Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

    Linh Toàn

    Phan Thị Bích Hằng sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo thuộc xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Năm 1990, khi vừa tròn 17 tuổi, Hằng bị chó dại cắn, sau 3 ngày đêm mê man bất tỉnh, bỗng sống lại và từ đó Hằng phát hiện mình có khả năng đặc biệt kỳ lạ: "Tiếp xúc với người cõi âm". Tính đến nay, sau 17 năm nghe, thấy và nói chuyện với người bên kia thế giới, Bích Hằng đã tham gia tìm được trên 8,000 hài cốt binh sĩ tử trận và hơn 1,000 hài cốt khác của bà con bị thất lạc mộ phần, trong đó có mộ liệt sĩ Vũ Thị Kính, em gái giáo sư Trần Phương (tên thật Vũ Văn Dung), Hiệu trưởng Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội. Chúng tôi đã có dịp phỏng vấn nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng nhân "Trai Đàn Chẩn Tế Bạt Độ" cuối tháng 3/2007 tại Chùa Linh Thắng, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.



    *Cô Phan Thị Bích Hằng

    - Hiện nay chị đang công tác ở cơ quan nào? Trước khi có khả năng "tiếp xúc với người cõi âm", chị có theo tôn giáo nào không?

    Bích Hằng: Tôi hiện đang công tác tại Trường Đại Học Quản Trị Kinh Doanh Hà Nội và cũng là một trong những cán bộ của Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người thuộc Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Việt Nam. Gia đình tôi theo Nho giáo, cha là sĩ quan quân đội, mẹ là giáo viên. Từ khi phát hiện khả năng thấy, nghe và nói chuyện được với người cõi âm, qua tâm nguyện của các hương linh nhắn gởi, tôi có nhiều cơ hội đến với đạo Phật. Chính sự thanh lương, thánh thiện của quý Thầy qua công năng tu tập và lời kinh tiếng kệ đã giúp cho các linh hồn nhẹ nhàng thảnh thơi, trút bỏ những giận hờn phiền não, dễ tha thứ cho nhau và mau siêu thoát.

    - Cảm nhận của chị khi tham dự Trai Đàn Chẩn Tế Bạt Độ?

    Bích Hằng: Tôi thật sự xúc động trước tâm nguyện và sự thánh thiện của chư tôn đức Tăng Ni cùng Phật tử nơi đây, đã khai mở pháp hội lớn như thế này để cho các hương linh được hưởng lộc Phật. Giá mà quý vị cũng được nhìn thấy "người cõi âm" như chúng tôi (phái đoàn có 7 nhà ngoại cảm cùng đi), chắc chắn rằng quý vị cũng sẽ vô cùng xúc động bởi sau lễ "Nghinh Phan Sơn Thủy", tôi đã phải bật khóc khi trông thấy hàng trăm hương linh trong đó có cả cụ già, trẻ em, phụ nữ, người cụt cả chân tay, đui mù, tàn tật do nhiều nguyên nhân. Ai mạnh thì dìu kẻ yếu, trước sau lũ lượt vào đàn tràng ăn mày công đức nơi cửa Phật.

    - Theo chị "người cõi âm" cần gì ở chúng ta?

    Bích Hằng: "Tấm lòng". Vâng! Tôi nhấn mạnh, người cõi âm rất cần ở chúng ta những tấm lòng và họ rất sợ bị người thân quên lãng. Có ai đó cho rằng chết là hết cho nên người "âm" dễ dàng bị lãng quên. Thực tế, hương linh rất sợ sự cô quạnh hẩm hiu, họ luôn trông chờ tình cảm tưởng nhớ của người thân nghĩ về họ. "Người cõi âm" không xài tiền, không ăn mặc như chúng ta, nhưng họ lại nhận ở chúng ta đầy đủ cả tấm lòng. Khi chăm sóc mộ phần, hài cốt, lo hương khói cúng giỗ v.v... thì "người âm" sẽ nhận được sự thành tâm của người dâng cúng.

    - Giáo lý đạo Phật nói rất rõ về nghiệp lực của mỗi người. Theo chị, những hương linh mà chị đã từng gặp (trên 8,000 hương linh) là ai? Chị có bao giờ thấy địa ngục của người cõi âm chưa?

    Bích Hằng: Thế giới người âm rất phong phú, đa dạng, chia ra làm nhiều giai tầng chứ không chỉ có những người giác ngộ về đạo Phật. Còn số mạng ư? Làm gì có số mạng cho hàng ngàn chiến sĩ, nhân dân phải tử nạn trong chiến tranh gây ra! Chính vì vậy mà các oan hồn uổng tử vật vờ đau khổ khi bị chết oan, thậm chí có người thân xác đã không còn nguyên vẹn mà hài cốt lại bị chôn vùi trong rừng sâu, khe suối... không ai hay biết. Tôi chưa thấy địa ngục của người cõi âm bao giờ, nhưng đã thấy rất nhiều các hương linh đau khổ vì nói không được do họ luôn bị canh giữ. Điển hình như trong chuyến tìm mộ liệt sĩ, khi đi ngang qua làng Thành Mỹ, xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, tôi trông thấy một hương hồn thanh niên đầu cạo trọc, anh ấy muốn nhắn gởi tôi điều gì nhưng không nói được, bởi sau lưng anh có 2 bóng đen luôn ngăn cản không cho anh nói. Bên cạnh mộ anh thanh niên này, còn có mộ của một cụ già bê bết máu, cụ khóc và nhờ tôi nhắn với người thân hãy làm nhiều điều phước thiện mà cầu xin cho con trai, nó đang bị quỷ sứ canh giữ khổ sở lắm, hỏi ra mới biết cậu con trai đã giết cha và sau đó bị tử hình, hai cha con chôn chung một chỗ... Còn có trường hợp, hương linh cụ bà thọ 80 tuổi rồi, nhưng cụ cứ về kêu gia đình lên chùa cầu siêu cho cụ. Gia đình đã lập 4 đàn tràng mà cụ vẫn cứ kêu khóc hoài, người nhà liên lạc với cơ quan quản lý tiềm năng con người và xin gặp tôi. Sau khi tiếp xúc với hương linh của cụ, tôi được biết trước đây gia đình cụ có nuôi một cô cháu gái (mồ côi) gọi cụ bằng dì, hồi nhỏ cụ thường xuyên đánh đập và cho cô cháu gái ăn cơm nguội "trộn với phân của con gián". Bây giờ muốn cho cụ được thảnh thơi thì đứa cháu gái phải thắp nhang tha thứ cho cụ và trên bàn thờ phải cúng cho cụ 1 bát cơm trộn với phân của con gián thì cụ mới mong được siêu thoát.


    *Cô Phan Thịch Bích Hằng trả lời phỏng vấn của chư Tăng


    - Chị đã nhắc đến rất nhiều hai từ "cầu siêu"; vậy theo chị, phương tiện cầu siêu trong đạo Phật giúp ích gì cho các hương linh?

    Bích Hằng: Tôi vô cùng tin vào sự siêu độ của nhà Phật, bằng sự thanh tịnh và cả tấm lòng từ bi của chư Tăng qua lời kinh của Phật dạy, các hương linh nghe hiểu và sẽ xả bỏ được tham chấp, oan nghiệt, từ đó họ mới mong được sám hối và siêu thoát. Đó là những điều mà các hương linh thường nhờ tôi nhắn với gia đình nên cầu siêu cho họ; âm siêu thì thế giới cõi dương mới bình an. Tôi mong sao một số tỉnh thành trên cả nước, tại những nơi mà chiến tranh xảy ra ác liệt nhất như: Quảng Trị, Quảng Nam, Điện Biên Phủ, các tỉnh Tây Nguyên, nhà tù Côn Đảo v.v..., những nơi chưa có chùa thì nên lập chùa và có nhiều trai đàn chẩn tế như thế này để cầu nguyện cho các hương linh, binh sĩ tử nạn, các vong linh oan hồn chết oan ức vì nhiều lý do, để họ được nương nhờ Phật lực mà siêu thoát.

    Thú thật, "thầy cúng" thì rất nhiều nhưng tôi vẫn cứ nhờ đến nhà chùa bởi tôi tin vào đức độ và lòng từ bi thương xót chúng sinh bằng cái tâm trong sáng của quý Tăng sĩ chân tu Phật giáo. Theo tôi, dù ở thế giới nào đi nữa thì chúng ta cũng phải đối xử với nhau bằng cái tâm thì mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp và dễ dàng hơn. Tất cả mọi nét vẽ đều rất đẹp nếu chúng ta đặt bút xuống bằng cái tâm, và chính cái tâm của người con Phật sẽ đem lại an lạc cho mọi cảnh giới.

    - Cảm ơn chị đã dành cho bạn đọc cuộc trò chuyện thú vị này!
    Linh Toàn
    ***

    Nhà Ngoại Cảm Phan Thị Bích Hằng
    Phan Thị Bích Hằng sinh năm 1970 ở xã Khánh Hòa, Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, là một nhà ngoại cảm nổi tiếng ở Việt Nam, cô tốt nghiệp đại học, hiện nay (2007) đang công tác tại Đại Học Quản Trị Kinh Doanh Hà Nội và cũng là một trong những cán bộ của Bộ Môn Cận Tâm Lý, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thuộc Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Việt Nam.

    Quá trình lạ trở thành nhà ngoại cảm:
    Cô Phan Thị Bích Hằng trở thành nhà ngoại cảm sau một biến cố lớn, chuyện của cô được kể lại như sau: Năm 1990, cô và một người bạn cùng bị một con chó dại cắn, bạn gái của cô bị chết. Cô được gia đình đưa đi chữa trị nhiều nơi, bằng cả Đông y lẫn Tây y, song không lành. Một thầy lang đã chữa cho cô bằng bài thuốc của ông, sau một đợt lên cơn dại cô tỉnh lại và khỏi bệnh. Vài tháng sau, khi khỏe mạnh hẳn, cô thường đi lung tung và nhìn mặt mọi người cô có thể biết được họ còn sống lâu hay sắp chết. Một số người như ông Vũ Văn Trác, 50 tuổi, đang khỏe mạnh, cô bảo: "Ông ơi, chắc là ông sắp mất rồi. Ông đừng đi làm nữa cho khổ!" Vài ngày sau, loa truyền thanh xã thông báo ông Trác chết thật. Tiếp sau ông Trác là ông Bùi Văn Trai, Chủ nhiệm hợp tác xã thêu xuất khẩu xã Khánh Hòa. Giữa hội trường UBND xã, có nhiều người chứng kiến, cô nói: "Đến tháng Giêng là chú chết đấy", cô bị mọi người mắng, nhưng không ngờ, đầu tháng Giêng ông Trai chết thật.

    Sau chuyện đó cả làng bảo Hằng bị ma ám. Cô nói rằng cô không bị thần kinh, những chuyện đó là do cô nhìn thấy thật, nhưng không ai tin. Cô được bố mẹ đưa đi khám bệnh và cúng bái để cầu cho cô khỏi bệnh. Khi mọi người cho cô là bị bệnh thần kinh thì thực tế cô có khả năng phán đoán được tình trạng sức khỏe, thậm chí cả suy nghĩ của người khác, song Hằng đau khổ đến nỗi chỉ mong quên hết khả năng ấy đi. Nhưng rồi Hằng tìm được ngôi mộ tổ của gia đình cô bị thất lạc nhiều năm, phát hiện được trong sân nhà ông bác cô có mộ cổ chôn ở đó, các khả năng của cô dần dần được mọi người chú ý. Cô giúp các cán bộ của Bộ Văn Hóa Thông Tin khảo sát lại di tích lịch sử chùa Dầu quê cô có từ đời nhà Trần, các phát kiến của cô được mọi người ghi nhận và chùa Dầu sau đó được công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Từ đó khả năng kỳ lạ của Phan Thị Bích Hằng bắt đầu được mọi người biết tới và gọi cô là nhà ngoại cảm.

    Thành tích ngoại cảm:
    Những gì cô Phan Thị Bích Hằng làm được cho đời đã được nhiều người trân trọng. Đã có hàng ngàn gia đình tìm lại được người thân, đã có cả ngàn hài cốt binh sĩ tử trận được trở về đất mẹ sau bao nhiêu năm nằm nơi rừng sâu núi thẳm, mà nhiều đồng đội, thân nhân tìm không thấy. Có những hài cốt mất tích lâu đời như mộ Tướng công Hoàng Công Chất cô đã tìm lại được, giúp cho họ Hoàng chắp nối được bộ gia phả hoàn chỉnh. Rồi một số cán bộ nòng cốt của Đảng Cộng sản bị Pháp giết mất xác cô cũng tìm được hài cốt đưa về nghĩa trang. Một trong các thành công đó đã được kiểm nghiệm lại bằng phương pháp khoa học hiện đại và công bố trên phương tiện thông tin đại chúng.
    Qua cô Phan Thị Bích Hằng, lịch sử đã phải viết thêm về trận đánh khốc liệt ở cánh rừng K'Nác, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai. Nơi đây 400 thi thể các binh sĩ tử trận cùng những chiến công của họ đã bị chôn vùi... Và cô Phan Thị Bích Hằng đã tìm ra hài cốt của họ để đưa về nghĩa trang, mang lại niềm an ủi cho các gia đình...
    (nguồn: http://vi.wikipedia.org)
    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

Working...
X