Khi đánh giá một đám cưới, người ta nói ngay đến áo cưới. Có những chiếc áo cưới gây ấn tượng rất đẹp với những người chứng kiến hôn lễ nhưng không ít bạn trẻ đã quá lãng phí khi chọn áo cưới đắt tiền mà lại không hợp với vóc dáng và hoàn cảnh của mình
Nhớ lại, đầu thế kỷ XX, chiếc áo dài gấm cùng quần sa tanh trắng bóng là trang phục “đám cưới tân thời”. Đến thời chiến là chiếc áo cô dâu kiểu sơ mi cổ lá sen (thêm cành hoa lụa màu trắng cài trên tóc cô dâu).
Sau giải phóng miền Nam, áo cưới có một “khâu chuyển tiếp” bằng “áo dài lai váy”: cô dâu mặc áo dài có trang trí đăng ten ở cổ và ngực như váy cưới. Những chiếc váy cưới kiểu “Tây” e dè xuất hiện cuối thập niên 80.
Thời mở cửa, áo cưới kiểu “Tây” bung ra. Những năm đầu, váy cưới nhiều tầng khai cuộc. Tiếp, là kiểu áo cưới có đuôi dài hàng mét với bé gái xinh tươi nâng. Và, hiện nay áo cưới bắt đầu “muôn hình vạn trạng” trong sự đa dạng của đời sống xã hội.
Gần đây, các cô dâu cứ đua nhau mặc áo cưới hai dây hoặc không dây để lộ vai trần. Kiểu “mát mẻ” lên ngôi. Cô dâu nào mặc váy cưới có tay thì y như rằng bị nghi có sẹo hay bị coi “thẩm mĩ quê mùa”. Cô nào có bờ vai và đôi cánh tay đẹp thì đây là một dịp tự tôn.
Nhưng thời tiết cũng như vóc dáng của các cô gái không phải bao giờ cũng hợp với loại váy lộ vai trần. Ở miền Bắc rất lạnh khi mùa cưới đang cao trào, nên khối cô dâu run cầm cập trong giá rét. Chuyện đêm tân hôn cô dâu bị cảm lạnh không hiếm với các cô dâu Hà Nội...
Các tiệm cho thuê áo cưới đã đối phó bằng áo khoác lông, khăn lông trắng để cô dâu khoác thêm nếu tiết trời quá lạnh. Nhưng nhiều nàng vẫn không muốn “mất dáng” nên đã “hy sinh” cổ hở, vai trần trước cái lạnh xứ Bắc. Để đành “miệng cười buốt giá, run run cảm động” khi tiếp khách.
May áo cưới rẻ hơn thuê?
Nghe ngỡ ngược đời nhưng lại là thực tế. Các nhà may áo cưới nổi tiếng trong nước may đo khá đẹp với chất liệu ngoại nhập nhưng người ta vẫn chuộng áo cưới Hàn Quốc, Hồng Kông hoặc các nước Tây Âu nên chấp nhận thuê giá cao. Không ít cô dâu nghĩ may đo áo cưới mới là lãng phí, thuê mặc một lần cho rẻ.
Tuy nhiên, nhiều cô dâu lại dè bỉu: Áo cưới thuê nhập từ nước ngoài là áo cưới “hàng Si-đa”, mặc chung là thiếu vệ sinh. Một số ít gia đình có điều kiện đặt may áo cưới từ Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc giá vài ngàn USD/bộ...
Còn lại, dịch vụ trong nước, thuê áo cưới ngoại (cộng trang điểm cô dâu) từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng/bộ. Nhưng áo cưới may đo, chất liệu không kém áo ngoại giá chỉ 900.000 - 1.200.000 mà cô dâu có thể sở hữu chiếc áo cưới để mặc các dịp kỷ niệm ngày cưới (vàng - bạc - đồng... chì - theo phong tục Tây nhập vào)...
Nhà thiết kế áo cưới Anh Thư (Cty Ngân An- Hà Nội) cho biết: “Cô dâu có thể có riêng một bộ áo cưới rất đẹp, vừa khít với vóc dáng lại không đắt nếu bớt tâm lý sùng ngoại”.
Bên cạnh đó, khăn xếp, áo dài gấm đỏ cho cô dâu đang được một số cặp bạn trẻ hào hứng chọn cho đám cưới của mình. Nhiều nhà thiết kế thời trang nổi tiếng cho biết: Có xu hướng chọn trang phục áo dài khăn đóng cho lễ đón dâu (đã được cải biên). Với trang phục này cô dâu tạo được ấn tượng về sự kín đáo, ngoan hiền mà lại rẻ.
Nhớ lại, đầu thế kỷ XX, chiếc áo dài gấm cùng quần sa tanh trắng bóng là trang phục “đám cưới tân thời”. Đến thời chiến là chiếc áo cô dâu kiểu sơ mi cổ lá sen (thêm cành hoa lụa màu trắng cài trên tóc cô dâu).
Sau giải phóng miền Nam, áo cưới có một “khâu chuyển tiếp” bằng “áo dài lai váy”: cô dâu mặc áo dài có trang trí đăng ten ở cổ và ngực như váy cưới. Những chiếc váy cưới kiểu “Tây” e dè xuất hiện cuối thập niên 80.
Thời mở cửa, áo cưới kiểu “Tây” bung ra. Những năm đầu, váy cưới nhiều tầng khai cuộc. Tiếp, là kiểu áo cưới có đuôi dài hàng mét với bé gái xinh tươi nâng. Và, hiện nay áo cưới bắt đầu “muôn hình vạn trạng” trong sự đa dạng của đời sống xã hội.
Gần đây, các cô dâu cứ đua nhau mặc áo cưới hai dây hoặc không dây để lộ vai trần. Kiểu “mát mẻ” lên ngôi. Cô dâu nào mặc váy cưới có tay thì y như rằng bị nghi có sẹo hay bị coi “thẩm mĩ quê mùa”. Cô nào có bờ vai và đôi cánh tay đẹp thì đây là một dịp tự tôn.
Nhưng thời tiết cũng như vóc dáng của các cô gái không phải bao giờ cũng hợp với loại váy lộ vai trần. Ở miền Bắc rất lạnh khi mùa cưới đang cao trào, nên khối cô dâu run cầm cập trong giá rét. Chuyện đêm tân hôn cô dâu bị cảm lạnh không hiếm với các cô dâu Hà Nội...
Các tiệm cho thuê áo cưới đã đối phó bằng áo khoác lông, khăn lông trắng để cô dâu khoác thêm nếu tiết trời quá lạnh. Nhưng nhiều nàng vẫn không muốn “mất dáng” nên đã “hy sinh” cổ hở, vai trần trước cái lạnh xứ Bắc. Để đành “miệng cười buốt giá, run run cảm động” khi tiếp khách.
May áo cưới rẻ hơn thuê?
Nghe ngỡ ngược đời nhưng lại là thực tế. Các nhà may áo cưới nổi tiếng trong nước may đo khá đẹp với chất liệu ngoại nhập nhưng người ta vẫn chuộng áo cưới Hàn Quốc, Hồng Kông hoặc các nước Tây Âu nên chấp nhận thuê giá cao. Không ít cô dâu nghĩ may đo áo cưới mới là lãng phí, thuê mặc một lần cho rẻ.
Tuy nhiên, nhiều cô dâu lại dè bỉu: Áo cưới thuê nhập từ nước ngoài là áo cưới “hàng Si-đa”, mặc chung là thiếu vệ sinh. Một số ít gia đình có điều kiện đặt may áo cưới từ Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc giá vài ngàn USD/bộ...
Còn lại, dịch vụ trong nước, thuê áo cưới ngoại (cộng trang điểm cô dâu) từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng/bộ. Nhưng áo cưới may đo, chất liệu không kém áo ngoại giá chỉ 900.000 - 1.200.000 mà cô dâu có thể sở hữu chiếc áo cưới để mặc các dịp kỷ niệm ngày cưới (vàng - bạc - đồng... chì - theo phong tục Tây nhập vào)...
Nhà thiết kế áo cưới Anh Thư (Cty Ngân An- Hà Nội) cho biết: “Cô dâu có thể có riêng một bộ áo cưới rất đẹp, vừa khít với vóc dáng lại không đắt nếu bớt tâm lý sùng ngoại”.
Bên cạnh đó, khăn xếp, áo dài gấm đỏ cho cô dâu đang được một số cặp bạn trẻ hào hứng chọn cho đám cưới của mình. Nhiều nhà thiết kế thời trang nổi tiếng cho biết: Có xu hướng chọn trang phục áo dài khăn đóng cho lễ đón dâu (đã được cải biên). Với trang phục này cô dâu tạo được ấn tượng về sự kín đáo, ngoan hiền mà lại rẻ.
Comment