Giữa phụ nữ Việt Nam thời xưa và thời nay có nhiều khác biệt, từ chuyện chăm sóc vẻ bề ngoài, chăm sóc sức khỏe đến cách ứng xử, quan niệm về vị thế trong xã hội.
1- Chuyện chăm sóc vẻ bề ngoài
Hàm răng
Các cụ xưa quan niệm, "cái răng, cái tóc là góc con người". Thời nay cũng vậy, cái răng, cái tóc luôn được chị em phụ nữ quan tâm, chăm chút rất kỹ lưỡng.
Thời xưa, chuẩn mực của một hàm răng đẹp là... đen bóng. Nhuộm răng đen là một bí quyết làm đẹp của phụ nữ xưa. Đây là một quá trình vô cùng cầu kỳ, phức tạp: một ngày trước khi nhuộm phải ngậm chanh, rượu trắng để lớp men răng bị bào mòn (đây cũng là giai đoạn đau đớn nhất cho người nhuộm, bởi răng, môi, lưỡi, lợi lúc nào cũng sưng tấy); phải dùng vỏ cau khô châm than bột trộn muối bột để đánh bung hết men răng trong 3 ngày; sau đó, phết thuốc nhuộm bằng nhựa cánh kiến lên răng trong nhiều ngày với quy trình tỉ mỉ và cặn kẽ cho tới khi răng có màu đỏ cánh kiến.
Ngày nay, phụ nữ cũng dùng nhiều cách để bảo vệ hàm răng của mình, nhưng đương nhiên, họ ưa một hàm răng trắng bóng, sạch sẽ.
Mái tóc
Mái tóc cũng là thứ được người phụ nữ Việt xưa trân trọng, chăm sóc nhiều nhất. Thời xưa, một mái tóc đẹp là phải đen, dài, mượt, thơm và sạch sẽ. Phụ nữa xưa sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên sẵn có như bồ kết, củ sả, bồ hòn, chanh, vỏ bưởi, lá hương nhu, tang bạch bì (vỏ rễ sấy khô từ cây dâu tằm)... chế thành thứ dầu gội hoàn hảo để mái tóc lúc nào thơm dịu, sạch gàu. Ngoài bồ kết, nhiều người ủ nước vo gạo hoặc nước dừa tươi cho lên men để làm đồ dưỡng tóc.
Để làm điệu với mái tóc, họ hoặc buông xõa, cài thêm mấy chiếc kẹp đơn giản hoặc búi đuôi gà gọn gẽ, vài lọn tóc mềm buông lơi sau gáy.
Một vật dụng không thể thiếu để chăm sóc mái tóc của phụ nữ xưa là chiếc lược bí làm bằng gỗ, bên thưa để chải tóc mây, bên khít để chải xác quả bồ kết, tép chanh còn sót lại trên tóc hoặc để diệt... đàn chấy rất thích bám trụ vào những mái tóc dài.
Thời nay, để chăm chút cho một "góc con người", phụ nữ hiện đại sẽ dùng đủ mọi sản phẩm hóa chất để tạo kiểu, khi duỗi, khi uốn, xoăn lọn to, lọn nhỏ... và nhuộm các màu mình thích, miễn là họ cảm thấy đẹp và tự tin.
Trang điểm
Thời xa xưa, phụ nữ chỉ dùng các loại phấn son từ hương liệu tự nhiên như kem dưỡng môi làm từ sáp ong trộn màu, phấn nụ Huế làm từ thạch cao và các vị thuốc Bắc bí truyền, một số loại hoa, nước mưa xứ Huế tinh khiết. Để tô kẻ lông mày, họ dùng than đốt từ gỗ cây điên điển. Đến thời Tây hóa, phụ nữ dùng than của nút chai sâm-panh để làm chì kẻ lông mày.
Cách trang điểm của họ cũng có thiên hướng nhẹ nhàng, không lòe loẹt và đơn giản, chỉ là tô chút son hồng, đánh phấn trắng tạo điểm nhấn. Những mỹ phẩm nổi tiếng thời ấy cũng chỉ là những sản phẩm xà phòng nội địa như "xà phòng Cô Ba", xà phòng hiệu "Mộc Lan", "Hoa Hồng", "Bạch Lan" hay sang hơn là xà phòng Liên Xô.
Với những ngón tay, cách "trang điểm" duy nhất là cắt ngắn móng tay, chà chanh vào các đầu móng để móng luôn sạch sẽ, trắng trẻo.
Ngày nay, chị em phụ nữ không thiếu các mỹ phẩm để phục vụ cho việc làm đẹp, trang điểm, từ phấn nền, phấn lót, phấn má, phấn mắt, chì kẻ mắt, marcara, son môi... Phong cách trang điểm cũng đa dạng và cầu kỳ hơn, được chọn lựa cho phù hợp với lứa tuổi, gương mặt, tính cách cũng như sự kiện mà phụ nữ sẽ tham gia. Không bó hẹp vào những dịp quan trọng, với nhiều phụ nữ thời hiện đại, trang điểm đã trở thành điều kiện tiên quyết mỗi khi họ xuất hiện trước đám đông, khiến họ cảm thấy tự tin và nổi bật.
Những ngón tay của phụ nữ thời hiện đại cũng trở thành điểm nhấn cho chủ nhân khi được cắt tỉa cầu kỳ, tô vẽ nhiều màu sắc hay đắp đá, đắp bột, nối dài thêm... miễn là chủ nhân thấy đẹp. Ngày nay, thậm chí còn có mỹ phẩm dưỡng móng tay, móng chân để chúng luôn bóng đẹp, khỏe mạnh.
Ngày nay, phụ nữ chuộng mặc những bộ đồ thời trang, đa dạng các kiểu dáng, thậm chí được thiết kế riêng để phù hợp với vóc dáng của họ. Trang phục thời nay được may bằng nhiều chất liệu với đa dạng màu sắc, thường có xu hướng hơi bó để tôn lên những đường cong cơ thể. Quần áo cũng được thiết kế cho những mục đích khác nhau như đi làm, đi dạo, đi dự tiệc hoặc quần áo ngủ, đồ lót... tất cả nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp hình thể của phái nữ mọi lúc, mọi nơi.
Trang phục của phụ nữ xưa thường khá kín đáo, họ chuộng áo dài, nếu có xẻ tà cũng được xẻ một cách khéo léo để không hở làn da bên trong. Xưa hơn nữa, các bà các chị mặc áo yếm, nhưng luôn được khoác ngoài bằng áo tứ thân hoặc áo mớ ba mớ bảy. Màu vải được chị em xưa lựa chọn thường nhã nhặn, không sặc sỡ, chú trọng nét dịu dàng, tao nhã, thanh lịch.
1- Chuyện chăm sóc vẻ bề ngoài
Hàm răng
Các cụ xưa quan niệm, "cái răng, cái tóc là góc con người". Thời nay cũng vậy, cái răng, cái tóc luôn được chị em phụ nữ quan tâm, chăm chút rất kỹ lưỡng.
Thời xưa, chuẩn mực của một hàm răng đẹp là... đen bóng. Nhuộm răng đen là một bí quyết làm đẹp của phụ nữ xưa. Đây là một quá trình vô cùng cầu kỳ, phức tạp: một ngày trước khi nhuộm phải ngậm chanh, rượu trắng để lớp men răng bị bào mòn (đây cũng là giai đoạn đau đớn nhất cho người nhuộm, bởi răng, môi, lưỡi, lợi lúc nào cũng sưng tấy); phải dùng vỏ cau khô châm than bột trộn muối bột để đánh bung hết men răng trong 3 ngày; sau đó, phết thuốc nhuộm bằng nhựa cánh kiến lên răng trong nhiều ngày với quy trình tỉ mỉ và cặn kẽ cho tới khi răng có màu đỏ cánh kiến.
Răng đen bóng như hạt na là chuẩn mực của nét đẹp xưa.
Thời gian này, khi đói, người nhuộm răng chỉ được phép nuốt chửng thức ăn. Cuối cùng, người ta phết lên răng hỗn hợp phèn đen với nhựa cánh kiến. Kết quả là một hàm răng đen bóng như hạt na với "hạn sử dụng" 20 - 30 năm. Với nhiều phụ nữ xưa, đánh răng là một việc hết sức lạ lùng, một phần vì cao răng không thể bám vào hàm răng đã nhuộm đen được. Ngày nay, phụ nữ cũng dùng nhiều cách để bảo vệ hàm răng của mình, nhưng đương nhiên, họ ưa một hàm răng trắng bóng, sạch sẽ.
Phụ nữ thời nay chuộng hàm răng đều, trắng bóng.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên, lấy cao răng, kiềng răng cho hàm đều, không xô lệch, thậm chí làm răng giả bằng sứ nếu lỡ có chiếc nào bị nhổ đi... là những cách mà phụ nữ ngày nay thường áp dụng để giữ nụ cười của mình luôn tươi tắn, sáng bóng.Mái tóc
Mái tóc cũng là thứ được người phụ nữ Việt xưa trân trọng, chăm sóc nhiều nhất. Thời xưa, một mái tóc đẹp là phải đen, dài, mượt, thơm và sạch sẽ. Phụ nữa xưa sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên sẵn có như bồ kết, củ sả, bồ hòn, chanh, vỏ bưởi, lá hương nhu, tang bạch bì (vỏ rễ sấy khô từ cây dâu tằm)... chế thành thứ dầu gội hoàn hảo để mái tóc lúc nào thơm dịu, sạch gàu. Ngoài bồ kết, nhiều người ủ nước vo gạo hoặc nước dừa tươi cho lên men để làm đồ dưỡng tóc.
Phụ nữ xưa thường để tóc dài, buộc hờ để tóc buông trên vai.
Để làm điệu với mái tóc, họ hoặc buông xõa, cài thêm mấy chiếc kẹp đơn giản hoặc búi đuôi gà gọn gẽ, vài lọn tóc mềm buông lơi sau gáy.
Một vật dụng không thể thiếu để chăm sóc mái tóc của phụ nữ xưa là chiếc lược bí làm bằng gỗ, bên thưa để chải tóc mây, bên khít để chải xác quả bồ kết, tép chanh còn sót lại trên tóc hoặc để diệt... đàn chấy rất thích bám trụ vào những mái tóc dài.
Lược bí là "bảo bối" diệt chấy giúp mái tóc dài luôn sạch sẽ.
Thời nay, để chăm chút cho một "góc con người", phụ nữ hiện đại sẽ dùng đủ mọi sản phẩm hóa chất để tạo kiểu, khi duỗi, khi uốn, xoăn lọn to, lọn nhỏ... và nhuộm các màu mình thích, miễn là họ cảm thấy đẹp và tự tin.
Phụ nữ hiện đại có nhiều chọn lựa hơn để làm đẹp mái tóc.
Các kiểu tóc thời hiện đại cũng đa dạng, không chỉ là tóc dài buông xõa như thời xưa. Dầu gội đầu, dầu xả, kem ủ, keo giữ nếp tóc... là những hóa chất không thể thiếu khi phụ nữ hiện đại chăm sóc tóc.Trang điểm
Thời xa xưa, phụ nữ chỉ dùng các loại phấn son từ hương liệu tự nhiên như kem dưỡng môi làm từ sáp ong trộn màu, phấn nụ Huế làm từ thạch cao và các vị thuốc Bắc bí truyền, một số loại hoa, nước mưa xứ Huế tinh khiết. Để tô kẻ lông mày, họ dùng than đốt từ gỗ cây điên điển. Đến thời Tây hóa, phụ nữ dùng than của nút chai sâm-panh để làm chì kẻ lông mày.
Cách trang điểm của họ cũng có thiên hướng nhẹ nhàng, không lòe loẹt và đơn giản, chỉ là tô chút son hồng, đánh phấn trắng tạo điểm nhấn. Những mỹ phẩm nổi tiếng thời ấy cũng chỉ là những sản phẩm xà phòng nội địa như "xà phòng Cô Ba", xà phòng hiệu "Mộc Lan", "Hoa Hồng", "Bạch Lan" hay sang hơn là xà phòng Liên Xô.
Có một thời, xà phòng là thứ mỹ phẩm xa xỉ.
Với những ngón tay, cách "trang điểm" duy nhất là cắt ngắn móng tay, chà chanh vào các đầu móng để móng luôn sạch sẽ, trắng trẻo.
Ngày nay, chị em phụ nữ không thiếu các mỹ phẩm để phục vụ cho việc làm đẹp, trang điểm, từ phấn nền, phấn lót, phấn má, phấn mắt, chì kẻ mắt, marcara, son môi... Phong cách trang điểm cũng đa dạng và cầu kỳ hơn, được chọn lựa cho phù hợp với lứa tuổi, gương mặt, tính cách cũng như sự kiện mà phụ nữ sẽ tham gia. Không bó hẹp vào những dịp quan trọng, với nhiều phụ nữ thời hiện đại, trang điểm đã trở thành điều kiện tiên quyết mỗi khi họ xuất hiện trước đám đông, khiến họ cảm thấy tự tin và nổi bật.
Những ngón tay của phụ nữ thời hiện đại cũng trở thành điểm nhấn cho chủ nhân khi được cắt tỉa cầu kỳ, tô vẽ nhiều màu sắc hay đắp đá, đắp bột, nối dài thêm... miễn là chủ nhân thấy đẹp. Ngày nay, thậm chí còn có mỹ phẩm dưỡng móng tay, móng chân để chúng luôn bóng đẹp, khỏe mạnh.
Không đơn thuần cắt ngắn và giữ cho sạch sẽ, phụ nữ hiện đại có nhiều cách làm đẹp cho bộ móng tay của mình.
Trang phụcNgày nay, phụ nữ chuộng mặc những bộ đồ thời trang, đa dạng các kiểu dáng, thậm chí được thiết kế riêng để phù hợp với vóc dáng của họ. Trang phục thời nay được may bằng nhiều chất liệu với đa dạng màu sắc, thường có xu hướng hơi bó để tôn lên những đường cong cơ thể. Quần áo cũng được thiết kế cho những mục đích khác nhau như đi làm, đi dạo, đi dự tiệc hoặc quần áo ngủ, đồ lót... tất cả nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp hình thể của phái nữ mọi lúc, mọi nơi.
Trang phục thời nay hướng đến sự quyến rũ.
Trang phục của phụ nữ xưa thường khá kín đáo, họ chuộng áo dài, nếu có xẻ tà cũng được xẻ một cách khéo léo để không hở làn da bên trong. Xưa hơn nữa, các bà các chị mặc áo yếm, nhưng luôn được khoác ngoài bằng áo tứ thân hoặc áo mớ ba mớ bảy. Màu vải được chị em xưa lựa chọn thường nhã nhặn, không sặc sỡ, chú trọng nét dịu dàng, tao nhã, thanh lịch.
Trang phục xưa chú trọng nét tao nhã, thanh lịch.
Nếu có mặc váy thì phụ nữ xưa cũng chuộng những kiểu váy dài đến gần gót chân, có xu hướng hơi xòe để che toàn bộ phần đùi, đầu gối và không lộ rõ hình dáng "vòng 3" khi đi lại.
Comment