Luận về tử vi
Hôm trước tôi có đọc một đoạn viết của mấy bác thắc mắc về chuyện tử vi tướng số rằng tại sao nhiều người sinh cùng ngày cùng giờ thậm chí cùng nowi nhưng số phận lại ko giống nhau. Tôi có đọc được một đoạn viết cũng hay ở một trang web khác về vấn đề này .
"Những người sinh cùng giờ, ngày, tháng, năm, tại sao có cuộc đời khác nhau ?
Mười năm qua, có khi vì mưu sinh, có khi đi du lịch, tới nơi nào tôi cũng được những bạn nghiên cứu Tử Vi dành cho sự tiếp đón nồng hậu nhất . Khi dưới ngọn đèn, khi trong vườn hoa, khi bên sườn núi, chúng tôi mượn chén rượu cùng nhau đàm đạo, tìm hiểu lẽ sinh tử, cùng số mệnh con người . Tôi tiếp nhận không biết bao nhiêu là thắc mắc, không biết bao nhiêu kinh nghiêm. Nhưng những thắc mắc tựu trung được đặt ra tóm gọn như sau:
NHỮNG NGƯỜI CÓ CÙNG SỐ TỬ VI
Câu hỏi được đặt ra đối với các "thầy" Tử vi là : Nếu có những người cùng một lá số tử vi, như sinh cùng giờ, ngày , tháng, năm tại sao lại có cuộc đời khác nhau ?
Để trả lời câu hỏi, tôi xin quý vị hãy trở về với hai dẫn chứng lịch sử khá quan trọng :
*** Dẫn chứng thứ nhất, xảy ra trong lịch sử VN: Năm 1426, Bình định Vương Lê Lợi đem quân vây đánh Đông Đô (Hà nội ngày nay) . Trên đường ra Đông Đô, ngài ghé qua Lam sơn thăm quê nhà . Bấy giờ, đế nghiệp của ngài đã thấy trước mắt . Các vị chức sắc trong làng tụ họp lại chúc mừng ngài . Có một ông tiều hỏi ngài rằng:
--Vương với tôi cùng quê, lại sinh cùng giờ, cùng ngày, cùng tháng, cùng năm . Tại sao sự nghiệp của Vương to lớn như vậy ? Mà tôi thì vẫn là tiều phu ?
Bình định Vương cười, rót chén rượu mời ông tiều, mà không trả lời .
Đại tướng quân Lê Sát nói:
--Chúa tôi là chân mệnh đế vương, con của Thượng đế sai xuống cai trị thiên hạ, nên trong thế gian này không ai có thể so sánh đươc với ngài .
Nguyễn Trãi trả lời:
--Chúa tôi với ông cùng niên canh, cùng quê, nhưng chúa tôi ôm hoài bão, chí lớn, trăm nghìn cay đắng, mới cứu được con đỏ Đại Việt . Còn ông thì an phận ở quê, sống cuộc đời nhàn tản, thì còn than thở làm chi .
Nhưng đại tướng quân Trần Nguyên Hãn, là người biết Tử vi, trả lời:
--Số Tử vi của ông với chúa tôi, tuy giống nhau nhưng lại khác nhau .
Ông tiều không chịu, hỏi tiếp:
--Giống thì giống rồi, còn khác thì khác ở chỗ nào ?
Đáp:
Trong khoa Tử vi, quan trọng nhất là cung Phúc Đức . Tử vi kinh nói :
PHÚ, THỌ, QUÍ, VINH, YỂU, BẦN, AI, KHỔ
Do ư phúc trạch cát hung
THƯƠNG, TANG, HÌNH, KHÔN, HẠNH, LẠC, HỈ, HOAN
Thi tại vần hành hung cát .
Nghĩa là:
4 điều tốt: giầu, sống lâu, làm lớn, danh tiếng
4 điều xấu: chết non, nghèo khó, khốn khổ, buồn thương .
Đều do cung phúc tốt hay xấu .
Còn lại:
4 điều rủi là đau đớn, tang chế, tù tội, cùng cực .
4 điều sung sướng là gặp may, khoái lạc, mừng, vui, đều do vận hạn mà được đen hay đỏ, xấu hay tốt ...
Ông tiều không chịu, lấy lá số tử vi trình ra:
--Đại tướng quân nói rằng: "cung phúc" thì cung phúc của tôi với đại vương đều đóng ở Hợi, có Thái âm tọa thủ, thêm Hoá kị, thì đều tốt vô cùng, có khác gì nhau đâu ?
Đáp:
--Ông biết tử vi, nhưng chỉ biết một, mà không biết hai . Đã đành cung phúc của chúa tôi và ông giống nhau, nhưng ông đâu có biết rằng cả hai cùng bẩm sinh ngôi mộ của tổ mẫu (bà nội) . Tổ mẫu của chúng tôi táng tại thế đất hoàng long, phát đế nghiệp 400 năm, như Cao Tổ nhà Hán . Còn Tổ mẫu của ông để vào đất tầm thường, thì phát đế nghiệp sao nổi .
Giai thoại trên cho thấy đại tướng quân Lê Sát không biết tử vi, chỉ tin vào hoang đường, đưa ra câu nói rất được lòng Bình định Vương . Bởi vậy sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà, để di chúc lại cho ông làm phụ chính đại thần . Còn Trần Nguyên Hãn vì am tường địa lý, tử vi, nên vua Lê Thái Tổ nghi ngờ . Cho đến lúc thành đại nghiệp rồi, thì cho bắt về kinh giết . Giữa đường được Quang Từ thiền sư cứu . Sau đó Trần Nguyên Hãn oán vua Lê, mang thanh Dương kiếm vào Thanh Hóa cắt đứt long mạch ngôi mộ của nhà Lê "
Đào Tiềm-một thi sỹ thời Tấn nói rằng: "Đạt nhân tiền bất khả ngôn mệnh" , nghĩa là người đã giác ngộ không nên nói chuyện số mệnh.
Lã Tài đời Đường cũng viết rằng : "Người phú quý đất Nam Dương, hai mười tám tướng, không lẽ người nào cũng được cung lục hợp???, Quân bị chôn ở đất Tràng Bình, bốn chục vạn người, không hẳn ngừõi nào cũng bị hạn tam hình".
Thật vậy, Nếu khoa Tử Vi Đẩu Số chỉ dựa vào năm tháng, ngày gìơ và các vị tinh tú để quyết đoán định mệnh của một đời người thì ssẽ không tránh khỏi nhiều khiếm khuyết nếu không muốn nói là sai lầm.
Sách có câu:" Nhân định thắng thiên" "Đức năng thắng số" nghĩa là người định có thể thắng được trời , và phúc đức có thể thắng được số mệnh.
Nếu thế, thử hỏi rằng, tài giỏi như Gia Cát Lượng Khổng Minh sao vẫn không xoay được mệnh trời? Đã biết thỉên hạ sẽ chia ba, nhưng vẫn Lục thất Kỳ Sơn để rồi cam thất bại ???.
Đức độ không ai bằng Khổng Phu Tử, mà đương thời không người dùng đến,phải bị khốn ở đất Trần Sái ?? và bị người đơừi bảo rằng : " lơ láo như chó mất chủ".
Hẳn ta phải công nhận rằng : mỗi cá nhân là một định mệnhvà trong cái định mệnh ấy , đã có ngầm cái Nhân Quả Luân Hồi. Tuy nhiên, "Nhân" không thể tự mình sinh ra "QUả" được mà phải có "Duyên" trợ lực. Chẳng hạn, một hạt dưa "Nhân" phải có đất, hơi ẩm, ánh sáng mặt trời, phân bón ..."Duyên" để mọc thành cây và sinh ttrái "Quả" .Nhưng nếu gặp cái "Duyên" xấu tức là ngoại cảnh không thích hợp, thì cái "Nhân" phải bị hư thối , mục nát.
Thành thử, cùng một "Nhân" mà khác "Duyên" tất không sinh ra "Quả" giống nhau, ngược lại, cùng một "Duyên" mà khác "Nhân" thì cũng chẳng sinh ra cùng một loại "Quả" .
Vì thế, con người cũng là một sinh vật, tất không thể không chịu chung một định luật Nhân-Quả ấy.
Nếu hai mươi tám tướng ở đất Nam Dương đều được phú quý, thì chắc chắn là họ khác "Nhân" nhưng có chung "Duyên" tốt. Bốn mươi vạn quân bị chôn ở đất Tràng Bình tuy cũng ưkhác "Nhân" hẳn cùng chung "Duyên" xấu.
Vậy ta không nên vội vã kết luận rằng khoa Tử Vi Đẩu Số là huyền hoặc nếu đã chấp nhận mỗi "Định Mệnh" là một cái "Nhân" sẽ tuỳ thuộc vào "Duyên" mà phát triểnnếu cái "Duyên" ấy (tạm gọi là Âm Đức) thì khoa Tử Vi đã hơn một lần ứng nghiệm chính xác.
Hơn nữa, triết lý của người xưa không đòi hỏi ở sự tuyệt đối mà tuân theo đạo "Trung Dung" thì khoa học ấy, tự nó cũng nói lên một phần giá trị.
Cho nên, khi Hán Cao Tổ Lưu Bang gồm thâu thiên hạ, một ngày kia, khi đi tuần du gặp một lão nhà quê chân đất mắt toét có hỏi rằng :
- Muôn tâu bệ hạ, kẻ hạ thần có một điều kính xin bệ hạ chỉ giáo, ! Cùng sinh một tháng, một năm, một ngày, một giờ, mà sao bệ hạ là bậc đế vương, thống nhất thiên hạ, khiếp phục chư hầu, mà hạ thần chỉ là một kẻ ngu dân nơi cô lâu này ???
Hán Cao Tổ nghe nói lấy làm lạ, ngẫm nghĩ và hỏi rằng :
- Vậy hiện nay nhà ngươi làm nghề gì ?
- Muon tâu thánh thượng, hạ thần làm nghề nuôi o*ng, và hịên có 9 tổ o*ng đang kéo mật.
Lưu Bang vỗ tay cười ha hả, nói :
- Nếu thếthì nhà ngươi còn sung sướng hơn ta nhiều, ta chỉ làm vua có một nước Trung Hoa mà vẫn chưa được yên, ngoài lo chế ngự chư hầu, trong lo bầy tôi làm phản. Nhà ngươi làm vua chín nước, loài o*ng cũng có quân thần, phụ tửchẵng khác gì loài người, lại không phản phúc, tất ngươi diễm phúc hơn ta còn than nỗi gì nữa ???
Sự tích này, có nhiều quyển kể chệch đi, có thể sai khác về nhân vật, nhưng cốt lõi vẫn chỉ để giải thích cho những băn khoăn, thắc mắc, cùng những bất mãn của mỗi người trong chúng ta về môn Tử Vi Đẩu Số nói riêng và toán mệnh phương pháp nói chung.
Cái khó của Tử Vi là coi xuôi, mấy ông tuớng bàn nguợc, nghĩa là so sánh hai sự việc sảy ra rồi mới bàn . Giả sử đưa ông Trần nguyên Hãn lá số hai nguời độ vài chục năm truớc mà không thấy mặt mũi hai nguời thì ông cũng đoán chưa chắc đúng .
Lời bàn của Nguyễn Trãi là lời giải thích hay nhất . Tạo hóa tạo ra con nguời bao phức tạp , do khí huyêt bẩm sinh từ cha mẹ , do âm duơng vận chuyển của trời đất mà ra, khi lớn lên cũng do những ảnh huởng đó mà nuôi lớn và hình thành .
Sự hình thành con nguời cũng hơi giống như nấu một món ăn, cứ công thức đó thì tạo ra món chả giò chă?ng hạn nhưng ngon hay không còn tùy thuộc vào tay đầu bếp , hôm đó thit có tuơi , củ đậu có non, rồi còn nuớc chấm nữa ( Nguyễn Trãi, Lê Sát , Trần Nguyên Hãn ? ) có đầy đủ rồi còn tùy thuộc nguời thuởng thức nữa, đó có thể gọi là cái thời . Dân Việt lúc đó chă?ng khát khao thoát vòng nô lệ sao ?
Luật nào cũng có ngoại luật , luật tạo hóa cũng thế . Lê Lợi là nguời ôm hoài bão mạo hiểm chọn theo ngoại luật, chấp nhận thử thách hơn là suôi theo dòng và tạo hóa đã ban cho con nguời sự lựa chọn đó, suôi theo dòng đời , đấu tranh trừ gian diệt bao. giết nguời cuớp của hay cảm hóa lòng nguời, một trăm năm cuộc đời đó , tạo hóa vẫn giữ sổ tử .
Kinh Phật chă?ng dạy phải biêt thân nguời là quí vì đuợc kiêp nguời là đuợc lựa chọn , mà còn có cái duyên gặp Pháp nữa thì hãy theo mối duyên đó mà vuợt thoát lên, nếu không khi hết thân nguời rồi thì không biết khi nào ra khỏi . Thuơng Đế chẳng phải dùng hình ngài tạo ra con nguời và ban cho linh hồn sao ? Và rồi sự lựa chon theo sự cám dỗ cúa Satan hay "ta là đuờng đi lẽ thật và sự sống , chă?ng bởi ta không ai đến đuợc cùng cha" .
Theo ý tôi lá số là nhân, cuộc đời là thời tiết khí hậu đất đai, sự hình thành là quả . Cứ theo luật nhân quả ,thì đem lá số ra xem cũng như nguời lấy nhân mà suy quả, bất quá như thấy nhân táo thì không ra quả cam đuợc; rồi thì đôi khi nhìn quanh quẩn xem khí hậu đất đai , nếu gặp tay trồng trọt giỏi thì biết thêm đuợc cây có lớn hay sai quả khộng Tôn giáo lúc nào nói đến tuơng lai cũng có chữ "Nếu" ? Tuơng lai chă?ng phải là do nhân quả mà ra đó sao ? Quá mênh mông
"Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sanh.
Hữu tướng vô tâm, tướng tùng tâm diệt.
Thế gian này, việc như ý thì ít,việc bất như ý thì nhiều, người đắc chí thì ít, mà người bất đắc chí thì nhiều hằng hà sa số.
Thực ra từ ngàn xưa đã vậy, bất luận là phương đông hay phương tây. Tại sao?? Đó là câu hỏi gắn liền với đời sống nhân loại từ khi loài người nhận thấy sự thọ yểu của sinh mệnh. Nó lại càng gây thắc mắc hơn khi người ta sống tụ lại thành "Xã Hội" .Có lẽ nào nguyên lý cuộc sống lại là do sự an bài của các đấng tối linh như là trời, phật, thựõng đế (?) như các tôn giáotín ngưỡng lập luận? Hay là ngược lại hoàn toàn theo triết lý nhân văn, khoa học, phương pháp học, ý chí quyền lực , chủ nghĩa Mác Xít.....- tất cả là do người định ???
Vũ trụ quanh ta không chống lại ta mà cũng không ban ân huệ cho ta. Nó quay cuồng đảo lộn, không hề có dự mưu gì cả, hoàn toàn ngẫu nhiên. Trong quay cuồng đảo lộn, chính con người tự điều khiển, tự cai quản, vựõt mọi trở ngại để chiến thắng .
Alain gọi là Ôđisê (hay Ôlyssê - một nhân trong sử thi của Homerơ, tác giả coỏ xưa htời văn minh Hy-La, đã vượt qua tất cả các sức mạnh của thiên nhiênmà đại diện là các thần biển cả,...trên đường trở về quê hương với người vợ hiền sau cuộc chiến TƠROA trong khi đó thì các bạn đều chết hết dọc đường)
Đọc bộ "Bà Comédia" của horone de Balzac, ta thấy rất nhiều nhân tương tự như : Vautrin tên đầu trộm đuôi cướp sau trở thành tổng giám đốc Mật Vụ hay Rastignac điếm đàng làm thủ tướng Pháp, trong khi những người như Louis Lambert , Rabourdin tài giỏi, đức độ lại ngậm đắng nuốt cay, thất bại ê trề . Không phải Balzac đã tưởng tượng mà là ông đã kể lại toàn chuyện thực của Paris thời ấy thời cực thịnh của chủ nghĩa HÃNH TIẾN ĂN MAY . Có biết bao nhiêu Ôđysê chiến đấu nhưng không chống lại bọn "Arriviste" nghĩa là bọn có thời vận, tốt sỗ, may hơn khôn.
Lenin từng nói : "Tuyệt vọng đưa dẫn người ta đến tín ngưỡng "
Hitle tuyệt đối tin vào ý chí quyền lực, các sử gia đã đưa nhiều bằng cớ cho thấy nhà lãnh tụ Quốc Xã luôn lo lắng cho số mệnh.
Tảo vận Cam La vãn Thái Công
Thạch Sùng phú quý, Phạm Đan cùng
Bành Tổ thọ trường, Nhan Hồi yểu
tại sao Cam La 12 tuổi đã đăng đàn bái tướng? Còn ông Lã Vọng ngồi câu chết dí ở sông Vị đến 90 tuổi mới gặp được Chu Văn Vương ?? Tại sao Thạch Sùng thì châu báu đầy nhà, giàu không nhớ nổi còn Phạm Đanlại chạy ăn từng bữa ? Sao Bành Tổ sống lâu, trong khi thâỳ Nhan Hồi chết ngay năm 27 tuổi ? Thực chất thì khoa tướng số phủ định lý luận tại trời , con người vô năng không thể biết và cũng chẳng thể làm gì với số mệnh đã an bài đó. Khoa này lại có một địnnh nghĩa riêng cho Thiên Mệnh không phải như trời là một đấng tối linh, mà là sự kết hợp của ngũ hành : Kim Mộc , thuỷ Hoả Thổ - năm yếu tố cấu thành vũ trụ và hai khí âm dương làm vũ trụ chuyển động. giả nhời cho câu hỏi về 6 nhân ở trên khoa này giải thích : Lục nhân đô tại ngũ hành trung
Giàu sang, phú quý, cơ cực, bần hàn.thọ yểu đều do mệnh vận và tướng cácch mà biết. Tính mệnh vận đặt trên nguyên tắc toán số, coi tướng cách đặt trên nguyên tắc cơ cấu Kiến trúc và Mỹ học .Nó chống lại quan niệm mê muội thần quyền và làm giàu thêm cho khoa học nhân văn .
Trong thực tế cuộc sống, ta gặp không biết bao nhiêu chuyện lạ nếu không đem khoa tướng mệnh học giải thích thì không còn cách gì có thể hiểu nổi những hiện tượng đó ví như: người giàu nhưng vẫn vất vả, người nghèo vẫn phong lưu, người trước sang sau hèn, tiền bần hậu phú ...v.v
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm : "khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống" ..........
Chứng tỏ hai chữ "Tri Mệnh" mà các cụ bô lão nhắc tới mang trên mình một triết lý nhân sinh rất cao, cũng là một phương pháp đấu tranh rất sát với thực tiễn( biết cơ vận cuả mình mà coi thường mọi sự, coi vinh nhục cùng cội rễ, tử sinh cùng gốc, vậy thì sợ gì sống chết, sợ gì biến động ) Tri mệnh không có nghĩa là từ bỏ đấu tranh,mà trái lại, cốt để biết lẽ cùng thông, lúc nào đáng làm, lúc nào nên dừng, lúc cần biến, lúc cần tĩnh cần thủ....
Dục ngộ biến nhi vô sương hoành
Tu hướng thường thời niệm niệm thủ đắc định
Dục lâm tử nhi vô tham luyến
Tu hướng sinh thời sự sự khán đắc khinh.
Tử vi từ xýa đến nay vẫn là một đề tài vô cùng lý thú của Khoa Học. Có rất nhiều ý kiến tranh cãi nhau xung quanh vấn đề giá trị thực của nó đúng sai đến đâu. Có lẽ rất khó tìm ra chân lý cuối cùng, nhưng việc tử vi tồn tại trong đowì sống mọt cách vô cùng mạnh mẽ trong nhiều thế kỷ nay chứng tỏ nó mang những giá trị nhất định không thể phủ nhận.
( Từ đoạn dưới đây tôi nói đến tử vi thì các bác cũng hiểu giúp cho là nó bao gồm ( ko toàn bộ) cả chiêm tinh, bói toán, xem tướng và các hình thức tiên đoán khác. Tất nhiên là loại trừ máy ông bói toán bịp bợm nhá, ta chỉ tính đến những cái đó dưới góc độ nguyên lý của vấn đề thôi ).
Những thắc mắc xung quanh tử vi chủ yếu là những vấn đề sau:
- TV có đúng hay ko? TV là 1 KH hay là một trò bịp bợm?
- Tại sao những người sinh cùng thời điểm, cùng địa điểm lại có số phận ko giống nhau?
- Tại sao những người chết cùng thời điểm, địa điểm nhu chiến tranh, tai nạn... những người trên đó không sinh cùng ngày cùng giờ mà chết cùng một lúc.
- Tại sao ngay ca những anh em sinh đôi ( cùng địa điểm, cùng bố mẹ ) lại có số phận khác nhau?
...
- Tóm lại là TV nếu được coi là chính xác thì tại sao những người có lá số TV giống nhau lại có sphận khác nhau?
TV có đáng tin ko? Cá nhân tôi cho rằng CÓ. Nhưng có đáng tin tuyệt đối ko thì câu trả lời là ko.
TV là một KH thống kê chứ ko phải là chuyện bịa đặt. Nó là kết quả của một quá trình chiêm nghiệm, suy ngẫm và đúc kết dài lâu về số phận con ngưòi, về quy luật biến đổi của tự nhiên và XH trong nhiều trăm, nhiều nghìn năm và đến nay vẫn tiếp diễn của nhiều dân tộc trên thế giới. Mỗi khu vực sẽ có một "loại TV" của riêng mình, xuất phát từ những quan niệm của mỗi vùng về vũ trụ và nhân sinh.
Có nghĩa Có 3 phương pháp suy doan tuong lai phổ biến nhất trên TG cổ kim
-TV phýõng Đông xuất phát từ tư tưởng triết học cổ đại của PĐ, trong đó vạn vật được coi là nằm trong chu kỳ liên hệ, vận động ( DỊCH chuyển) mật thiết và ko ngừng chuyển hoá lẫn nhau. Nó biểu hieẹn rất cụ thể owr thuyết Âm Dương Ngũ Hành.
Âm dương coi vạn vật từ 2 khí Âm và khí Dương mà tạo thành ( khí là mọt hình ảnh cụ thể để người ta hình dung ra được âm dương là cái khỉ gió gì, còn thưc sự nó ko cóhình hài cụ thể nào cả các bác ạ), trong bất kỳ sự vật, hiện tượng, sự kiện gì cũng đều cos 2 mặt Âm và Dương, trong cái âm lớn của sự vật lại có cái dưong nhỏ, trong dương lớn lại có âm nhỏ ( Thái âm , Thái dương, Thiếu âm, thiếu dương)> Hình ảnh của thuyết này là hình Thái Cực. Còn Ngũ hành là quan niệm coi vạn vật hình thành từ 5 yếu tố Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Giữa 5 yếu tố này có một vòng tương sinh (hỗ trợ nhau) và một vòng tương khắc ( kiềm chế nhau)(Vd Thổ sinh mộc hoặc Thuỷ khắc Hoả ... ) 2 chiều tác động ấy đảm bảo sự tồn tại cân bằng của toàn bọ tự nhiên va XH.
TV phương Đông coi số phận con người ứng vowí mối quan hệ của 14 chính tinh và 114 bàng tinh, hung tinh sắp đạt trong 12 cung ( mỗi cung ứng với 1 con giáp).
- Còn chiêm tinh PTây thì phản ánh quan niệm coi trái đất là trung tâm của vũ trụ. Số mệnh con nguwowì là do ảnh hưởng của 12 chòm sao: Thiên xứng, Nhân mã, Nam Dương, Bảo bình, Song ngư, Dương cưu, Kim ngưu , Song nam, Bắc giải, Hải sư, Xử nữ mà tạo thành. Họ cũng căn cứ vào gio ngày tháng năm , nowi sinh và giơisw tính để xác định số phận. Trong đó mỗi sphaạn sẽ thuộc về ảnh hưởng của 1 chòm sao nào đó.
2 cái trên và 1 số cái tương tự xuất phát từ tư tưởng, chủ yếu là thế giới quan của con người. Tuy nghe có vẻ thô sơ và chất phác, nhưng những kết quả suy đoán của nó đã làm kinh ngạc loài người từ hàng nhiều thế kỷ nay. Tử vi PĐ và Chiêm tinh PT có một điểm chung khó giải thích là giá trị của các chòm sao ứng với số phaạn hoàn toàn là VÕ ĐOÁN. Có nghĩa, giá trị của chòm Bảo bình( 21/1-19/2) thường là sáng tạo hay sao Đào hoa ứng vowí óc thẩm mỹ, ngoại hình đẹp ,,, là hoàn toàn do con người gán ghép mà thành. Điều này phản ánh tính chất chiêm nghiệm, đúc kết kno (gọi 1 cách KH là xác suất thống kê) quá khứ của tiền nhân trong việc giải đoán tương lai.
- Biểu hiện rõ nhất của phương pháp này là phép suy đoán thứ 3, TƯỚNG SỐ- nôm na là nhìn ngoại hình mà đoán tâm tính và số phận. Cái món này KH hình sự và phỏng vấn tuyển người là áp dụng nhiều nhất. Trong các trường an ninh hoặc khoa Tâm lý ... có mọt bọ môn gọi là tội phạm học hay nhân tướng học, căn cứ và dáng người, các đưwòng nét trên khuôn mặt, giọng nói và hình dáng các bộ phận khác trên cơ thể để xác định khí chất của con nguwời này thuộc loại gì, có khuynh hướng phạm tội hay ko? ( về mặt tố chất thôi) Thực chất nó chinhs là một KH thống kê xác suất được áp dụng phổ biến tren TG. Mà phép này thì nhiều dân tộc o*n TG từ xa xưa đã sử dụng, trong đó VN ta là một dân tộc ứng dụng từ rất sớm ( các bác cứ đọc các loại ngạn ngữ thì rõ nhất )
Chính vì nó là một dạng thống kê xác suất và đúc rút kinh nghiệm nên có thể khẳng định tính chính xác của TV là đúng một cách tương đối. Ngay cả các bộ môn KH cũng vậy, cũng là một quá trình đúc kết mang tính "kinh nghiệm", chẳng có phát minh sáng chế hay lý thuyết KH nào tự nhiên xuất hieẹn mà ko có sự kế thừa từ nhưng thành tưwụ trước đó cả và tínhđúng đắn của mọi lý thuyết KH cũng đều là tương đối và nhất thời mà thôi.. Chính vì thế tu TK 20 người ta đã bắt đầu coi TV, chiêm tinh, tướng số và một số phuwong pháp suy đoán tuwowng lai khac là một môn KH thay vì nghĩ nó là mê tín dị đoan như trước.
2) Có một câu hỏi thú vị là Vậy thì TV đúng được bao nhiêu phần trăm?
Đa số thống nhất với nhau ở một con số dễ chịu là 70%. Tất nhiên về mặt nguyên lý TV được coi là đúng 1 cách tương đối, có nghĩa là lớn hơn... 0% và nhỏ hơn 100% . Đúng được bao nhiêu thì là do rất nhiều yếu tố, trong đó ko thể ko kể đến trình độ nhận thức và lý giải của "thầy" bởi nhiều thí nghiệm cho thấy cùng mọt lá số nhưng cách giải thích của mỗi ông thầy lại khác nhau 1 ít, cá biệt có t hợp mâu thuẫn nhau.
Sự khác biệt đó là do mỗi một yếu tố dùng để tiên đoán lại mang trong bản thân nó nhiều giá trị khac nhau, đồng thời mỗi một yếu tố được giải mã ra lại là k quả của sự kết hợp một hoặc một số trong tổng số những giá trị của các yếu tố dùng để tiên đoán. Thành thử người giải mã lá số TV hay chiêm tinh cần phải có một năng lực nắm bắt suy luận và liên hệ rất lớn.
Trong 1 cung, Phu thê chẳng hạn , xuất hiện độ 10 sao cả tốt lẫn xấu, mỗi sao lại mang độ 5-7 ý nghĩa thì để lý giải cuộc sống hônn nhân của bạn thật khó lắm thay. Lúc đó phải căn cứ vào tương sinh tương khắc của mạng, của sao, xem sao nào kết hợp với sao nào thì tạo ra được cái gì, át đi được cái gì...
1 VD cụ thể, Thái âm, Thái dương la 2 sao rất tốt nhưng nếu cùng đóng ở cung Quan lộc hoặc Phụ mẫu thì lại thành Nhật nguyệt tranh huy, công danh sự nghiệp của các bác ắt lụn bại. Nhưng nếu trong cung đó lại có Thiên Khôi, Thiên Đức, Quý nhân. Hữu bật cùng đóng chẳng hạn hoặc cung Phúc đức và Mệnh của các bác đều tốt cả thì cái Nhật nguyệt tranh huy kia lại bị át đi phần nhiều... Tất nhiên cái VD đó mowí chỉ là 1 t hợp rất đơn giản thôi.
3) Thú vị hơn là vấn đè tại sao những ngướì có cùng lá số tử vi nhưng số phận lại ko giống nhau. Cái này các bác nên xem lại một số phần tôi đã trích dẫn ở trang trước. Tôi xin nói rõ hơn như sau.
Con người sinh ra và pt nhn rõ ràng là có một phần ảnh hưởng rất lớn của tự nhiên mà TV hay Chiêm tinh gọi đó là ảnh huwởng do vị trí sắp xếp của các sao trên bầu trowì vào thời điểm sinh ra gây nen. Cái này rat co lý bởi các bác cũng biết rằng các thiên thể trên bầu trời có tác động lấn nhau bằng các lực và phản lực, mỗi điểm trên trái đất này chịu vô số lực( cứ nôm na như vậy nhá ) và mỗi điểm khác nhau tại nhuwng thời điểm khác nhau, dù chỉ 1 giây cũng đã chịu ảnh hưởng của những lực rất khác nhau ( các bác cũng biết vận tốc quay và tự quay của thiên thể trong vũ trụ là rất lớn).
Tuy vậy con người sinh ra ko chỉ chịu ảnh hưởng của những thiên thể mà còn vô số các yếu tố khác nữa, trong đó đáng kể nhất là gen di truyền và chế độ dinh dưỡng mà thai nhi tiếp nhận . Rõ ràng là 2 gia đình có sống chung giwờng đi chăng nữa thì nếu một bên bố mạ mang những tố chất thể lưc khoẻ mạnh, dinh dưỡng đaày đủ chắc chắn sẽ sinh ra một đứa con khác với cặp bố mẹ kia có tiền sử bệnh tật ốm yếu ( bệnh thần kinh chẳng hạn là thứ bênh di truyền khngr khiếp), thiếu ăn... cho dù 2 đứa có sinh ra cùng một lúc, một nơi đi chăng nữa.
Còn những người chết cùng lúc cùng nơi như trong tai nạn hay chiến tranh chẳng hạn thì ko có gì khó hiểu, chẳng hạn cùng 1 kết quả là 10 thì cũng đã có rất nhiều phép tính để dẫn đến nó, 1+1+8=10 hoặc 2+5+3=10 hoặc 11-1 hay 5*2 thì cũng =10, do vậy chẳng có bắt buộc những người chết cùng chỗ cùng lúc thì phải có số phận như nhau cả.
4) . Nhưng lại có một chuyện còn thú vị hơn nữa. Những ANH EM SINH ĐÔI, rõ ràng cùng thời điểm, địa điểm, cùng bố mẹ và các yếu tố di truyền, dinh duỡng, thậm chí cùng lớn lên, cùng một chế độ nuôi dạy nhu nhau thì liệu số phận có giống nhau ko?
Cái này tôi đã đọc một tài liệu mà nay ko còn giữ được, nó nói rằng những truwờng hợp như vậy, nhất là khi chừng nào còn cugf sinh trưởng trong một môi trường với nhau thì hình như cho towí lúc đó số phận của chúng cũng như tâm tính, trí tuệ... có GIỐNG NHAU thật. Tuy vậy cũng chỉ giong tương đối và chỉ trong thời điểm chúng còn cuìng sống trong một môi truwờng thooi.
Còn khi đã trưởng thành thì cuộc đowì của 2 đứa lại # nhau.
Cái này liên quan đến một vấn đề như sau. Đoán cuộc đời mỗi con người (coi như bao trùm luôn tất cả những yếu tố khác thuộc về hắn ta các bác nhá) cũng giống như giải 1 bài toán , trong do" có những dữ liệu có sẵn ban đầu như gen di truyền, thời điẻm, địa điểm sinh ra ... và những dữ liệu sau thu thập trong quá trình giải, tức là những gì mà người ấy tiếp nhận trong cuộc sống sau này. Nói chung những dữ kiện ban đầu sẽ laf cơ sở quy định một hệ quả nhất định ( về mặt tiềm năng, khả năng có thể có ) cho cuộc đời của mỗi con người. Nhưng tôi nhấn mạnh là về mặt tiềm năng . Chẳng hạn con cái sinh ra trong một dòng họ trí thức lớn thì bao giwò cũng có khả năng tư duy tốt và phần nhiều sẽ chọn công việc nghiên cứu.
Nhưng bài toán cho kêt quả gì thì còn phụ thuộc nhiều vào việc những dữ kiện tiếp theo ntn, môi truờng sinh song, mối quan hệ XH, ý chí ... những dữ kiện sau sẽ tạo ra một biên độ dao động nhất định so với sự quy định của những dữ kiện ban đầu, thậm chí nếu đủ mạnh thì conf có thể gây ra đôt biến. Các bác có thể thấy nhiều nhà bác học,nhiều nghệ sĩ lớn cũng cókhi chỉ xuất thân nông dân. ( nhà bác học vĩ đại Nga Lô-mô-nô-xốp là 1 vd) , ngược lại cũng có những con cái của cac bậc trí giả các nghệ sĩ lớn lại chỉ trở thành một trí thức quèn hoặc một nghệ sĩ hạng lông chẳng hạn.
5) Một vấn đề nữa mà tôi đã trích dẫn owr bài viết trước là " Quy luật nào cũng có ngoại quy luật, kể cả luật tạo hoá". Mỗi vấn đề đưa ra đều phải chấp nhận một độ bí ẩn nhất định ko giải thích được. Người ta phải chấp nhận hoặc thừa nhận nó. Giải mã và khám phá chúng hình như chính là lý do để con người chúng ta tồn tại trên thế giới này.
Tử vi mang hình ảnh của một bông hoa mầu tím . Từ ngàn xưa khoa chiêm tinh tướng mênh ddông phương thường dùng loại hoa mầu tím để chiêm bốc. Ngoài ra tử là tím còn vi là huyền diệu. Với khoa tử vi đẩu số trong chiêm tinh các bậc học sĩ ngàn xưa có thể tiên đoán được những biến cố thăng trầm nói lên sụ thành bại tronh đời người.
Vào đời Tống , Trần Đoàn tức Hi Di Lão Tổ ( các bạn nhớ là ông ta đã tiên đoán hai anh em Triệu Khuông Dận tức Tống Thái Tổ và Triệu Khuông Nghĩa tức Tống Thái Tôn sẽ làm Hoàng Đế từ khi họ còn bé và đang trong lúc chạy loạn) đã sắp xếp thành một hệ thống gồm những yếu tố có ảnh hưởng tốt xấu đến đời người và những yếu tố này được biểu tượng bằng tên những ngôi sao, khởi đầu là sao Tử vi ( các bạn còn nhớ Thái Bá Ấp không nhỉ trong Phong Thần ý) . Từ đó Tử vi đã trở thành một môn khoa học huyền bí vượt xa các bộ môn khác trong việc tiên đoán việc thọ , yểu, sang hèn, giàu nghèo của kiếp nhân sinh.
Lá số Tử vi của mỗi người được thành lập dựa vào các yếu tố Năm tháng ngày và giờ sinh. Lá số gồm mười bốn chính tinh : Tử Phủ Vũ Tướng, Sát Phá Liêm Tham, Cự Nhất , Thái v..v. cùng ccác phụ tinh mang bản sắc riêng biệt được an định trong 12 cung trên một thiên bàn. Từ đó , người ta cóthểluận đoán để tìm hiểu định mệnh của một đời người. Nguyễn Du đã nói về chuyện nay như sau trong Truyện Kiều:
Bắt Phong Trần, phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Tuy nhiên tử vi cũng chấp nhận có sự thay đổi vận mạng trong nỗ lực hướng thiện của cá nhân bằng sự thi ân bồi đức theo quan niệm " gieo nhân thì gặp quả" , đúng với triết lý phương đông : Xưa nay nhân định tháng thiên cũng nhiều
Ngày xưa , khoa Tử vi ở Việt nam chỉ được phổ biến trong cung đình. Mãi sau này Tử vi mới được truyền bá ra dân gian. Qua kinh nghiệm lâu đời cùngóc sáng tạo và cải tiến của tổ tiên ta, khoa Tử vi ngày nay đã mang tính cách đặc thù của người Việt để thích hợp với địa phương, phong thổ cùng bản sắc dân tộc, khác hẳn với bộ môn Tử vi củ người TQ
Nghiên cứu Tử vi là để biết mình biết người . Nhờ đó , ta có thể chọn được một thế ứng xử khôn ngoan , tuỳ thời để hành đọng chăng khác gì công dụng của la bàn cho người đi biển. Điều đó cũng nói lên quan niệm : Thuận thiên giả tồn , nghịch thiên giả vong, phù hợp hợp với lý biến dịch nhiệm màu của Vũ Trụ.
Bác cừo hay mếu thân mến: Hiện nay có một môn khoa học đã thất truyền tại nước ta : đõ là môn thiên văn đoán vận mênh của Đất nước và của các chính trị gia lớn. Nếu bác có cao kiến già thì xin hãy đăng đàn thuyết pháp về chuyện xem thiên văn cho mọi người cung nghe.
Từ Kinh Dịch đến Dịch học ( Tôi dùng Kinh Dịch thay vì Chu Dịch để tránh những rắc rối phát sinh về thuật ngữ)
Tử vi đẩu số là một phái thuộc về Dịch học( # Kinh Dịch). Tư tưởng gốc của phái này nằm trong cuốn Kinh Dịch, một trong Ngũ Kinh mà đức Khổng Tử đã san định.
Kinh Dịch lúc đầu vốn là một quyển sách bói toán, về sau trở thành một tác phẩm triết học chứa đựng những tư tưởng thâm sâu và kỳ lạ bậc nhất của nền văn minh TQ cổ đại, nhỉnh hơn cả Đạo đức kinh của Lão Tử.
Kinh Dịch ko phải do 1 người viết mà là do nhiều người, nhiều đời bổ sung vào, trước khi Khổng Tử san định nó đã manh nha dưới dạng bát quái, khoảng 5-700 năm trước Khổng Tử.
Tuy không có một nhà nào gọi là "Dịch gia" như Nho, Lão, Mặc... gia. Nhưng trên thực tế là ở TQ đã xuất hiện một trường phái như vậy và thạm chí từ nó còn phái sinh ra nhiều chi phái #. Phái này tập trung nhiều trí thức , triết gia củanhiều phái # nhau, cùng nghiên cứu Dịch học.
Vậy Dịch học là gì?
Từ Dịch nghĩa gốc của nó chính là biến, là dịch chuyển, mà đọc dưới góc độ triết học một chút thì hiểu rộng ra là chuyển động, vận động... có quy luật. Dịch học là khoa học nghiên cứu những quy luật vận động, lúc đầu là về số phận con người, sau rộng ra là về tất cả những quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và con người. Nó bao trùm toàn bộ những nguyên lý sinh thành và huỷ diệt của vạn vật, chỉ băng một chữ "biến". Kỳ lạ hơn, chữ biến ấy cũng chỉ thể hiện ra bằng 2 tín hiệu một gạch liền và một gạch đứt ( - ; --)
Sách Dịch lúc đầu là một sách bói, sau trở thành một sách triết và cho đếnngày nay thì thành một bộ sách về căn bản hàm chứa những tư tưởng, nguyên lý của khoa học thiên văn, y học, lịch học, triết học, tâm lý, xã hội học...
Nguyên lý của Dịch tương tự như Âm- Dương. Vạch liền tượng trưng cho cái Dương, vạch đứt tượng trưng cho âm ( Cái này đặc biệt ngẫu hợp với tư tưởng của Lebnit, nhà toán học và triết học Đức, Lebnit đưa ra hệ nhị phân về số học với 2 ký hiệu 0 và 1, đây cũng là cơ sở của ngôn ngữ điện toán ngày nay. Thậm chí người ta còn nói rằng chính người TQ đã tìm ra phép nhị phân, cái mà tận thế kỷ 18 châu Âu mới biết đến.
Kinh Dịch gồm 2 phần Kinh và truyện. Kinh là các quẻ bói, Truyện là phần ghi chép những điều xảy ra trong XH. Phần huyền diệu nhất có lẽ nằm ở Kinh với 64 quẻ, mở đầu là quẻ Thuần Càn (Thuần là toàn, Càn là Trời) gồm 6 vạch dương, có ý nghĩa cương, tráng kiện, tự cường, còn gọi là quẻ của người quân tử, của bậc đại nhân, quẻ của bậc đại nhân lập nên nghiệp lớn. Kết thúc bằng quẻ Vị tế, có nghĩa là chưa xong (quẻ liền trước Vị tế là Kí tế- tức mọi việc đã xong), Kí tế rồi lại đến Vị tế, hàm ý quy luật của vũ trụ, của con người vính viễn "biến", ko bao giờ chấm dứt.
Giá trị lớn nhất của Dịch để lại cho đời là phương pháp tư duy, còn cái giúp nó sống được với đời lại chính là ... bói toán. Tuy các ông thầy bói lăng nhăng đã biến hình ảnh của Dịch thành một thứ trò mê tín nhảm nhí, nhưng công bằngmà nói thì có lẽ cũng chính nhờ lớp người này mà Dịch còn sống được đến ngày hôm nay.
Dịch xuất phát từ Lưỡng nghi ( vạch đứt và vạch liền), sinh ra Tứ tượng ( Thái âm thiếu dương, thái dương, thiếu âm) rồi đến Bát quái gồm : Càn , Khôn, Chấn , Tốn , Cấn , Khảm, Ly, Đoài. Càn có ý nghĩa là Trời, Khôn là đất, Ly là lửa, Thuỷ la nước, Cấn là núi, Đoài là hồ, Tốn là Phong, Chấn là sấm.
Tương truyền Phục Hi ( 1 nhân vật nhiều phần là truyền thuyết) lập ra. Chuyeẹn này được ghi trong chính Kinh Dịch, tuy vậy bản thân Kinh ghi nhiều đoạn mâu thuẫn nhau khiến cho người đời său đặt ra nhiều giả thuyết. Nhưng đại ý là Phục hi quan sát tự nhiên mà vẽ ra, hoặc vẽ lại từ một bức đồ trên bờ sông Hà ( Hà đồ) hoặc vẽ lại từ hình một bức đồ hiện ra trên sông Hà và hình vẽ trên lưng một con rùa nổi lên ở sông Lạc ( Lạc Thư). Đại loại là vô cùng rối rắm,tôi chỉ nhắc đến để các bác nhớ lại aHà đồ Lạc thư là cái gi thôi. Nhưng cái hay là ở chỗ 2 cái Hà đồ và Lạc Thư ấy đã thất truyền từ trước khi Khổng Tử san định lại Kinh Dịch, Hà đồ lạc thư ngày nay là cháu đời thứ 12 của Khổng Tử tên là Khổng An đời Hán Vũ Đế ko rõ dựa vào đâu vẽ lại.
Bất cứ nghề gì cũng có một số thuật ngữ .
Trong khoa Tử Vi Đẩu Số , chữ đẩu ở đây nghĩa là ngôi sao cho nên tên sao và tính chất sao cùng với sự kết hợp các sao lại thành từng chùm mang những thuật ngữ riêng biệt .
Tử Vi Đẩu Số có bao nhiêu sao tất cả ?
Ghi trong Tử Vi ĐS toàn thư chỉ thấy chòm sao chính là gồm 14 vị :
Tử Vi Thiên Cơ, Thái Dương, Vũ Khúc, Thiên Đồng, Liêm Trinh, Thiên Phủ, Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn , Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân.
Sau đây là các phụ tinh : Văn Xương, Văn Khúc, Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi , Thiên Việt, Thiên Mã, Lộc Tồn, Kình Dương, Đà La, Hoả Tinh, Linh Tinh, hoá Quyền, Hoá Lộc, Hoá Khoa, Hoá Kỵ, Thiên Không, Địa Kiếp, Thiên Thương, Thiên Sứ, Thiên Đức, Nguyệt Đức, Long Trì, Phượng Các, Thai Phụ, Phong cáo, Hồng Loan, Thiên Rươu, Đẩu QUân.
Rồi đến các chòm sao đi theo Thái Tuế , chòm sao theo Lộc Tồn, chòm sao Tràng Sinh. Mỗi chòm 12 vị.
Rồi đến Triệt Lộ không vong và Tuần Trung không vong cộng lại là 85 vị.
Nhưng sách Tử Vi ở Việt Nam do tổ tiên ta để lại thì thấy có thêm nhiều sao khác không ghi trong Tử Vi đẩu số toàn thư của Trần Đoàn, như các sao : Đào Hoa, Thiên Tài, Thiên Thọ, Phá Toái, Kiếp Sát, Thiên Y, Thiên Trù, Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần, địa Không, ÂN QUang, Thiên Quý, Cô Thần, Quả Tú, Lưu Hà, Thiên Quan, Quý Nhân, Thiên Phúc.
Tổng cộng lại là 104 vị.
Đến đây thấy cần phải nhắc luôn đến phân chia tinh hệ theo nhóm có ghi trong tử vi đẩu số tân biên, cụ thể như sau :
1 . Tử Vi tinh hệ : Tử Vi, Liêm Trinh, THiên Đồng , Vũ Khúc, Thiên Cơ .
2 . THiên Phủ tinh hệ : Thiên phủ, Thái ÂM, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương ,Thất Sát, Phá Quân.
3 . Thái Tuế tinh hệ : Thái tuế , tang môn, thiếu âm, trực phù, tử phù, túê phá , Long đức , bạch hổ, phúc đức, điếu khách, trực phù.
4 . Lộc tồn tinh hệ : Lộc Tồn, thanh long , tiểu hao, tướng quân , tâú thư, phi liêm , hỷ thần, bệnh phù, đại hao, phục binh , quan phù.
5 . Trường SInh tinh hệ : Trường sinh, mộc dục, quan đới, lâm quan, đế vượng, suy , bệnh , tử , mộ , tuyệt, thai , dưỡng.
6 . Bộ sao lục sát : Kình - Đà - Hoả - Linh.
7 . bộ sao Tả Hữu : tả phù hữu bật
8 . bộ sao xương khúc : Văn Xương , Văn Khúc .
9 . bộ sao long phượng : Long Trì Phượng các
10 . bộ sao khôi việt : Thiên Khôi, thiên Việt
11 . bộ sao khốc hư : Thiên Khốc , Thiên Hư
12 . bộ sao thai toạ : Tam Thai , Bát Toạ
13 . bộ sao quang quý : Ân Quang , thiên QUý
14 . thiên đức, Nguyệt đức .
15 . Hình , Riêu Y
16 . bộ Hồng Loan, Thiên Hỷ .
17 . bộ Quốc Ấn , Đường phù .
18 . bộ thiên địa giải thần : Thiên Giải, Địa Giải, GIải thần
19 . bộ Thai Phụ, Phong Cáo
20 . bộ Tài Thọ : Thiên Tài, Thiên Thọ
21 . Thương Sứ : Thiên Thương , Thiên Sứ
22 . La Võng : Thiên LA, Điạ Võng .
23 . Tứ Hoá : Hoá QUyền , HOá Lộc , HOá Khoa, Hoá Kỵ
24 . Cô QUả : Cô thần , Quả tú
25 . QUan Phúc : Thiên Quan quý nhân, THiên Phúc quý nhân
26 . Sao Đào HOa
27 . Sao Thiên MÃ
28 . Sao Kiếp Sát
29 . Sao Phá Toái
30 . Sao Hoa Cái
31 . Sao Lưu Hà
32 . Sao Thiên Trù
33 . Sao lưu niên văn tinh :sao này lưu động theo năm tính hạn phụ thuộc chủ yếu vào hàng can của năm sinh
34 . Sao Bác Sỹ
35 . Sao Đẩu Quân (Nguyệt Tướng )
36 . Sao Thiên Không
37 . Tuần trung không Vong và Triệt Lộ không vong.
Các cụ đã căn cứ vào đâu để mà thêm vào không hiểu hoặc giả sách Tử Vi ĐSTT chính bản đã sang bên ta, nên bản lưu bên chính quốc bị ghi chép thiếu sót . Nếu vậy, tại sao không có những lời giải rõ ràng về các sao : Giải Thần, Địa Giải, Thiên Trù, Thiên Giải, mà chỉ có vài lời nghe rất là gượng ép. Trừ sao Đào Hoa thì có thể nói Tử Vi ĐSTT bị thiếu vì sao này rất quan trọng trong phép tính số Tử Bình ( Tứ Trụ ), và cách an sao không phép tính số Tử Vi.
Tính( sao ) còn gọi là Diệu, tthuật ngữ : Mệnh vô chính Diệu là chỉ cung mệnh không có sao chính tinh cư ngụ( chính tinh là sao thuộc chòm Tử Vi Thiên Phủ.)
Sách Đẩu Số mệnh Lý cho rằng : Tả Phụ-Hữu Bật-Văn Xương-Văn Khúc-Lộc Tồn cũng là chính tinh nữa. Còn cổ truyền khoa Tử Vi của ta thì căn cứ vào Tử Vi đẩu số toàn thư nên chỉ có 14 chính tinh mà thôi.
Các sao : Kình Dương – Đà La - Hoả Tinh – Thiên Khôi – THiên Việt thì gọi là thiên diệu.
Hoá Lộc – hoá quyền – Hoá khoa – Hoá Kỵ là tứ hoá hay hoá diệu.
Ngoài ra các sao khác là tạp diệu.Lại có những tên gọi riêng như : Tứ Cái( Bốn sao tốt ) là : Lộc, Quý,Quyền Khoa ; Tứ hung (tứ sát ) là : Hoả Linh Dương Đà. Những sao đi đôi (theocặp ) là :Tử -Phủ, Tử - Tướng, Phủ - Tướng , Nhật - Nguyệt , Tả - Hữu, Xương – Khúc , Không - Kiếp, Hoả - Linh, Dương – Đà, Khôi - Việt.
Giải nghĩa Tam Hợp Chiếu : một lá số tử vi chia ra 13 cung, theo 12 chi, mỗi cung khi tính lá số được tính theo tam hợp tức là hợp các sao của cả ba cung lại . Tính tam hợp theo nguyên tắc :
- Thân – Tý - Thìn
- Tỵ - Dậu - Sửu
- Hợi – Mão - Mùi
- Dần - Ngọ - Tuất
Giải nghĩa Lục Xung : Tí >< Ngọ ; Dần >< Thân ; Sửu >< Mùi ;
Thìn >< Tuất ; Tỵ >< Hợi .
GIải nghĩa Thủ - Đồng : một chính tinh đóng một cung là thủ, hai chính tinh đóng một cung là đồng .
Giải nghĩa Lâm Nhập : hai chữ này cùng một nghĩa, nơi an sao tốt gọi là Lâm, nơi an sao xấu gọi là Nhập( Toạ - Cứ cũng có nghĩa tương đương )
Giải nghĩa Miếu Hãm Đắc Vượng : mỗi sao cần đứng đúng vị trí của nó, tốt nhất trở lại thì là : Miếu địa, Vượng địa, Đắc địa, bình địa, bại địa, hãm địa .
Giải nghĩa Bản Phương - Hợp Phương- Lân Phương : Bản phương là cung xét đến hiện tại, Hợp phương là cung tam chiếu hoặc cung xung chiếu , nhị hợp. Lân phương là cung bên cạnh .
Giải nghĩa Triều và Xung: sao tốt đóng tại cung khác mà hợp phương với cung xét đến thì gọi là Triều, cùng nghĩa nếu là sao xấu thì gọi Xung. Riêng Thái Dương( Nhật ) Thái Âm ( Nguyệt ) thì gọi là Chiếu . Riêng Lộc Tồn và Hoá Lộc thì gọi là Củng .
Giải nghĩa Giáp - Chiếu - Hiệp : sao tốt thuộc cung lân phương của Mệnh thì gọi là Giáp, Chiếu là Sao ở cung đối diện ảnh hưởng tới .
Có câu : Chính không bằng Chiếu, Chiếu không bằng Giáp , câu này không phải áp dụng cho tất cả các sao VD: Tả Phụ, Hữu Bật cần Giáp, Nhật Nguyệt cần Chiếu mới tốt ......
Tử Vi không hoàn toàn là một môn khoa học chính xác, để có được lời giải cho một trường hợp cụ thể thì các ông thày sẽ phải hoặc là rất giỏi, hoặc là nói dựa. Các bác cứ để ý mà xem, khi ta đi coi Tử Vi, không thầy nào là không nhìn vào mặt ta để mà nói đâu, nhiều ông thày còn phải khích ta nói lên, hay nhìn lên,....biểu hiện tình cảm ...v.v.. Nếu thế thì em khẳng định là có nhiều, rất nhiều nếu không muốn nói là tất cả các thày bói coi Tử Vi ngày nay đều phải dựa dẫm ít nhiều vào Tướng số để khẳng định lời giải đoán của mình. Mối quan hệ giữa Tử Vi và Tướng mệnh là vô cùng khăng khít.
Nói về toán mệnh phương pháp,...
Thế gian này, việc như ý thì ít,việc bất như ý thì nhiều, người đắc chí thì ít, mà người bất đắc chí thì nhiều hằng hà sa số.
Thực ra từ ngàn xưa đã vậy, bất luận là phương đông hay phương tây. Tại sao?? Đó là câu hỏi gắn liền với đời sống nhân loại từ khi loài người nhận thấy sự thọ yểu của sinh mệnh. Nó lại càng gây thắc mắc hơn khi người ta sống tụ lại thành "Xã Hội" .Có lẽ nào nguyên lý cuộc sống lại là do sự an bài của các đấng tối linh như là trời, phật, thựõng đế ????? như các tôn giáotín ngưỡng lập luận??? Hay là ngược lại hoàn toàn theo triết lý nhân văn, khoa học, phương pháp học, ý chí quyền lực , chủ nghĩa Mác Xít ???????.....- tất cả là do người định ???
Vũ trụ quanh ta không chống lại ta mà cũng không ban ân huệ cho ta. Nó quay cuồng đảo lộn, không hề có dự mưu gì cả, hoàn toàn ngẫu nhiên. Trong quay cuồng đảo lộn, chính con người tự điều khiển, tự cai quản, vựõt mọi trở ngại để chiến thắng .
Alain gọi là Ôđisê (hay Ôlyssê - một nhân trong sử thi của Homerơ, tác giả coỏ xưa htời văn minh Hy-La, đã vượt qua tất cả các sức mạnh của thiên nhiênmà đại diện là các thần biển cả,...trên đường trở về quê hương với người vợ hiền sau cuộc chiến TƠROA trong khi đó thì các bạn đều chết hết dọc đường)
Đọc bộ "Bà Comédia" của horone de Balzac, ta thấy rất nhiều nhân tương tự như : Vautrin tên đầu trộm đuôi cướp sau trở thành tổng giám đốc Mật Vụ hay Rastignac điếm đàng làm thủ tướng Pháp, trong khi những người như Louis Lambert , Rabourdin tài giỏi, đức độ lại ngậm đắng nuốt cay, thất bại ê trề . Không phải Balzac đã tưởng tượng mà là ông đã kể lại toàn chuyện thực của Paris thời ấy thời cực thịnh của chủ nghĩa HÃNH TIẾN ĂN MAY . Có biết bao nhiêu Ôđysê chiến đấu nhưng không chống lại bọn "Arriviste" nghĩa là bọn có thời vận, tốt sỗ, may hơn khôn.
Lenin từng nói : "Tuyệt vọng đưa dẫn người ta đến tín ngưỡng "
Hitle tuyệt đối tin vào ý chí quyền lực, các sử gia đã đưa nhiều bằng cớ cho thấy nhà lãnh tụ Quốc Xã luôn lo lắng cho số mệnh.
Tảo vận Cam La vãn Thái Công
Thạch Sùng phú quý, Phạm Đan cùng
Bành Tổ thọ trường, Nhan Hồi yểu
tại sao Cam La 12 tuổi đã đăng đàn bái tướng? Còn ông Lã Vọng ngồi câu chết dí ở sông Vị đến 90 tuổi mới gặp được Chu Văn Vương ?? Tại sao Thạch Sùng thì châu báu đầy nhà, giàu không nhớ nổi còn Phạm Đanlại chạy ăn từng bữa ? Sao Bành Tổ sống lâu, trong khi thâỳ Nhan Hồi chết ngay năm 27 tuổi ? Thực chất thì khoa tướng số phủ định lý luận tại trời , con người vô năng không thể biết và cũng chẳng thể làm gì với số mệnh đã an bài đó. Khoa này lại có một địnnh nghĩa riêng cho Thiên Mệnh không phải như trời là một đấng tối linh, mà là sự kết hợp của ngũ hành : Kim Mộc , thuỷ Hoả Thổ - năm yếu tố cấu thành vũ trụ và hai khí âm dương làm vũ trụ chuyển động. giả nhời cho câu hỏi về 6 nhân ở trên khoa này giải thích : Lục nhân đô tại ngũ hành trung
Giàu sang, phú quý, cơ cực, bần hàn.thọ yểu đều do mệnh vận và tướng cácch mà biết. Tính mệnh vận đặt trên nguyên tắc toán số, coi tướng cách đặt trên nguyên tắc cơ cấu Kiến trúc và Mỹ học .Nó chống lại quan niệm mê muội thần quyền và làm giàu thêm cho khoa học nhân văn .
Trong thực tế cuộc sống, ta gặp không biết bao nhiêu chuyện lạ nếu không đem khoa tướng mệnh học giải thích thì không còn cách gì có thể hiểu nổi những hiện tượng đó ví như: người giàu nhưng vẫn vất vả, người nghèo vẫn phong lưu, người trước sang sau hèn, tiền bần hậu phú ...v.v
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm : "khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống" ..........
Chứng tỏ hai chữ "Tri Mệnh" mà các cụ bô lão nhắc tới mang trên mình một triết lý nhân sinh rất cao, cũng là một phương pháp đấu tranh rất sát với thực tiễn( biết cơ vận cuả mình mà coi thường mọi sự, coi vinh nhục cùng cội rễ, tử sinh cùng gốc, vậy thì sợ gì sống chết, sợ gì biến động ) Tri mệnh không có nghĩa là từ bỏ đấu tranh,mà trái lại, cốt để biết lẽ cùng thông, lúc nào đáng làm, lúc nào nên dừng, lúc cần biến, lúc cần tĩnh cần thủ....
Dục ngộ biến nhi vô sương hoành
Tu hướng thường thời niệm niệm thủ đắc định
Dục lâm tử nhi vô tham luyến
Tu hướng sinh thời sự sự khán đắc khinh.
Những câu chuyện chứng minh hai chữ "Tri Mệnh"
Chu Á Phu đương thời trọng nhậm chức Thái thú tỉnh Hồ Nam, đến nhờ Hứa Phụ coi tướng, Hứa Phụ bàn :
- Ba năm nữa ông được phong hầu, tám năm nữa ông làm tể tướng, Mười năm nữa thì chết đói.
Chu Á Phu cười mà rằng :
- Đã phú quý tột đỉnh như thế sao mà chết đói được, xin tiên sinh chỉ dạy cho tôi biết tại sao ?
Hứa Phụ nói:
-Pháp lệnh chạy vào miệng theo tướng pháp gọi là rắn lao vào miệng là tướng chết đói, Ông có tứớng đó.
QUả nhiên, chính trị biến động, Chu Á Phu bị giam cầm, năm ngày không ăn , thổ huyết mà chết.
Hứa Phụ coi tướng choĐặng Thông báo pháp lệnh nhập khẩu, thế nào cũng chết đói. Vua Hán Văn Đế không chịu phán rằng :
- Đặng Thông là triều thần của trẫm, phú quý của Đặng THông là do trẫm định đoạt, trẫm có thể cho Đặng Thông cả núi đồng để đúc tiền .
Về sau, Đặng Thông chết đói trong nhà một nông dân đúng như Hứa Phụ tiên đóan. Vua Hán Văn Đế gọi Hứa Phụ vào thưởngcho châu báu rất nhiều.
Hứa Phụ coi tướng cho Ban Siêu, nói:
- Hàm én, đầu hổ bay mà ăn thịt đúng là tướng vạn lý phong hầu.
Ít lâu sau, Ban Siêu bỏ văn theo võ, lập đại công, uy chấn miền Tây Vực được phong làm Định viễn Hầu.
An lộc Sơn lúc nhỏ nghèo hèn, đi ở hầu cho nhà Trương Thủ Khuê.< ột lần rữa chân cho chủ,bỗng ngừng tay chăm chú nhìn....Khuê thấy lạ mới nói :
- Mày nhìn gì ?
- Tại tôi thấy bàn chân trái của ngài có một nốt ruồi lớn.
- Đấy là cái tướng phất cờ khởi loạn của tao.
- Thưa ngài, cả hai bàn chân tôi đều có như vậy.
Khuê hết sức ngạc nhiên, về sau, An lộc Sơn nổi loạn, đốt cháy kinh đô nhà Đường khíên vua tôi Đường Minh Hoàng phải bỏ chạy.
Thần Phóng ẩn cư nơi thôn dã , một lần tới thăm HiDi Trần Đoàn (Phóng đang cải dạng làm tiều phu) Trần HiDi trông thấy mà cười rằng :
- Tiên sinh tiều phu, hai mươi năm nữa tiên sinh là bậc nhị phẫm nhân thần, thiên hạ ai cũng biết.
Đúng 20 năm sau, Thần Phóng làm giám nghị đại phu, rồi thăng chức Công bộ thượng thư.
Đời Hậu Hán, Vương Mãng có tướng lạ, trán cao dô, mắt đỏm con ngươi vàng, tiếng nói oang oang, quyền cao, mũi lớn, miệng rộng,. Công Tôn Đề bảo Vương Mãng :
- Đầu hhổ, mịêng hổ, tiếng như beo, nếu không ăn được người tất bị người ăn.
Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán không thành tựu được bao lâu thì bị giết.
Ông Thánh Thán, nhà phê bình văn học danh tiếng đời Thanh đương thời giao du rộng, thường nuôi nhiều bạn bè trong nhà, trong số bạn đó có nhiều nhà tướng mệnh tài danh. Coi tướng cho Thánh Thán, 10 người thì cả 10 đều tỏ ra thương tiếc, và phê tướng cách Thánh Thán là sẽ bất đắc kỳ tử, lúc chết thây không toàn vẹn. Kết cục, quả đúng, Thánh Thán bị kết tội chém ngang lưng .
Lại lấy một ví dụ ngay trong Tam Quốc.Tào Tháo sai thích khách đi ám sát Lưu Bị. Thích khách vào yết kiến Lưu, để bày kế diệt Tào, noí chuyện rất tâm đắc, Lưu Bị thích lắm, bất chợt, Ngoạ Long tiên sinh đột ngột xuất hiện, nhìn người khách lạ rồi ngồi yên lặng. Thích khách đi tiểu tiện, Lưu Bị bảo Khổng Minh:
- Đó là một kỳ sĩ, có thể giúp cho ông.
Khổng thở dài, bảo Lưu rằng :
- Người ấy sắc động thần huy, gian hình ngọại lậu, tà tâm nội tàng, tôi chắc chắn là thích khách của Tào Tháo sai phái tới.
Lưu cho người đuổi theo thì thích khách đã bỏ chạy trốn thoát rồi.
Dương Quý Phi lúc tuổi còn nhỏ, chạy chơi ngoài đồng ruộng, có thầy tướng họ Trương trông thấy, nói:
- Người đại phú đại qúy sao lại ở đây >?
Bạn hữu hỏi:
- Con bé có quý đến bậc tam phẩm không ?
- Hơn thế nữa !
- Nhất phẩm ?
- Hơn nữa !
- Thế chắc phải là Hoàng Hậu rồi ?
- Cũng chưa đúng hẳn. !
Về sau, lịch sử đã công nhận Dương Quý Phi là một trong bốn ngừời đẹp nhất của lịch sử Trung Hoa, từng làm rung chuyển cơ nghiệp nhà Đường. (Langven)
Sưu Tầm
Hôm trước tôi có đọc một đoạn viết của mấy bác thắc mắc về chuyện tử vi tướng số rằng tại sao nhiều người sinh cùng ngày cùng giờ thậm chí cùng nowi nhưng số phận lại ko giống nhau. Tôi có đọc được một đoạn viết cũng hay ở một trang web khác về vấn đề này .
"Những người sinh cùng giờ, ngày, tháng, năm, tại sao có cuộc đời khác nhau ?
Mười năm qua, có khi vì mưu sinh, có khi đi du lịch, tới nơi nào tôi cũng được những bạn nghiên cứu Tử Vi dành cho sự tiếp đón nồng hậu nhất . Khi dưới ngọn đèn, khi trong vườn hoa, khi bên sườn núi, chúng tôi mượn chén rượu cùng nhau đàm đạo, tìm hiểu lẽ sinh tử, cùng số mệnh con người . Tôi tiếp nhận không biết bao nhiêu là thắc mắc, không biết bao nhiêu kinh nghiêm. Nhưng những thắc mắc tựu trung được đặt ra tóm gọn như sau:
NHỮNG NGƯỜI CÓ CÙNG SỐ TỬ VI
Câu hỏi được đặt ra đối với các "thầy" Tử vi là : Nếu có những người cùng một lá số tử vi, như sinh cùng giờ, ngày , tháng, năm tại sao lại có cuộc đời khác nhau ?
Để trả lời câu hỏi, tôi xin quý vị hãy trở về với hai dẫn chứng lịch sử khá quan trọng :
*** Dẫn chứng thứ nhất, xảy ra trong lịch sử VN: Năm 1426, Bình định Vương Lê Lợi đem quân vây đánh Đông Đô (Hà nội ngày nay) . Trên đường ra Đông Đô, ngài ghé qua Lam sơn thăm quê nhà . Bấy giờ, đế nghiệp của ngài đã thấy trước mắt . Các vị chức sắc trong làng tụ họp lại chúc mừng ngài . Có một ông tiều hỏi ngài rằng:
--Vương với tôi cùng quê, lại sinh cùng giờ, cùng ngày, cùng tháng, cùng năm . Tại sao sự nghiệp của Vương to lớn như vậy ? Mà tôi thì vẫn là tiều phu ?
Bình định Vương cười, rót chén rượu mời ông tiều, mà không trả lời .
Đại tướng quân Lê Sát nói:
--Chúa tôi là chân mệnh đế vương, con của Thượng đế sai xuống cai trị thiên hạ, nên trong thế gian này không ai có thể so sánh đươc với ngài .
Nguyễn Trãi trả lời:
--Chúa tôi với ông cùng niên canh, cùng quê, nhưng chúa tôi ôm hoài bão, chí lớn, trăm nghìn cay đắng, mới cứu được con đỏ Đại Việt . Còn ông thì an phận ở quê, sống cuộc đời nhàn tản, thì còn than thở làm chi .
Nhưng đại tướng quân Trần Nguyên Hãn, là người biết Tử vi, trả lời:
--Số Tử vi của ông với chúa tôi, tuy giống nhau nhưng lại khác nhau .
Ông tiều không chịu, hỏi tiếp:
--Giống thì giống rồi, còn khác thì khác ở chỗ nào ?
Đáp:
Trong khoa Tử vi, quan trọng nhất là cung Phúc Đức . Tử vi kinh nói :
PHÚ, THỌ, QUÍ, VINH, YỂU, BẦN, AI, KHỔ
Do ư phúc trạch cát hung
THƯƠNG, TANG, HÌNH, KHÔN, HẠNH, LẠC, HỈ, HOAN
Thi tại vần hành hung cát .
Nghĩa là:
4 điều tốt: giầu, sống lâu, làm lớn, danh tiếng
4 điều xấu: chết non, nghèo khó, khốn khổ, buồn thương .
Đều do cung phúc tốt hay xấu .
Còn lại:
4 điều rủi là đau đớn, tang chế, tù tội, cùng cực .
4 điều sung sướng là gặp may, khoái lạc, mừng, vui, đều do vận hạn mà được đen hay đỏ, xấu hay tốt ...
Ông tiều không chịu, lấy lá số tử vi trình ra:
--Đại tướng quân nói rằng: "cung phúc" thì cung phúc của tôi với đại vương đều đóng ở Hợi, có Thái âm tọa thủ, thêm Hoá kị, thì đều tốt vô cùng, có khác gì nhau đâu ?
Đáp:
--Ông biết tử vi, nhưng chỉ biết một, mà không biết hai . Đã đành cung phúc của chúa tôi và ông giống nhau, nhưng ông đâu có biết rằng cả hai cùng bẩm sinh ngôi mộ của tổ mẫu (bà nội) . Tổ mẫu của chúng tôi táng tại thế đất hoàng long, phát đế nghiệp 400 năm, như Cao Tổ nhà Hán . Còn Tổ mẫu của ông để vào đất tầm thường, thì phát đế nghiệp sao nổi .
Giai thoại trên cho thấy đại tướng quân Lê Sát không biết tử vi, chỉ tin vào hoang đường, đưa ra câu nói rất được lòng Bình định Vương . Bởi vậy sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà, để di chúc lại cho ông làm phụ chính đại thần . Còn Trần Nguyên Hãn vì am tường địa lý, tử vi, nên vua Lê Thái Tổ nghi ngờ . Cho đến lúc thành đại nghiệp rồi, thì cho bắt về kinh giết . Giữa đường được Quang Từ thiền sư cứu . Sau đó Trần Nguyên Hãn oán vua Lê, mang thanh Dương kiếm vào Thanh Hóa cắt đứt long mạch ngôi mộ của nhà Lê "
Đào Tiềm-một thi sỹ thời Tấn nói rằng: "Đạt nhân tiền bất khả ngôn mệnh" , nghĩa là người đã giác ngộ không nên nói chuyện số mệnh.
Lã Tài đời Đường cũng viết rằng : "Người phú quý đất Nam Dương, hai mười tám tướng, không lẽ người nào cũng được cung lục hợp???, Quân bị chôn ở đất Tràng Bình, bốn chục vạn người, không hẳn ngừõi nào cũng bị hạn tam hình".
Thật vậy, Nếu khoa Tử Vi Đẩu Số chỉ dựa vào năm tháng, ngày gìơ và các vị tinh tú để quyết đoán định mệnh của một đời người thì ssẽ không tránh khỏi nhiều khiếm khuyết nếu không muốn nói là sai lầm.
Sách có câu:" Nhân định thắng thiên" "Đức năng thắng số" nghĩa là người định có thể thắng được trời , và phúc đức có thể thắng được số mệnh.
Nếu thế, thử hỏi rằng, tài giỏi như Gia Cát Lượng Khổng Minh sao vẫn không xoay được mệnh trời? Đã biết thỉên hạ sẽ chia ba, nhưng vẫn Lục thất Kỳ Sơn để rồi cam thất bại ???.
Đức độ không ai bằng Khổng Phu Tử, mà đương thời không người dùng đến,phải bị khốn ở đất Trần Sái ?? và bị người đơừi bảo rằng : " lơ láo như chó mất chủ".
Hẳn ta phải công nhận rằng : mỗi cá nhân là một định mệnhvà trong cái định mệnh ấy , đã có ngầm cái Nhân Quả Luân Hồi. Tuy nhiên, "Nhân" không thể tự mình sinh ra "QUả" được mà phải có "Duyên" trợ lực. Chẳng hạn, một hạt dưa "Nhân" phải có đất, hơi ẩm, ánh sáng mặt trời, phân bón ..."Duyên" để mọc thành cây và sinh ttrái "Quả" .Nhưng nếu gặp cái "Duyên" xấu tức là ngoại cảnh không thích hợp, thì cái "Nhân" phải bị hư thối , mục nát.
Thành thử, cùng một "Nhân" mà khác "Duyên" tất không sinh ra "Quả" giống nhau, ngược lại, cùng một "Duyên" mà khác "Nhân" thì cũng chẳng sinh ra cùng một loại "Quả" .
Vì thế, con người cũng là một sinh vật, tất không thể không chịu chung một định luật Nhân-Quả ấy.
Nếu hai mươi tám tướng ở đất Nam Dương đều được phú quý, thì chắc chắn là họ khác "Nhân" nhưng có chung "Duyên" tốt. Bốn mươi vạn quân bị chôn ở đất Tràng Bình tuy cũng ưkhác "Nhân" hẳn cùng chung "Duyên" xấu.
Vậy ta không nên vội vã kết luận rằng khoa Tử Vi Đẩu Số là huyền hoặc nếu đã chấp nhận mỗi "Định Mệnh" là một cái "Nhân" sẽ tuỳ thuộc vào "Duyên" mà phát triểnnếu cái "Duyên" ấy (tạm gọi là Âm Đức) thì khoa Tử Vi đã hơn một lần ứng nghiệm chính xác.
Hơn nữa, triết lý của người xưa không đòi hỏi ở sự tuyệt đối mà tuân theo đạo "Trung Dung" thì khoa học ấy, tự nó cũng nói lên một phần giá trị.
Cho nên, khi Hán Cao Tổ Lưu Bang gồm thâu thiên hạ, một ngày kia, khi đi tuần du gặp một lão nhà quê chân đất mắt toét có hỏi rằng :
- Muôn tâu bệ hạ, kẻ hạ thần có một điều kính xin bệ hạ chỉ giáo, ! Cùng sinh một tháng, một năm, một ngày, một giờ, mà sao bệ hạ là bậc đế vương, thống nhất thiên hạ, khiếp phục chư hầu, mà hạ thần chỉ là một kẻ ngu dân nơi cô lâu này ???
Hán Cao Tổ nghe nói lấy làm lạ, ngẫm nghĩ và hỏi rằng :
- Vậy hiện nay nhà ngươi làm nghề gì ?
- Muon tâu thánh thượng, hạ thần làm nghề nuôi o*ng, và hịên có 9 tổ o*ng đang kéo mật.
Lưu Bang vỗ tay cười ha hả, nói :
- Nếu thếthì nhà ngươi còn sung sướng hơn ta nhiều, ta chỉ làm vua có một nước Trung Hoa mà vẫn chưa được yên, ngoài lo chế ngự chư hầu, trong lo bầy tôi làm phản. Nhà ngươi làm vua chín nước, loài o*ng cũng có quân thần, phụ tửchẵng khác gì loài người, lại không phản phúc, tất ngươi diễm phúc hơn ta còn than nỗi gì nữa ???
Sự tích này, có nhiều quyển kể chệch đi, có thể sai khác về nhân vật, nhưng cốt lõi vẫn chỉ để giải thích cho những băn khoăn, thắc mắc, cùng những bất mãn của mỗi người trong chúng ta về môn Tử Vi Đẩu Số nói riêng và toán mệnh phương pháp nói chung.
Cái khó của Tử Vi là coi xuôi, mấy ông tuớng bàn nguợc, nghĩa là so sánh hai sự việc sảy ra rồi mới bàn . Giả sử đưa ông Trần nguyên Hãn lá số hai nguời độ vài chục năm truớc mà không thấy mặt mũi hai nguời thì ông cũng đoán chưa chắc đúng .
Lời bàn của Nguyễn Trãi là lời giải thích hay nhất . Tạo hóa tạo ra con nguời bao phức tạp , do khí huyêt bẩm sinh từ cha mẹ , do âm duơng vận chuyển của trời đất mà ra, khi lớn lên cũng do những ảnh huởng đó mà nuôi lớn và hình thành .
Sự hình thành con nguời cũng hơi giống như nấu một món ăn, cứ công thức đó thì tạo ra món chả giò chă?ng hạn nhưng ngon hay không còn tùy thuộc vào tay đầu bếp , hôm đó thit có tuơi , củ đậu có non, rồi còn nuớc chấm nữa ( Nguyễn Trãi, Lê Sát , Trần Nguyên Hãn ? ) có đầy đủ rồi còn tùy thuộc nguời thuởng thức nữa, đó có thể gọi là cái thời . Dân Việt lúc đó chă?ng khát khao thoát vòng nô lệ sao ?
Luật nào cũng có ngoại luật , luật tạo hóa cũng thế . Lê Lợi là nguời ôm hoài bão mạo hiểm chọn theo ngoại luật, chấp nhận thử thách hơn là suôi theo dòng và tạo hóa đã ban cho con nguời sự lựa chọn đó, suôi theo dòng đời , đấu tranh trừ gian diệt bao. giết nguời cuớp của hay cảm hóa lòng nguời, một trăm năm cuộc đời đó , tạo hóa vẫn giữ sổ tử .
Kinh Phật chă?ng dạy phải biêt thân nguời là quí vì đuợc kiêp nguời là đuợc lựa chọn , mà còn có cái duyên gặp Pháp nữa thì hãy theo mối duyên đó mà vuợt thoát lên, nếu không khi hết thân nguời rồi thì không biết khi nào ra khỏi . Thuơng Đế chẳng phải dùng hình ngài tạo ra con nguời và ban cho linh hồn sao ? Và rồi sự lựa chon theo sự cám dỗ cúa Satan hay "ta là đuờng đi lẽ thật và sự sống , chă?ng bởi ta không ai đến đuợc cùng cha" .
Theo ý tôi lá số là nhân, cuộc đời là thời tiết khí hậu đất đai, sự hình thành là quả . Cứ theo luật nhân quả ,thì đem lá số ra xem cũng như nguời lấy nhân mà suy quả, bất quá như thấy nhân táo thì không ra quả cam đuợc; rồi thì đôi khi nhìn quanh quẩn xem khí hậu đất đai , nếu gặp tay trồng trọt giỏi thì biết thêm đuợc cây có lớn hay sai quả khộng Tôn giáo lúc nào nói đến tuơng lai cũng có chữ "Nếu" ? Tuơng lai chă?ng phải là do nhân quả mà ra đó sao ? Quá mênh mông
"Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sanh.
Hữu tướng vô tâm, tướng tùng tâm diệt.
Thế gian này, việc như ý thì ít,việc bất như ý thì nhiều, người đắc chí thì ít, mà người bất đắc chí thì nhiều hằng hà sa số.
Thực ra từ ngàn xưa đã vậy, bất luận là phương đông hay phương tây. Tại sao?? Đó là câu hỏi gắn liền với đời sống nhân loại từ khi loài người nhận thấy sự thọ yểu của sinh mệnh. Nó lại càng gây thắc mắc hơn khi người ta sống tụ lại thành "Xã Hội" .Có lẽ nào nguyên lý cuộc sống lại là do sự an bài của các đấng tối linh như là trời, phật, thựõng đế (?) như các tôn giáotín ngưỡng lập luận? Hay là ngược lại hoàn toàn theo triết lý nhân văn, khoa học, phương pháp học, ý chí quyền lực , chủ nghĩa Mác Xít.....- tất cả là do người định ???
Vũ trụ quanh ta không chống lại ta mà cũng không ban ân huệ cho ta. Nó quay cuồng đảo lộn, không hề có dự mưu gì cả, hoàn toàn ngẫu nhiên. Trong quay cuồng đảo lộn, chính con người tự điều khiển, tự cai quản, vựõt mọi trở ngại để chiến thắng .
Alain gọi là Ôđisê (hay Ôlyssê - một nhân trong sử thi của Homerơ, tác giả coỏ xưa htời văn minh Hy-La, đã vượt qua tất cả các sức mạnh của thiên nhiênmà đại diện là các thần biển cả,...trên đường trở về quê hương với người vợ hiền sau cuộc chiến TƠROA trong khi đó thì các bạn đều chết hết dọc đường)
Đọc bộ "Bà Comédia" của horone de Balzac, ta thấy rất nhiều nhân tương tự như : Vautrin tên đầu trộm đuôi cướp sau trở thành tổng giám đốc Mật Vụ hay Rastignac điếm đàng làm thủ tướng Pháp, trong khi những người như Louis Lambert , Rabourdin tài giỏi, đức độ lại ngậm đắng nuốt cay, thất bại ê trề . Không phải Balzac đã tưởng tượng mà là ông đã kể lại toàn chuyện thực của Paris thời ấy thời cực thịnh của chủ nghĩa HÃNH TIẾN ĂN MAY . Có biết bao nhiêu Ôđysê chiến đấu nhưng không chống lại bọn "Arriviste" nghĩa là bọn có thời vận, tốt sỗ, may hơn khôn.
Lenin từng nói : "Tuyệt vọng đưa dẫn người ta đến tín ngưỡng "
Hitle tuyệt đối tin vào ý chí quyền lực, các sử gia đã đưa nhiều bằng cớ cho thấy nhà lãnh tụ Quốc Xã luôn lo lắng cho số mệnh.
Tảo vận Cam La vãn Thái Công
Thạch Sùng phú quý, Phạm Đan cùng
Bành Tổ thọ trường, Nhan Hồi yểu
tại sao Cam La 12 tuổi đã đăng đàn bái tướng? Còn ông Lã Vọng ngồi câu chết dí ở sông Vị đến 90 tuổi mới gặp được Chu Văn Vương ?? Tại sao Thạch Sùng thì châu báu đầy nhà, giàu không nhớ nổi còn Phạm Đanlại chạy ăn từng bữa ? Sao Bành Tổ sống lâu, trong khi thâỳ Nhan Hồi chết ngay năm 27 tuổi ? Thực chất thì khoa tướng số phủ định lý luận tại trời , con người vô năng không thể biết và cũng chẳng thể làm gì với số mệnh đã an bài đó. Khoa này lại có một địnnh nghĩa riêng cho Thiên Mệnh không phải như trời là một đấng tối linh, mà là sự kết hợp của ngũ hành : Kim Mộc , thuỷ Hoả Thổ - năm yếu tố cấu thành vũ trụ và hai khí âm dương làm vũ trụ chuyển động. giả nhời cho câu hỏi về 6 nhân ở trên khoa này giải thích : Lục nhân đô tại ngũ hành trung
Giàu sang, phú quý, cơ cực, bần hàn.thọ yểu đều do mệnh vận và tướng cácch mà biết. Tính mệnh vận đặt trên nguyên tắc toán số, coi tướng cách đặt trên nguyên tắc cơ cấu Kiến trúc và Mỹ học .Nó chống lại quan niệm mê muội thần quyền và làm giàu thêm cho khoa học nhân văn .
Trong thực tế cuộc sống, ta gặp không biết bao nhiêu chuyện lạ nếu không đem khoa tướng mệnh học giải thích thì không còn cách gì có thể hiểu nổi những hiện tượng đó ví như: người giàu nhưng vẫn vất vả, người nghèo vẫn phong lưu, người trước sang sau hèn, tiền bần hậu phú ...v.v
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm : "khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống" ..........
Chứng tỏ hai chữ "Tri Mệnh" mà các cụ bô lão nhắc tới mang trên mình một triết lý nhân sinh rất cao, cũng là một phương pháp đấu tranh rất sát với thực tiễn( biết cơ vận cuả mình mà coi thường mọi sự, coi vinh nhục cùng cội rễ, tử sinh cùng gốc, vậy thì sợ gì sống chết, sợ gì biến động ) Tri mệnh không có nghĩa là từ bỏ đấu tranh,mà trái lại, cốt để biết lẽ cùng thông, lúc nào đáng làm, lúc nào nên dừng, lúc cần biến, lúc cần tĩnh cần thủ....
Dục ngộ biến nhi vô sương hoành
Tu hướng thường thời niệm niệm thủ đắc định
Dục lâm tử nhi vô tham luyến
Tu hướng sinh thời sự sự khán đắc khinh.
Tử vi từ xýa đến nay vẫn là một đề tài vô cùng lý thú của Khoa Học. Có rất nhiều ý kiến tranh cãi nhau xung quanh vấn đề giá trị thực của nó đúng sai đến đâu. Có lẽ rất khó tìm ra chân lý cuối cùng, nhưng việc tử vi tồn tại trong đowì sống mọt cách vô cùng mạnh mẽ trong nhiều thế kỷ nay chứng tỏ nó mang những giá trị nhất định không thể phủ nhận.
( Từ đoạn dưới đây tôi nói đến tử vi thì các bác cũng hiểu giúp cho là nó bao gồm ( ko toàn bộ) cả chiêm tinh, bói toán, xem tướng và các hình thức tiên đoán khác. Tất nhiên là loại trừ máy ông bói toán bịp bợm nhá, ta chỉ tính đến những cái đó dưới góc độ nguyên lý của vấn đề thôi ).
Những thắc mắc xung quanh tử vi chủ yếu là những vấn đề sau:
- TV có đúng hay ko? TV là 1 KH hay là một trò bịp bợm?
- Tại sao những người sinh cùng thời điểm, cùng địa điểm lại có số phận ko giống nhau?
- Tại sao những người chết cùng thời điểm, địa điểm nhu chiến tranh, tai nạn... những người trên đó không sinh cùng ngày cùng giờ mà chết cùng một lúc.
- Tại sao ngay ca những anh em sinh đôi ( cùng địa điểm, cùng bố mẹ ) lại có số phận khác nhau?
...
- Tóm lại là TV nếu được coi là chính xác thì tại sao những người có lá số TV giống nhau lại có sphận khác nhau?
TV có đáng tin ko? Cá nhân tôi cho rằng CÓ. Nhưng có đáng tin tuyệt đối ko thì câu trả lời là ko.
TV là một KH thống kê chứ ko phải là chuyện bịa đặt. Nó là kết quả của một quá trình chiêm nghiệm, suy ngẫm và đúc kết dài lâu về số phận con ngưòi, về quy luật biến đổi của tự nhiên và XH trong nhiều trăm, nhiều nghìn năm và đến nay vẫn tiếp diễn của nhiều dân tộc trên thế giới. Mỗi khu vực sẽ có một "loại TV" của riêng mình, xuất phát từ những quan niệm của mỗi vùng về vũ trụ và nhân sinh.
Có nghĩa Có 3 phương pháp suy doan tuong lai phổ biến nhất trên TG cổ kim
-TV phýõng Đông xuất phát từ tư tưởng triết học cổ đại của PĐ, trong đó vạn vật được coi là nằm trong chu kỳ liên hệ, vận động ( DỊCH chuyển) mật thiết và ko ngừng chuyển hoá lẫn nhau. Nó biểu hieẹn rất cụ thể owr thuyết Âm Dương Ngũ Hành.
Âm dương coi vạn vật từ 2 khí Âm và khí Dương mà tạo thành ( khí là mọt hình ảnh cụ thể để người ta hình dung ra được âm dương là cái khỉ gió gì, còn thưc sự nó ko cóhình hài cụ thể nào cả các bác ạ), trong bất kỳ sự vật, hiện tượng, sự kiện gì cũng đều cos 2 mặt Âm và Dương, trong cái âm lớn của sự vật lại có cái dưong nhỏ, trong dương lớn lại có âm nhỏ ( Thái âm , Thái dương, Thiếu âm, thiếu dương)> Hình ảnh của thuyết này là hình Thái Cực. Còn Ngũ hành là quan niệm coi vạn vật hình thành từ 5 yếu tố Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Giữa 5 yếu tố này có một vòng tương sinh (hỗ trợ nhau) và một vòng tương khắc ( kiềm chế nhau)(Vd Thổ sinh mộc hoặc Thuỷ khắc Hoả ... ) 2 chiều tác động ấy đảm bảo sự tồn tại cân bằng của toàn bọ tự nhiên va XH.
TV phương Đông coi số phận con người ứng vowí mối quan hệ của 14 chính tinh và 114 bàng tinh, hung tinh sắp đạt trong 12 cung ( mỗi cung ứng với 1 con giáp).
- Còn chiêm tinh PTây thì phản ánh quan niệm coi trái đất là trung tâm của vũ trụ. Số mệnh con nguwowì là do ảnh hưởng của 12 chòm sao: Thiên xứng, Nhân mã, Nam Dương, Bảo bình, Song ngư, Dương cưu, Kim ngưu , Song nam, Bắc giải, Hải sư, Xử nữ mà tạo thành. Họ cũng căn cứ vào gio ngày tháng năm , nowi sinh và giơisw tính để xác định số phận. Trong đó mỗi sphaạn sẽ thuộc về ảnh hưởng của 1 chòm sao nào đó.
2 cái trên và 1 số cái tương tự xuất phát từ tư tưởng, chủ yếu là thế giới quan của con người. Tuy nghe có vẻ thô sơ và chất phác, nhưng những kết quả suy đoán của nó đã làm kinh ngạc loài người từ hàng nhiều thế kỷ nay. Tử vi PĐ và Chiêm tinh PT có một điểm chung khó giải thích là giá trị của các chòm sao ứng với số phaạn hoàn toàn là VÕ ĐOÁN. Có nghĩa, giá trị của chòm Bảo bình( 21/1-19/2) thường là sáng tạo hay sao Đào hoa ứng vowí óc thẩm mỹ, ngoại hình đẹp ,,, là hoàn toàn do con người gán ghép mà thành. Điều này phản ánh tính chất chiêm nghiệm, đúc kết kno (gọi 1 cách KH là xác suất thống kê) quá khứ của tiền nhân trong việc giải đoán tương lai.
- Biểu hiện rõ nhất của phương pháp này là phép suy đoán thứ 3, TƯỚNG SỐ- nôm na là nhìn ngoại hình mà đoán tâm tính và số phận. Cái món này KH hình sự và phỏng vấn tuyển người là áp dụng nhiều nhất. Trong các trường an ninh hoặc khoa Tâm lý ... có mọt bọ môn gọi là tội phạm học hay nhân tướng học, căn cứ và dáng người, các đưwòng nét trên khuôn mặt, giọng nói và hình dáng các bộ phận khác trên cơ thể để xác định khí chất của con nguwời này thuộc loại gì, có khuynh hướng phạm tội hay ko? ( về mặt tố chất thôi) Thực chất nó chinhs là một KH thống kê xác suất được áp dụng phổ biến tren TG. Mà phép này thì nhiều dân tộc o*n TG từ xa xưa đã sử dụng, trong đó VN ta là một dân tộc ứng dụng từ rất sớm ( các bác cứ đọc các loại ngạn ngữ thì rõ nhất )
Chính vì nó là một dạng thống kê xác suất và đúc rút kinh nghiệm nên có thể khẳng định tính chính xác của TV là đúng một cách tương đối. Ngay cả các bộ môn KH cũng vậy, cũng là một quá trình đúc kết mang tính "kinh nghiệm", chẳng có phát minh sáng chế hay lý thuyết KH nào tự nhiên xuất hieẹn mà ko có sự kế thừa từ nhưng thành tưwụ trước đó cả và tínhđúng đắn của mọi lý thuyết KH cũng đều là tương đối và nhất thời mà thôi.. Chính vì thế tu TK 20 người ta đã bắt đầu coi TV, chiêm tinh, tướng số và một số phuwong pháp suy đoán tuwowng lai khac là một môn KH thay vì nghĩ nó là mê tín dị đoan như trước.
2) Có một câu hỏi thú vị là Vậy thì TV đúng được bao nhiêu phần trăm?
Đa số thống nhất với nhau ở một con số dễ chịu là 70%. Tất nhiên về mặt nguyên lý TV được coi là đúng 1 cách tương đối, có nghĩa là lớn hơn... 0% và nhỏ hơn 100% . Đúng được bao nhiêu thì là do rất nhiều yếu tố, trong đó ko thể ko kể đến trình độ nhận thức và lý giải của "thầy" bởi nhiều thí nghiệm cho thấy cùng mọt lá số nhưng cách giải thích của mỗi ông thầy lại khác nhau 1 ít, cá biệt có t hợp mâu thuẫn nhau.
Sự khác biệt đó là do mỗi một yếu tố dùng để tiên đoán lại mang trong bản thân nó nhiều giá trị khac nhau, đồng thời mỗi một yếu tố được giải mã ra lại là k quả của sự kết hợp một hoặc một số trong tổng số những giá trị của các yếu tố dùng để tiên đoán. Thành thử người giải mã lá số TV hay chiêm tinh cần phải có một năng lực nắm bắt suy luận và liên hệ rất lớn.
Trong 1 cung, Phu thê chẳng hạn , xuất hiện độ 10 sao cả tốt lẫn xấu, mỗi sao lại mang độ 5-7 ý nghĩa thì để lý giải cuộc sống hônn nhân của bạn thật khó lắm thay. Lúc đó phải căn cứ vào tương sinh tương khắc của mạng, của sao, xem sao nào kết hợp với sao nào thì tạo ra được cái gì, át đi được cái gì...
1 VD cụ thể, Thái âm, Thái dương la 2 sao rất tốt nhưng nếu cùng đóng ở cung Quan lộc hoặc Phụ mẫu thì lại thành Nhật nguyệt tranh huy, công danh sự nghiệp của các bác ắt lụn bại. Nhưng nếu trong cung đó lại có Thiên Khôi, Thiên Đức, Quý nhân. Hữu bật cùng đóng chẳng hạn hoặc cung Phúc đức và Mệnh của các bác đều tốt cả thì cái Nhật nguyệt tranh huy kia lại bị át đi phần nhiều... Tất nhiên cái VD đó mowí chỉ là 1 t hợp rất đơn giản thôi.
3) Thú vị hơn là vấn đè tại sao những ngướì có cùng lá số tử vi nhưng số phận lại ko giống nhau. Cái này các bác nên xem lại một số phần tôi đã trích dẫn ở trang trước. Tôi xin nói rõ hơn như sau.
Con người sinh ra và pt nhn rõ ràng là có một phần ảnh hưởng rất lớn của tự nhiên mà TV hay Chiêm tinh gọi đó là ảnh huwởng do vị trí sắp xếp của các sao trên bầu trowì vào thời điểm sinh ra gây nen. Cái này rat co lý bởi các bác cũng biết rằng các thiên thể trên bầu trời có tác động lấn nhau bằng các lực và phản lực, mỗi điểm trên trái đất này chịu vô số lực( cứ nôm na như vậy nhá ) và mỗi điểm khác nhau tại nhuwng thời điểm khác nhau, dù chỉ 1 giây cũng đã chịu ảnh hưởng của những lực rất khác nhau ( các bác cũng biết vận tốc quay và tự quay của thiên thể trong vũ trụ là rất lớn).
Tuy vậy con người sinh ra ko chỉ chịu ảnh hưởng của những thiên thể mà còn vô số các yếu tố khác nữa, trong đó đáng kể nhất là gen di truyền và chế độ dinh dưỡng mà thai nhi tiếp nhận . Rõ ràng là 2 gia đình có sống chung giwờng đi chăng nữa thì nếu một bên bố mạ mang những tố chất thể lưc khoẻ mạnh, dinh dưỡng đaày đủ chắc chắn sẽ sinh ra một đứa con khác với cặp bố mẹ kia có tiền sử bệnh tật ốm yếu ( bệnh thần kinh chẳng hạn là thứ bênh di truyền khngr khiếp), thiếu ăn... cho dù 2 đứa có sinh ra cùng một lúc, một nơi đi chăng nữa.
Còn những người chết cùng lúc cùng nơi như trong tai nạn hay chiến tranh chẳng hạn thì ko có gì khó hiểu, chẳng hạn cùng 1 kết quả là 10 thì cũng đã có rất nhiều phép tính để dẫn đến nó, 1+1+8=10 hoặc 2+5+3=10 hoặc 11-1 hay 5*2 thì cũng =10, do vậy chẳng có bắt buộc những người chết cùng chỗ cùng lúc thì phải có số phận như nhau cả.
4) . Nhưng lại có một chuyện còn thú vị hơn nữa. Những ANH EM SINH ĐÔI, rõ ràng cùng thời điểm, địa điểm, cùng bố mẹ và các yếu tố di truyền, dinh duỡng, thậm chí cùng lớn lên, cùng một chế độ nuôi dạy nhu nhau thì liệu số phận có giống nhau ko?
Cái này tôi đã đọc một tài liệu mà nay ko còn giữ được, nó nói rằng những truwờng hợp như vậy, nhất là khi chừng nào còn cugf sinh trưởng trong một môi trường với nhau thì hình như cho towí lúc đó số phận của chúng cũng như tâm tính, trí tuệ... có GIỐNG NHAU thật. Tuy vậy cũng chỉ giong tương đối và chỉ trong thời điểm chúng còn cuìng sống trong một môi truwờng thooi.
Còn khi đã trưởng thành thì cuộc đowì của 2 đứa lại # nhau.
Cái này liên quan đến một vấn đề như sau. Đoán cuộc đời mỗi con người (coi như bao trùm luôn tất cả những yếu tố khác thuộc về hắn ta các bác nhá) cũng giống như giải 1 bài toán , trong do" có những dữ liệu có sẵn ban đầu như gen di truyền, thời điẻm, địa điểm sinh ra ... và những dữ liệu sau thu thập trong quá trình giải, tức là những gì mà người ấy tiếp nhận trong cuộc sống sau này. Nói chung những dữ kiện ban đầu sẽ laf cơ sở quy định một hệ quả nhất định ( về mặt tiềm năng, khả năng có thể có ) cho cuộc đời của mỗi con người. Nhưng tôi nhấn mạnh là về mặt tiềm năng . Chẳng hạn con cái sinh ra trong một dòng họ trí thức lớn thì bao giwò cũng có khả năng tư duy tốt và phần nhiều sẽ chọn công việc nghiên cứu.
Nhưng bài toán cho kêt quả gì thì còn phụ thuộc nhiều vào việc những dữ kiện tiếp theo ntn, môi truờng sinh song, mối quan hệ XH, ý chí ... những dữ kiện sau sẽ tạo ra một biên độ dao động nhất định so với sự quy định của những dữ kiện ban đầu, thậm chí nếu đủ mạnh thì conf có thể gây ra đôt biến. Các bác có thể thấy nhiều nhà bác học,nhiều nghệ sĩ lớn cũng cókhi chỉ xuất thân nông dân. ( nhà bác học vĩ đại Nga Lô-mô-nô-xốp là 1 vd) , ngược lại cũng có những con cái của cac bậc trí giả các nghệ sĩ lớn lại chỉ trở thành một trí thức quèn hoặc một nghệ sĩ hạng lông chẳng hạn.
5) Một vấn đề nữa mà tôi đã trích dẫn owr bài viết trước là " Quy luật nào cũng có ngoại quy luật, kể cả luật tạo hoá". Mỗi vấn đề đưa ra đều phải chấp nhận một độ bí ẩn nhất định ko giải thích được. Người ta phải chấp nhận hoặc thừa nhận nó. Giải mã và khám phá chúng hình như chính là lý do để con người chúng ta tồn tại trên thế giới này.
Tử vi mang hình ảnh của một bông hoa mầu tím . Từ ngàn xưa khoa chiêm tinh tướng mênh ddông phương thường dùng loại hoa mầu tím để chiêm bốc. Ngoài ra tử là tím còn vi là huyền diệu. Với khoa tử vi đẩu số trong chiêm tinh các bậc học sĩ ngàn xưa có thể tiên đoán được những biến cố thăng trầm nói lên sụ thành bại tronh đời người.
Vào đời Tống , Trần Đoàn tức Hi Di Lão Tổ ( các bạn nhớ là ông ta đã tiên đoán hai anh em Triệu Khuông Dận tức Tống Thái Tổ và Triệu Khuông Nghĩa tức Tống Thái Tôn sẽ làm Hoàng Đế từ khi họ còn bé và đang trong lúc chạy loạn) đã sắp xếp thành một hệ thống gồm những yếu tố có ảnh hưởng tốt xấu đến đời người và những yếu tố này được biểu tượng bằng tên những ngôi sao, khởi đầu là sao Tử vi ( các bạn còn nhớ Thái Bá Ấp không nhỉ trong Phong Thần ý) . Từ đó Tử vi đã trở thành một môn khoa học huyền bí vượt xa các bộ môn khác trong việc tiên đoán việc thọ , yểu, sang hèn, giàu nghèo của kiếp nhân sinh.
Lá số Tử vi của mỗi người được thành lập dựa vào các yếu tố Năm tháng ngày và giờ sinh. Lá số gồm mười bốn chính tinh : Tử Phủ Vũ Tướng, Sát Phá Liêm Tham, Cự Nhất , Thái v..v. cùng ccác phụ tinh mang bản sắc riêng biệt được an định trong 12 cung trên một thiên bàn. Từ đó , người ta cóthểluận đoán để tìm hiểu định mệnh của một đời người. Nguyễn Du đã nói về chuyện nay như sau trong Truyện Kiều:
Bắt Phong Trần, phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Tuy nhiên tử vi cũng chấp nhận có sự thay đổi vận mạng trong nỗ lực hướng thiện của cá nhân bằng sự thi ân bồi đức theo quan niệm " gieo nhân thì gặp quả" , đúng với triết lý phương đông : Xưa nay nhân định tháng thiên cũng nhiều
Ngày xưa , khoa Tử vi ở Việt nam chỉ được phổ biến trong cung đình. Mãi sau này Tử vi mới được truyền bá ra dân gian. Qua kinh nghiệm lâu đời cùngóc sáng tạo và cải tiến của tổ tiên ta, khoa Tử vi ngày nay đã mang tính cách đặc thù của người Việt để thích hợp với địa phương, phong thổ cùng bản sắc dân tộc, khác hẳn với bộ môn Tử vi củ người TQ
Nghiên cứu Tử vi là để biết mình biết người . Nhờ đó , ta có thể chọn được một thế ứng xử khôn ngoan , tuỳ thời để hành đọng chăng khác gì công dụng của la bàn cho người đi biển. Điều đó cũng nói lên quan niệm : Thuận thiên giả tồn , nghịch thiên giả vong, phù hợp hợp với lý biến dịch nhiệm màu của Vũ Trụ.
Bác cừo hay mếu thân mến: Hiện nay có một môn khoa học đã thất truyền tại nước ta : đõ là môn thiên văn đoán vận mênh của Đất nước và của các chính trị gia lớn. Nếu bác có cao kiến già thì xin hãy đăng đàn thuyết pháp về chuyện xem thiên văn cho mọi người cung nghe.
Từ Kinh Dịch đến Dịch học ( Tôi dùng Kinh Dịch thay vì Chu Dịch để tránh những rắc rối phát sinh về thuật ngữ)
Tử vi đẩu số là một phái thuộc về Dịch học( # Kinh Dịch). Tư tưởng gốc của phái này nằm trong cuốn Kinh Dịch, một trong Ngũ Kinh mà đức Khổng Tử đã san định.
Kinh Dịch lúc đầu vốn là một quyển sách bói toán, về sau trở thành một tác phẩm triết học chứa đựng những tư tưởng thâm sâu và kỳ lạ bậc nhất của nền văn minh TQ cổ đại, nhỉnh hơn cả Đạo đức kinh của Lão Tử.
Kinh Dịch ko phải do 1 người viết mà là do nhiều người, nhiều đời bổ sung vào, trước khi Khổng Tử san định nó đã manh nha dưới dạng bát quái, khoảng 5-700 năm trước Khổng Tử.
Tuy không có một nhà nào gọi là "Dịch gia" như Nho, Lão, Mặc... gia. Nhưng trên thực tế là ở TQ đã xuất hiện một trường phái như vậy và thạm chí từ nó còn phái sinh ra nhiều chi phái #. Phái này tập trung nhiều trí thức , triết gia củanhiều phái # nhau, cùng nghiên cứu Dịch học.
Vậy Dịch học là gì?
Từ Dịch nghĩa gốc của nó chính là biến, là dịch chuyển, mà đọc dưới góc độ triết học một chút thì hiểu rộng ra là chuyển động, vận động... có quy luật. Dịch học là khoa học nghiên cứu những quy luật vận động, lúc đầu là về số phận con người, sau rộng ra là về tất cả những quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và con người. Nó bao trùm toàn bộ những nguyên lý sinh thành và huỷ diệt của vạn vật, chỉ băng một chữ "biến". Kỳ lạ hơn, chữ biến ấy cũng chỉ thể hiện ra bằng 2 tín hiệu một gạch liền và một gạch đứt ( - ; --)
Sách Dịch lúc đầu là một sách bói, sau trở thành một sách triết và cho đếnngày nay thì thành một bộ sách về căn bản hàm chứa những tư tưởng, nguyên lý của khoa học thiên văn, y học, lịch học, triết học, tâm lý, xã hội học...
Nguyên lý của Dịch tương tự như Âm- Dương. Vạch liền tượng trưng cho cái Dương, vạch đứt tượng trưng cho âm ( Cái này đặc biệt ngẫu hợp với tư tưởng của Lebnit, nhà toán học và triết học Đức, Lebnit đưa ra hệ nhị phân về số học với 2 ký hiệu 0 và 1, đây cũng là cơ sở của ngôn ngữ điện toán ngày nay. Thậm chí người ta còn nói rằng chính người TQ đã tìm ra phép nhị phân, cái mà tận thế kỷ 18 châu Âu mới biết đến.
Kinh Dịch gồm 2 phần Kinh và truyện. Kinh là các quẻ bói, Truyện là phần ghi chép những điều xảy ra trong XH. Phần huyền diệu nhất có lẽ nằm ở Kinh với 64 quẻ, mở đầu là quẻ Thuần Càn (Thuần là toàn, Càn là Trời) gồm 6 vạch dương, có ý nghĩa cương, tráng kiện, tự cường, còn gọi là quẻ của người quân tử, của bậc đại nhân, quẻ của bậc đại nhân lập nên nghiệp lớn. Kết thúc bằng quẻ Vị tế, có nghĩa là chưa xong (quẻ liền trước Vị tế là Kí tế- tức mọi việc đã xong), Kí tế rồi lại đến Vị tế, hàm ý quy luật của vũ trụ, của con người vính viễn "biến", ko bao giờ chấm dứt.
Giá trị lớn nhất của Dịch để lại cho đời là phương pháp tư duy, còn cái giúp nó sống được với đời lại chính là ... bói toán. Tuy các ông thầy bói lăng nhăng đã biến hình ảnh của Dịch thành một thứ trò mê tín nhảm nhí, nhưng công bằngmà nói thì có lẽ cũng chính nhờ lớp người này mà Dịch còn sống được đến ngày hôm nay.
Dịch xuất phát từ Lưỡng nghi ( vạch đứt và vạch liền), sinh ra Tứ tượng ( Thái âm thiếu dương, thái dương, thiếu âm) rồi đến Bát quái gồm : Càn , Khôn, Chấn , Tốn , Cấn , Khảm, Ly, Đoài. Càn có ý nghĩa là Trời, Khôn là đất, Ly là lửa, Thuỷ la nước, Cấn là núi, Đoài là hồ, Tốn là Phong, Chấn là sấm.
Tương truyền Phục Hi ( 1 nhân vật nhiều phần là truyền thuyết) lập ra. Chuyeẹn này được ghi trong chính Kinh Dịch, tuy vậy bản thân Kinh ghi nhiều đoạn mâu thuẫn nhau khiến cho người đời său đặt ra nhiều giả thuyết. Nhưng đại ý là Phục hi quan sát tự nhiên mà vẽ ra, hoặc vẽ lại từ một bức đồ trên bờ sông Hà ( Hà đồ) hoặc vẽ lại từ hình một bức đồ hiện ra trên sông Hà và hình vẽ trên lưng một con rùa nổi lên ở sông Lạc ( Lạc Thư). Đại loại là vô cùng rối rắm,tôi chỉ nhắc đến để các bác nhớ lại aHà đồ Lạc thư là cái gi thôi. Nhưng cái hay là ở chỗ 2 cái Hà đồ và Lạc Thư ấy đã thất truyền từ trước khi Khổng Tử san định lại Kinh Dịch, Hà đồ lạc thư ngày nay là cháu đời thứ 12 của Khổng Tử tên là Khổng An đời Hán Vũ Đế ko rõ dựa vào đâu vẽ lại.
Bất cứ nghề gì cũng có một số thuật ngữ .
Trong khoa Tử Vi Đẩu Số , chữ đẩu ở đây nghĩa là ngôi sao cho nên tên sao và tính chất sao cùng với sự kết hợp các sao lại thành từng chùm mang những thuật ngữ riêng biệt .
Tử Vi Đẩu Số có bao nhiêu sao tất cả ?
Ghi trong Tử Vi ĐS toàn thư chỉ thấy chòm sao chính là gồm 14 vị :
Tử Vi Thiên Cơ, Thái Dương, Vũ Khúc, Thiên Đồng, Liêm Trinh, Thiên Phủ, Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn , Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân.
Sau đây là các phụ tinh : Văn Xương, Văn Khúc, Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi , Thiên Việt, Thiên Mã, Lộc Tồn, Kình Dương, Đà La, Hoả Tinh, Linh Tinh, hoá Quyền, Hoá Lộc, Hoá Khoa, Hoá Kỵ, Thiên Không, Địa Kiếp, Thiên Thương, Thiên Sứ, Thiên Đức, Nguyệt Đức, Long Trì, Phượng Các, Thai Phụ, Phong cáo, Hồng Loan, Thiên Rươu, Đẩu QUân.
Rồi đến các chòm sao đi theo Thái Tuế , chòm sao theo Lộc Tồn, chòm sao Tràng Sinh. Mỗi chòm 12 vị.
Rồi đến Triệt Lộ không vong và Tuần Trung không vong cộng lại là 85 vị.
Nhưng sách Tử Vi ở Việt Nam do tổ tiên ta để lại thì thấy có thêm nhiều sao khác không ghi trong Tử Vi đẩu số toàn thư của Trần Đoàn, như các sao : Đào Hoa, Thiên Tài, Thiên Thọ, Phá Toái, Kiếp Sát, Thiên Y, Thiên Trù, Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần, địa Không, ÂN QUang, Thiên Quý, Cô Thần, Quả Tú, Lưu Hà, Thiên Quan, Quý Nhân, Thiên Phúc.
Tổng cộng lại là 104 vị.
Đến đây thấy cần phải nhắc luôn đến phân chia tinh hệ theo nhóm có ghi trong tử vi đẩu số tân biên, cụ thể như sau :
1 . Tử Vi tinh hệ : Tử Vi, Liêm Trinh, THiên Đồng , Vũ Khúc, Thiên Cơ .
2 . THiên Phủ tinh hệ : Thiên phủ, Thái ÂM, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương ,Thất Sát, Phá Quân.
3 . Thái Tuế tinh hệ : Thái tuế , tang môn, thiếu âm, trực phù, tử phù, túê phá , Long đức , bạch hổ, phúc đức, điếu khách, trực phù.
4 . Lộc tồn tinh hệ : Lộc Tồn, thanh long , tiểu hao, tướng quân , tâú thư, phi liêm , hỷ thần, bệnh phù, đại hao, phục binh , quan phù.
5 . Trường SInh tinh hệ : Trường sinh, mộc dục, quan đới, lâm quan, đế vượng, suy , bệnh , tử , mộ , tuyệt, thai , dưỡng.
6 . Bộ sao lục sát : Kình - Đà - Hoả - Linh.
7 . bộ sao Tả Hữu : tả phù hữu bật
8 . bộ sao xương khúc : Văn Xương , Văn Khúc .
9 . bộ sao long phượng : Long Trì Phượng các
10 . bộ sao khôi việt : Thiên Khôi, thiên Việt
11 . bộ sao khốc hư : Thiên Khốc , Thiên Hư
12 . bộ sao thai toạ : Tam Thai , Bát Toạ
13 . bộ sao quang quý : Ân Quang , thiên QUý
14 . thiên đức, Nguyệt đức .
15 . Hình , Riêu Y
16 . bộ Hồng Loan, Thiên Hỷ .
17 . bộ Quốc Ấn , Đường phù .
18 . bộ thiên địa giải thần : Thiên Giải, Địa Giải, GIải thần
19 . bộ Thai Phụ, Phong Cáo
20 . bộ Tài Thọ : Thiên Tài, Thiên Thọ
21 . Thương Sứ : Thiên Thương , Thiên Sứ
22 . La Võng : Thiên LA, Điạ Võng .
23 . Tứ Hoá : Hoá QUyền , HOá Lộc , HOá Khoa, Hoá Kỵ
24 . Cô QUả : Cô thần , Quả tú
25 . QUan Phúc : Thiên Quan quý nhân, THiên Phúc quý nhân
26 . Sao Đào HOa
27 . Sao Thiên MÃ
28 . Sao Kiếp Sát
29 . Sao Phá Toái
30 . Sao Hoa Cái
31 . Sao Lưu Hà
32 . Sao Thiên Trù
33 . Sao lưu niên văn tinh :sao này lưu động theo năm tính hạn phụ thuộc chủ yếu vào hàng can của năm sinh
34 . Sao Bác Sỹ
35 . Sao Đẩu Quân (Nguyệt Tướng )
36 . Sao Thiên Không
37 . Tuần trung không Vong và Triệt Lộ không vong.
Các cụ đã căn cứ vào đâu để mà thêm vào không hiểu hoặc giả sách Tử Vi ĐSTT chính bản đã sang bên ta, nên bản lưu bên chính quốc bị ghi chép thiếu sót . Nếu vậy, tại sao không có những lời giải rõ ràng về các sao : Giải Thần, Địa Giải, Thiên Trù, Thiên Giải, mà chỉ có vài lời nghe rất là gượng ép. Trừ sao Đào Hoa thì có thể nói Tử Vi ĐSTT bị thiếu vì sao này rất quan trọng trong phép tính số Tử Bình ( Tứ Trụ ), và cách an sao không phép tính số Tử Vi.
Tính( sao ) còn gọi là Diệu, tthuật ngữ : Mệnh vô chính Diệu là chỉ cung mệnh không có sao chính tinh cư ngụ( chính tinh là sao thuộc chòm Tử Vi Thiên Phủ.)
Sách Đẩu Số mệnh Lý cho rằng : Tả Phụ-Hữu Bật-Văn Xương-Văn Khúc-Lộc Tồn cũng là chính tinh nữa. Còn cổ truyền khoa Tử Vi của ta thì căn cứ vào Tử Vi đẩu số toàn thư nên chỉ có 14 chính tinh mà thôi.
Các sao : Kình Dương – Đà La - Hoả Tinh – Thiên Khôi – THiên Việt thì gọi là thiên diệu.
Hoá Lộc – hoá quyền – Hoá khoa – Hoá Kỵ là tứ hoá hay hoá diệu.
Ngoài ra các sao khác là tạp diệu.Lại có những tên gọi riêng như : Tứ Cái( Bốn sao tốt ) là : Lộc, Quý,Quyền Khoa ; Tứ hung (tứ sát ) là : Hoả Linh Dương Đà. Những sao đi đôi (theocặp ) là :Tử -Phủ, Tử - Tướng, Phủ - Tướng , Nhật - Nguyệt , Tả - Hữu, Xương – Khúc , Không - Kiếp, Hoả - Linh, Dương – Đà, Khôi - Việt.
Giải nghĩa Tam Hợp Chiếu : một lá số tử vi chia ra 13 cung, theo 12 chi, mỗi cung khi tính lá số được tính theo tam hợp tức là hợp các sao của cả ba cung lại . Tính tam hợp theo nguyên tắc :
- Thân – Tý - Thìn
- Tỵ - Dậu - Sửu
- Hợi – Mão - Mùi
- Dần - Ngọ - Tuất
Giải nghĩa Lục Xung : Tí >< Ngọ ; Dần >< Thân ; Sửu >< Mùi ;
Thìn >< Tuất ; Tỵ >< Hợi .
GIải nghĩa Thủ - Đồng : một chính tinh đóng một cung là thủ, hai chính tinh đóng một cung là đồng .
Giải nghĩa Lâm Nhập : hai chữ này cùng một nghĩa, nơi an sao tốt gọi là Lâm, nơi an sao xấu gọi là Nhập( Toạ - Cứ cũng có nghĩa tương đương )
Giải nghĩa Miếu Hãm Đắc Vượng : mỗi sao cần đứng đúng vị trí của nó, tốt nhất trở lại thì là : Miếu địa, Vượng địa, Đắc địa, bình địa, bại địa, hãm địa .
Giải nghĩa Bản Phương - Hợp Phương- Lân Phương : Bản phương là cung xét đến hiện tại, Hợp phương là cung tam chiếu hoặc cung xung chiếu , nhị hợp. Lân phương là cung bên cạnh .
Giải nghĩa Triều và Xung: sao tốt đóng tại cung khác mà hợp phương với cung xét đến thì gọi là Triều, cùng nghĩa nếu là sao xấu thì gọi Xung. Riêng Thái Dương( Nhật ) Thái Âm ( Nguyệt ) thì gọi là Chiếu . Riêng Lộc Tồn và Hoá Lộc thì gọi là Củng .
Giải nghĩa Giáp - Chiếu - Hiệp : sao tốt thuộc cung lân phương của Mệnh thì gọi là Giáp, Chiếu là Sao ở cung đối diện ảnh hưởng tới .
Có câu : Chính không bằng Chiếu, Chiếu không bằng Giáp , câu này không phải áp dụng cho tất cả các sao VD: Tả Phụ, Hữu Bật cần Giáp, Nhật Nguyệt cần Chiếu mới tốt ......
Tử Vi không hoàn toàn là một môn khoa học chính xác, để có được lời giải cho một trường hợp cụ thể thì các ông thày sẽ phải hoặc là rất giỏi, hoặc là nói dựa. Các bác cứ để ý mà xem, khi ta đi coi Tử Vi, không thầy nào là không nhìn vào mặt ta để mà nói đâu, nhiều ông thày còn phải khích ta nói lên, hay nhìn lên,....biểu hiện tình cảm ...v.v.. Nếu thế thì em khẳng định là có nhiều, rất nhiều nếu không muốn nói là tất cả các thày bói coi Tử Vi ngày nay đều phải dựa dẫm ít nhiều vào Tướng số để khẳng định lời giải đoán của mình. Mối quan hệ giữa Tử Vi và Tướng mệnh là vô cùng khăng khít.
Nói về toán mệnh phương pháp,...
Thế gian này, việc như ý thì ít,việc bất như ý thì nhiều, người đắc chí thì ít, mà người bất đắc chí thì nhiều hằng hà sa số.
Thực ra từ ngàn xưa đã vậy, bất luận là phương đông hay phương tây. Tại sao?? Đó là câu hỏi gắn liền với đời sống nhân loại từ khi loài người nhận thấy sự thọ yểu của sinh mệnh. Nó lại càng gây thắc mắc hơn khi người ta sống tụ lại thành "Xã Hội" .Có lẽ nào nguyên lý cuộc sống lại là do sự an bài của các đấng tối linh như là trời, phật, thựõng đế ????? như các tôn giáotín ngưỡng lập luận??? Hay là ngược lại hoàn toàn theo triết lý nhân văn, khoa học, phương pháp học, ý chí quyền lực , chủ nghĩa Mác Xít ???????.....- tất cả là do người định ???
Vũ trụ quanh ta không chống lại ta mà cũng không ban ân huệ cho ta. Nó quay cuồng đảo lộn, không hề có dự mưu gì cả, hoàn toàn ngẫu nhiên. Trong quay cuồng đảo lộn, chính con người tự điều khiển, tự cai quản, vựõt mọi trở ngại để chiến thắng .
Alain gọi là Ôđisê (hay Ôlyssê - một nhân trong sử thi của Homerơ, tác giả coỏ xưa htời văn minh Hy-La, đã vượt qua tất cả các sức mạnh của thiên nhiênmà đại diện là các thần biển cả,...trên đường trở về quê hương với người vợ hiền sau cuộc chiến TƠROA trong khi đó thì các bạn đều chết hết dọc đường)
Đọc bộ "Bà Comédia" của horone de Balzac, ta thấy rất nhiều nhân tương tự như : Vautrin tên đầu trộm đuôi cướp sau trở thành tổng giám đốc Mật Vụ hay Rastignac điếm đàng làm thủ tướng Pháp, trong khi những người như Louis Lambert , Rabourdin tài giỏi, đức độ lại ngậm đắng nuốt cay, thất bại ê trề . Không phải Balzac đã tưởng tượng mà là ông đã kể lại toàn chuyện thực của Paris thời ấy thời cực thịnh của chủ nghĩa HÃNH TIẾN ĂN MAY . Có biết bao nhiêu Ôđysê chiến đấu nhưng không chống lại bọn "Arriviste" nghĩa là bọn có thời vận, tốt sỗ, may hơn khôn.
Lenin từng nói : "Tuyệt vọng đưa dẫn người ta đến tín ngưỡng "
Hitle tuyệt đối tin vào ý chí quyền lực, các sử gia đã đưa nhiều bằng cớ cho thấy nhà lãnh tụ Quốc Xã luôn lo lắng cho số mệnh.
Tảo vận Cam La vãn Thái Công
Thạch Sùng phú quý, Phạm Đan cùng
Bành Tổ thọ trường, Nhan Hồi yểu
tại sao Cam La 12 tuổi đã đăng đàn bái tướng? Còn ông Lã Vọng ngồi câu chết dí ở sông Vị đến 90 tuổi mới gặp được Chu Văn Vương ?? Tại sao Thạch Sùng thì châu báu đầy nhà, giàu không nhớ nổi còn Phạm Đanlại chạy ăn từng bữa ? Sao Bành Tổ sống lâu, trong khi thâỳ Nhan Hồi chết ngay năm 27 tuổi ? Thực chất thì khoa tướng số phủ định lý luận tại trời , con người vô năng không thể biết và cũng chẳng thể làm gì với số mệnh đã an bài đó. Khoa này lại có một địnnh nghĩa riêng cho Thiên Mệnh không phải như trời là một đấng tối linh, mà là sự kết hợp của ngũ hành : Kim Mộc , thuỷ Hoả Thổ - năm yếu tố cấu thành vũ trụ và hai khí âm dương làm vũ trụ chuyển động. giả nhời cho câu hỏi về 6 nhân ở trên khoa này giải thích : Lục nhân đô tại ngũ hành trung
Giàu sang, phú quý, cơ cực, bần hàn.thọ yểu đều do mệnh vận và tướng cácch mà biết. Tính mệnh vận đặt trên nguyên tắc toán số, coi tướng cách đặt trên nguyên tắc cơ cấu Kiến trúc và Mỹ học .Nó chống lại quan niệm mê muội thần quyền và làm giàu thêm cho khoa học nhân văn .
Trong thực tế cuộc sống, ta gặp không biết bao nhiêu chuyện lạ nếu không đem khoa tướng mệnh học giải thích thì không còn cách gì có thể hiểu nổi những hiện tượng đó ví như: người giàu nhưng vẫn vất vả, người nghèo vẫn phong lưu, người trước sang sau hèn, tiền bần hậu phú ...v.v
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm : "khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống" ..........
Chứng tỏ hai chữ "Tri Mệnh" mà các cụ bô lão nhắc tới mang trên mình một triết lý nhân sinh rất cao, cũng là một phương pháp đấu tranh rất sát với thực tiễn( biết cơ vận cuả mình mà coi thường mọi sự, coi vinh nhục cùng cội rễ, tử sinh cùng gốc, vậy thì sợ gì sống chết, sợ gì biến động ) Tri mệnh không có nghĩa là từ bỏ đấu tranh,mà trái lại, cốt để biết lẽ cùng thông, lúc nào đáng làm, lúc nào nên dừng, lúc cần biến, lúc cần tĩnh cần thủ....
Dục ngộ biến nhi vô sương hoành
Tu hướng thường thời niệm niệm thủ đắc định
Dục lâm tử nhi vô tham luyến
Tu hướng sinh thời sự sự khán đắc khinh.
Những câu chuyện chứng minh hai chữ "Tri Mệnh"
Chu Á Phu đương thời trọng nhậm chức Thái thú tỉnh Hồ Nam, đến nhờ Hứa Phụ coi tướng, Hứa Phụ bàn :
- Ba năm nữa ông được phong hầu, tám năm nữa ông làm tể tướng, Mười năm nữa thì chết đói.
Chu Á Phu cười mà rằng :
- Đã phú quý tột đỉnh như thế sao mà chết đói được, xin tiên sinh chỉ dạy cho tôi biết tại sao ?
Hứa Phụ nói:
-Pháp lệnh chạy vào miệng theo tướng pháp gọi là rắn lao vào miệng là tướng chết đói, Ông có tứớng đó.
QUả nhiên, chính trị biến động, Chu Á Phu bị giam cầm, năm ngày không ăn , thổ huyết mà chết.
Hứa Phụ coi tướng choĐặng Thông báo pháp lệnh nhập khẩu, thế nào cũng chết đói. Vua Hán Văn Đế không chịu phán rằng :
- Đặng Thông là triều thần của trẫm, phú quý của Đặng THông là do trẫm định đoạt, trẫm có thể cho Đặng Thông cả núi đồng để đúc tiền .
Về sau, Đặng Thông chết đói trong nhà một nông dân đúng như Hứa Phụ tiên đóan. Vua Hán Văn Đế gọi Hứa Phụ vào thưởngcho châu báu rất nhiều.
Hứa Phụ coi tướng cho Ban Siêu, nói:
- Hàm én, đầu hổ bay mà ăn thịt đúng là tướng vạn lý phong hầu.
Ít lâu sau, Ban Siêu bỏ văn theo võ, lập đại công, uy chấn miền Tây Vực được phong làm Định viễn Hầu.
An lộc Sơn lúc nhỏ nghèo hèn, đi ở hầu cho nhà Trương Thủ Khuê.< ột lần rữa chân cho chủ,bỗng ngừng tay chăm chú nhìn....Khuê thấy lạ mới nói :
- Mày nhìn gì ?
- Tại tôi thấy bàn chân trái của ngài có một nốt ruồi lớn.
- Đấy là cái tướng phất cờ khởi loạn của tao.
- Thưa ngài, cả hai bàn chân tôi đều có như vậy.
Khuê hết sức ngạc nhiên, về sau, An lộc Sơn nổi loạn, đốt cháy kinh đô nhà Đường khíên vua tôi Đường Minh Hoàng phải bỏ chạy.
Thần Phóng ẩn cư nơi thôn dã , một lần tới thăm HiDi Trần Đoàn (Phóng đang cải dạng làm tiều phu) Trần HiDi trông thấy mà cười rằng :
- Tiên sinh tiều phu, hai mươi năm nữa tiên sinh là bậc nhị phẫm nhân thần, thiên hạ ai cũng biết.
Đúng 20 năm sau, Thần Phóng làm giám nghị đại phu, rồi thăng chức Công bộ thượng thư.
Đời Hậu Hán, Vương Mãng có tướng lạ, trán cao dô, mắt đỏm con ngươi vàng, tiếng nói oang oang, quyền cao, mũi lớn, miệng rộng,. Công Tôn Đề bảo Vương Mãng :
- Đầu hhổ, mịêng hổ, tiếng như beo, nếu không ăn được người tất bị người ăn.
Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán không thành tựu được bao lâu thì bị giết.
Ông Thánh Thán, nhà phê bình văn học danh tiếng đời Thanh đương thời giao du rộng, thường nuôi nhiều bạn bè trong nhà, trong số bạn đó có nhiều nhà tướng mệnh tài danh. Coi tướng cho Thánh Thán, 10 người thì cả 10 đều tỏ ra thương tiếc, và phê tướng cách Thánh Thán là sẽ bất đắc kỳ tử, lúc chết thây không toàn vẹn. Kết cục, quả đúng, Thánh Thán bị kết tội chém ngang lưng .
Lại lấy một ví dụ ngay trong Tam Quốc.Tào Tháo sai thích khách đi ám sát Lưu Bị. Thích khách vào yết kiến Lưu, để bày kế diệt Tào, noí chuyện rất tâm đắc, Lưu Bị thích lắm, bất chợt, Ngoạ Long tiên sinh đột ngột xuất hiện, nhìn người khách lạ rồi ngồi yên lặng. Thích khách đi tiểu tiện, Lưu Bị bảo Khổng Minh:
- Đó là một kỳ sĩ, có thể giúp cho ông.
Khổng thở dài, bảo Lưu rằng :
- Người ấy sắc động thần huy, gian hình ngọại lậu, tà tâm nội tàng, tôi chắc chắn là thích khách của Tào Tháo sai phái tới.
Lưu cho người đuổi theo thì thích khách đã bỏ chạy trốn thoát rồi.
Dương Quý Phi lúc tuổi còn nhỏ, chạy chơi ngoài đồng ruộng, có thầy tướng họ Trương trông thấy, nói:
- Người đại phú đại qúy sao lại ở đây >?
Bạn hữu hỏi:
- Con bé có quý đến bậc tam phẩm không ?
- Hơn thế nữa !
- Nhất phẩm ?
- Hơn nữa !
- Thế chắc phải là Hoàng Hậu rồi ?
- Cũng chưa đúng hẳn. !
Về sau, lịch sử đã công nhận Dương Quý Phi là một trong bốn ngừời đẹp nhất của lịch sử Trung Hoa, từng làm rung chuyển cơ nghiệp nhà Đường. (Langven)
Sưu Tầm