Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Tặng phần mềm LỊCH VẠN SỰ

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Tăng san bốc dịch (Tiếp)

    CÀN VI THIÊN

    --- Phụ Mẫu Tuất Thổ (Thế)

    --- Huynh Đệ Thân Kim

    --- Quan Quỷ Ngọ Hỏa

    --- Phụ Mẫu Thìn Thổ (Ứng)

    --- Thê Tài Dần Mộc

    --- Tử Tôn Tí Thuỷ

    THIÊN PHONG CẤU

    --- Phụ Mẫu Tuât Thổ

    --- Huynh Đệ Thân Kim

    --- Quan Quỷ Ngọ Hỏa (Ứng)

    --- Huynh Đệ Dậu Kim

    --- Tử Tôn Hợi Thuỷ

    - - Phụ Mẫu Sữu Thổ(Thế)

    THIÊN SƠN ĐỘN

    --- Phụ Mẫu Tuất Thổ

    --- Huynh Đệ Thân Kim (Ứng)

    --- Quan Quỷ Ngọ Hỏa

    --- Huynh Đệ Thân Kim

    - - Quan Quỷ Ngọ Hỏa (Thế)

    - - Phụ Mẫu Thìn Thổ

    THIÊN ĐỊA BỈ

    --- Phụ Mẫu Tuất Thổ (Ứng)
    --- Huynh Đệ Thân Kim
    --- Quan Quỷ Ngọ Hỏa
    - - Thê Tài Mão Mộc (Thế)
    - - Quan Quỷ Tỵ Hỏa
    - - Phụ Mẫu Mùi Thổ
    PHONG ĐỊA QUAN
    --- Thê Tài Mão Mộc
    --- Quan Quỷ Tỵ Hỏa
    - - Phụ Mẫu Mùi Thổ (Thế)
    - - Thê Tài Mão Mộc
    - - Quan Quỷ Tỵ Hỏa
    - - Phụ Mẫu Mùi Thổ (Ứng)

    SƠN ĐỊA BÁC
    --- Thê Tài Dần Mộc
    - - Tử Tôn Tí Thuỷ (Thế)
    - - Phụ Mẫu Tuất Thổ
    - - Thê Tài Mão Mộc
    - - Quan Quỷ Tỵ Hỏa (Ứng)
    - - Phụ Mẫu Mùi Thổ

    HỎA ĐỊA TẤN
    --- Quan Quỷ Tỵ Hỏa
    - - Phụ Mẫu Mùi Thổ
    --- Huynh Đệ Dậu Kim (Thế)
    - - Thê Tài Mão Mộc
    - - Quan Quỷ Tỵ Hỏa
    - - Phụ Mẫu Mùi Thổ (Ứng)

    HỎA THIÊN ĐẠI HỮU
    --- Quan Quỷ Tỵ Hỏa (Ứng)
    - - Phụ Mẫu Mùi Thổ
    --- Huynh Đệ Dậu Kim
    --- Phụ Mẫu Thìn Thổ (Thế)
    --- Thê Tài Dần Mộc
    --- Tử Tôn Tí Thuỷ

    Đó là 8 quẻ thuộc cung Càn. Cung Càn ngũ hành thuộc Kim, nên: Thân Dậu là hào Huynh Đệ vì giống nhau; Thìn Tuất Sửu Mùi là Phụ Mẫu vì Thổ sinh Kim; Tỵ Ngọ là hào Quan Quỷ vì là hào khắc (khắc mình là bệnh tật, hay quan lộc); Dần Mão là hào Tài vì mình khắc (sai khiến hay xài) là Thê Tài (vợ và tiền bạc); Nhâm Quý là hào Tử Tôn vì mình sinh ra là con cháu (cũng là phúc đức vì do mình tạo ra).

    2. CUNG ĐOÀI

    ĐOÀI VI TRẠCH
    - - Phụ Mẫu Mùi Thổ (Thế)
    --- Huynh Đệ Dậu Kim
    --- Tử Tôn Hợi Thuỷ
    - - Phụ Mẫu Sửu Thổ (Ứng)
    --- Thê Tài Mão Mộc
    --- Quan Quỷ Tỵ Hỏa

    TRẠCH THUỶ KHỐN
    - - Phụ Mẫu Mùi Thổ
    --- Huynh Đệ Dậu Kim
    --- Tử Tôn Hợi Thuỷ (Ứng)
    - - Quan Quỷ Ngọ Hỏa
    --- Phụ Mẫu Thìn Thổ
    - - Thê Tài Dần Mộc(Thế)
    (Còn nữa)
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

    Comment


    • #17
      TRẠCH ĐỊA TUỴ
      - - Phụ Mẫu Mùi Thổ
      --- Huynh Đệ Dậu Kim (Ứng)
      --- Huynh Đệ Hợi Thuỷ
      - - Thê Tài Mão Mộc
      - - Quan Quỷ Tỵ Hỏa (Thế)
      - - Phụ Mẫu Mùi Thổ

      TRẠCH SƠN HAM
      - - Phụ Mẫu Mùi Thổ (Ứng)
      --- Huynh Đệ Dâu Kim
      --- Tử Tôn Hợi Thuỷ
      --- Huynh Đệ Thân Kim (Thế)
      - - Quan Quỷ Ngọ Hỏa
      - - Phụ Mẫu Thìn Thổ

      THUỶ SƠN KIỀN
      - - Tử Tôn Tí Thuỷ
      --- Phụ Mẫu Tuất Thổ
      - - Huynh Đệ Thân Kim (Thế)
      --- Huynh Đệ Thân Kim
      - - Quan Quỷ Ngọ Hỏa
      - - Phụ Mẫu Thìn Thổ (Ứng)

      ĐỊA SƠN KHIÊM
      - - Huynh Đệ Dậu Kim
      - - Tử Tôn Hợi Thuỷ (Thế)
      - - Phụ Mẫu Sửu Thổ
      --- Huynh Đệ Thân Kim
      - - Quan Quỷ Ngọ Hỏa (Ứng)
      - - Phụ Mẫu Thìn Thổ

      LÔI SƠN TIỂU QUÁ
      - - Phụ Mẫu Tuất Thổ
      - - Huynh Đệ Thân Kim
      --- Quan Quỷ Ngọ Hỏa (Thế)
      --- Huynh Đệ Thân Kim
      - - Quan Quỷ Ngọ Hỏa
      - - Phụ Mẫu Thìn Thổ (Ứng)

      LÔI TRẠCH QUY MUỘI
      - - Phụ Mẫu Tuất Thổ (Ứng)
      - - Huynh Đệ Thân Kim
      --- Quan Quỷ Ngọ Hỏa
      - - Phụ Mẫu Sửu Thổ (Thế)
      --- Thê Tài Mão Mộc
      --- Quan Quỷ Tỵ Hỏa

      Đó là 8 quẻ của cung Đoài. Cung Đoài cũng thuộc hành Kim như cung Càn, nên vẫn lấy Kim làm Huynh Đệ và lục thân giống như cung Càn ở trên.

      3. CUNG LY

      LY VI HỎA
      --- Huynh Đệ Tỵ Hỏa (Thế)
      - - Tử Tôn Mùi Thổ
      --- Thê Tài Dậu Kim
      --- Quan Quỷ Hợi Thuỷ (Ứng)
      - - Tử Tôn Sửu Thổ
      --- Phụ Mẫu Mão Mộc

      HỎA SƠN LỮ
      --- Huynh Đệ Tỵ Hỏa
      - - Tử Tôn Mùi Thổ
      --- Thê Tài Dậu Kim (Ứng)
      --- Thê Tài Thân Kim
      - - Huynh Đệ Ngọ Hỏa
      - - Tử Tôn Thìn Thổ (Thế)

      HỎA PHONG ĐỈNH
      --- Huynh Đệ Tỵ Hỏa
      - - Tử Mẫu Mùi Thổ (Ứng)
      --- Thê Tài Dậu Kim
      --- Thê Tài Dậu Kim
      --- Quan Quỷ Hợi Thuỷ (Thế)
      - - Tử Tôn Sửu Thổ

      HỎA THUỶ VỊ TẾ
      --- Huynh Đệ Tỵ Hỏa (Ứng)
      - - Tử Tôn Mùi Thổ
      --- Thê Tài Dậu Kim
      - - Huynh Đệ Ngọ Hỏa (Thế)
      --- Tử Tôn Thìn Thổ
      - - Phụ Mẫu Dần Mộc

      SƠN THUỶ MÔNG
      --- Phụ Mẫu Dần Mộc
      - - Quan Quỷ Tí Thuỷ
      - - Tử Tôn Tuất Thổ (Thế)
      - - Huynh Đệ Ngọ Hỏa
      --- Tử Tôn Thìn Thổ
      - - Phu Mẫu Dần Mộc (Ứng)

      PHONG THUỶ HOÁN
      --- Phụ Mẫu Mão Mộc
      --- Huynh Đệ Tỵ Hỏa (Thế)
      --- Tử Tôn Mùi Thổ
      - - Huynh Đệ Ngọ Hỏa
      --- Tử Tôn Thìn Thổ (Ứng)
      - - Phụ Mẫu Dần Mộc
      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

      Comment


      • #18
        THIÊN THUỶ TỤNG
        --- Tử Tôn Tuất Thổ
        --- Thê Tài Thân Kim
        --- Huynh Đệ Ngọ Hỏa (Thế)
        - - Huynh Đệ Ngọ Hỏa
        --- Tử Tôn Thìn Thổ
        - - Phụ Mẫu Dần Mộc (Ứng)

        THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN
        --- Tử Tôn Tuất Thổ (Ứng)
        --- Thê Tài Thân Kim
        --- Huynh Đệ Ngo Hỏa
        --- Quan Quỷ Hơi Thuỷ (Thế)
        - - Tử Tôn Sửu Thổ
        --- Phụ Mẫu Mão Mộc

        Đó là 8 quẻ của cung Ly. Cung Ly ngũ hành thuộc Hỏa, nên lấy Hỏa làm hành chính mà phối với lục Thân, như sinh ra Hỏa là Mộc Dần Mão là cha mẹ. Hỏa sinh ra Thổ nên Thìn Tuất Sửu Mùi là Tử Tôn...

        4. CUNG CHẤN

        CHẤN VI LÔI
        - - Thê Tài Tuất Thổ (Thế)
        - - Quan Quỷ Thân Kim
        --- Tử Tôn Ngọ Hỏa
        - - Thê Tài Thìn Thổ (Ứng)
        - - Huynh Đệ Dân Mộc
        --- Phụ Mẫu Tí Thuỷ

        LÔI ĐỊA DỰ
        - - Tài Tài Tuất Thổ
        - - Quan Quỷ Thân Kim (Ứng)
        --- Tử Tôn Ngọ Hỏa
        - - Huynh Đệ Mão Mộc
        - - Tử Tôn Tỵ Hỏa
        --- Thê Tài Mùi Thổ (Thế)

        LÔI THUỶ GIẢI
        - - Thê Tài Tuất Thổ
        - - Quan Quỷ Thân Kim (Ứng)
        --- Tử Tôn Ngọ Hỏa
        - - Tử Tôn Ngọ Hỏa
        --- Thê Tài Thìn Thổ (Thế)
        - - Huynh Đệ Dần Mộc

        LÔI PHONG HẰNG
        - - Thê Tài Tuất Thổ (Ứng)
        - - Quan Quỷ Thân Kim
        --- Tử Tôn Ngọ Hỏa
        --- Quan Quỷ Dậu Kim (Thế)
        --- Phụ Mẫu Hợi Thuỷ
        - - Thê Tài Sửu Thổ

        ĐỊA PHONG THĂNG
        - - Quan Quỷ Dậu Kim
        - - Phụ Mẫu Hợi Thuỷ
        - - Thê Tài Sửu Thổ (Thế)
        --- Quan Quỷ Dậu Kim
        --- Phụ Mẫu Hợi Thuỷ
        - - Thê Tài Sửu Thổ (Ứng)

        THUỶ PHONG TỈNH
        - - Phụ Mẫu Tí Thuỷ
        --- Thê Tài Tuất Thổ (Thế)
        - - Quan Quỷ Thân Kim
        --- Quan Quỷ Dậu Kim
        --- Phụ Mẫu Hợi Thuỷ (Ứng)
        - - Thê Tài Sửu Thổ

        TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ
        - - Thê Tài Mùi Thổ
        --- Quan Quỷ Dậu Kim
        --- Phụ Mẫu Hợi Thuỷ (Thế)
        --- Quan Quỷ Dậu Kim
        --- Phụ Mẫu Hợi Thuỷ
        - - Thê Tài Sửu Thổ (Ứng)

        TRẠCH LÔI TUỲ
        - - Thê Tài Mùi Thổ (Ứng)
        --- Quan Quỷ Dâu Kim
        --- Phụ Mẫu Hợi Thuỷ
        - - Thê Tài Thìn Thổ (Thế)
        - - Huynh Đệ Dân Mộc
        --- Phụ Mẫu Tí Thuỷ

        Đó là 8 quẻ thuộc cung Chấn. Cung Chấn ngũ hành thuộc Mộc, nên dựa theo Mộc mà phối lục thân.
        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

        Comment


        • #19
          5. CUNG TỐN

          TỐN VI PHONG
          --- Huynh Đệ Mão Mộc (Thế)
          --- Tử Tôn Tỵ Hỏa
          - - Thê Tài Mùi Thổ
          --- Quan Quỷ Dậu Kim (Ứng)
          --- Phụ Mẫu Hợi Thuỷ
          - - Thê Tài Sửu Thổ

          PHONG THIÊN TIỂU SÚC
          --- Huynh Đệ Mão Mộc
          --- Tử Tôn Tỵ Hỏa
          - - Thê Tài Mùi Thổ (Ứng)
          --- Thê Tài Thìn Thổ
          --- Huynh Đệ Dần Mộc
          --- Phụ Mẫu Tí Thuỷ (Thế)

          PHONG HỎA GIA NHÂN
          --- Huynh Đệ Mão Mộc
          --- Tử Tôn Tỵ Hỏa (Ứng)
          - - Thê Tài Mùi Thổ
          --- Phụ Mẫu Hợi Thuỷ
          - - Thê Tài Sửu Thổ (Thế)
          --- Huynh Đệ Mão Mộc

          PHONG LÔI ÍCH
          --- Huynh Đệ Mão Mộc (Ứng)
          --- Tử Tôn Tỵ Hỏa
          - - Thê Tài Mùi Thổ
          - - Thê Tài Thìn Thổ (Thế)
          - - Huynh Đệ Dần Mộc
          --- Phụ Mẫu Tí Thuỷ

          THIÊN lÔI VÔ VỌNG
          --- Thê Tài Tuất Thổ
          --- Quan Quỷ Thân Kim
          --- Tử Tôn Ngọ Hỏa (Thế)
          - - Thê Tài Thìn Thổ
          - - Huynh Đệ Dần Mộc
          --- Phụ Mẫu Tí Thuỷ (Ứng)

          HỎA LÔI PHỆ HẠP
          --- Tử Tôn Tỵ Hỏa
          - - Thê Tài Mùi Thổ (Thế)
          --- Quan Quỷ Dậu Kim
          - - Thê Tài Thìn Thổ
          - - Huynh Đệ Dần Mộc (Ứng)
          --- Phụ Mẫu Tí Thuỷ

          SƠN LÔI DI
          --- Huynh Đệ Dần Mộc
          - - Phụ Mẫu Tí Thuỷ
          - - Thê Tài Tuất Thổ (Thế)
          - - Thê Tài Thìn Thổ
          - - Huynh Đệ Dần Mộc
          --- Phụ Mẫu Tí Thuỷ (Ứng)

          SƠN PHONG CỔ
          --- Huynh Đệ Dần Mộc (Ứng)
          - - Phụ Mẫu Tí Thuỷ
          - - Thê Tài Tuất Thổ
          --- Quan Quỷ Dậu Kim (Thế)
          --- Phụ Mẫu Hợi Thuỷ
          - - Thê Tài Sửu Thổ

          Đó là 8 quẻ của cung Tốn. Cung Tốn ngũ hành thuộc Mộc.
          6. CUNG KHẢM

          KHẢM VI THUỶ
          - - Huynh Đệ Tí Thuỷ (Thế)
          --- Quan Quỷ Tuất Thổ
          - - Phụ Mẫu Thân Kim
          - - Thê Tài Ngọ Hỏa(Ứng)
          --- Quan Quỷ Thìn Thổ
          - - Tử Tôn Dần Mộc

          THUỶ TRẠCH TIẾT
          - - Huynh Đệ Tí Thuỷ
          --- Quan Quỷ Tuất Thổ
          - - Phụ Mẫu Thân Kim (Ứng)
          - - Quan Quỷ Sửu Thổ
          --- Tử Tôn Mão Mộc
          --- Thê Tài Tỵ Hỏa (Thế)

          THUỶ LÔI TRUÂN
          - - Huynh Đệ Tí Thuỷ
          --- Quan Quỷ Tuất Thổ (Ứng)
          - - Phụ Mẫu Thân Kim
          - - Quan Quỷ Thìn Thổ
          - - Tử Tôn Dần Mộc (Thế)
          --- Huynh Đệ Tí Thuỷ

          THUỶ HOẢ KÝ TẾ
          - - Huynh Đệ Tí Thuỷ (Ứng)
          --- Quan Quỷ Tuất Thổ
          - - Phụ Mẫu Thân Kim
          --- Huynh Đệ Hợi Thuỷ (Thế)
          - - Quan Quỷ Sửu Thổ
          --- Tử Tôn Mão Mộc

          TRẠCH HỎA CÁCH
          - - Quan Quỷ Mùi Thổ
          --- Phụ Mẫu Dậu Kim
          --- Huynh Đệ Hợi Thuỷ (Thế)
          --- Huynh Đệ Hợi Thuỷ
          - - Quan Quỷ Sửu Thổ
          --- Tử Tôn Mão Mộc (Ứng)

          LÔI HỎA PHONG
          - - Quan Quỷ Tuất Thổ
          - - Phụ Mẫu Thân Kim (Thế)
          --- Thê Tài Ngọ Hỏa
          --- Huynh Đệ Hợi Thuỷ
          - - Quan Quỷ Sửu Thổ (Ứng)
          --- Tử Tôn Mão Mộc

          ĐỊA HỎA MINH DI
          - - Phụ Mẫu Dậu Kim
          - - Huynh Đệ Hợi Thuỷ
          - - Quan Quỷ Sửu Thổ (Thế)
          --- Huynh Đệ Hợi Thuỷ
          - - Quan Quỷ Sửu Thổ
          --- Tử Tôn Mão Mộc

          ĐỊA THUỶ SƯ
          - - Phụ Mẫu Dậu Kim (Ứng)
          - - Huynh Đệ Hợi Thuỷ
          - - Quan Quỷ Sửu Thổ
          - - Thê Tài Ngọ Hỏa (Thế)
          --- Quan Quỷ Thìn Thổ
          - - Tử Tôn Thân Kim

          Đó là 8 quẻ thuộc cung Khảm. Cung Khảm ngũ hành thuộc Thuỷ.

          7. CUNG CẤN

          CẤN VI SƠN
          --- Quan Quỷ Dần Mộc (Thế)
          - - Thê Tài Tí Thuy
          - - Huynh Đệ Tuất Thô
          --- Tử Tôn Thân Kim (Ứng)
          - - Phụ Mẫu Ngọ Hỏa
          - - Huynh Đệ Thìn Thổ

          SƠN HỎA BÔN
          --- Quan Quỷ Dần Mộc
          - - Thê Tài Tí Thuỷ
          - - Huynh Đệ Tuất Thổ (Ứng)
          --- Thê Tài Hợi Thuỷ
          - - Huynh Đệ Sửu Thổ
          --- Quan Quỷ Mão Mộc (Thế)

          SƠN THIÊN ĐẠI SÚC
          --- Quan Quỷ Dần Mộc
          - - Thê Tài Tí Thuỷ (Ứng)
          - - Huynh Đệ Tuất Thổ
          --- Huynh Đệ Thìn Thổ
          --- Quan Quỷ Dần Mộc (Thế)
          --- Thê Tài Tí Thuỷ

          SƠN TRẠCH TỔN
          --- Quan Quỷ Dần Mộc (Ứng)
          - - Thê Tài Tí Thuỷ
          - - Huynh Đệ Tuất Thổ
          - - Huynh Đệ Sửu Thổ (Thế)
          --- Quan Quỷ Mão Mộc
          --- Phụ Mẫu Tỵ Hỏa
          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

          Comment


          • #20
            HỎA TRẠCH KHUÊ
            --- Phụ Mẫu Tỵ Hoả
            - - Huynh Đệ Mùi Thổ
            --- Tử Tôn Dậu Kim (Thế)
            - - Huynh Đệ Sửu Thổ
            --- Quan Quỷ Mão Mộc
            --- Phụ Mẫu Tỵ Hỏa (Ứng)

            THIÊN TRẠCH LÝ
            --- Huynh Đệ Tuất Thổ
            --- Tử Tôn Thân Kim (Thế)
            --- Phụ Mẫu Ngọ Hoả
            - - Huynh Đệ Sửu Thổ
            --- Quan Quỷ Mão Mộc (Ứng)
            --- Phụ Mẫu Tỵ Hỏa

            PHONG TRẠCH TRUNG PHU
            --- Quan Quỷ Mão Mộc
            --- Phụ Mẫu Tỵ Hoả
            - - Huynh Đệ Mùi Thổ (Thế)
            - - Huynh Đệ Sửu Thổ
            --- Quan Quỷ Mão Mộc
            --- Phụ Mẫu Tỵ Hỏa (Ứng)

            PHONG SƠN TIỆM
            --- Quan Quỷ Mão Mộc (Ứng)
            --- Phụ Mẫu Tỵ Hoả
            - - Huynh Đệ Mùi Thổ
            --- Tử Tôn Thân Kim (Thế)
            - - Phụ Mẫu Ngọ Hoả
            - - Huynh Đệ Thìn Thổ

            Đó là 8 quẻ thuộc cung Cấn. Cung Cấn thuộc Thổ.

            8. CUNG KHÔN

            KHÔN VI ĐỊA
            - - Tử Tôn Dậu Kim (Thế)
            - - Thê Tài Hợi Thuỷ
            - - Huynh Đệ Sửu Thổ
            - - Quan Quỷ Mão Mộc(Ứng)
            - - Phụ Mẫu Tỵ Hỏa
            - - Huynh Đệ Mùi Thổ

            ĐỊA LÔI PHỤC
            - - Tử Tôn Dậu Kim
            - - Thê Tài Hợi Thuỷ
            - - Huynh Đệ Sửu Thổ (Ứng)
            - - Huynh Đệ Thìn Thổ
            - - Quan Quỷ Dần Mộc
            --- Thê Tài Tí Thuỷ (Thế)

            ĐỊA TRẠCH LÂM
            - - Tử Tôn Dậu Kim
            - - Thê Tài Hợi Ứng
            - - Huynh Đệ Sửu Thổ
            - - Huynh Đệ Sửu Thổ
            - - Quan Quỷ Mão Mộc Thế
            --- Phụ mẫu Tỵ Hỏa

            ĐỊA THIÊN THÁI
            - - Tử Tôn Dậu Kim (Ứng)
            - - Thê Tài Hợi Thuỷ
            - - Huynh Đệ Sửu Thổ
            --- Huynh Đệ Thìn Thổ (Thế)
            --- Quan Quỷ Dần Mộc
            --- Thê Tài Tí Thuỷ

            LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG
            - - Huynh Đệ Tuất
            - - Tử Tôn Thân Kim
            --- Phụ Mẫu Ngọ Hỏa (Thế)
            --- Huynh Đệ Thìn Thổ
            --- Quan Quỷ Dần Mộc
            --- Thê Tài Tí Thuỷ (Ứng)

            TRẠCH THIÊN QUẢI
            - - Huynh Đệ Mùi Thổ
            --- Tử Tôn Dậu Kim (Thế)
            --- Thê Tài Hợi Thuỷ
            --- Huynh Đệ Thìn Thổ
            --- Quan Quỷ Dần Mộc (Ứng)
            --- Thê Tài Tí Thuỷ

            THUỶ THIÊN NHU
            - - Thê Tài Tí
            --- Huynh Đệ Tuất
            - - Tử Tôn Thân Thế
            --- Huynh Đệ Thìn
            --- Quan Quỷ Dần
            --- Thê Tài Tí Ứng

            THUỶ ĐỊA TỶ
            - - Thê Tài Tí Thuỷ (Ứng)
            --- Huynh Đệ Tuất Thổ
            - - Tử Tôn Thân Kim
            - - Quan Quỷ Mão Mộc (Thế)
            - - Phụ Mẫu Tỵ Hoả
            - - Huynh Đệ Mùi Thổ

            Đó là 8 quẻ thuộc cung Khôn. Cung Khôn ngũ Hành thuộc Thổ.

            Dã Hạc nói: Xưa kia tôi có lấy toàn đồ này mà gửi cho 1 người bằng hữu, lúc đi ra cầu sĩ (làm quan).

            - Người bằng hữu hỏi: Tôi không biết ngũ hành, làm sao mà đoán quẻ được?

            - Tôi trả lời: Trước học chấm quẻ. Khi đặng quẻ rồi, coi là quẻ gì, rồi tìm quẻ ấy trong toàn đồ, chiếu theo đó mà viết ra, nào là Thế Ứng, nào là Ngũ Hành, nào là Lục Thân. Không cần đọc sách quẻ, tức là không biết lý ngũ hành sinh khắc, vẫn đoán được bốn việc lớn. Không kể gì trong quẻ có động, cùng là không có động, cứ chiếu theo toàn đồ, và chỉ coi hào thế mà thôi.
            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

            Comment


            • #21
              4 VIỆC LỚN:
              1. Chiếm Phòng Ngừa Ưu Hoạn: Nếu đặng Tử Tôn trì Thế, không có gì lo. Đặng Quan Quỷ trì Thế, ưu nghi khó giải; phải để ý phòng ngừa.
              2. Chiếm Công Danh: Nếu đặng Quan Quỷ trì Thế, thì hứa sẽ nên danh. Đặng Tử Tôn trì Thế, thì phải chờ thời.
              3. Chiếm cầu Tài: Thê Tài trì Thế chắc sẽ đăng. Huynh Đệ trì Thế thì khó cầu.
              4. Chiếm Tật Bệnh: Nếu đặng quẻ lục xung, bệnh mới đau, không uống thuốc mà mạnh. Còn bệnh đau lâu, thần tiên cũng khó cứu.

              - Người bằng hữu hỏi: Sao là Tử Tôn trì Thế?

              - Tôi trả lời: Tử Tôn và chữ Thế đồng ở chung một hào, tức là Tử Tôn trì Thế. Nếu gặp Quan Quỷ và chữ Thế đồng ở chung một hào, tức là Quan Quỷ trì Thế. Kỳ dư Huynh Đệ, Thê Tài trì Thế, thì cũng đồng như nói trên.

              Phải biết sao gọi là quẻ lục xung. Trong mỗi cung những quẻ đầu là: Kiền Vi Thiên, Đoài Vi Trạch, Ly Vi Hỏa, Chấn Vi Lôi, Tốn Vi Phong, Khảm Vi Thuỷ, Cấn Vi Sơn, Khôn Vi Địa, đều là quẻ lục xung cả. Thêm quẻ Thiên Lôi Vô Vọng, Lôi Thiên Đại Tráng, cũng là quẻ lục xung. Tổng cộng là 10 quẻ, còn lại thì không phải.

              - Có kẻ hỏi: Cầu quan nếu đặng Quan Quỷ trì Thế, cầu danh chắc thành. Cầu tài nếu đặng Thê Tài trì Thế, cầu tài chắc thành. Nếu như hào Quan Quỷ với hào Thê Tài, hoặc gặp Tuần Không, Nguyệt Phá, hoặc bị trong quẻ có Tử Tôn phát động để hại Quan. Huynh Đệ phát động để hại Tài, tuy gặp Quan Quỷ trì Thế, Thê Tài trì Thế, có ích chi đâu?

              - Tôi trả lời: Nếu anh biết lý ngũ hành, thần linh đã rõ rồi. Cái quẻ anh chiếm đặng, không phải trong hung ẩn kiết, định cũng là trong kiết ẩn hung. Đó là thần thánh dẫn người được biết chỗ áo lý, tự nhiên phải xem Tuần Không, Nguyệt Phá, Sinh Khắc, Xung Hình.

              Còn anh không biết lý ngũ hành, thần thánh cũng đã sớm biết rồi. Như cầu danh, thì van vái rằng: Công danh nếu thành, cho tôi quẻ Quan Quỷ trì Thế. Nếu không có hy vọng, cho tôi quẻ Tử Tôn trì Thế.

              Như chiếm phòng ngừa ưu hoạn, hãy van vái rằng: Nếu có hoạ, xin cho Quan Quỷ trì Thế. Nếu thoát khỏi tai nạn, xin cho quẻ Tử Tôn trì Thế. Trong quẻ chiếm đặng, tự nhiên rõ ràng dễ thấy. Nếu có chỗ ẩn vi (không rõ) thì thần thánh cũng khi người, đâu còn phải là thần.

              Huống tôi bày ra phép giản dị này, chỉ để cho người không biết lý ngũ hành mà thôi. Ai biết chiếm quẻ, cứ chiếu theo 8 cung mà lập quẻ, thì sẽ biết quyết đoán 4 VIỆC LỚN. Nếu biết chút lý ngũ hành, thì chớ nên dùng phép này. [Trích Tăng San Bốc Dịch]

              Thánh Dã Hạc lại nói:

              Phải xem kỷ lời trong sách này giải: Sao là không mà chẳng không, phá mà chẳng phá. Sao là Mộ mà chẳng mộ, Tuyệt mà chẳng Tuyệt. Sao là chân phản ngâm, giả phản ngâm. Sao là tiến mà chẳng tiến, thối mà chẳng thối. Sao là hồi đầu khắc mà sinh, hồi đầu khắc mà tử. Chỗ nào phải xem Dụng Thần chỗ nào không xem Dụng Thần. Sao là chiếm đây mà ứng đó (hỏi việc này mà ứng việc kia), chiếm xa mà ứng gần. Sao là đắc pháp, bách chiếm bách linh (xủ quẻ trăm phát trăm ứng). Sao là chẳng đắc pháp chiếm hoài không nghiệm. Sao là Nguyên Thần hữu lực, chẳng sinh Dụng Thần. Sao là Kỵ Thần vô lực, hay hại Dụng Thần. Chỗ nào sai lầm, phải bác ở các sách. Chỗ nào kỳ diệu, thêm xảo nghiệm cho mình. Phải xét kỷ các thứ bí pháp đó, mới có thể nhất quyết mỗi việc như thần.

              - Có kẻ hỏi: Xin một quẻ không rõ, chiếm một quẻ nữa, nếu một quẻ nữa mà không được hiểu rõ, thì ngày mai sẽ chiếm lại. Xưa các kia, người ta câu nệ không dám chiếm lại, cho nên hết phương pháp.

              - Tôi thấy Kinh Dịch nói: "Ba người chiếm, thì theo lời bàn của hai người". Người xưa có một viêc, mà có thể quyết ở ba chỗ người nay tái cầu có hại chi đâu?

              Tôi bình sinh, ít đặng áo lý, toàn là nhờ sức chiếm lại nhiều lần. Nếu việc không gấp có thể từ từ chiếm lại. Nếu gặp việc gấp, nghỉ một chút rồi lại chiếm nữa. Chẳng luận sớm trưa, chẳng cần đốt nhang, nữa đêm canh khuya, cũng có thể chiếm. Chỉ cần chiếm một việc đó mà thôi, chớ đừng có chiếm lại việc khác. Duy có người chiếm quẻ mà trong lòng tưởng đôi ba việc, chẳng phải có lòng thành nhất niệm, thì quyết chắc không linh nghiệm.

              Giả như chiếm công danh, hoặc là Quan Quỷ trì Thế, hoặc là Tử Tôn trì Thế, đặng một trong hai quẻ đó, thì đã biết thành bại nên hư, không cần và không nên chiếm nữa. Chớ khá thấy Tử Tôn trì Thế, mà trong lòng không vui, muốn cầu cho đặng Quan Quỷ trì Thế mới chịu cho. Như vậy là trái lẽ.

              Như chiếm cầu tài, hoặc là Tài trì Thế, hoặc là Huynh Đệ trì Thế, trong hai lẽ có có đặng một thì thôi, có cần chi chiếm nữa.

              Thỉnh thoảng cũng một việc mà có nhiều người đồng chịu ảnh hưởng họa phước, thì mỗi người chiếm một quẻ cho chắc. Như đi thuyền gặp bảo tố, trong nhà phòng hỏa hoạn, thì ai ai cũng đều chiếm được. Nếu có một quẻ mà đặng Tử Tôn trì Thế, thì hết thảy có gì lo. Còn chiếm tật bệnh, người bệnh nặng tự chiếm cho mình, nếu không đặng quẻ lục xung, thì trong nhà ai ai cũng có thể chiếm giùm. Nếu có một người đặng quẻ lục xung, hoặc thuộc bệnh mới đau, hoặc thuộc bệnh đau lâu, thì sự cát hung đã thấy rõ ràng.

              Tôi nói với bạn rằng: Người thế gian, phàm có nghi nan, mở miệng thì nói: cầu thần hỏi bói, đủ biết họ muốn rõ sự kiết hung sẽ đến. Ngoài việc bói ra, không còn phép nào nữa.

              Tôi học tập Chu Dịch mấy năm, việc nào hỏi bói, xem lý cảm ứng, như thần thánh mở miệng nói chuyện với mình, làm cho con người phải rỡn ốc cùng mình. Vì đó mà có kẻ không biết cái áo diệu của Dịch, chẳng đọc sách bói, tôi không đành không chỉ cái bí pháp ấy, cho người ta theo đó mà thí nghiệm. Nếu bạn thấy linh thì tự nhiên mới ham đọc sách, học bói. Phép này rất hay, bạn cũng có thể truyền cho người khác. Dù quan lớn, thứ dân, dù làm ăn, buôn bán, không có ai mà chẳng nên dùng.

              Phải nhớ: Người nào dốt đặc lý ngũ hành sinh khắc thì mới nên dùng phép này. Nếu có kẻ biết chút ít ngũ hành thì thần cho hiện quẻ ẩn vi. Vậy trước phải đọc hỗn thiên Giáp Tí, lục Thân ca, hễ chiếm đặng quẻ, thì phải trang ngũ hành, lục Thân. Rồi còn học biến động. Trong quẻ phải có hào động, hễ động thì biến. Đã biết động biến rồi, phải coi Dụng Thần, Nguyên Thần, Kỵ Thần. Biết cái này mới vào được cửa Bói Dịch. Kế coi chương bốn mùa Vượng Tướng; chương Ngũ Hành tương sinh, tương khắc; chương Ngũ Hành tương xung, tương hợp; chương Tuần Không, Nguyệt Phá, Sinh Vượng, Mộ Tuyệt thì lại như vào nhà khách của Bói Dịch.

              Sau lại còn phải coi cuốn chót nói về các môn, các loại, chiếm việc gì, lấy phép nào mà đoán, lần lần do cạn vào sâu.

              Phàm muốn hỏi việc, trước biên năm, tháng, ngày, giờ, kế chiếu theo Chương Lục Thần, viết ra sáu Thần, rồi sau mới xem quẻ.

              Như chiếm đặng quẻ Càn vi Thiên:

              Phụ Mẫu Tuất Thổ (Thế)
              Huynh Đệ Thân Kim
              Quan Quỷ Ngọ Hỏa
              Phụ Mẫu Thìn Thổ (Ứng)
              Thê Tài Dần Mộc
              Tử Tôn Tí Thuỷ

              Người tự chiếm kiết hung, lấy Thế hào làm Dụng Thần. Trong quẻ này thế hào ở Tuất Thổ, tức là lấy Tuất Thổ làm Thân Mệnh của mình. Nó phải được vượng tướng, rất sợ hưu tù. Nó hạp (thích) gặp Tỵ Ngọ Hỏa để sinh, kỵ (sợ) Dần Mão Mộc tương khắc. Lại Thế hào chẳng nên lạc Không Vong (Tuần Không), lại cũng chẳng nên trúng Nguyệt phá.

              Cái Thế hào Tuất Thổ này có 4 chỗ: Sinh, Khắc, Xung, Hợp.
              Cái Thế hào Tuất Thổ này có 4 chỗ: Sinh, Khắc, Xung, Hợp.
              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

              Comment


              • #22
                (Tiếp)

                I. Nguyệt Kiến năng Sinh, Khắc, Xung, Hợp

                Theo quẻ trên, thế hào là Tuất Thổ. Nếu chiếm quẻ này nhằm tháng Dần, Mão, thì bị Dần Mão, mộc tương khắc. Vậy thì Thế hào chịu thương (khắc), người tự chiếm cát hung gọi đó là hưu tù, bất lợi. Nếu chiếm quẻ nhằm tháng Thìn, Thìn xung Tuất Thổ, Tuất là bị Nguyệt phá, cũng như thân mình bị phá cách, không làm được việc gì hết.

                Nếu chiếm quẻ này nhằm tháng Tỵ, Ngo. Tỵ Ngọ tức là Quan Quỷ có thể sinh Tuất Thổ, gọi là Hỏa vượng, Thổ tướng. Thế hào gặp vượng tướng, thì các việc đều làm được.

                Nếu chiếm quẻ này nhằm tháng Sửu Mùi, trong hai tháng đó thì lúc Thổ vượng, cũng có thể phò trì giúp Tuất Thổ. Cái Thế hào Tuất Thổ này, cũng gọi là vượng tướng, thì cũng là kiết.

                Nếu chiếm nhằm tháng Tuất, Thế hào Tuất Thổ làm Nguyệt Kiến, đó là vượng tướng. Đương lúc đó mà tự chiếm cát hung, mọi việc đều được hanh thông.

                Nếu chiếm ở tháng Thân Dậu, Hợi Tí thì Tuất Thổ trúng nhằm lúc tiết khí (hao sức), gọi là Thế hào hưu tù vô lực.

                Đó gọi là Nguyệt Kiến có thể sinh, khắc, xung, hợp Dụng Thần, là Thế hào Tuất Thổ. Phải biết sao là Dụng Thần? Mình tự chiếm cát hung, dùng Thế hào làm chủ, chẳng gọi là Thế hào, mà kêu là Dụng Thần. Chiếm cho cha mẹ, thì lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng Thần...

                II. Nhật Thần năng Sinh, Khắc, Xung, Hợp

                Trong quẻ trên, Thế hào là Tuất Thổ. Nếu chiếm quẻ nhằm ngày Dần Mão, Dần Mão Mộc có thể khắc tuất Thổ. Đó là Thế hào bị Nhật Thần tương khắc, bất lợi.

                Nếu chiếm nhằm ngày Thìn, Thìn xung với Tuất Thổ, gọi là Thế hào (ám động).

                Nếu chiếm nhằm ngày Tỵ Ngọ, Hỏa của Tỵ Ngọ là Quan Quỷ, hay sinh được Tuất Thổ. Đó gọi là Thế hào được Quan Quỷ, mà sinh ra vượng, nên mọi việc đều cát.

                Nếu chiếm quẻ nhằm ngày Sửu Mùi, Thổ gặp Thổ thì phù trợ, vậy Tuất Thổ cũng được giúp.

                Nếu chiếm quẻ nhằm ngày Tuất, gọi là Thế lâm (ở) Nhật Kiến, được lệnh đăng quyền.

                Nếu chiếm nhằm ngày Thân Dậu, Hợi Tí, đó là đối với Tuất Thổ không khắc, không sinh.

                Đó là Nhật Kiến có thể sinh, khắc, xung, hợp Dụng Thần.

                III. Quái Trung chi động (trong quẻ hào động), năng Sinh Khắc, Xung, Hợp

                Theo quẻ trên, Thế hào là Tuất Thổ. Như trong quẻ hào thứ 2 là Thê Tài Dần Mộc phát động, thì nó hay khắc được Tuất Thổ. Hào thứ 4, Ngọ Hỏa Quan Quỷ phát động, thì hay sinh được Tuất Thổ. Hào thứ 3 Phụ Mẫu Thìn Thổ phát động, thì nó hay xung Tuất Thổ.

                Đó gọi là, trong quẻ, hào động có thể sinh, khắc, xung, hợp Dụng Thần.
                IV. Thế hào tự động biến xuất chi hào, năng hồi đầu sinh khắc.

                Thế hào phát động (Tuất Thổ theo quẻ trên), động thì phải biến, biến ra Tỵ Ngọ Hỏa, gọi là hồi đầu sinh Thế; biến ra Dần Mão Mộc, gọi là hồi đầu khắc Thế; biến ra Thìn Thổ gọi là hồi đầu xung Thế; biến ra Mão Mộc, gọi là hợp Thế. Đó gọi là: hào Dụng Thần (Thế) tự động thành biến hào, hay sinh khắc xung hợp với Dụng Thần (Thế).

                Dẫn lên là 4 chỗ (4 chỗ tức là tháng ngày, hào động, Thế hào tự động), nếu đặng hoàn toàn sinh hạp Dụng Thần, thì việc chiếm toàn kiết. Nếu được 3 chỗ tương sinh, một chỗ tương khắc, cũng là đoán theo kiết. Nếu có hai chỗ khắc, hai chỗ sinh phải coi vượng suy. Nếu Nguyên Thần sinh Dụng Thần được vượng tướng thì đoán kiết. Còn Kỵ Thần khắc Dụng Thần vượng tướng thì bàn hung.

                Nếu gặp 3 chỗ tương khắc, 1 chỗ tương sinh, [COLOR=RED]mà hào tương sinh được vượng tướng, cũng có thể gọi là: "khắc xứ phùng sinh hung trung đắc giải" (trong chỗ khắc gặp sinh, tuy thấy hung mà được cứu). Bằng hưu tù, chỗ tương sinh này có danh, không có thật, thì đoán mọi việc đều là đại hung, như 4 chỗ đều khắc hết.

                - Có kẻ hỏi: Trong quẻ này (quẻ đã nói trên), Thế hào là Tuất Thổ không có biến ra Dần Mão, Tỵ Ngọ.

                - Tôi trả lời: Mấy hào khác thường có biến ra hồi đầu sinh khắc. Đây là mượn đỡ nó để làm kiểu mẫu mà thôi.

                - Lại hỏi: Mão mộc hay khắc Tuất Thổ, lại hợp với Tuất (theo lục hợp), vậy phải kể là khắc hay hợp?

                - Tôi trả lời: Trong chương Ngũ Hành tương hợp, có giải nghĩa rất rõ ràng.

                - Hoi: Quẻ này là quẻ Kiền Vi Thiên, trong đó Ngọ Hỏa là Quan Tinh. Sao mà tháng Ngọ, ngày Ngọ, chiếm quẻ cũng lấy Ngọ Hỏa làm Quan Tinh?

                - Trả lời: Bất luận chiếm được quẻ nào, nếu trong quẻ lấy Tỵ Ngọ Hỏa làm Quan Tinh, mà chiếm quẻ lại nhằm ngày tháng Tỵ Ngọ, thì tháng hay là ngày đó cũng là Quan Tinh. Nếu trong quẻ, lấy Tỵ Ngọ làm Tài Tinh,, thì ngày tháng Tỵ Ngọ cũng là Tài Tinh. Kỳ dư, cứ vậy mà suy.

                Vượng, tướng, hưu, tù, thì tra trong chương Tứ Thời Vượng Tướng.

                Không, phá, thì coi trong chương Tuần Không, Nguyệt phá.

                Xung, hợp, thì coi trong chương Ngũ Hành tương sinh, Ngũ Hành tương hợp.

                Sinh khắc, thì tra ở chương Ngũ Hành tương sinh, Ngũ Hành tương khắc.

                Nguyên Thần thì tra trong chương Nguyên Thần, Dụng Thần, Quan Tinh thì tra trong chương Dụng Thần.

                Ám động thì tra trong chương ám động.

                Hồi đầu sinh, hồi đầu khắc, thì tra trong chương biến động sinh khắc.

                Nhật Thần, Nguyệt Kiến, tra ở trong chương Nhật Thần, Nguyệt Kiến.

                Nếu chiếm về Phụ Mẫu, thì lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng Thần. Trong quẻ này (quẻ Càn Vi Thiên ở trên), hai hào Thìn Tuất đều là Phụ Mẫu. Nếu hai hào đều động, hoặc không động, lựa cái vượng mà làm Dụng Thần. Nếu chỉ có một hào động, thì lấy hào động làm Dụng Thần.

                Phụ Mẫu đã tới hai Thổ là Thìn, Tuất, tức là lấy Thổ làm Phụ Mẫu. Nó hợp với Hỏa tương sinh, mà sợ Mộc tương khắc. Kỵ trúng Nguyệt Phá, Tuần Không, cũng có 4 chỗ sinh khắc xung hợp, nhưng phải sinh nhiều, khắc ít là kiết. Phải hiệp nó với Thế hào nói trước mà xem.

                Chiếm nhà cửa, xe cộ, ghe tàu, văn thư, tấu chương đều lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng Thần. Phải coi cho rõ ở trong chươg Dụng Thần.

                Chiếm giùm người ta, thì lấy Ứng hào làm Dụng Thần. Theo quẻ này, ứng ở Thìn Thổ. Muốn đặng kiết, thì phải có 4 chỗ tương sinh. (GHI CHÚ: chỗ này là muốn nói khi Thầy xủ giùm cho thân chủ, hoặc ai đó xủ quẻ hỏi về người mình không quen biết, hoặc kẻ thù, kẻ đối đầu, địch quốc... Tuy nhiên, cá nhân tôi đã xủ nhiều quẻ cho người không quen biết, Dụng Thần vẫn hiện ở Thế hào. Vấn đề này còn tuỳ thuộc vào sự tập trung của người xủ quẻ, và Tâm mình có đạt được đến trạng thái Vô Tâm, để trở thành một Medium, giống như người ngồi đồng hay cầu cơ không là chuyện khác)

                Chiếm về Huynh Đệ, lấy hào Huynh Đệ làm Dụng Thần. Theo quẻ này (quẻ nói trên), Thân Kim là Huynh Đệ, tức là dùng hào đó, nó hợp với Thổ tương sinh, sợ Hỏa tương khắc, kỵ trúng Nguyệt Phá, Tuần Không, cũng có 4 chỗ sinh khắc, đều là nhiều sinh ít khắc là kiết, ít sinh nhiều khắc là hung.

                Lại nói: Hào Huynh Đệ là Thần Kiếp Tài (đoạt của). Nhưng chiếm cho biết anh em, chị em bỉ thái, thì nó phải sinh vượng, chẳng nên trúng Tuần Không, Nguyệt Phá.

                Như chiếm về vợ hầu, tôi tớ, cũng là tài vật, hào Huynh cần phải đặng nhiều khắc, ít sinh. Lại nó (hào Huynh) ưa gặp Tuần Không, gặp Nguyệt Phá, thì mới không cướp tài, khắc hại vợ hầu, tôi tớ (hay nhân viên) của ta được.

                Chiếm về Vợ Hầu, Tôi Tớ, Tài Vật, lấy hào Thê Tài làm Dụng Thần. Theo quẻ này (quẻ nói ở trên), Dần Mộc Thê Tài là Dụng Thần, kỵ trúng Tuần Không, Nguyệt Phá, nên có Thuỷ tương sinh, sợ có Kim tương khắc, cũng có 4 chỗ sinh khắc, nhiều sinh ít khắc thì kiết, đồng như nói trên.

                Phàm chiếm về tiền bạc, mua bán, đều lấy hào Thê Tài làm Dụng Thần, coi kỹ trong chương Dụng Thần.

                Chiếm về Tử Tôn, lấy hào Tử Tôn làm Dụng Thần. Theo quẻ này (quẻ nói trên), hào đầu Tí Thuỷ, tức là Dụng Thần, kỵ trúng Nguyệt Phá, Tuần Không, ưa kim tương sinh, sợ Thổ tương khắc. Cũng có 4 chỗ sinh khắc, xung hợp. Hợp tại khắc ít, sinh nhiều, cũng như nói trên.

                Coi về việc khác, lấy hào Tử Tôn làm Dụng Thần thì cũng thường tra trong chương Dụng Thần.

                Chiếm về Công Danh, lấy hào Quan Quỷ làm Dụng Thần. Theo quẻ này (quẻ nói trên), Ngọ Hỏa Quan Tinh tức là dùng hào này. Hào Ngọ Quan rất kỵ gặp Không, gặp Phá, sợ Thuỷ tương khắc, ưa mộc tương sinh. Cũng có 4 chỗ sinh khắc như trên.

                Chiếm quỹ xí, yêu nghiệt, loạn thần, đạo tặc, đều lấy hào Quan Quỷ làm Dụng Thần. Coi kỹ trong chương Dụng Thần.

                Các việc đem ra luận từ trước tới đây, thì cuốn sau sẽ nói thêm rộng cho dễ hiểu, e rằng người sơ học không biết ngỏ mà vào. Đây chỉ nói những điểm cương lĩnh, để dẫn dẫn dắt lần vào cửa. Biết những điều cương lĩnh rồi, hãy coi các chương trong cuốn sau cho kỹ lưỡng, do cạn vào sâu, tự thấy cảnh đẹp.

                Bát cung toàn Đồ ở phía trước đều là tịnh hào. Những quẻ nên có động, động thì phải biến. Thiên sau, tuy có chương động biến, e người không rõ. Đây xin vẽ ra một quẻ biến làm kiểu. Phải xem cho kỹ. Quẻ có vòng tròn 0. Biến ra vòng tròn làm "trùng", trùng là Dương, Dương động biến Âm. Quẻ có dấu tréo X. Biến ra dấu tréo làm "giao", giao là Âm, Âm động biến Dương. (Ở đây chúng tôi viết theo cách viết và đọc của Việt Nam để mọi người dễ hiểu, vì viết theo lối chữ hán thì viết ngược, để phù hợp thời nay chúng ta cần biến thông vậy).

                Như chiếm đặng quẻ Trạch Thiên Quải, biến ra quẻ Thiên Phong Cấu:

                Trạch Thiên Quải --------- Cấu

                -0- Huynh Đệ Mùi Thổ X --- Huynh Đệ Tuất Thổ
                --- Tử Tôn Dậu Kim ---
                --- Hợi Thuỷ Thê Tài ---
                --- Huynh Đệ Thìn Thổ ---
                --- Quan Quỷ Dần Mộc ---
                -X- Thê Tài Tí Thuỷ 0 - - Huynh Đệ Sửu Thổ

                Trong quẻ này, Trạch ở trên (là ngoại quái), Thiên ở dưới (là nội quái), tức là quẻ Trạch Thiên Quải. Hãy kiếm quẻ này trong toàn Đồ (phía trước), chiếu theo đó mà trang ra Thế Ứng, Ngũ Hành, Lục Thân, rồi sau coi động hào.

                Ba hào trên là quẻ Đoài, hào thứ sáu là giao động. Dấu tréo X (hai vạch ngắn) biến ra một vạch dài. Ấy là quẻ Đoài biến ra quẻ Càn, Càn vi Thiên.

                Ba hào dưới là quẻ Càn, hào đầu là trùng động. Vòng tròn 0 biến ra hai vạch ngắn, ấy là quẻ Càn biến ra quẻ Tốn, Tốn vi Phong.

                Thiên ở trên, Phong ở dưới, tức là quẻ Thiên Phong Cấu. Vì hào đầu, sửu Thổ trong quẻ Cấu, đối chiếu với hào đầu phát động trong quẻ trước là Tí Thuỷ, nên gọi là Tí Thuỷ biến ra Sửu Thổ. Vì hào thứ 6 Tuất Thổ ở trong quẻ Cấu, đối chiếu với với hào thứ 6 phát động trong quẻ trước là Mùi Thổ, nên gọi Mùi Thổ biến ra Tuất Thổ. Còn các hào khác không động, thì chẳng cần viết ra.

                - Theo lục Thân, trong quẻ Cấu: Sửu Thổ, Tuất Thổ nguyên là Phụ Mẫu, nay đều viết là Huynh Đệ tại sao?

                - Về lục Thân, phải chiếu theo quẻ trước mà định. Quẻ trước là Trạch Thiên Quải, Thổ làm Huynh Đệ, cho nên hai Thổ Sửu Tuất ở trong quẻ mới biến ra cũng phải để là Huynh Đệ. Các hào khác động biến ra cũng theo đó mà suy. Tất cả các quẻ khác, cứ vậy mà suy.

                (Ghi chú: Trường hợp quẻ trước là nội hay ngoại quái là Càn, mà trong quẻ biến ra không có lục Thân, ví như Thiên Phong Cấu có hào nào đó động biến ra hào có lục Thân là Dần hay Mão Mộc, tức là trong quẻ Cấu không có. Không biết lục Thân là gì thì có thể tìm xem quẻ Cấu thuộc cung gì? Quẻ Cấu thuộc cung Càn, nó là 1 trong 8 quẻ của cung Càn nên có thể tra ngay lục Thân trong quẻ Bát Thuần Càn xem Dần Mão Mộc lục Thân là gì. Ta sẽ thấy đó là Tử Tôn Dần Mộc. Nếu là hào Mão Mộc cũng là Tử Tôn. Các quẻ và các trường hợp khác cũng theo đây mà suy xét, truy tìm về quẻ Chính Bát Thuần sẽ có lục Thân.
                (Còn nữa)
                Last edited by 470525; 27-03-2009, 06:20 AM.
                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                Comment


                • #23
                  (tiếp)

                  CHƯƠNG 4. Hỗn Thiên Giáp Tí


                  Phần này Kh.K.MinhTâm tôi phải thuyết minh rõ để các bạn học Dịch biết được nguồn cội của 64 quẻ Nạp Giáp tức Nạp Can và Nạp Chi tức lục Thân do đâu mà ra. Xưa nay hầu hết tất cả các sách Bói chưa có sách nào nói đến. Sỡ dĩ không nói đến, không phải Cổ Nhân không biết, mà chỉ vì thời xưa con người "thông tuệ" gã chăn trâu cũng làu thông Dịch Lý, còn thời nay dù người học cao đến đâu cũng chưa chắc hiểu nổi thành ra mới phải cần làm rõ vấn đề.

                  "Lãi Hải Tập" nói: "Thuyết về Nạp Giáp, từ Giáp là 1 đến Nhâm là số 9, đó là số Dương bắt đầu và cuối hết vậy, vì vậy quay về Càn, Dịch thuận số vậy. Ất là số 2 đến Quý là số 10, số Âm bắt đầu và hết ở đó, vì vậy quay về Khôn, Dịch nghịch số vậy. Càn nhất sách, một lần tìm mà được nam là Chấn; Khôn nhất sách, một lần tìm mà được nữ là Tốn (1), vì vậy Canh nhập Chấn, Tân nhập Tốn. Càn lại sách tìm lần nữa, mà được nam là Khảm; Khôn, lại sách tìm lần nữa mà được nữ Ly, vì vậy Mậu quy về Khảm, Kỷ xu theo Ly. Càn sách tìm lần thứ 3 mà được nam là Cấn; Khôn sách tìm lần thứ 3 mà được nữ là Đoài, vì vậy Bính theo Cấn, Đinh theo Đoài. Dương sinh ở Bắc mà thành ở Nam, vì vậy Càn bắt đầu ở Giáp Tí mà kết thúc ở Nhâm Ngọ. Âm sinh ở Nam mà thành ở Bắc, vì vậy Khôn bắt đầu ở Mùi mà kết thúc ở Quý Sửu. Chấn Tốn sách tìm một lần (từ Càn Khôn), vì vậy Canh Tân bắt đầu ở Tí Sửu (tức là Chân bắt đầu ở Canh Tí, Tốn bắt đầu ở bắt đầu ở Tân Sửu). Khảm Ly sách tìm lần nữa (lần thứ 2 từ Càn Khôn), vì vậy Mậu Kỷ bắt đầu ở Dần Mão (tức là Khảm bắt đầu ở Mậu Dần, Ly bắt đầu ở Kỷ Mão). Cấn Đoai ba lần sách tìm (từ Càn Khôn), vì vậy Bính Đinh bắt đầu ở Thìn Tỵ (tức là Cấn bắt đầu ở Thìn là Bính Thìn, Đoài bắt đầu ở Tỵ là Đinh Tỵ".
                  ĐỒ HÌNH NẠP GIÁP 12 CHI


                  CÀN ****** KHÔN **** CHẤN ****** TỐN
                  --- Nhâm Tuất - - Quý Dậu - - Canh Tuất --- Tân Mão
                  --- Nhâm Thân - - Quý Hợi - - Canh Thân --- Tân Tỵ
                  --- Nhâm Ngọ - - Quý Sửu --- Canh Ngọ - - Tân Mùi
                  --- Giáp Thìn - - Ất Mão - - Canh Thìn --- Tân Dậu
                  --- Giáp Dần - - Ất Tỵ - - Canh Dần --- Tân Hợi
                  --- Giáp Tí - - Ất Mùi --- Canh Tí - - Tân Sửu

                  KHẢM ***** LY ***** CẤN ****** ĐOÀI
                  - - Mậu Tí --- Kỷ Tỵ --- Bính Dần - - Đinh Mùi
                  --- Mậu Tuất - - Kỷ Mùi - - Bính Tí --- Đinh Dậu
                  - - Mậu Thân --- Kỷ Dậu - - Bính Tuất --- Đinh Hợi
                  - - Mậu Ngọ --- Kỷ Hợi --- Bính Thân - - Đinh Sửu
                  --- Mậu Thìn - - Kỷ Sửu - - Bính Ngọ --- Đinh Mão
                  - - Mậu Dần --- Kỷ Mão - - Bính Thìn --- Đinh Tỵ

                  "Khảo Nguyên" nói rằng: "Đó là phương Pháp lấy sáu hào cúa Bát Quái phân ra mà nạp với lục thời của Địa Chi. Hễ Càn tại nội quái thì là Giáp nạp với Địa Chi Tí Dần Thìn. Tức là sơ cửu Giáp Tí, cửu nhị Giáp Dần, cửu tam Giáp Thìn. Tại ngoại quái thì là Nhâm, nạp với Địa Chi Ngọ Thân Tuất, tức là cửu tứ là Nhâm Ngọ, cửu ngũ là Nhâm Thân, thượng cửu là Nhâm Tuất. Hễ Khôn tại nội quái thì Ất nạp với Địa Chi Mùi Tỵ Mão, tức là sơ lục là Ất Mùi, lục nhị là Ất Tỵ, lục tam là Ất Mão. Tại ngoại quái thì là Quý, nạp Sửu Hợi Dậu, tức là lục tứ là Quý Sửu, lục ngũ là Quý Hợi, thượng lục là Quý Dậu. Bởi vì là Càn Khôn đều nạp với hai Can cho nên phân ra làm nội ngoại hai quái. Ngoài ra sáu quẻ, chỉ nạp một Can, dựa vào thứ tự phối với nhau với chỗ nạp lục thời có thể được.

                  Phương pháp cúa Bát Quái nạp với Địa Chi, là Chi Dương đều thuận hành, Chi Âm đều nghịch chuyển. Bát Quái dựa vào chỗ thứ tự của Âm Dương, chỗ nạp Địa Chi đều lệch nhau một ngôi vi. Chỉ có chỗ nạp của Chấn với Càn là giống nhau, đại khái ý tứ là trưởng tử thừa tiếp thể của cha. Khôn không khởi ở Sửu mà khởi ở Mùi, đặc biệt cùng với Lạc Thư số ngẫu khởi ở Mùi. Ở đồ hình hậu thiên, Khôn đóng ở Tây Nam, nhạc luật Lâm Chung là địa, thống nhất mà ứng với khí của tháng Mùi, hợp nhau. Tại chỗ có ở trong thuật số, chỉ có Nạp Giáp hết sức gần với lý lẽ. Nay 'Hỏa Châu Lâm' chiêm quẻ, chỗ dùng đúng chính là loại phương pháp này".

                  (Chú Ý: Bát Quái cũng có phân Âm Dương. Dương Quái là Càn Khảm Cấn Chấn; Âm Quái là Tốn Ly Khôn Đoài. Ý nói "Dương thuận Âm nghịch và lệch nhau một vị", tức như quẻ Càn khởi đầu là Tí Dương Chi đi thuận theo Dương Chi đến Tuất là hết 6 hào Dương; Khảm khởi đầu là Dần Dương Chi đi thuận theo Dương Chi đến Tí hết 6 hào Dương; Cấn khởi đầu là Thìn Dương Chi đi thuận theo Dương Chi đến Dần là hết 6 hào Dương. Riêng Chấn và Càn khởi giống nhau nên ở đây không lập lại nữa. Âm Quẻ chuyển nghịch, như quẻ Tốn khởi đầu là Sửu Âm Chi chuyển nghịch theo Âm Chi đến Mão là hết 6 hào Âm; Ly khởi đầu là Mão Âm Chi chuyển nghịch đến Tỵ là hết 6 hào Âm; Khôn khởi đầu là Mùi Âm Chi chuyển nghịch theo Âm Chi đến Dậu là hết 6 hào Âm; Đoài khởi đầu là Tỵ Âm Chi chuyển nghịch theo Âm Chi đến Mùi là hết 6 hào Âm).

                  Tóm lại, những gì viết trên đây là phần tối quan trọng của Dịch Lý, các bạn nên chú ý và hiểu rõ, thì sẽ có một nền tảng vững chắc dù sau này học bất cứ môn nào thuộc Dịch Lý, cũng sẽ dễ thông đạt các diệu lý. Hoặc trường hợp đọc các sách man thư, hoặc các nhà làm sách không thông đạt lý lẽ, có thể tự mình biết được chỗ sai trái mà phế bỏ đi. Mong quý vị chớ nên xem thường.

                  1 Ghi Chú: Nói Càn nhất sách, một lần tìm mà được nam là Chấn; Khôn nhất sách, một lần tìm mà được nữ là Tốn, tức nói Đạo Càn là Đạo thuần Dương; Đạo Khôn là Đạo thuần Âm, muốn cầu con trai trưởng phải phối với Khôn mà được Chấn. Muốn cầu con gái trưởng phải phối với Càn mà được Tốn. Nghĩa là Quẻ Khôn là thuần Âm, mượn một hào Dương của càn phối vào hào đầu (nhất sách) thì biến thành quẻ Chấn; Quẻ Càn là thuần Dương mượn một hào Âm của Khôn phối vào mà thành Tốn. Thời nay có nhiều nhà Dịch học ở Trung Quốc và Việt Nam không nắm được Thánh Ý nên đã tranh luận về vấn đề Đạo Càn sách tìm một lần làm sao ra được Chấn? Hoặc Đạo Khôn sách tìm một lần làm sao ra được Tốn? Đó là do hiểu lầm ý của Thánh Nhân mà ra cả.

                  Giả như chiếm đặng quẻ Thiên Phong Cấu.

                  --- Phụ Tuất Thổ ) Ba hào trên là quẻ Càn, tức Càn ở quẻ
                  --- Huynh Thân Kim ) Ngoài: Ngọ Hỏa, Thân Kim, Tuất Thổ
                  --- Quan Ngọ Hỏa Ứng )
                  --- Huynh Dậu Kim ) Ba hào dưới là quẻ Tốn, tức Tốn ở quẻ
                  --- Tử Hợi Thuỷ ) Trong: Sửu Thổ, Hợi Thuỷ
                  - - Phụ Sửu Thổ Thế )

                  Ghi chú: Chấm quẻ thì bắt từ dưới chấm lên, cho nên trang Ngũ Hành cùng từ dưới mà đi lên.

                  Kỳ dư, làm y như vậy.
                  5. Lục Thân Ca

                  Càn Đoài: Kim Huynh, Thổ Phụ truyền, Mộc Tài, Hỏa Quỷ, Thuỷ Tử nhiên
                  (Càn Đoài cung, theo Bát Quái đều thuộc Kim)

                  Khảm: Thuỷ Huynh, Hỏa vi Tài, Thổ Quỷ, Kim Phụ, Mộc Tử lai

                  Khôn Cấn: Thổ Huynh, Hỏa vi Phụ, Mộc Quỷ, Thuỷ Tài, Kim Tử lộ
                  (Khôn Cấn cung, theo Bát Quái đều thuộc Thổ)

                  Ly: Hỏa Huynh, Thuỷ vi Quỷ, Thổ Tử, Mộc Phụ, Kim Tài trợ

                  Chấn Tốn: Mộc Huynh, Thuỷ Phụ Mẫu, Kim Quỹ, Hỏa Tử, Tài thị Thổ
                  (Chấn Tốn cung, theo Bát Quái đều thuộc Mộc)
                  6. Thế Ứng

                  Càn vi Thiên: Thế tại hào 6
                  Thiên Phong Cấu: --- 1
                  Thiên Sơn Độn: --- 2
                  Thiên Địa Bỉ: --- 3
                  Phong Địa Quan: --- 4
                  Sơn Địa Bác: --- ; 5
                  Hỏa Địa Tấn: --- ; 4 (Du Hồn)
                  Hỏa Thiên Đại Hữu: --- 3 (Quy Hồn)

                  Cách với hào Thế 2 ngôi, tức là hào Ứng; kỳ dư các quẻ khác có thể từ đó mà suy ra.

                  Sau đây tôi cần phải thuyết minh rõ nguồn gốc ở đâu mà Thánh Nhân đã lập ra được Thế Ứng cho các quẻ. Và vì sao có quẻ Du Hồn, và Quy Hồn
                  Tất cả các Quẻ Thuần của tám Quẻ là Quẻ Kép của quẻ đơn Bát Quái chồng lên mà có. Tất cả 64 quẻ có Thế Ứng đều từ 8 Quẻ Thuần tuần tự biến ra. Và các cặp Thế Ứng là sự hòa hợp Âm Dương của Hào Vị mà có từng cặp như (1-4) (2-5) (3-6). Tại sao vậy? Vì Hào Vị được lập ra từ nguyên lý Cơ Ngẫu, tức là do số chẳn lẻ mà có. Tỷ như trong một quẻ có 6 Hào từ dưới đếm lên: 1,2,3,4,5,6

                  Hào: 1, 3, 5 là số lẻ nên là Dương Hào
                  Hào: 2, 4, 6 là số chẳn nên là Âm Hào

                  Nhưng tại sao có các cặp hợp như (1-4), (2-5), (3-6)? Chắc có bạn sẽ cho rằng vì do Dương và Âm hợp, nên có sự hợp như thế! Nói vậy thì chỉ đúng 1 phần, bởi nếu thế thì, tại sao 1 không hợp với 6, 3 không hợp với 4??? Sở Dĩ có sự hợp thành cặp Thế Ứng là vì:

                  - Hào 1 là Dương thuộc hào đầu của quẻ Nội, 4 là Hào Âm thuộc hào đầu của quẻ Ngoại (phải có đủ Âm Dương, Nội Ngoại, và hợp Hào Vị mới chính đáng hòa hợp sinh thành được). Dịch Đạo có câu: "một Âm, một Dương là Đạo của Trời Đất", "độc Dương không thể sinh, độc Âm cũng không thể thành". Quẻ Bát Thuần là Quẻ Kép chồng lên nhau mà có. Quẻ Thượng hay quẻ Ngoại gọi là Dương vì tượng của Trời nên ở trên; Quẻ Nội gọi là Âm vì tượng của Đất nên ở dưới. Do đó các cặp Thế Ứng phải có đủ Âm Dương, Nội Ngoại Quái, Trời Đất, và hào vị mới hòa hợp được. (Hầu như chưa có sách nào giải thích điều này, nhưng nếu ta Thấy và Hiểu được Ý Thánh Nhân thì không gì không rõ ràng cả). Cũng từ cái Lý thiên nhiên trời trên đất dưới, trời có trước đất có sau mà Thánh Nhân mới vạch quẻ từ dưới lên theo tuần tự từ thấp lên cao, vì bất cứ Sự Vật nào cũng có quá trình từ dưới thăng tiến lên, rồi đến cực mới giáng xuống theo hậu thiên. Hơn nữa, người học theo Đạo Trời Đất nên phải theo ĐỊNH LUẬT tự nhiên. Vạch từ dưới lên là theo Hậu Thiên mà lập vì có hào thì thành tượng. Trường hợp lập quẻ theo Tiên Thiên thì sẽ diễn từ số mà ra, vì số có trước sau mới thành tượng. Một khi lập quẻ từ các con số, thì phải lập quẻ thượng (ngoại quái) trước, sau mới lập quẻ hạ (nội quái), tức là từ trên xuống.

                  (CÒN NỮA)
                  Last edited by 470525; 27-03-2009, 06:23 AM.
                  .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                  Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                  Comment


                  • #24
                    (Tiếp)

                    Trên là nói sơ qua Nguyên Lý do đâu mà có các cặp Thế Ứng, dưới đây là nói về Nguyên Lý vì sao có Thế Ứng của 64 quẻ và Tổ Bói Dịch Lý Thuần Phong dựa vào đâu mà lập thành.

                    Thí Dụ: Quẻ Thuần Càn

                    6. ----- Thế
                    5. -----
                    4. -----
                    3. ----- Ứng
                    2. -----
                    1. -----

                    Như đã nói ở trên, vạch quẻ theo Bốc Phệ thì vạch từ dưới lên. Từ dưới vạch lên đến Hào 6 là vừa đủ một Quẻ Kép Càn chồng lên Càn. Đến đó là Cực và đó cũng là hào vừa vạch (Động) cuối cùng nên mới lấy Thế ở đó. Thế chẳng gì khác hơn là hào vừa động mà có. Khi đã có Thế rồi thì lấy hào 3 làm Ứng, theo LÝ đã nói ở trên. Và tất cả các Quẻ Bát Thuần đều có hào Thế ở hào 6 vì Nguyên Lý vừa nêu.

                    Từ quẻ Bát Thuần Càn vừa vạch xong 6 Hào, là QUẺ CHỦ; nếu bây giờ có sự chuyển động thì hào Dương sẽ biến thành Âm, hoặc ngược lại Âm sẽ biến thành Dương. Vạch đến hào 6 rồi, phải trở xuống Hào 1 mà chuyển động ngay từ dưới. Hào 1 (sơ) Dương động thành Âm, nên thành quẻ Thiên Phong Cấu. (Xem tượng quẻ ở dưới)

                    6. -----
                    5. -----
                    4. ----- Ứng
                    3. -----
                    2. -----
                    1. -- -- Thế

                    Vì Hào một vừa động biến ra, nên quẻ Cấu Thế ở Hào 1 thì Ứng ở hào 4 theo LÝ đã nêu ở trên theo các cặp (1-4), (2-5), (3-6).

                    Hào 1 đổi rồi, đến động hào 2 thành quẻ Thiên Sơn Độn. (Xem tượng quẻ ở dưới)

                    6. -----
                    5. ----- Ứng
                    4. -----
                    3. -----
                    2. -- -- Thế
                    1. -- --

                    Hào 2 vừa động biến thành Quẻ Độn nên Thế ở hào 2 thì Ứng ở hào 5.

                    Giờ đến Hào 3 động thì thành quẻ Thiên Địa Bĩ. (Xem tượng ở dưới)

                    6. ----- Ứng
                    5. -----
                    4. -----
                    3. -- -- Thế
                    2. -- --
                    1. -- --

                    Hào 3 vừa động biến thành Quẻ Bĩ, nên Thế ở Hào 3 và Ứng ở Hào 6.

                    Đến hào 4 động thì thành quẻ Phong Địa Quan hoặc Quán. (Xem tượng ở dưới)

                    6. -----
                    5. -----
                    4. -- -- Thế
                    3. -- --
                    2. -- --
                    1. -- -- Ứng

                    Hào 4 vừa động biến ra quẻ Quán, nên Thế ở hào 4 thì Ứng ở hào 1.

                    Đến hào 5 động thì thành quẻ Sơn Địa Bác. (Xem tượng ở dưới)

                    6. -----
                    5. -- -- Thế
                    4. -- --
                    3. -- --
                    2. -- -- Ứng
                    1. -- --

                    Hào 5 vừa động thành quẻ Bác, nên Thế ở hào 5 thì Ứng ở hào 2.

                    Đến đây thay vì động hào 6 Thánh Nhân lại không làm vậy mà trở ngược xuống động hào 4 là cớ làm sao? Đó là vì, nếu cho động hào 6 nữa thì coi như 6 hào Dương đều động thành 6 Âm tức Thành quẻ Khôn mất, nên không thể cho động hào 6. Từ quẻ Bác vẫn còn nằm trong quẻ Càn, nay muốn giữ (Xác) của quẻ Càn phải mượn động hào 4 thành quẻ Hỏa Địa Tấn. Tuy Xác thì vẫn là quẻ Càn, nhưng Hồn thì không phải của quẻ Càn nữa vì tên quẻ không có chữ nào là Thiên (tượng của Càn) cả. Bởi mỗi quẻ chỉ có 6 hào biến 6 lần thì hết, nên quẻ Càn xuất qua quẻ Bác động hào 4 thành quẻ Hỏa Địa Tấn nên gọi là Du Hồn. Chỗ này hiếm người biết nguyên lý lắm! (Xem tượng quẻ ở dưới)

                    6. -----
                    5. -- --
                    4. ----- Thế
                    3. -- --
                    2. -- --
                    1. -- -- Ứng

                    Hào 4 vừa động thành quẻ Tấn nên Thế ở hào 4 thì Ứng ở hào 1.

                    Vừa biến xuống hào 4 xong, bây giờ phải động xuống hào 3, nhưng nếu động hào 3 thành quẻ Hỏa Sơn Lữ thì Hồn không trở về được Thể quẻ Càn. Do đó phải động hào 1, 2, 3, của quẻ Khôn ở dưới thành quẻ Càn mới quy về Hồn của quẻ Càn được, nên thành quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu. Cũng nhờ cách biến này mới Quy Hồn về Xác quẻ Càn mà gọi là quẻ Quy Hồn. Chỗ này cũng hiếm người biết nguyên lý lắm! (Xem tượng quẻ ở dưới)

                    6. ----- Ứng
                    5. -- --
                    4. -----
                    3. ----- Thế
                    2. -----
                    1. -----

                    Vì hào 3 là hào động cuối cùng nên Thế ở hào 3 thì Ứng ở hào 6.

                    Ghi chú: Chỉ có quẻ thứ 7 và quẻ thứ 8 của tám quẻ Bát Thuần mới gọi là Du Hồn và Quy Hôn thôi. Không phải Thế ở hào 4 hay hào 3 thì gọi là quẻ Du Hồn hoặc Quy Hồn.

                    Lấy Quẻ Càn Khôn làm viền mối trời đất, tất cả quẻ khác cũng đồng một Nguyên Lý biến (theo Càn Khôn) và Thế Ứng, Du Hồn Quy Hồn, bất di bất dịch. Đâu phải Thánh Nhân muốn làm gì thì làm, họ đều có Nguyên Lý cả. Nhưng chúng ta hiểu được hay không lại là chuyện khác.

                    7. Động Biến

                    Sáu hào không động thì chẳng biến. Hễ động thì biến.

                    0 là Dương, động thì biến Âm - -
                    X là Âm, động thì biến Dương ---

                    Giả như quẻ Càn, hào 1 động hóa thành quẻ Tốn

                    --- ---
                    --- ---
                    -0- => - -

                    Nếu quẻ Càn, hào 1 và hào 3 động thì hóa thành quẻ Khảm

                    -0- => - -
                    --- ---
                    -0- => - -

                    Giả như quẻ Khôn, hào 2 động biến thành quẻ Khảm

                    - - - -
                    -X- => ---
                    - - - -

                    Nếu quẻ Khôn, bao hào đều động thì biến thành quẻ Càn

                    -X- => ---
                    -X- => ---
                    -X- => ---

                    Giả như chiếm đặng quẻ Thuỷ Thiên Nhu, biến ra Thiên Thuỷ Tụng

                    -X- => --- Thê Tài Tí Thuỷ => Huynh Đệ Tuất Thổ
                    --- --- Huynh Đệ Tuất
                    -X- => --- Tử Tôn Thân Kim => Phụ Mẫu Ngọ Hỏa
                    -0- => - - Huynh Đệ Thìn Thổ => Phụ Mẫu Ngọ Hỏa
                    --- --- Quan Quỷ Dần Mộc
                    -0- => - - Thê Tài Tí Thuỷ => Quan Quỷ Dần Mộc
                    (Còn nữa)
                    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                    Comment


                    • #25
                      (Tiếp)

                      Ba hào trên là quẻ Khảm, tức là Khảm ở ngoài: Thân Kim, Tuất Thổ, Tí Thuỷ, cho nên hào thứ 4 là Thân Kim, hào thứ 5 là Tuất Thổ, hào thứ 6 Tí Thuỷ; biến ra quẻ Càn, tức là Càn ở ngoài: Ngọ Hỏa, Thân Kim, Tuất Thổ; cho nên Thân Kim biến ra Ngọ Hỏa, Tí Thuỷ biến ra Tuất Thổ. Hào giữa không động nên không biến.

                      Ba hào dưới là quẻ Càn, tức là (nội) Càn ở trong: Tí Thuỷ, Dần Mộc, Thìn Thổ, cho nên hào thứ nhất là Tí Thuỷ, thứ 2 là Dần Mộc, thứ 3 là Thìn Thổ; biến ra quẻ Khảm là (nội) Khảm ở trong: Dần Mộc, Thìn Thổ, Ngọ Hỏa; cho nên Tí Thuỷ biến ra Dần Mộc, Thìn Thổ biến Ngọ Hỏa. Hào giữa không động nên không biến.

                      Những hào mới biến ra, theo lục Thân, thì lấy theo lục Thân của quẻ CHÍNH (quẻ đầu) mà lấp vào. Xem lại cách an lục Thân quẻ trên sẽ rõ.

                      8. DỤNG THẦN

                      Hào Phụ Mẫu: Chiếm cho cha mẹ, thì lấy hào Phụ Mẫu trong quẻ làm Dụng Thần.

                      Hoặc cho ông bà của ta, cha mẹ của chú bác, của cô dì, phàm lớn hơn cha mẹ ta, hay là bằng như chú bác cô dì, cùng là Thầy, cha mẹ vợ, cha mẹ của vú nuôi bái nhận, tam phụ bát mẫu. Hoặc tôi tớ hay người làm chiếm cho chủ, đều lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng Thần.

                      Chiếm về trời đất, trời mưa, thành ao, tường rào, nhà cửa, ghe xe, áo quần, khí cụ (đao, kiếm...), bô vải, tạp hóa, cùng là tấu chương, văn thư, văn chương, thi cữ, thư quán, văn khế, giấy tờ, đều lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng Thần. Vật loại rất nhiều, tại người thông biến. Nói tóm lại, các vật loại có tính cách tỷ hộ hay tỷ trợ thân ta, tức là nuôi nấng, che chỡ, đỡ đần cho ta đều thuộc hào Phụ Mẫu.

                      Phụ Mẫu là hào khắc Tử Tôn, là Kỵ Thần của Tử Tôn.

                      Hào Quan Quỹ: Chiếm công danh, quan phủ, việc quan, lôi đình (sấm động), quỷ thần, xác chết, vợ chiếm cho chồng đều lấy hào Quan Quỷ làm Dụng Thần.

                      Chiếm yêu nghiệt, loạn thần, đạo tặc, tà xí, những điều nghi kỵ lo âu, những lo sợ, tai họa, cũng đều lấy hào Quan Quỷ làm Dụng Thần. Vật loại cũng nhiều, nói tắc lại là những món câu thúc, khắc chế, thân ta đều thuộc hào Quan Quỷ.

                      Hào Quan Quỷ là hào khắc Huynh Đệ, là Kỵ Thần của Huynh Đệ.

                      Hào Huynh Đệ: Chiếm anh em, chị em ruột, cùng là những bà con trong họ, như con cô dì chú bác, anh em rễ, anh em bạn, trời gió, đều lấy hào Huynh Đệ làm Dụng Thần.

                      Anh em là người ngang hàng, đồng loại. Người kia đắc chí thì người nọ xâm lăng, thấy Tài thì đoạt. Cho nên chiếm Tài vật, lấy hào này làm thần cướp của, cướp tài; chiếm mưu sự, lấy nó làm thần cách trở; chiếm vợ hầu, tôi tớ, lấy nó làm thần hình thương khắc hại.

                      Chiếm cho anh rễ, em rễ, lấy Thế hào làm Dụng Thần mỗi khi tôi (tức Thánh Dã Hạc) đều thấy nghiệm.

                      Chiếm cho anh em chú bác và cô cậu, lấy hào huynh đệ làm Dụng Thần thì không nghiệm, rồi phải lấy Ứng hào làm Dụng Thần.

                      Ghi Chú: Tôi (Kh.K.MinhTâm) có gặp quẻ anh em chú bác cô cậu ứng vào hào Huynh Đệ. Lại ứng luôn cả vào hào Huynh Đệ cho anh em vợ, hay anh em rễ. Theo tôi nghĩ vấn đề chính là mình có thân thương những người ấy và xem họ như anh em của mình hay không thôi. Bởi nếu nói đúng theo Nguyên Lý Tài là vợ thì anh em, chị em của vợ tức ngang vai với vợ, vậy nên phải lấy Tài làm Dụng Thần. Anh em của mình là Huynh Đệ, thì chồng của chị em mình là Quan Quỷ vì người câu thúc sai khiến chị em gái của mình. Hoặc như chị em dâu, thì anh em của mình là Huynh Đệ, thì Tài là vợ của Huynh Đệ, vậy nên phải lấy Tài làm Dụng Thần. Tuy nhiên, thực tế thì nhiều khi lại ứng ngay vào hào Huynh Đệ, do đó cần phải xét quẻ mới có thể đoán chắc được. Theo tôi thì tuỳ thuộc vào câu hỏi rất lớn, ví như hỏi rằng:"Chị B (chị vợ) bệnh có qua khỏi không"? Thì chắc sẽ ứng vào Huynh Đệ. Nhưng nếu hỏi rằng: "Chị của vợ tôi là B bệnh có qua khỏi không"? Thì chắc Thần sẽ ứng vào hào Tài. Tuy nhiên, lắm lúc phải bảo chính người trong cuộc xủ mới chắc, mới mong bách phát bách trúng.

                      Hào Thê Tài: Chiếm cho Thê Tài, tôi tớ, tay sai, phàm những người của ta sai khiến, đều lấy hào Tài làm Dụng Thần.

                      Chiếm hóa Tài, châu báu, vàng bạc, kho vựa, tiền lương, nhất thiết các món để dùng, nào là tài vật, nào là thập vật, khí minh (trời nắng sáng), đều lấy hào Tài làm Dụng Thần.

                      Hào Thê Tài là hào khắc hào Phụ Mẫu, là Kỵ Thần của Phụ Mẫu.

                      Hào Tử Tôn: Chiếm cho con cháu, con cái, con rễ, con dâu, môn đồ, phàm theo hàng với con cháu của ta, đều lấy hào Tử Tôn làm Dụng Thần.

                      Chiếm cho trung thần, lương tướng, y sĩ, y dược, tăng đạo, cửu lưu thuật sĩ, binh tốt, trăng sao, đều lấy hào Tử Tôn làm Dụng Thần.

                      Chiếm lục súc (chó mèo heo gà nuôi trong nhà), cầm thú, cũng lấy hào Tử Tôn làm Dụng Thần.

                      Tử Tôn là Thần phúc đức, là thần chế Quỷ, là Thần giải phiền rầu, ưu nghi, mà cũng là Thần bác (khắc chế) quan, tước chức. Nên gọi phước Thần, mọi việc chi gặp nó thì vui vẻ. Chỉ có chiếm công danh, thì kỵ nó mà thôi.

                      9. Dụng Thần, Nguyên Thần, Kỵ Thần, Cừu Thần

                      Dụng Thần tức là Dụng Thần thuộc các loại đã kể trước.

                      Nguyên Thần là hào sinh Dụng Thần. (Ví như Dụng Thần là Tí Thuỷ, thì Thân Dậu Kim sinh Tí Thuỷ gọi là Nguyên Thần, tức là Thần gốc sinh ra Thuỷ).

                      Kỵ Thần tức là hào khắc Dụng Thần. (Ví như Dụng Thần là Tí Thuỷ, thì Thìn Tuất Sửu Mùi Thổ là Kỵ Thần của Tí Thuỷ).

                      Cừu Thần tức là hào khắc Nguyên Thần, không cho sinh trợ Dụng Thần, trở lại sinh Kỵ Thần để Kỵ Thần khắc hại Dụng Thần. (Ví như Thân Dậu Kim là Nguyên Thần của Tí Thuỷ, thì Cừu Thần là Tỵ Ngọ Hỏa, khắc Thân Dậu Kim và sinh trợ cho Thìn Tuất Sửu Mùi Thổ).

                      Giả như Kim là Dụng Thần. Sinh Kim là Thổ, Thổ là Nguyên Thần. Khắc Kim là Hỏa, Hỏa là Kỵ Thần. Khắc Thổ, sinh Hỏa là Mộc, Mộc là Cừu Thần.

                      Bất luận chiếm việc nào, trước coi hào nào là Dụng Thần. Đã đặng Dụng Thần, coi có vượng tướng không? Có Nguyên Thần động mà sinh phò chăng? Có Kỵ Thần động mà khắc hại chăng?

                      Giả như tháng Thìn, ngày Mậu Thân, chiếm cho cha mới đau; đặng quẻ Càn vi Thiên, biến ra Phong Thiên Tiểu Súc.

                      Càn Vi Thiên ***** Tiểu Súc
                      --- Phụ Mẫu Tuất Thổ Thế
                      --- Huynh Đệ Thân
                      -0- Quan Quỷ Ngọ --- Phụ Mẫu Mùi Thổ
                      --- Phụ Mẫu Thìn Thổ Ứng
                      --- Thê Tài Dần Mộc
                      --- Tử Tôn Tí Thuỷ

                      Một người cầm quẻ này đến hỏi tôi. Tôi trả lời:

                      - Bệnh mới phát gặp xung thì mạnh. Quẻ này thuộc về quẻ lục xung.
                      - Nhưng cha tôi đau nặng lắm, xin Thầy coi ngày nào mạnh?
                      - Trong quẻ này, Thìn Thổ, Mùi Thổ, Tuất Thổ, ba từng Phụ Mẫu là ba hào Thổ, phải chọn hào nào vượng mà dùng. Nay Thìn Thổ Phụ Mẫu, trúng Nguyệt Kiến (tức hào Thìn gặp tháng Thìn), tức là dùng Thìn Thổ làm Dụng Thần. Hiện giờ bệnh trầm trọng là vì ngày Thân xung Dần Mộc thành ám động, Mộc động để khắc Thìn Thổ.

                      Khách liền hỏi:

                      - Trong quẻ Ngọ Hỏa phát động, Dần Mộc tuy cũng ám động, mà trở lại sinh Ngọ Hỏa, thành ra sinh Thìn Thổ. Kinh Bốc nói: "Kỵ Thần và Nguyên Thần đồng động, thì lưỡng sinh (hai chỗ sinh). Nay thầy chỉ nói: "Dần Mộc khắc Thìn Thổ, mà chẳng nói: "Ngọ Hỏa sinh Thìn Thổ, là tại sao?
                      - Ngọ Hỏa tuy động hóa ra Mùi Thổ, Ngọ Hỏa và Mùi hạp. Ngọ Hỏa tương hạp, chẳng sinh Thìn Thổ, cho nên Thìn Thổ bị Dần Mộc khắc, chẳng đặng Ngọ Hỏa sinh. Cho nên bệnh thế rất trầm trọng. Phải chờ ngày Sửu xung trừ Mùi Thổ, thì Ngọ Hỏa hết hạp, mới có thể sinh Thổ. Chừng đó tai nạn sẽ thối.

                      Quả nhiên đến ngày Sửu, bệnh nhân chổi dậy.

                      (Còn nữa)
                      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                      Comment


                      • #26
                        (Tiếp)

                        10. Nguyên Thần, Kỵ Thần Suy Vượng

                        Nguyên Thần sinh được Dụng Thần mà cần phải Vượng Tướng mới có sức sinh.

                        Nguyên Thần sinh được Dụng Thần, có 5 trường hợp:

                        1. Nguyên Thần vượng tướng, hoặc đồng với ngày tháng, hoặc đặng ngày tháng, hay động hào sinh phò. (Tỷ như, Kim là Dụng Thần, Thổ là Nguyên Thần gặp tháng Mùi Thổ là Nguyên Thần vượng tướng, hoặc gặp hào Thổ động sinh, tức là đúng với câu trên).

                        2. Nguyên Thần động hóa hồi đầu sinh, hay hóa tiến thần. (Ví như Nguyên Thần là Thân Kim động hóa Thìn Tuất Sửu Mùi là hóa hồi đầu sinh; nếu Thân Kim động hóa Dậu là hóa tiến thần).

                        3. Nguyên Thần Trường Sinh, Đế Vượng ở ngày chiếm quẻ. (Thí như Tí Hợi Thuỷ xủ quẻ nhằm ngày Thân gọi là Trường Sinh, nếu gặp ngày Hợi Tí gọi là Đế Vượng).

                        4. Nguyên Thần cùng Kỵ Thần đồng động. (Tỷ như Tí Hợi Thuỷ là Nguyên Thần động, lại được thêm, Kim là Kỵ Thần cùng động. Vì Kim động sinh Thuỷ, Thuỷ động sẽ sinh Dụng Thần Mộc).

                        5. Nguyên Thần vượng động, trúng không hay hóa không. (Ví như Nguyên Thần Tí lâm Tuần Không động, gặp ngày tháng sinh trợ, hoặc Nguyên Thần là Mộc động hóa ra Tí lâm Không, thì dù lâm Không hoặc hóa Không, sau ngày Ngọ xung Không hoặc ngày Tí xuất Không vẫn hữu dụng).

                        Chiếm trúng Không, hay hóa Không, cho là vô dụng thì không phải vậy. Sao chẳng biết động chẳng phải là Không, phải ăn với ngày xung Không, thật Không, (như đã giải thích câu chữ đỏ ở trên), mới là hữu dụng. Cho nên cho là kiết, hay sinh Dụng Thần.

                        Trên có 5 trường hợp, mà Dụng Thần đều có sức. Chiếm các việc đều cát.

                        Như tháng Dậu ngày Tân Hợi, chiếm cầu Tài. Đặng quẻ Đoài vi Trạch, biến ra quẻ Lôi Thuỷ Giải.

                        Đoài vi Trạch Giải
                        - - Phụ Mẫu Mùi Thổ Thế
                        -0- Huynh Đệ Dậu Kim - Huynh Đệ Thân Kim
                        --- Tử Tôn Hợi Thuỷ
                        - - Phụ Mẫu Sửu Thổ Ứng
                        --- Thê Tài Mão Mộc
                        -0- Quan Quỹ Tỵ Hỏa -- Thê Tài Dần Mộc

                        Đoán rằng: ngày Giáp Dần sẽ có tài, theo ý nguyện.

                        Khách hỏi:
                        - Mão Mộc, Tài hào đã không mà lại bị Nguyệt phá, bị Kim khắc. Hào đầu Tỵ Hỏa Quan, tuy sinh Thế, ngày Hợi xung Tán, lại hóa Tuần Không. Sao lại gọi rằng cát?
                        - Thần triệu cơ (lộ ra) ở động, tôi không bao giờ nói tán. Chính vì Tỵ Hỏa hóa Không, cho nên hiện giờ tôi thấy tài. Chờ ngày Giáp Dần ra khỏi (xuất) Không thì tương kiến.

                        Dần Tài Mộc sinh Quan, Quan sinh Thế, quả tới ngày Dần ban, mới thấy ngày Mộc đặng Tài.
                        Nguyên Thần tuy hiện, mà đôi khi không sinh được Dụng Thần, có sáu trường hợp.

                        1. Nguyên Thần hưu tù chẳng động, hoặc động mà hưu tù, lại bị tương khắc (Tỷ như Dụng Thần là Dần Mão Mộc, Nguyên Thần là Hợi Tí Thuỷ, mùa Hạ tháng Mùi thì Thuỷ vô khí, nếu không động, hoặc động mà hóa ra Thìn Tuất Sửu Mùi Thổ, hoặc hóa ra Dần Mão Mộc)

                        2. Nguyên Thần hưu tù lại gặp Tuần Không, Nguyệt Phá (Ví như Nguyên Thần Hợi Tí Thuỷ gặp tháng Ngọ, lại hào Hợi hay Tí lâm Tuần Không)

                        3. Nguyên Thần hưu tù, động hóa thoái thần (Nguyên Thần Tí gặp mù Hạ, tuy động nhưng hóa Hợi, là hóa thoái)

                        4. Nguyên Thần hưu tù mà lại suy tuyệt (Nguyên Thần Tí Hợi Thuỷ không động, lại gặp mù Hạ)

                        5. Nguyên Thần nhập tam Mộ (ví như Nguyên Thần Hợi Tí Thuỷ nhập Tam Mộ: gặp ngày Thìn là Nhật Mộ, gặp hào Thìn động gọi là động Mộ, động hoá ra hào Thìn gọi là hóa Mộ)

                        6. Nguyên Thần hưu tù, động và hóa tuyệt, hoá khắc, hóa phá, hóa tán (tỷ như Dần Mão Mộc gặp mùa Hạ, động mà hóa ra Thân Dậu)

                        Dẫn lên là thấy sinh mà chẳng có sức sinh, ấy là Nguyên Thần vô dụng. Tuy có, mà như không.

                        Kỵ Thần động mà khắc hại Dụng Thần, có 5 trường hợp:

                        1. Kỵ Thần vượng tướng, hoặc gặp ngày, tháng, động hào sinh phò, hoặc đồng với ngày tháng chiếm quẻ
                        2. Kỵ Thần động, hóa hồi đầu sinh, hóa tiến thần
                        3. Kỵ Thần vượng động, trúng Không hay hóa Không
                        4. Kỵ Thần trường sinh, đế vượng, nhằm nhật thần (lâm ngày)
                        5. Kỵ Thần và cừu Thần đồng động

                        Dẫn lên các Kỵ Thần cũng như búa riều. Chiếm mọi việc đều hung. (Xem lại mục Nguyên Thần để hiểu rõ hơn về Ngũ Hành sinh khắc)

                        Kỵ Thân tuy động, lại có khi không khắc được Dụng Thần, có 7 trường hợp:

                        1. Kỵ Thần Hưu Tù chẳng động, động mà hưu tù, bị ngày, tháng, động hào khắc
                        2. Kỵ Thần tịnh trúng Tuần Không, Nguyệt Phá
                        3. Kỵ Thần nhập Tam Mộ
                        4. Kỵ Thần suy, động hóa thoái thần
                        5. Kỵ Thần suy, mà lại tuyệt
                        6. Kỵ Thần đông, hóa tuyệt, hóa khắc, hóa phá, hóa tán
                        7. Kỵ Thần cùng Nguyên Thần đồng động

                        Đó là những Kỵ Thần không có sức. Chiếm mọi việc, hóa hung làm cát. (Xem lại mục Nguyên Thần vô dụng để hiểu rõ hơn về Ngũ Hành sinh khắc)

                        Dẫn lên là luận Nguyên Thần và Kỵ Thần có sức, cùng không có sức. Còn Dụng Thần cũng cần phải có khí. Thảng như Dụng Thần không có gốc, tuy rằng Nguyên Thần có sức cũng khó sinh. Cho nên Kỵ Thần không đủ sức, thì cũng không đủ mừng.

                        Như tháng Tỵ, ngày Ất Mùi, tự mình chiếm bệnh. Đặng quẻ Trạch Phong Đại Quá, biến ra quẻ Hỏa Phong Đỉnh.

                        -X- Tài Mùi Thổ --- Tử Tỵ Hỏa
                        -0- Quan Dậu Kim -- Tài Mùi Thổ
                        --- Phụ Hợi
                        --- Quan Dậu
                        --- Phụ Hợi
                        - - Tài Sửu
                        (Còn nữa)
                        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                        Comment


                        • #27
                          (Tiếp)

                          Tự mình chiếm bệnh, lấy Thế hào là Hợi Thuỷ làm Dụng Thần, bị Mùi Thổ Kỵ Thần động mà khắc Thuỷ. May đặng Dậu Kim, Kim sinh Hợi Thuỷ, thì cả hai hào đều tiếp tục tương sinh, hóa hung ra cát.

                          Nào dè Hợi Thuỷ, tháng xung, ngày khắc, gặp Nguyệt phá và bị khắc. Tuy có sinh phò, mà sinh không nổi, như cây không rễ, hàn cốc chẳng hồi Xuân.

                          Quả sau, chết ở ngày Quý Mão. Ứng với ngày Mão, là vì ngày xung khử Nguyên Thần. Đó là chỗ gọi: "Dụng Thần không gốc, Nguyên Thần có sức cũng khó sinh".

                          11. Ngũ Hành Tương Sinh

                          Kim sinh Thuỷ -> Thuỷ sinh Mộc -> Mộc sinh Hỏa -> Hỏa sinh Thổ -> Thổ sinh Kim.

                          Phàm Dụng Thần và Nguyên Thần, nên gặp sinh: Nguyệt Kiến sinh, Nhật kiến sinh, động hào sinh, động hóa hồi đầu sinh.

                          Như tháng Mão, ngày Kỷ Mão, em chiếm cho anh, anh bị trọng tội, mẹ muốn làm đơn xin ân xá, không biết cứu khỏi chăng? Đặng quẻ Địa Lôi Phục biến ra quẻ Chấn vi Lôi.

                          Địa Lôi Phục --- Chấn
                          - - Tử Dậu Kim
                          - - Tài Hợi Thuỷ
                          - - Huynh Sửu Thổ X Phụ Ngọ Hỏa
                          - - Huynh Thìn Thổ
                          - - Quỷ Dần Mộc
                          --- Tài Tí Thuỷ

                          Hào Huynh Sửu làm Dụng Thần. Huynh Sửu động, ngày tháng khắc nó, rõ ràng là đại tội khó thoát. May đặng hào Huynh Sửu động hóa Ngọ Hỏa, Phụ Mẫu hồi đầu sinh.

                          Đoán rằng: Mau mau làm đơn đi. Huynh hóa Phụ Mẫu, thần mách bảo rõ ràng. Sau mong ân xá được khỏi chết. (Đó chính là nhờ mẹ cứu: Phụ Mẫu động sinh)
                          12. Ngũ Hành Tương Khắc

                          Kim khắc Mộc -> Mộc khắc Thổ -> Thổ khắc Thuỷ -> Thuỷ khắc Hỏa -> Hỏa khắc Kim.

                          Phàm có Kỵ Thần và Cừu Thần, nên gặp khắc: Tháng khắc, ngày khắc, động hào khắc, động hóa hồi đầu khắc.

                          Trong 4 cái đó, Dụng Thần và Nguyên Thần cả hai đều gặp một cái khắc, chỗ khắc không thấy sinh phò, làm điềm hung.

                          Chiếm việc lành lạc cực sinh bi. Chiếm việc dữ, khá mau hồi tỵ (bỏ, tránh).

                          Như tháng Mão, ngày Mậu Thìn, chiếm quan sự cho cha, đã bị trọng tội. Đặng quẻ Trạch Địa Tuỵ, biến ra quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân.

                          Trạch Địa Tuỵ -- Đồng Nhân
                          - - Phụ Mùi Thổ X Phụ Tuất Thổ
                          --- Huynh Dậu Kim Ứng
                          --- Tử Hợi Thuỷ
                          - - Tài Mão Mộc X Tử Hợi Thuỷ
                          - - Quan Tỵ Hỏa Thế
                          - - Phụ Mùi Thổ X Tài Mão Mộc

                          Quẻ Ngoại Mùi Thổ Phụ Mẫu, bị tháng Mão khắc. Quẻ trong, Hợi Mão Mùi, hiệp thành Mộc Cục, lại tương khắc chế Tháng khắc, toàn không có gì cứu trợ. Quả bị trọng hình.

                          Cũng đồng một ngày, em gái chiếm cho anh, về quan sự, đồng một án đó, cũng định trọng tội rồi. Đặng quẻ Thiên Địa Bỉ, biến ra Thiên Thuỷ Tụng.

                          Thiên Địa Bỉ -- Tụng
                          --- Phụ Tuất Thổ
                          --- Huynh Thân Kim
                          --- Quỷ Ngọ Hỏa
                          - - Tài Mão Mộc
                          --- Quỷ Tỵ Hỏa X Phụ Thìn
                          - - Phụ Mùi

                          Thân Kim Huynh hào làm Dụng Thần, Tỵ Hỏa Quỷ Động, hình khắc Thân Kim, là trọng tội định rồi. May có ngày Thìn xung động Phụ Tuất Thổ, Phụ Tuất ám động sinh Huynh Thân, khắc xứ phùng sinh. Nếu có Phụ Mẫu thì cứu được.

                          Sau nhờ có cha già bát tuần (80 tuổi), viện lệ xin ân xá, được khỏi chết.

                          Thánh nhân làm ra Kinh Dịch, là muốn cho người xu cát tỵ hung. Ai chưa bói mà không biết ấy là tại số. Có bói mà Thần chẳng cho biết, ấy cũng là tại số. Đã bói rồi, mà thần đã nói rồi, biết rõ ràng mà cố phạm, thì không thể đổ trút cho số hết. Ấy là Mạng!
                          13. Khắc Xứ Phùng Sinh

                          Gặp chỗ này khắc, gặp chỗ kia sinh, đó gọi là khắc xứ phùng sinh. Đại phàm, Dụng Thần, Nguyên Thần, bị khắc ít, đặng sinh nhiều là cát. Kỵ Thần bị khắc ít, đặng sinh nhiều là hung. Bởi cớ, Kỵ Thần nên bị khắc, mà không nên được sinh.

                          Như tháng Thìn, ngày Bính Thân, chiếm em bị trái trời, tình hình đã nguy. Đặng quẻ Ký Tế, biến ra quẻ Trạch Hỏa Cách.

                          Thuỷ Hỏa Ký Tế --- Cách
                          - - Huynh Tí Thuỷ Ứng
                          --- Quỷ Tuất Thổ
                          - - Phụ Thân Kim X Huynh Hợi
                          - - Huynh Hợi Thuỷ Thế
                          --- Quỷ Sửu Thổ
                          - - Tử Mão Mộc

                          Đoán rằng: Nguyệt Kiến là Thìn Thổ, tuy là khắc Hợi Thuỷ Huynh Đệ, mà nhờ ngày Thân sinh nó, lại nhờ có động hào tương sinh, tuy lâm nguy mà có người cứu.

                          Quả nội ngày đó, giờ Dậu, gặp Thầy minh y cứu khỏi. Tới ngày Kỷ Hợi, thì toàn sinh.
                          (Còn nữa)
                          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                          Comment


                          • #28
                            (Tiếp)

                            14. Động Tịnh Sinh Khắc
                            Sáu hào yên tịnh, hào nào vượng tướng có thể sinh khắc được hào bị hưu tù. Vì hào vượng tướng tỷ như một người có lực lượng.
                            Giả như mùa Xuân, tháng Dần Mão, chiếm đặng quẻ Khôn.
                            Khôn vi Địa
                            - - Tử Dậu Kim Thế
                            - - Tài Hợi Thuỷ
                            - - Huynh Sửu Thổ
                            - - Quan Mão Mộc Ứng
                            - - Phụ Tỵ Hoả
                            - - Huynh Mùi Thổ
                            Như chiếm cho cha mẹ, Tỵ Hỏa là Phụ Mẫu là Dụng Thần. Hào 3 là Mão Mộc, đương mùa Xuân, nên vượng tướng, có thể sinh Tỵ Hỏa, thì thành ra hào Phụ Mẫu tướng. Tỵ Hỏa Phụ Mẫu đã gặp Xuân Mộc tương sinh, Phụ Vượng năng khắc Tử Tôn. Như chiếm cho con cháu thì Tử Tôn suy.
                            Xuân Mộc đương lệnh, có thể khắc Sửu Thổ, Mùi Thổ, là Huynh Đệ. Chiếm cho anh em, thì gọi là Huynh Đệ hưu tù, không có khí. Kỳ dư cứ vậy mà suy ra.
                            Trong quẻ động hào, thì có thể khắc tịnh hào. Còn tịnh hào dù được vượng tướng, cũng không thể khắc động hào.
                            Giả như tháng Dần, chiếm được quẻ Đoài, biến ra quẻ Lôi Trạch Quy Muội.
                            Đoài vi Trạch --- Quy Muội
                            - - Phụ Mùi Thổ
                            --- Huynh Dậu Kim 0 Huynh Thân Kim
                            --- Tử Hợi Thuỷ
                            - - Phụ Sửu Thổ
                            --- Tài Mão Mộc
                            --- Quỷ Tỵ Hỏa
                            Dậu Kim phát động, tuy là hưu tù, chứ động cũng khắc được Mão Mộc vượng tướng.
                            Mão Mộc đương lệnh, có thể khắc Sửu Thổ, Mùi Thổ. Nay Mộc đã bị Kim Thương cũng khó mà khắc Thổ. Kỳ dư cứ vậy mà suy.
                            Tịnh cũng như người ngồi, người nằm; động cũng như đi, như chạy.

                            15a. Động Biến Sinh Khắc Xung Hạp
                            Quẻ có hào động, động thì phải biến. Cái hào mới biến ra có thể sinh khắc xung hạp hào động tại bổn vị (tức hào vừa động biến ra nó mà thôi), không có thể sinh khắc các hào khác. Còn các hào khác đối với hào vừa biến ra cũng không thể sinh khắc nó (nhưng dĩ nhiên có thể sinh khắc hào vừa động biến ra nó). Tức là hào động có thể sinh khắc các hào khác, còn hào biến thì không; ngược lại các hào khác có thể sinh khắc hào động, nhưng đối với hào biến thì không). Duy có Nhật Nguyệt Kiến mới đủ quyền sinh, khắc, xung, hạp được hào biến mà thôi!
                            Giả như tháng Tí, ngày Mão chiếm được quẻ Khôn, biến ra Hỏa Địa Tấn.
                            Bát Thuần Khôn -- Tấn
                            - - Tử Dậu Kim X Phụ Tỵ Hỏa
                            - - Tài Hợi
                            - - Huynh Sửu Thổ X Tử Dậu
                            - - Quỷ Mão
                            - - Phụ Tỵ Hỏa
                            - - Huynh Mùi
                            Hào thứ 6 Dậu Kim phát động. Dậu là động hào, biến ra Tỵ Hỏa, Tỵ là biến hào. Biến hào Tỵ Hỏa có thể hồi đầu khắc Dậu Kim ở bổn vị, mà không có thể sinh khắc các hào khác.
                            Hào thứ 4 là Sửu Thổ động, có thể sinh Dậu Kim ở Thế hào, mà không có thể sinh hào Dậu Kim mới biến ra, mà hào Dậu Kim này cũng không thể sinh khắc hào nào khác.

                            Vậy thì lấy chi chế cái biến hào này được? Duy có Ngày Tháng hay sinh, hay khắc, hay xung, hay hạp được nó mà thôi. Tại sao vậy? Vì ngày, tháng như Trời, có thể sinh khắc động hào, tịnh hào, phi hào, phục hào, biến hào, mà các hào này không thể thương khắc ngày, tháng được.
                            Huỳnh Kim sách nói: "Hào thương nhật, đồ thọ kỳ danh". Nghĩa là: "Hào thương khắc ngày, tháng, chỉ có danh chứ không có thực". Như trong quẻ này, Tí Thuỷ Nguyệt Kiến có thể khắc Tỵ Hỏa là hào Thế mới động biến ra; Mão là Nhật Kiến có thể xung Dậu Kim là hào Huynh Đệ mới động biến ra.
                            Kỳ dư cứ vậy mà suy ra.

                            15b. Tứ Thời Vượng Tướng
                            - Tháng Giêng, Dần là Nguyệt Kiến, Dần Mộc vượng, Mão Mộc kế đó.
                            - Tháng Hai, Mão là Nguyệt Kiến, Mão Mộc vượng, Dần Mộc kế đó.
                            - Tháng Giêng tháng Hai, Mộc vượng, Hỏa Tướng. Kỳ dư Kim Thuỷ Thổ đều là Hưu Tù.
                            - Tháng Ba, Thìn là Nguyệt Kiến, Thìn Thổ vượng, Sửu Mùi Thổ kế đó. Kim nhờ Thổ sinh, thì Kim tướng. Mộc tuy chẳng vượng, cũng còn dư khí. Kỳ dư các hành khác đều là hưu tù.
                            - Tháng Tư, Tỵ là Nguyệt Kiến, Tỵ Hỏa vượng, Ngọ Hỏa kế đó.
                            - Tháng Năm, Ngọ là Nguyệt Kiến, Ngọ Hỏa vượng, Tỵ Hỏa kế đó.
                            - Tháng Tư tháng Năm, Hỏa vượng; Hỏa sinh Thổ thì Thổ tướng. Kỳ dư các hành khác đều là hưu tù.
                            - Tháng 6, Mùi là Nguyệt Kiến, Thổ vượng, Thìn Tuất Thổ kế đó. Thổ sinh Kim, Kim là tướng. Hỏa tuy suy, cũng còn dư khí. Kỳ dư các hành khác đều là hưu tù.
                            - Tháng Bảy, Thân là Nguyệt Kiến, Thân Kim vượng, Dậu Kim kế đó.
                            - Tháng Tám, Dậu là Nguyệt kiến, Dậu Kim vượng, Thân Kim kế đó.
                            - Tháng Bảy tháng Tám, Kim vượng; Kim sinh Thuỷ thì Thuỷ tướng. Kỳ dư các hành khác đều là hưu tù.
                            - Tháng Chín, Tuất là Nguyệt Kiến, Tuất Thổ vượng, Sửu Mùi kế đó. Thổ sinh Kim thì Kim tướng. Kỳ dư các hành khác đều là hưu tù.
                            - Tháng Mười, Hợi là Nguyệt Kiến, Hợi Thuỷ vượng, Tí Thuỷ kế đó.
                            - Tháng Mười Một, Tí là nguyệt Kiến, Tí Thuỷ vượng, Hợi là kế đó.
                            - Tháng Mười tháng Mười Một, Thuỷ vượng; Thuỷ sinh Mộc thì Mộc tướng. Kỳ dư các hành khác đều hưu tù.
                            - Tháng Mười Hai, Sửu là Nguyệt Kiến, Sửu Thổ vượng, Thìn Tuất Thổ kế đó. Thổ sinh Kim thì Kim tướng. Thuỷ tuy suy, mà còn có khí. Kỳ dư đều là hưu tù.
                            GHI CHÚ: Tháng Giêng Kiến Dần tháng Hai kiến Mão gọi là Nguyệt Kiến, vì lúc đó chuôi sao chổi chỉ thẳng vào tháng Dần tháng Mão nên Dần Mão là Nguyệt Kiến. Tuy nhiên, đó là tính theo 4 mùa, không phải năm nào Dần Mão cũng được nắm Nguyệt Lệnh. Ví như chúng ta biết 12 giờ trưa là giờ chính Ngọ. Đúng thế, nhưng 12 giờ trưa ở VN, có những tháng ngày 12:07 là giờ chính Ngọ, mà nhiều khi mới 11:54 hay 11:49 đã là giờ chính Ngọ rồi, tuỳ theo tỉnh và ngày tháng trong năm. Hoặc như ở Mỹ tuỳ theo Tiểu Bang và tuỳ theo tháng ngày trong năm, có đôi lúc mới 11:54 đã là giờ Ngọ, mà lại có lúc giờ 12:37 phút mới là chính Ngọ vậy. Chưa kể gặp những tháng có giờ tiệm quan là 1:37 phút mới là chính Ngọ.
                            Nguyệt Lệnh cũng vậy, tuy tháng Giêng nói là Kiến Dần nhưng thực tế, có năm tháng Giêng rồi mà Tiết Khí Nguyệt Lệnh vẫn là tháng Chạp; hoặc có năm mới tháng Chạp (Sửu) mà Tiết Khí Nguyệt Lệnh đã là tháng Giêng (Dần) rồi vậy.
                            Nhiều người vẫn tranh cãi rằng xem Bói Dịch phải xem theo lịch Nguyệt Kiến tức tháng nào là tháng đó, như tháng Giêng là tháng Dần, tháng Bảy là tháng Thân... Nhưng trên thực tế tôi đã kiểm nghiệm nhiều lần phải theo Tiết Khí mới đúng.
                            Điển hình như gần đây nhất có quẻ của CoBeKho trong quán Bói Dịch, vì tôi đã đoán và xác quyết tháng cô đi nên xin trích lại đây để học giả tham khảo.
                            Quẻ hỏi là, trong vài tháng tới, tôi có đi xa thăm được người yêu xưa không?
                            Ngày Tân Hợi, tháng Tân Mùi.
                            Dần Mão Không vong.
                            Thuỷ Phong Tĩnh (Mộc) biến Khôn Vi Địa (Thổ)
                            6)HHT _ _ Phụ Mẫu Tý Thuỷ.....................Đằng xà
                            5)HHH ___O Thê Tài Tuất(Thế)-->Phụ Mẫu Hợi....Câu trần
                            4)HHT _ _ Quan Quỷ Thân.......................Chu tước
                            3)HHH ___O Quan Quỷ Dậu------>Huynh Đệ Mão...Thanh Long
                            2)HHH ___O Phụ Mẫu Hợi(Ứng)-->Tử Tôn Tỵ Hoả...Huyền vũ
                            1)HHT _ _ Thê Tài Sửu.........................Bạch hổ
                            NYN hỏi tôi:
                            - Nhiều người đoán tháng Dậu hay tháng Tuất thì có thể gặp được nhau, vậy anh đoán tháng nào?
                            - Tôi đoán tháng Dậu hoặc Tuất đều gặp được, nhưng theo quẻ này thì tôi đoán chắc là tháng Dậu.
                            - Tại sao anh đoán là tháng Dậu mà không là tháng Thân hay Tuất?
                            - Vì Quan Dậu động lâm Thanh Long là tượng vui gặp người yêu, hiềm vì quẻ nội Phản Ngâm Dậu động hóa Mão; Phản Ngâm tượng của chuyện quá khứ trở về, khiến lòng rên xiết, vì cứ trở đi trở lại, khó gặp nhau. Gặp tháng Dậu xung mất Mão Phản Ngâm và tháng Dậu lâm Thanh Long Quan Tinh động thì sẽ gặp được nhau. Tháng Thân không động trong quẻ nên không đoán là tháng Thân.
                            - Vậy anh đoán ngày nào có thể đi được?
                            - Quẻ biến lục xung, lại Tuất động cần gặp hợp ngày Mão hợp Thế Tuất thì đi được, và ngày Thìn hợp Quan Dậu thì gặp được người yêu.
                            Quả nhiên, đã đúng như dự đoán!
                            Thế nên nếu không xem theo Tiết Khí thì đoán tháng Dậu là sai, nhưng vì xem theo Tiết Khí nên biết chắc tháng Dậu là đúng. Bởi lúc CBK đi thì vẫn còn là tháng Thân, nhưng đã qua Tiết Khí 3 ngày rồi, mà theo quẻ này thì không thể nào gặp nhau ở tháng Thân mà phải là tháng Dậu vậy.
                            Tiếp tục chứng minh về Tiết Khi với quẻ thứ 2 của Cobekho.
                            Quẻ gieo ngày Canh Ngọ, tháng Nhâm Thân, năm Giáp Thân, Tuất Hợi không vong
                            Hỏi là: Chuyến đi xa kỳ này có được vui vẻ không ? ( Gặp người xưa )
                            Được quẻ Lôi Địa Dự (Lục Hợp), quẻ biến Lôi Hoả Phong
                            6) // ---Tài Tuất Thổ (Đằng xà)
                            5) // ---Quỉ Thân Kim (Câu trần)
                            4) / --- Tôn Ngọ Hoả (Ứng) (Chu tước)
                            3) //x --- Đệ Mão Mộc ----> Mẫu Hợi Thuỷ (Thanh long)
                            2) // --- Tôn Tỵ Hỏa (Huyền vũ)
                            1) //x --- Tài Mùi Thổ (Thế) ----> Đệ Mão Mộc (Bạch hổ)
                            NYN hỏi tôi:
                            - Em thấy quẻ này động hóa hồi đầu khắc mà còn hợp thành Mộc Cục nên ghê quá. Anh đoán thế nào?
                            - Tài lâm Tràng sinh ở tháng Thân lại được Nhật sinh nên Thế vượng, tuy động hóa Mão hồi đầu khắc. Nhưng may là khi cô ta đi đã qua tháng Dậu, Mão Mộc Kỵ Thần bị tháng Dậu xung phá, đồng thời xung phá Mão Mộc không cho hợp thành Mộc Cục. Thế lâm Bạch Hổ chủ máu me thương tích; ở hào 1 tượng là chân, Huynh ở hào 3 tượng là tay, động khắc thế thì tay hay chân sẽ bị thương chảy máu. Đồng thời Tài Mùi chủ bao tử hay vùng bụng, bị Mộc khắc nên bụng bị bệnh, hoặc ăn uống không được, hoặc bị đau bụng. May là Mão Mộc bị Dậu Nguyệt phá nên chỉ là trầy trụa chảy máu nhẹ thôi, không nặng lắm. Nhưng vì Mão Mộc phá Tài nên chuyến đi này tốn tiền rất nhiều, ít nhất là 3 cho đến 5 ngàn đô la. Nếu tốn tiền nhiều cũng là cách tránh được họa lớn thôi.
                            - Vậy em không cần khuyên cô đừng đi chứ?
                            - Không cần! Vì quẻ lục hợp là lòng đã quyết rồi nên sẽ đi.
                            Sự thật đã đúng với dự đoán!
                            Nếu không xem theo Tiết Khí thì tháng Thân tuy khắc Mão Mộc, nhưng Mộc sẽ hợp thành Cục, lại xuất hành ngày Mão thì dù có gan sắt tôi cũng sẽ khuyên CBK ở nhà đừng đi, vì tai họa khó lường, mà lại đi máy bay nữa nên rất dễ "gần trời xa đất", họa sát thân không phải là khó. Xem quẻ này ta có thể thấy rõ sự khác biệt của đoán quẻ theo Tiết Khí và không theo Tiết Khí vậy!
                            (Còn nữa)
                            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                            Comment


                            • #29
                              (Tiếp)

                              16. NGUYỆT TƯỚNG

                              Nguyệt Tướng, tức là Nguyệt Kiến, lại là Nguyệt Lệnh. Nó nắm quyền trong một tháng, tư lệnh trọn ba tuần (1 Tuần=10 ngày; 3 Tuần=30 ngày). Trong một tháng 30 ngày, nó đương quyền đắc lệnh.
                              Nguyệt Kiến nắm mối chánh của muôn việc bói, nó xét dữ lành hết cả 6 hào, hay trợ quẻ hào nào suy nhược, hay bớt hào tượng nào vượng cường, chế phục hào nào động biến, phò khởi Phi Thần, Phục Thần ra hữu dụng.
                              Nguyệt Tướng là chủ soái cầm quyền, muôn việc bói đều lấy nó làm cương lĩnh.
                              Hào này suy nhược, thì nó hay sinh, hợp, tỷ, củng, phò, nên suy mà cũng ra vượng. Hào cường vượng, thì nó hay xung, khắc, hình, phá, nên vượng mà cũng ra suy.
                              Trong quẻ có biến hào khắc chế động hào, thì Nguyệt Kiến hay chế phục biến hào.
                              Trong quẻ có động hào khắc chế tịnh hào, thì Nguyệt Kiến cũng hay khắc chế động hào.
                              Dụng Thần phục tàng bị Phi Thần yểm trụ, thì Nguyệt Kiến xung khắc Phi Thần, sinh trợ Phục Thần, mới có thể dùng.
                              Hào gặp Nguyệt Hợp mới hữu dụng, hào gặp Nguyệt Phá thì vô công.
                              Nguyệt Kiến hợp với hào thì thành Nguyệt Hợp, đó là hào hữu dụng. Nguyệt Kiến xung với hào, thì thành Nguyệt Phá, đó là hào vô công.
                              Nguyệt Kiến chẳng nhập hào cũng là hữu dụng, Nguyệt Kiến nhập hào rồi càng thấy cương cường.
                              Quẻ không có Dụng Thần mà Nguyệt Kiến là Dụng Thần thì lấy Nguyệt Kiến làm Dụng Thần, chẳng cần phải tìm Phục Thần.
                              Nguyệt Kiến nhập quẻ, động làm Nguyên Thần, tác phước còn lớn nữa, động mà làm Kỵ Thần, làm họa còn sâu nữa. Không nhập quẻ, thì còn huởn.
                              Hào gặp Nguyệt Kiến và vượng tướng, phải gọi là gặp Không mà chẳng Không, gặp Thương mà chẳng hại. Người xưa có cái thuyết này, tôi thí nghiệm không ra vậy: "Ở trong Tuần rốt cuộc là Không".
                              Như tháng Dần, ngày Canh Tuất, chiếm cầu tài, đặng quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu.
                              --- Quan Tỵ Ứng
                              - - Phụ Mùi
                              --- Huynh Dậu
                              --- Phụ Thìn Thế
                              --- Tài Dần (Tuần Không)
                              --- Tử Tí
                              Đoán rằng: Dần Mộc Tài là Dụng Thần, hào Tài khắc Thế. Tài này sẽ đặng mà hiện giờ còn là Không. Phải chờ tới ngày Giáp Dần, ra khỏi Tuần Không mới là đặng Tài. Quả tới ngày Giấp Dần thì đặng.
                              Nếu cho gặp Không chẳng Không, là sai. Nếu ở trong Tuần, thì còn Không Vong. Ra ngoài Tuần mới chẳng Không.
                              Gặp Không chẳng Không, rốt rồi chẳng phải cái không đáo để (luôn luôn). Gặp Thương cũng thương, mà phải biết đợi chờ thời. Cho nên Dụng Thần gặp Không, đừng có chỉ mà nói là chẳng Không, rốt cuộc là Không. Nhưng cái Không này là cái Không ở trong Tuần hiện tại. Chờ ngày nào hết Tuần đó thì chẳng Không nữa.
                              Làm Kỵ Thần, hiện ra thì gây họa. Làm Nguyên Thần, hiện ra thì tác phước. Chứ không phải là Chân Không của hưu tù, rốt cuộc là Không.
                              Hào gặp Nguyệt Kiến là vượng, hoặc bị hào khác khắc thì gọi là gặp thương. Người chiếm bệnh, trước mắt không mạnh, người chiếm sự, trước mắt không thành. Hãy chờ đến ngày xung khử thương hào, thì hết bị thương nữa. Chừng đó bệnh sẽ mạnh, việc sẽ thành. Cho nên nói gặp thương cũng là thương, nên phải biết chờ thời.
                              Như tháng Dậu, ngày Bính Dần, chiếm về yết kiến quý nhân. Đặng quẻ Sơn Phong Cổ, biến ra Sơn Thuỷ Mông.
                              --- Huynh Dần Ứng
                              - - Phụ Tí
                              - - Tài Tuất
                              --- Quan Dậu 0 --- Tử Ngọ
                              --- Phụ Hợi
                              - - Tài Sửu
                              Thế nhằm Nguyệt Kiến làm Quan Tinh, định sẽ gặp mặt, song bị Ngọ Hỏa hồi khắc. Phải chờ ngày Tí xung khử Ngọ Hỏa, mới là đặng bái kiến.
                              Quả đắc kiến ngày Bính Tí. Cho nói nên: Gặp thương cũng thương, nhưng phải chờ thời mới được.
                              Ngày Tuyệt, ngày xung, ngày khắc, phải coi ở chỗ khác có sinh phò, hóa Tuyệt, hóa Mộ, hóa khắc không. Lại còn sợ hào khác thêm chế khắc.
                              Hào gặp Nguyệt Kiến, mà gặp Mộ ở ngày, cùng là Nhật Kiến xung khắc thì có thể chống lại, ra cảnh không cát không hung. Trường hợp gặp hào khác cũng động tương phò, thì thêm điềm cát. Chỉ có sợ hào khác đến chế khắc Dụng hào. Tuy gặp Nguyệt Kiến cũng là khó đương nổi.
                              Như tháng Dần, ngày Bính Thân, chiếm coi làm quan có được thăng thưởng hay đổi đi? Đặng quẻ Cấn biến ra Sơn Lôi Di.
                              --- Quan Dần Thế
                              - - Tài Tí
                              - - Huynh Tuât
                              --- Tử Thân 0 ---- Huynh Thìn
                              - - Phụ Ngọ
                              - - Huynh Thìn X - Tài Tí
                              Dần Mộc làm Quan tinh trì Thế, gặp Nguyệt Kiến nên vượng tướng. Tuy bị hào Thân xung khắc, mà mừng có Thân Tí Thìn hợp thành Thuỷ Cục để sinh Quan. Chẳng những vô hại, mà tháng 3 sẽ cao thăng. Quả tới tháng Thìn thì được nhậm chức. Rất ứng với lời bàn sẽ thăng, là Dụng hào nhờ Thuỷ Cục sinh phò. Ứng tháng Thìn Thổ ra ngoài Chân Không. Ứng thăng nhậm là vì Thế với Quan Tinh đều ở Tại hào 6.
                              Lại như tháng Ngọ, ngày Đinh Mùi, chiếm cho biết em bị tụng sự cát hay hung. Đặng quẻ Khổn biến ra Lôi Phong Hằng.
                              - - Phụ Mùi
                              --- Huynh Dậu 0 --- Huynh Thân
                              --- Tử Hợi Ưng
                              - - Quan Ngọ X ---- Huynh Dậu
                              --- Phụ Thìn
                              - - Tài Dần Thế
                              Dậu Kim Huynh làm Dụng Thần, bị tháng Ngọ khắc. Nhờ ngày Mùi sinh, nó có thể chống lại được. Nhưng chẳng hợp là tại động hào Ngọ Hỏa tương khắc. Chính là chỗ nói "rất sợ hào khác thêm chế khắc". Họ hỏi:
                              - Có hại lớn không?
                              - Ngọ Hỏa là Nguyệt Kiến, động ở trong quẻ, đó gọi là "nhập quẻ", còn thêm cương cường. Lại cũng gọi là Nguyệt Kiến làm Kỵ Thần, gieo họa chẳng nhỏ, là cảnh đại hung.
                              - Hung về lúc nào?
                              - Huynh Dậu Kim hóa thoái thần. Năm nay năm Thìn, Thái Tuế tương hợp, thì chưa thấy hại, sợ thoái tới năm Thân thì cùng đường.
                              Quả trong năm Thìn bị hạ ngục. Rồi tới năm Thân thì bị xử tử.
                              Tiếp theo là nói về Dụng Thần lâm Nguyệt Kiến:
                              - Thiên tượng cát, thì từ đây vận thái. Thiên tượng hung thì ngoài tháng mang tai.
                              - Khắc ít, sinh nhiều, là thiên tượng cát. Khắc nhiều, sinh ít, là thiên tượng hung.
                              - Thiên Tượng hung mà trong tháng hứa không ngại. Ra ngoài tháng thì bị họa ương.
                              - Dụng Thần đặng nó, được phước không ít. Kỵ Thần đặng nó, gieo họa chẳng vừa. Đây là nói Dụng Thần trúng Nguyệt Kiến, mà không có hào khác khắc nó; phàm chiếm mọi việc đều kiết. Kỵ Thần trúng Nguyệt Kiến mà Dụng Thần hưu tù, là hết cứu, thì chiếm việc chi cũng hung.
                              - Sinh phò Kỵ Thần là "trợ ác vi ngược". Khắc chế Nguyên Thần là "kiêu lộ đoạt lương" (chận đường đoạt lương).
                              - Kỵ Thần khắc hại Dụng Thần, đặng Nguyệt Kiến khắc chế Kỵ Thần, thì gọi là hữu cứu. Trái lại, nếu Nguyệt Kiến sinh Kỵ Thần, thì là "trợ ác vi ngược".
                              - Như Dụng Thần đặng Nguyên Thần sinh, Nguyệt Kiến lại sinh Nguyên Thần, thì cát mà thêm cát.
                              - Trường hợp Nguyệt Kiến khắc chế Nguyên Thần, thì như "kiêu thần đoạt thực", cưỡng đoạt mất miếng ăn của nó vậy.
                              - Vật cùng thì biến, khí mãn phải khuynh, (đồ đựng đầy quá thì phải tràn).
                              - Dụng Thần đương suy, mà gặp thời lại phát, cũng như Dụng Thần gặp Hỏa chiếm mùa Đông thì không vượng, gọi là vật cùng thì biến.
                              Lại như tháng Giêng chiếm quẻ, Dụng Thần trúng Dần Mộc Nguyệt Kiến, đó gọi là đại vượng. Nếu qua mùa Thu, lại gặp Thân xung khắc thì có gì không phá bại!? Cho nên gọi là khí mãn thì khuynh.
                              Như tháng Dần, ngày Tân Dậu, chiếm khai trương. Đặng quẻ Cấn biến quẻ Minh Di.
                              Cấn vi Sơn ------- Minh Di
                              Quan Dần Mộc Thế 0 Tử Dậu Kim
                              Tài Tí
                              Huynh Tuất
                              Tử Thân Kim Ứng
                              Phụ Ngọ
                              Huynh Thìn Thổ X Quỹ Mão
                              Đoán rằng:
                              - Hào Thế trúng Dần Mộc, đắc lệnh đương thời. Hiện giờ, khai trương thì sẽ được náo nhiệt. Nhưng hiềm vì Nhật Thần khắc Thế, Thế hóa hồi đầu khắc, sinh ít, khắc nhiều. Lại là quẻ lục xung, lục xung thì chẳng lâu.
                              - Hoặc là do do kẻ hùn hạp chẳng đồng tâm, hay là có chuyện chi khác nữa?
                              - Quỹ ở một bên mình, khá phòng tật bệnh. Người hùn vốn (partner) nhân dịp đó mới thay lòng đổi dạ, thì anh sẽ bị luỵ.
                              Quả tới tháng Mùi, đau bệnh kiết. Tới tháng Dậu người hùn vốn lấy hết tiền. Có kiện cáo mà không lấy lại được một đồng. Ai dám nói đương thời vượng tướng không hại? Qua khỏi hồi đó, thì vẫn có hại.
                              Ứng với tháng Mùi, là vì Mộc Mộ ở Mùi. Người hùn thay lòng đổi dạ, là ứng hào Thân Kim, mùa Thu đương lệnh nên xung khắc. Tài bị cướp hết là vì Tí Thuỷ Tài lạc Không Vong.
                              -------
                              - Gặp Tuyệt không Tuyệt, gặp xung không Tán, ngày sinh tháng khắc, coi luôn sinh phò; tháng sinh ngày khắc, xem luôn xung khắc. [Câu này tối quan trọng, hiếm người biết, hoặc chú ý. Học giả ráng nhớ kỹ.]

                              Nguyệt tướng đương quyền, không thể nào suy tuyệt? Vượng tướng là cang cường, làm sao cho tán? Tháng khắc, ngày sinh, gặp sinh phò thì thêm vượng. Tháng sinh, ngày khắc, gặp chỗ khắc phá (làm giảm lực), rồi cũng suy.
                              Như tháng Ngọ, ngày Mậu Thìn, chiếm em gái sẽ sinh sản được cát hung. Đặng quẻ Hỏa Địa Tấn.
                              Hỏa Địa Tấn
                              Quỷ Tỵ
                              Phụ Mùi
                              Huynh Dậu Thế
                              Tài Mão
                              Quỷ Tỵ
                              Phụ Mùi Ứng
                              Dậu Kim Huynh hào làm Dụng Thần. Nguyệt lệnh khắc nó, nhật kiến sinh nó. Hứa sẽ vô ngại. Ngày Mão hay giờ Mão chắc sinh.
                              Quả tới ngày Tỵ giờ Mão thì sinh, mẹ con bình yên.
                              Ứng giờ Mão, là vì Dậu Kim và ngày Thìn tương hợp.
                              Huỳnh Kim Sách nói: "Nhược phùng hợp trụ, tất phải xung khai". Đó là tháng khắc, mà ngày sinh, không thêm khắc chế, sinh phò.
                              (Còn nữa)
                              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                              Comment


                              • #30
                                (Tiếp)

                                NHẬT THẦN
                                Hợi Tí Thuỷ, Thìn Tuất Sửu Mùi Thổ, Dần Mão Mộc, Tỵ Ngọ Hỏa, Thân Dậu Kim.
                                Nhật Thần làm chủ tể 6 hào, coi về 4 mùa vượng tướng.
                                Chương trước nói Nguyệt Lệnh tư lệnh 3 tuần (tức 30 ngày). Lệnh ở xuân thì sinh, lệnh ở Thu thì Sát (nghĩa là dù một hào vượng ở mùa Xuân, đến Thu vẫn bị sát như thường). Xuân Hạ Thu Đông, mỗi lệnh theo mùa. Nhật Thần chẳng phải thế, bốn mùa đều vượng, cầm quyền sinh sát, công dụng đồng với nguyệt kiến.
                                Xung "tịnh" hào vượng tướng, thành "ám động" (không như Nguyệt Lệnh xung hào vượng tướng thành vô lực, thành "Nguyệt Phá"). Xung "tịnh" hào suy nhược, thành "nhật phá".
                                Hào vượng mà "tịnh", bị Nhật xung tức là thành "ám động", càng thêm lực lượng. Hào suy mà tịnh, bị nó xung tức là tức là thành "nhật phá", càng thêm vô dụng. (Học giả nên chú ý: Nguyệt Phá qua hết tháng hay lúc gặp thời cũng có thể thành sự; còn Nhật Phá thì coi như vô dụng, khó còn cơ hội thành sự. Ghi nhớ: nếu "tịnh hào" được động hào có lực đến sinh, thì sẽ trở thành "ám động", không phải là "Nhật Phá".
                                Xung Không thì khởi, xung hợp thì khai. (Tức là xung hào bị Tuần Không thì thành thật, xung hào bị hợp khai tán ra).
                                Hào nào suy nhược, Nhật Thần hay sinh phò củng hợp, như mưa mùa làm tươi mạ. Hào nào cường vượng, nó hay khắc hại hình chế, tựa sương thu giết chết cỏ.
                                Hào gặp Tuần Không, Nhật Thần xung khởi, mới ra hữu dụng, gọi là "xung Không tắc thật". Hào gặp hợp trụ, Nhật Kiến xung khai, gọi là "hợp xứ phùng xung".
                                Nhưng hung thần hợp trụ, mừng được gặp xung; cát thần hợp trụ, chẳng nên gặp xung.
                                Hào nào suy nhược, Nhật Thần có thể sinh nó, vượng nó, hợp nó, đối với đồng loại thì giúp đỡ, phò trợ. Hào nào cường vượng, Nhật Thần có thể hình nó, xung nó, khắc nó, tuyệt nó, mộ nó.
                                Hào vượng mà động, nó xung càng động. Hào suy mà động, nó xung thì tán.
                                Có sách nói rằng: "Hào phùng Nguyệt Kiến, Nhật xung nhi bất tán". Đủ biết rõ, hào đương lệnh, chẳng sợ ngày xung. Còn luận về họa phước, chẳng cầu vượng tướng hưu tù, nhất khái đều cho là tán hết. Nhưng tôi thí nghiệm nhiều lần, không dè chẳng ứng với chữ tán đó.
                                Thần triệu cơ ở động, động thì phải ứng, lại không thấy tán. Hào vượng tướng, bị xung, lại thêm mạnh. Hào hưu tù, vô khí, họa may có tán, nhưng cũng là một trăm phần chỉ có một, hai.

                                Gặp Nguyệt Phá mà chẳng phá, gặp xung khắc mà không hại.
                                Hào nhằm Nhật kiến, tháng xung chẳng thể phá, tháng khắc không bị thương, bị động hào khắc cũng không hại, hóa hồi đầu khắc cũng như không, mạnh như thế là như núi, như thép, tựa như đồng quyền cùng Nguyệt Kiến. Mặt nhật lên cao giữa trời, là vượng tướng cùng cực.
                                Sinh nhiều, khắc ít, cẫm thượng thiêm hoa. Sinh ít mà khắc nhiều, quả bất địch chúng.
                                Hào trúng Nhật Kiến, còn trong quẻ lại còn có động hào sinh phò, thì như cẩm thượng thiêm hoa.
                                Hào gặp Nhật sinh, mà Nguyệt Kiến và động hào lại khắc, tựa quả bất địch chúng.

                                Chương 17: NHẬT THẦN
                                Tý thủy-Sửu Thổ-Dần Mộc-Thìn Thổ-Tị Hỏa-Ngọ Hỏa-Mùi Thổ-Thân Kim-Dậu Kim-Tuất Thổ-Hợi Thủy.
                                Nhựt thần làm chủ tể 6 hào,coi về bốn mùa vượng tướng.
                                Chương trước nói Nguyệt lênh,tư lệnh trong 3 tuần.Lệnh ở xuân thì sanh,lệnh ở Thu thì sát.Xuân,hạ,thu,đông,mỗi lệnh theo mùa.Nhựt thần chẳng phải vậy,bốn mùa đều vượng,cầm quyền sanh sát; công dụng đồng với Nguyệt Kiến.
                                Xung tịnh hào được vượng tướng,tức là ám động.Xung tịnh hào đương suy nhược,tức là Nhựt phá.
                                Hào vượng mà tịnh,xung nó tức Ám động,càng thêm lực lượng.Hào suy mà tịnh,xung nó tức là nhựt-phá,càng thêm vô dụng.
                                Xung không thì khởi,xung hạp liền khai.
                                Hào nào suy nhược,mà hay sanh phò củng hạp,như mưa làm tươi mạ.Hào nào cường vượng,mà hay khắc hại hình xung,tợ sương thu giết cỏ.
                                Hào gặp tuần không,nhựt phá xung khởi,mới ra hữu dụng,gọi là “xung không tắc thực”.Hào gặp hạp trụ,nhựt kiến xung khai,gọi là “hạp xứ phùng xung”.
                                Nhưng hung thần hạp trụ,mừng được gặp xung;kiết thần hạp trụ,chẳng nên gặp xung.
                                Hào nào suy nhược,nhựt thần có thể sanh nó,vượng nó,hạp nó,đối với đồng loại thì giúp đỡ,phò trợ.Hào nào cường vượng,nhựt-thần có thể hình nó,xung nó,khắc nó,tuyệt nó,mộ nó.
                                Hào vượng mà động,xung nó càng động.Hào suy mà động,xung nó thì nó tán.
                                Có sách nói rằng: “Hào phùng Nguyệt kiến,nhựt xung nhi bất tán”.Đủ biết rỏ,hào đương lệnh,không sợ ngày xung.Còn luận về họa phước,chẳng cầu vượng tuớng hưu tù,đều cho là tán hết.Trọng tại chữ Tán.Nhưng tôi thí-nghiệm nhiều lần,không dè chẳng ứng với chữ Tán đó.
                                Thần triệu cơ ở động,động thì phải ứng,lại không thấy tán.Hào vượng tướng,bị xung,lại thêm mạnh.Hào hưu tù,vô khí,họa may có tán,nhưng cũng là một phần trăm phần chỉ có một,hai.
                                Gặp Nguyệt phá mà chẳng Phá,gặp xung khắc mà không hại.
                                Hào nhằm Nhựt-kiến,tháng xung chẳng thể Phá,tháng khắc không bị Thương,bị động hào khắc cũng không hại , hóa hồi đầu khắc cũng như không,mạnh như thể là như núi,như thép,tợ như đồng quyền cùng Nguyệt kiến .Mặt nhựt lên cao giữa trời,là vượng tướng cùng cực.
                                Sanh nhiều,khắc ít,cẩm thượng thiêm hoa.Sanh ít,khắc nhiều,quả bất địch chúng.
                                Hào trúng nhựt-kiến,còn trong quẻ lại còn có hào động sanh phò thì như cẩm thượng thiêm hoa.
                                Hào gặp nhựt sanh,mà nguyệt-kiến và động hào đồng lại khắc,tợ quả bất địch chúng.
                                * Như tháng Dậu,ngày Mẹo,chiếm quẻ,hào gặp mẹo mộc,gọi là gặp phá mà không phá.Giả sử trong hào có động,biến ra thân dậu kim,hoặ mẹo hào động hóa ra thân dậu,gọi là quả bất địch chúng,phá cũng là phá;thương cũng là thương.Kỳ dư,cứ đó mà suy.

                                Như tháng Thân,ngày Mậu ngọ,chiếm bịnh.Đặng quẻ Thiên Sơn Độn,biến ra quẻ Thiên Phong Cấu.
                                --- Phụ Tuất
                                --- Huynh Thân Ứng
                                --- Quỷ Ngọ
                                --- Huynh Thân
                                - - Quỷ Ngọ hỏa X Thế ------Hợi Thủy,Tử
                                - - Phụ Thìn
                                Thế hào Ngọ hỏa trúng nhựt-thần,vốn chủ vượng tướng,chẳng nên có Thân kim Nguyệt kiến,sanh hợi thủy hồi đầu khắc Thế.Chết tại tháng Hợi.
                                Lại như tháng Tị,ngày Đinh Hợi,chiếm coi đứa tớ ngày nào trở về.Đặng quẻ Quải biến Ly.
                                - - Huynh Mùi Thổ X -----Huynh Tuất Thổ
                                --- Tử Dậu Thế
                                --- Tài Hợi
                                --- Huynh Thìn Thổ O ------Huynh Sửu Thổ
                                --- Quan Tài Ứng
                                --- Tài Tí
                                Hợi thủy Tài hào làm Dụng thần.Hợi là Nguyệt phá.Tuy gặp nhựt-kiến,phá mà chẳng phá.Nhưng lại gặp trùng thổ,động và thương khắc nó.
                                Lời ngạn ngữ nói rằng: “Song quyền bất địch tứ thủ “,chẳng những khó mong đến ngày trở về,còn phải phòng sự bất trắc .
                                Quả tới tháng Ngọ,ngày Mẹo,đặng tin cho hay rằng bị hại giữa đường.
                                Nên coi chương này chung với Nguyệt kiến.
                                Tổng chú: Vượng nó là tới ngày đó,hào được đế vượng.Tỉ nó là hào động với ngày,tháng.
                                Phò nó,củng nó,nghĩa là: hào với ngày,tháng đồng loại (1)
                                Mộ nó,Tuyệt nó,nghĩa là: tới ngày đó,hào bị Mộ,Tuyệt .
                                -Lý Ngã Bình nóiịch cho hào trúng nhựt thần,không có cái chi làm tán nó được,làm không nó được,gọi là :gặp tán mà chẳng tán,gặp không mà chẳng không.
                                -Nhưng hào động mà gặp ngày xung,gọi là:Tán
                                Đã làm nhựt thần,đâu lại có nhựt thần đến xung nữa?
                                Tuần Không là cái không ở trong Tuần.Đã là tuần-không,há đi có cái trúng nhựt thần sao?Cho nên biết sách như vậy là không đủ chứng.

                                -----------------
                                (1)-Phò là đồng loại mà ở sau,như hợi phò tý,sửu phò thìn.Củng là đông loại mà ở trước,như tý củng hợi,thìn củng sửu.
                                (Còn nữa)
                                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                                Comment

                                Working...
                                X