Cho tới đầu thế kỷ 20, đồ đen vẫn chỉ được mặc khi người ta đi dự tang lễ. Tuy vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 100 năm, người ta đã chứng kiến một cuộc cách tân nhanh chóng của những chiếc đầm đen.
Trang phục đen hiện nay có thể được sử dụng hàng ngày, màu đen được coi là màu trung tính, lịch sự và không khiến người sử dụng phải mạo hiểm trong những tình huống cần thận trọng, tiết chế về trang phục. Đồ đen không bao giờ “phản chủ” vì nó luôn khiến người mặc vừa thời trang, vừa lịch lãm. Màu đen giờ đã trở thành gam màu thời trang đẳng cấp.
Tuy vậy, không phải ngay từ đầu, màu đen đã được ưa chuộng như vậy. Ở phương Đông, màu đen là màu của tang tóc, xúi quẩy, vì vậy, người ta kiêng mặc màu đen. Ở phương Tây cũng không khác gì hơn.
Cho tới đầu thế kỷ 20, đồ đen vẫn chỉ được mặc khi người ta đi dự tang lễ hoặc đang để tang. Tuy vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 100 năm, người ta đã chứng kiến một cuộc cách tân nhanh chóng của những chiếc đầm đen.
Hiện tại, bảo tàng nghệ thuật Metropolitan Museum of Art ở thành phố New York, Mỹ đang triển lãm trưng bày những bộ trang phục tang lễ của hơn một thế kỷ qua, để từ đó cho thấy quá trình “tiến hóa” của những bộ đồ đen, vốn gắn liền với đau buồn, tang tóc, bằng cách nào đã trở thành những bộ đồ có sức mạnh tuyên ngôn trong làng thời trang đương đại.
Chiếc đầm đen được thực hiện cho một góa phụ từ thời Nữ hoàng Victoria, khoảng thập niên 1870.
Ở thế kỷ 19, góa phụ thường mặc đồ đen khi ra ngoài. Bộ đồ này đã được thực hiện trong những năm đầu thế kỷ 20.
Trang phục đen dành cho nữ giới đã bắt đầu có được vị trí đặc biệt dưới thời đại Nữ hoàng Victoria của Anh. Chính ở thời kỳ này, trang phục đen tuy vẫn gắn liền với ý niệm về tang tóc nhưng đã được lồng ghép với những khái niệm đầu tiên về thời trang.
Đương thời, Nữ hoàng Victoria rất yêu chồng mình - Hoàng tử Albert, nhưng không may hoàng tử sớm qua đời trước nữ hoàng những 40 năm. Trong suốt 40 năm đó, Nữ hoàng Victoria chỉ mặc đồ đen như một cách để tưởng nhớ chồng mình, suốt từ năm 1861 đến 1901.
Chính từ đây, đồ đen đã có được một vị thế mới trong giới thượng lưu Anh nói riêng và giới thượng lưu Châu Âu nói chung. Đương thời, đồ đen được nhiều góa phụ quý tộc chọn mặc bởi Nữ hoàng Victoria đối với họ luôn là một hình mẫu lý tưởng cần noi theo.
Dưới thời Nữ hoàng Victoria, những bộ trang phục đen này còn tượng trưng cho đạo đức, phẩm hạnh của người mặc. Nếu không thực hiện nghiêm chỉnh, người phụ nữ có thể sẽ bị dư luận chỉ trích nặng nề.
Thời đó, giống như Nữ hoàng Victoria, tất cả các góa phụ đều mặc đầm đen mỗi khi ra ngoài.
Trong suốt quá trình để tang kéo dài ít nhất 2 năm, những chiếc váy sẽ có những biến chuyển từ từ. Ban đầu, bộ đầm đen cao cổ sẽ bao gồm cả mạng che mặt và găng tay, về sau, nó sẽ dần bớt những chi tiết “cứng nhắc” đó.
Trang phục đen từng một thời được coi là tuyên ngôn về đức hạnh, đẳng cấp và gu thẩm mỹ của những góa phụ thượng lưu.
Thời đó, ngành thời trang có hẳn một hạng mục riêng chuyên phục vụ cho những quý bà, quý cô thượng lưu đang trong thời gian để tang.
Ngay cả trang sức cũng có những quy định rất riêng, chẳng hạn như những đôi khuyên tai, những chiếc ghim cài áo cũng phải mang màu buồn. Những đôi khuyên rất đặc biệt này còn lưu giữ lại những sợi tóc của người quá cố.
Kể từ đầu thế kỷ 20, đồ đen dần được nhìn nhận như một dòng thời trang, tách biệt ra khỏi mục đích sử dụng ban đầu của nó. Thậm chí, có những chiếc váy đen đã trở thành kinh điển trên màn ảnh, gắn liền với những biểu tượng thời trang nổi tiếng thế giới.
Nhà thiết kế thời trang lừng danh người Đức - Karl Lagerfeld từng nói: “Phụ nữ không bao giờ bị cho là quá úi xùi hoặc quá kiểu cách khi mặc một chiếc đầm đen”. Đầm đen là công thức hoàn hảo cho vẻ đẹp đẳng cấp, sang trọng và quý phái.
Phụ nữ phải cảm ơn nhà thiết kế người Pháp - Coco Chanel - vì đã có công cách tân chiếc đầm đen từ trang phục chỉ dành cho góa phụ thành một món đồ thời trang. Chiếc đầm đen thời trang đầu tiên được Coco Chanel thực hiện là vào năm 1926.
Trên màn ảnh, tại các lễ trao giải, tại các sự kiện kinh tế - chính trị, người ta luôn thấy các minh tinh màn bạc, nữ chính trị gia, nữ doanh nhân… mặc váy đen và toả sáng với sự lựa chọn khôn ngoan này. Sức ảnh hưởng của các minh tinh Hollywood càng khiến váy đen trở nên phổ biến.
Trải qua gần một thế kỷ cách tân và sáng tạo, qua bàn tay “phù phép” của các thế hệ nhà tạo mẫu, váy đen đã khẳng định được vị trí thống trị của mình - một vẻ đẹp đẳng cấp và huyền bí.
Xung quanh cuộc “cách mạng” đầm đen của phụ nữ, đã có rất nhiều nghiên cứu, triển lãm, bình luận. Quả thực, không có một xu hướng thời trang nào chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ và thú vị như những chiếc đầm đen.
Cùng chiêm ngưỡng những chiếc đầm đen thời trang nổi tiếng thế giới:
Đầm đen được coi là “nàng thơ” của mọi chiếc đầm đẹp nhất. Nhắc đến đầm đen không thể bỏ qua hình ảnh nữ diễn viên Audrey Hepburn trong phim “Breakfast at Tiffany’s” (Bữa sáng ở Tiffany’s - 1961).
Marilyn Monroe - “biểu tượng sex” của Hollywood - đương nhiên không thiếu những chiếc đầm đen quyến rũ, gợi cảm.
Nữ diễn viên mắt tím Elizabeth Taylor trong một bức hình đẹp bí ẩn chụp năm 1955.
Người phụ nữ sáng tạo ra chiếc váy đen thời trang - Coco Chanel - cũng nổi tiếng với phong cách đầm đen và đeo ngọc trai trắng.
Một cảnh phim kinh điển trong phim “La Dolce Vita” (Cuộc sống ngọt ngào - 1960), trong đó, nữ diễn viên Anita Ekberg mặc đầm đen và nhảy bằng chân trần.
Bức hình này được thực hiện trong lần đầu tiên cô gái trẻ Diana xuất hiện công khai bên Hoàng tử Anh Charles với tư cách bạn gái. Khi đó, Diana vẫn còn rất rụt rè trước ống kính phóng viên. Cô đã lựa chọn một chiếc đầm đen hở vai.
Chiếc đầm đen “trả thù” của công nương Diana, được công nương mặc đúng vào buổi tối phu quân của nàng - Thái tử Charles - thú nhận ngoại tình trên sóng truyền hình Anh hồi năm 1994.
Năm 1994, nữ diễn viên Elizabeth Hurley nổi tiếng thế giới với bộ phim “Bốn đám cưới và một đám ma”. Chiếc đầm đen cô diện tại thời điểm bộ phim đang rất ăn khách cũng được coi là một bộ đầm đen đẹp kinh điển.
Nữ diễn viên Julia Roberts mặc đầm đen tới nhận tượng vàng Oscar cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với vai diễn trong phim “Erin Brockovich” (2000).
Angelina Jolie và kiểu tạo dáng kinh điển với chiếc đầm đen tại lễ trao giải Oscar 2012.
Trang phục đen hiện nay có thể được sử dụng hàng ngày, màu đen được coi là màu trung tính, lịch sự và không khiến người sử dụng phải mạo hiểm trong những tình huống cần thận trọng, tiết chế về trang phục. Đồ đen không bao giờ “phản chủ” vì nó luôn khiến người mặc vừa thời trang, vừa lịch lãm. Màu đen giờ đã trở thành gam màu thời trang đẳng cấp.
Tuy vậy, không phải ngay từ đầu, màu đen đã được ưa chuộng như vậy. Ở phương Đông, màu đen là màu của tang tóc, xúi quẩy, vì vậy, người ta kiêng mặc màu đen. Ở phương Tây cũng không khác gì hơn.
Cho tới đầu thế kỷ 20, đồ đen vẫn chỉ được mặc khi người ta đi dự tang lễ hoặc đang để tang. Tuy vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 100 năm, người ta đã chứng kiến một cuộc cách tân nhanh chóng của những chiếc đầm đen.
Hiện tại, bảo tàng nghệ thuật Metropolitan Museum of Art ở thành phố New York, Mỹ đang triển lãm trưng bày những bộ trang phục tang lễ của hơn một thế kỷ qua, để từ đó cho thấy quá trình “tiến hóa” của những bộ đồ đen, vốn gắn liền với đau buồn, tang tóc, bằng cách nào đã trở thành những bộ đồ có sức mạnh tuyên ngôn trong làng thời trang đương đại.
Chiếc đầm đen được thực hiện cho một góa phụ từ thời Nữ hoàng Victoria, khoảng thập niên 1870.
Ở thế kỷ 19, góa phụ thường mặc đồ đen khi ra ngoài. Bộ đồ này đã được thực hiện trong những năm đầu thế kỷ 20.
Đương thời, Nữ hoàng Victoria rất yêu chồng mình - Hoàng tử Albert, nhưng không may hoàng tử sớm qua đời trước nữ hoàng những 40 năm. Trong suốt 40 năm đó, Nữ hoàng Victoria chỉ mặc đồ đen như một cách để tưởng nhớ chồng mình, suốt từ năm 1861 đến 1901.
Chính từ đây, đồ đen đã có được một vị thế mới trong giới thượng lưu Anh nói riêng và giới thượng lưu Châu Âu nói chung. Đương thời, đồ đen được nhiều góa phụ quý tộc chọn mặc bởi Nữ hoàng Victoria đối với họ luôn là một hình mẫu lý tưởng cần noi theo.
Dưới thời Nữ hoàng Victoria, những bộ trang phục đen này còn tượng trưng cho đạo đức, phẩm hạnh của người mặc. Nếu không thực hiện nghiêm chỉnh, người phụ nữ có thể sẽ bị dư luận chỉ trích nặng nề.
Thời đó, giống như Nữ hoàng Victoria, tất cả các góa phụ đều mặc đầm đen mỗi khi ra ngoài.
Trong suốt quá trình để tang kéo dài ít nhất 2 năm, những chiếc váy sẽ có những biến chuyển từ từ. Ban đầu, bộ đầm đen cao cổ sẽ bao gồm cả mạng che mặt và găng tay, về sau, nó sẽ dần bớt những chi tiết “cứng nhắc” đó.
Trang phục đen từng một thời được coi là tuyên ngôn về đức hạnh, đẳng cấp và gu thẩm mỹ của những góa phụ thượng lưu.
Thời đó, ngành thời trang có hẳn một hạng mục riêng chuyên phục vụ cho những quý bà, quý cô thượng lưu đang trong thời gian để tang.
Ngay cả trang sức cũng có những quy định rất riêng, chẳng hạn như những đôi khuyên tai, những chiếc ghim cài áo cũng phải mang màu buồn. Những đôi khuyên rất đặc biệt này còn lưu giữ lại những sợi tóc của người quá cố.
Nhà thiết kế thời trang lừng danh người Đức - Karl Lagerfeld từng nói: “Phụ nữ không bao giờ bị cho là quá úi xùi hoặc quá kiểu cách khi mặc một chiếc đầm đen”. Đầm đen là công thức hoàn hảo cho vẻ đẹp đẳng cấp, sang trọng và quý phái.
Phụ nữ phải cảm ơn nhà thiết kế người Pháp - Coco Chanel - vì đã có công cách tân chiếc đầm đen từ trang phục chỉ dành cho góa phụ thành một món đồ thời trang. Chiếc đầm đen thời trang đầu tiên được Coco Chanel thực hiện là vào năm 1926.
Trên màn ảnh, tại các lễ trao giải, tại các sự kiện kinh tế - chính trị, người ta luôn thấy các minh tinh màn bạc, nữ chính trị gia, nữ doanh nhân… mặc váy đen và toả sáng với sự lựa chọn khôn ngoan này. Sức ảnh hưởng của các minh tinh Hollywood càng khiến váy đen trở nên phổ biến.
Trải qua gần một thế kỷ cách tân và sáng tạo, qua bàn tay “phù phép” của các thế hệ nhà tạo mẫu, váy đen đã khẳng định được vị trí thống trị của mình - một vẻ đẹp đẳng cấp và huyền bí.
Xung quanh cuộc “cách mạng” đầm đen của phụ nữ, đã có rất nhiều nghiên cứu, triển lãm, bình luận. Quả thực, không có một xu hướng thời trang nào chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ và thú vị như những chiếc đầm đen.
Cùng chiêm ngưỡng những chiếc đầm đen thời trang nổi tiếng thế giới:
Đầm đen được coi là “nàng thơ” của mọi chiếc đầm đẹp nhất. Nhắc đến đầm đen không thể bỏ qua hình ảnh nữ diễn viên Audrey Hepburn trong phim “Breakfast at Tiffany’s” (Bữa sáng ở Tiffany’s - 1961).
Marilyn Monroe - “biểu tượng sex” của Hollywood - đương nhiên không thiếu những chiếc đầm đen quyến rũ, gợi cảm.
Nữ diễn viên mắt tím Elizabeth Taylor trong một bức hình đẹp bí ẩn chụp năm 1955.
Người phụ nữ sáng tạo ra chiếc váy đen thời trang - Coco Chanel - cũng nổi tiếng với phong cách đầm đen và đeo ngọc trai trắng.
Một cảnh phim kinh điển trong phim “La Dolce Vita” (Cuộc sống ngọt ngào - 1960), trong đó, nữ diễn viên Anita Ekberg mặc đầm đen và nhảy bằng chân trần.
Bức hình này được thực hiện trong lần đầu tiên cô gái trẻ Diana xuất hiện công khai bên Hoàng tử Anh Charles với tư cách bạn gái. Khi đó, Diana vẫn còn rất rụt rè trước ống kính phóng viên. Cô đã lựa chọn một chiếc đầm đen hở vai.
Chiếc đầm đen “trả thù” của công nương Diana, được công nương mặc đúng vào buổi tối phu quân của nàng - Thái tử Charles - thú nhận ngoại tình trên sóng truyền hình Anh hồi năm 1994.
Năm 1994, nữ diễn viên Elizabeth Hurley nổi tiếng thế giới với bộ phim “Bốn đám cưới và một đám ma”. Chiếc đầm đen cô diện tại thời điểm bộ phim đang rất ăn khách cũng được coi là một bộ đầm đen đẹp kinh điển.
Nữ diễn viên Julia Roberts mặc đầm đen tới nhận tượng vàng Oscar cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với vai diễn trong phim “Erin Brockovich” (2000).
Angelina Jolie và kiểu tạo dáng kinh điển với chiếc đầm đen tại lễ trao giải Oscar 2012.
Bích Ngọc
Theo Daily Mail/Daily Life
Theo Daily Mail/Daily Life
Comment