 ngày có 6 giờ tốt gọi là 6 giờ Hoàng Đạo , và 6 giờ xấu gọi là giờ Hắc Đạo. Khi bàn về các giờ này ở chương 7 , NCD sẽ đưa ra các cách tính thường nêu trong các sách & chỉ ra cách tính tỉ mỉ hơn về các giờ này. Bây giờ chúng ta lấy 1 thí dụ , để tìm xem giờ tốt nào phù hợp với tuổi mình hơn.
                            Ví dụ : Người xem tuổi Canh tý , đã xem được ngày Giáp Tý là ngày cao điểm nhất trong các bước trên. Tra xem ở chương 7 , thì thấy ngày Giáp tý có 6 giờ Hoàng Đạo : Giáp Tý , Ất Sửu , Đinh Mẹo , Canh Ngọ , Nhâm Thân , Quý Dậu.
                            cách so đối cũng y như trên kia lấy tuổi so với ngày tốt cao điểm vậy.
                            _ Tuổi Canh Tý (Thổ) _ giờ Giáp Tý (Kim) : Có 1 xấu 1 tốt. Canh phá Giáp là xấu. Nạp âm Thổ sinh nạp âm Kim.
                            _ Tuổi Canh Tý (thổ) _ giờ Ất Sửu (Kim) : có 3 cách tốt => Ất với Canh là Thiên Can Ngũ hợp . Tý với Sửu là Địa Chi Lục hợp. Nạp âm Thổ sinh nạp âm Kim
                            _ Tuổi Canh Tý (Thổ) _ giờ Đinh Mẹo (Hỏa) :có 1 tốt và 1 xấu. Tý với Mẹo là Tam hình. Nạp âm Hỏa sinh Thổ.
                            _ Tuổi Canh Tý (Thổ) _giờ Canh Ngọ (Thổ) : có 1 tốt 1 xấu. Nạp âm Thổ với Thổ tỷ hòa , vượng. Tý với Ngọ là Lục Xung.
                            _ Tuổi Canh Tý (Thổ) _ giờ Nhâm Thân (Kim) : có 2 cách tốt. Nạp âm tương sinh là 1. Tý với Thân là Tam Hợp.
                            _ Tuổi Canh Tý (Thổ) _ giờ Quý Dậu (Kim) : có 1 xấu và 1 tốt. Nạp âm tương sinh là tốt. Tý với Dậu là Lục Phá.
                            Trong 6 giờ Hoàng Đạo trên thì giờ Ất Sửu tốt hạng nhất vì có tới 3 cách tốt. Kế đến là giờ Nhâm Thân có 2 cách tốt. Do giờ Ất Sửu là vào lúc khuya chẳng tiện xài , nên giờ hợp lý là giờ Nhâm Thân dễ dùng hơn. trong việc chọn giờ có thể sắp hạng từ tốt tới xấu như sau ;
                            _Giờ có 3 cách tốt là HẠNG NHẤT , rất nên dùng.
                            _Giờ có 2 cách tốt là HẠNG NHÌ , nên dùng.
                            _Giờ có 1 cách tốt mà không lẫn cách xấu là Hạng ba , khá nên dùng.
                            _Giờ có 2 cách tốt và 1 cách xấu là Hạng tư , khá nên dùng.
                            _Giờ có 1 cách tốt và 1 cách xấu là hạng năm , tạm dùng.
                            _Giờ có 1 cách xấu mà không có lẫn 1 cách tốt là hạng sáu , chẳng nên dùng.
                            _Giờ có 2 cách xấu và 1 cách tốt là hạng bảy , chẳng nên dùng.
                            _Giờ có 2 cách xấu là hạng tám , quyết không nên dùng.
                            _Giờ có 3 cách xấu là hạng chín , tuyệt đối chẳng nên dùng.

                            CHƯƠNG II : CHỌN NGÀY TỐT CĂN BẢN CHO 83 VỤ
                            ********
                            Trong chương này chỉ liệt kê ra 83 vụ thường gặp nhất , thông dụng nhất thôi , chứ không phải là đã đầy đủ toàn bộ. Nên nhớ đây chỉ là những ngày tốt căn bản , căn bản có nghĩa là cội rễ , cốt yếu thôi. Trong mỗi vụ ngoài các ngày căn bản , có khi còn có các Sao (thuộc hệ NTBT) , các Trực , các Sao Thần Sát hạp hay kỵ với vụ. Các Sao-Trực đó tìm ý nghĩa chúng troong các chương sau vậy.
                            MỤC LỤC 83 VỤ :
                            _ Đại minh nhật.
                            _ Khởi tạo.
                            _ Tu tạo.
                            (Còn nữa)
                            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                            Comment


                            • #15
                              Cách Chọn Ngày Giờ Tốt Căn Bản (Tiếp)

                              _ Lợp nhà , che mái , làm nóc.
                              _ Động thổ ban nền.
                              _ Xây đắp nền , tường.
                              _ Khởi công làm giàn gác.
                              _ Đặt táng.
                              _ Dựng cột.
                              _ Gác đòn đông.
                              _ Làm cửa.
                              _ Làm kho lẫm.
                              _ Sửa chữa kho lẫm.
                              _ Đem ngũ cốc vào kho.
                              _ Về nhà mới ,dời chỗ ở.
                              _ Làm nhà Bếp hay sửa nhà Bếp.
                              _ Xây Bếp.
                              _ Thờ phượng Táo Thần.
                              _ Tạ lễ đất đai.
                              _ Lót giường.(Vụ này NCD sẽ có 1 bài chuyên,nâng cao cách chọn ngày cho nó)
                              _ Nạp lễ cầu thân.
                              _ Làm lễ hỏi, lễ cưới gả , lễ đưa rước dâu rễ.
                              _ Ngày bất Tương nên cưới gả.
                              _ Những tháng lợi hại cưới gả.
                              _ Tháng sanh nam nữ lỵ cưới nhau.
                              _ Tuổi con trai kỵ năm cưới vợ.
                              _ Tuổi con gái kỵ năm lấy chồng.
                              _ Chôn cất.
                              _ Xả tang.
                              _ Ngày Thần Trùng.
                              _ Xuất hành.
                              _ Ngày tốt đi thuyền.
                              _ Ngày kỵ đi thuyền.
                              _ Đóng thuyền hay sửa chữa thuyền.
                              _ Làm mui ghe thuyền.
                              _ Hạ thủy thuyền mới.
                              _ Khai trương , mở kho , nhập kho , lấy hay cất vật quý.
                              _ Mua hàng bán hàng.
                              _ Lập khế ước giao dịch.
                              _ Đặt yên máy dệt.
                              _ Đặt yên cối xay.
                              _ Chia lãnh gia tài sản nghiệp.
                              _ Mua ruộng đất , phòng nhà , sản vật.
                              _ Cày ruộng , gieo giống.
                              _ Ngâm thóc.
                              _ Ương mạ.
                              _ Trồng lúa.
                              _ Gặt lúa.
                              _ Đào giếng.
                              _ Sửa giếng.
                              _ Đào ao hồ.
                              _ Khai thông hào rảnh.
                              _ Làm cầu tiêu.
                              _ Chặt cỏ phá đất.
                              _ Vào núi đốn cây.
                              _ Nạp nô tỳ.
                              _ Kết màn may áo.
                              _ Vẽ tượng ,họa chân dung.
                              _ Cạo tóc tiểu nhi.
                              _ Nhập học.
                              _ Lên quan lãnh chức.
                              _ Thừa kế tước phong.
                              _ Đi thi , ra ứng cử.
                              _ Cho vay mượn.
                              _ Thâu nợ.
                              _ Làm tương.
                              _ Làm rượu.
                              _ Săn thú , lưới cá.
                              _ Nuôi tằm.
                              _ Mua lợn.
                              _ Làm chuồng lợn.
                              _ Sửa chuồng lợn.
                              _ Mua ngựa.
                              _ Làm chuồng ngựa.
                              _ Mua trâu.
                              _ Làm chuồng trâu.
                              _ Mua gà , ngổng , vịt.
                              _ Làm chuồng gà , ngổng , vịt.
                              _ Nạp chó.
                              _ Nạp mèo.
                              _ Cầu thầy trị bệnh.
                              _ Hốt thuốc.
                              _ Uống thuốc.
                              Trong 83 vụ trên đây , có 1 số vụ không còn hợp thời, hợp lý nữa , NCd tôi đưa ra đây chỉ để tham khảo thêm thôi. Như vào núi đốn cây - gặt lúa(chả lẽ lúa chín tới còn phải để lựa ngày hay sao? ) - lên quan lãnh chức(cho là làm công chức đi thì chuyên này cũng không tự mình chọn ngày nhận chức được ) - hốt thuốc+uống thuốc (không lẽ bệnh nặng tới nơi , khám & kê toa xong rồi phải chờ tới ngày hốt thuốc, rồi tới ngày mới sắc uống thì còn gì tính mạng ?! ).
                              VỤ 1 : ĐẠI MINH NHẬT
                              Phàm muốn tạo ra 1 vật , xây dựng 1 công trình , khởi động bất cứ việc chi...rất nên chọn trong 21 ngày được coi là ĐẠI MINH sau đây :
                              " Tân Mùi , Nhâm Thân , Quý Dậu _ Đinh Sửu , Kỷ Mẹo , Nhâm Ngọ _ Giáp Thân , Đinh Hợi ,Nhâm Thìn _ Ất Mùi ,Nhâm Dần _ Giáp Thìn ,Ất Tị ,Bính Ngọ ,Kỷ Dậu, Canh Tuất ,Tân Hợi _ Bính Thìn ,Kỷ Mùi ,Canh Thân ,Tân Dậu. "
                              Đại Minh là cái sáng rộng lớn lúc Trời Đất khai thông ,Thái Dương chiếu đến. Vậy nên trăm việc dùng ngày Đại Minh tất được sự tốt đến.
                              VỤ 2 : KHỞI TẠO .
                              Phàm khởi đầu chế tạo , xây đắp hay dựng nên 1 sự vật chi , như cất nhà hay đóng thuyền chẳng hạn , muốn đặng thành công và thuận lợi trong mai hậu thì nên chọn trong 10 ngay tốt sau đây :
                              " Kỷ Tị ,Tân Mùi _ Giáp Tuất ,Ất Hợi _ Ất Dậu _ Kỷ Dậu ,Nhâm Tý _ Ất Mẹo ,Kỷ Mùi ,Nhâm Thân ".
                              Lại nên chọn ngày có : trực Thành , trực Khai . Rất tốt.
                              VỤ 3 : TU TẠO.
                              Tu là sửa sang , sửa đổi , thêm bớt. Tạo là làm ra.
                              Có 8 ngày Đại du tu , các ngày này , các Hung thần đều về chầu Thượng Đế , nhân đó mình nên trộm tu tạo , việc chi cũng không bị trở ngại. 8 ngày đó là : " Nhâm Tý ,Quý Sửu ,Bính Thìn ,Đinh Tị ,Mậu Ngọ ,Kỷ Mùi ,Canh Thân , Tân Dậu.".
                              (Còn nữa)
                              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                              Comment

                              Working...
                              X