Nối mi có làm hại mắt?
Mong muốn có được hàng mi dài, cong vút, mượt mà tạo vẻ duyên dáng, quyến rũ cho đôi mắt, nhiều người đã khổ công dán, nối, cấy thêm lông mi vào viền mắt, để rồi chuốc lấy tác hại sưng viêm mắt.
Mi giả như thật
Những phương pháp làm đẹp cho hàng mi như chuốt mi bằng mascara, dán mi giả hay kẹp lông mi từ lâu đã trở nên lỗi mốt. Hiện tại, công nghệ làm mi giả đã tiến xa hơn rất nhiều như: uốn mi cong bằng hóa chất, nối mi hay thậm chí là phẫu thuật cấy thêm lông mi.
Phổ biến nhất hiện nay là dịch vụ nối mi. Đây là một phương pháp làm dài lông mi bằng cách nối một sợi mi từ bên ngoài vào chính sợi mi thật bằng một loại keo dính đặc biệt. Có loại keo thậm chí còn dán được vào mí mắt, sau đó người thực hiện nối mi sẽ dùng nhíp hoặc kim tách từng sợi lông mi nhân tạo, nhúng vào keo, dán lên mí mắt.
Tùy theo sở thích của khách hàng, người ta sẽ nối nhiều hay ít sợi mi nhân tạo. Thủ thuật này sẽ kéo dài trong khoảng 2 - 3 giờ đồng hồ và chi phí dao động từ 800.000 - 2.000.000đ tùy từng nơi và chất lượng keo, mi cũng như thời gian bảo hành. Tuy nhiên, mi nối chỉ có tác dụng trong khoảng 3 - 6 tháng, khi lớp keo bong dần ra, những sợi mi giả cũng sẽ rụng đi.
Đặc biệt hơn, gần đây, một số trung tâm thẩm mỹ đưa ra dịch vụ phẫu thuật cấy mi được quảng cáo là bền và trông như thật do được cấy từ nang tóc của chính mình. Phẫu thuật cấy lông mi thuộc loại tiểu phẫu. Về mặt lý thuyết thì có vẻ đơn giản với các bước tiến hành: Bác sĩ sẽ lấy các nang tóc từ phần sau của đầu là nơi tóc dầy và khỏe nhất, phân tích từng nang tóc, cắt tỉa và chọn lọc lấy những sợi chân tóc thích hợp để cấy vào bờ mi.
Các sợi lông mi mới này được cấy từ nang tóc, nên sẽ mọc dài ra liên tục, bền như sợi tóc và cần phải được thường xuyên cắt tỉa, chăm sóc. Các lông mi được cấy sẽ cần một thời gian khoảng 4 – 5 tháng để phát triển ổn định. Chi phí cho mỗi ca cấy ghép mi hết khoảng từ vài triệu cho đến cả chục triệu đồng tùy theo số lượng nang tóc được cấy và dĩ nhiên là cũng tùy “thương hiệu” của bác sĩ thẩm mỹ.
Mi thật không còn
Bác sĩ Hoàng Cương, khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt TW cho biết : “Lông mi tuy là chất sừng nhưng cũng phải được nuôi dưỡng từ gốc đến ngọn bởi các tế bào vi mạch máu. Nếu không có các mao mạch này lông mi sẽ khô, chết và rụng đi”.
Theo bác sĩ Cương thì việc cấy mi nếu thực hiện trên cùng chủ thể thì mi có thể sống được vì cùng hệ miễn dịch như nhau sẽ không bị đào thải. Tuy nhiên, bác sĩ cũng nhấn mạnh kỹ thuật này đòi hỏi người thực hiện phải hết sức tỉ mỉ, khéo léo và đảm bảo các thao tác kỹ thuật, nếu không rất có thể sẽ gây hại cho mắt.
Trên thực tế, không ít người đã phải gánh chịu những phiền toái, thậm chí là tác hại nặng nề của những cách làm đẹp này. Do yêu cầu của việc nối mi là phải dùng keo dán, nên phải 24 giờ sau vùng mi được nối mới hoàn toàn khô hẳn, nếu lỡ tay dụi vào mắt thì keo dính vào niêm mạc mắt rất nguy hiểm, nhiều trường hợp gây sưng viêm nặng. Nhiều khi những sợi mi nối bị khô chết và rụng đi, kéo theo cả những sợi mi thật cũng rụng theo, làm cho mắt mất đi lớp mi bảo vệ tự nhiên.
Ngoài ra, người nối mi cũng tuyệt đối không được để nước thấm vào vùng mi mắt, vì nếu không lớp keo dán sẽ bung ra, trông lem nhem và các sợi mi sẽ bị dính bết vào nhau. Như vậy có nghĩa là sau khi nối mi, bạn sẽ không bao giờ được đi ngoài mưa, không bao giờ được tắm biển, không bao giờ để nước ngấm lên mắt khi rửa mặt và đặc biệt là không bao giờ được khóc…
Việc nối mi bằng cách dán thêm mi giả sẽ không giữ được lâu do không có chất nuôi dưỡng. Ngoài ra việc dùng keo dán cũng phải hết sức cẩn thận vì các chất lạ khi tiếp xúc với mắt có thể gây dị ứng, làm bít tắc các tuyến bã, gây viêm, ngứa đỏ mắt”.
Theo Khoa học & Đời sống
Mong muốn có được hàng mi dài, cong vút, mượt mà tạo vẻ duyên dáng, quyến rũ cho đôi mắt, nhiều người đã khổ công dán, nối, cấy thêm lông mi vào viền mắt, để rồi chuốc lấy tác hại sưng viêm mắt.
Mi giả như thật
Những phương pháp làm đẹp cho hàng mi như chuốt mi bằng mascara, dán mi giả hay kẹp lông mi từ lâu đã trở nên lỗi mốt. Hiện tại, công nghệ làm mi giả đã tiến xa hơn rất nhiều như: uốn mi cong bằng hóa chất, nối mi hay thậm chí là phẫu thuật cấy thêm lông mi.
Phổ biến nhất hiện nay là dịch vụ nối mi. Đây là một phương pháp làm dài lông mi bằng cách nối một sợi mi từ bên ngoài vào chính sợi mi thật bằng một loại keo dính đặc biệt. Có loại keo thậm chí còn dán được vào mí mắt, sau đó người thực hiện nối mi sẽ dùng nhíp hoặc kim tách từng sợi lông mi nhân tạo, nhúng vào keo, dán lên mí mắt.
Tùy theo sở thích của khách hàng, người ta sẽ nối nhiều hay ít sợi mi nhân tạo. Thủ thuật này sẽ kéo dài trong khoảng 2 - 3 giờ đồng hồ và chi phí dao động từ 800.000 - 2.000.000đ tùy từng nơi và chất lượng keo, mi cũng như thời gian bảo hành. Tuy nhiên, mi nối chỉ có tác dụng trong khoảng 3 - 6 tháng, khi lớp keo bong dần ra, những sợi mi giả cũng sẽ rụng đi.
Đặc biệt hơn, gần đây, một số trung tâm thẩm mỹ đưa ra dịch vụ phẫu thuật cấy mi được quảng cáo là bền và trông như thật do được cấy từ nang tóc của chính mình. Phẫu thuật cấy lông mi thuộc loại tiểu phẫu. Về mặt lý thuyết thì có vẻ đơn giản với các bước tiến hành: Bác sĩ sẽ lấy các nang tóc từ phần sau của đầu là nơi tóc dầy và khỏe nhất, phân tích từng nang tóc, cắt tỉa và chọn lọc lấy những sợi chân tóc thích hợp để cấy vào bờ mi.
Các sợi lông mi mới này được cấy từ nang tóc, nên sẽ mọc dài ra liên tục, bền như sợi tóc và cần phải được thường xuyên cắt tỉa, chăm sóc. Các lông mi được cấy sẽ cần một thời gian khoảng 4 – 5 tháng để phát triển ổn định. Chi phí cho mỗi ca cấy ghép mi hết khoảng từ vài triệu cho đến cả chục triệu đồng tùy theo số lượng nang tóc được cấy và dĩ nhiên là cũng tùy “thương hiệu” của bác sĩ thẩm mỹ.
Mi thật không còn
Bác sĩ Hoàng Cương, khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt TW cho biết : “Lông mi tuy là chất sừng nhưng cũng phải được nuôi dưỡng từ gốc đến ngọn bởi các tế bào vi mạch máu. Nếu không có các mao mạch này lông mi sẽ khô, chết và rụng đi”.
Theo bác sĩ Cương thì việc cấy mi nếu thực hiện trên cùng chủ thể thì mi có thể sống được vì cùng hệ miễn dịch như nhau sẽ không bị đào thải. Tuy nhiên, bác sĩ cũng nhấn mạnh kỹ thuật này đòi hỏi người thực hiện phải hết sức tỉ mỉ, khéo léo và đảm bảo các thao tác kỹ thuật, nếu không rất có thể sẽ gây hại cho mắt.
Trên thực tế, không ít người đã phải gánh chịu những phiền toái, thậm chí là tác hại nặng nề của những cách làm đẹp này. Do yêu cầu của việc nối mi là phải dùng keo dán, nên phải 24 giờ sau vùng mi được nối mới hoàn toàn khô hẳn, nếu lỡ tay dụi vào mắt thì keo dính vào niêm mạc mắt rất nguy hiểm, nhiều trường hợp gây sưng viêm nặng. Nhiều khi những sợi mi nối bị khô chết và rụng đi, kéo theo cả những sợi mi thật cũng rụng theo, làm cho mắt mất đi lớp mi bảo vệ tự nhiên.
Ngoài ra, người nối mi cũng tuyệt đối không được để nước thấm vào vùng mi mắt, vì nếu không lớp keo dán sẽ bung ra, trông lem nhem và các sợi mi sẽ bị dính bết vào nhau. Như vậy có nghĩa là sau khi nối mi, bạn sẽ không bao giờ được đi ngoài mưa, không bao giờ được tắm biển, không bao giờ để nước ngấm lên mắt khi rửa mặt và đặc biệt là không bao giờ được khóc…
Việc nối mi bằng cách dán thêm mi giả sẽ không giữ được lâu do không có chất nuôi dưỡng. Ngoài ra việc dùng keo dán cũng phải hết sức cẩn thận vì các chất lạ khi tiếp xúc với mắt có thể gây dị ứng, làm bít tắc các tuyến bã, gây viêm, ngứa đỏ mắt”.
Theo Khoa học & Đời sống
Comment