Lại một giáp bắt đầu. Đó là chu kỳ 12 năm, cứ lặp đi lặp lại, mà các thầy chiêm tinh, thầy tử vi, thầy tướng số ở Tàu xưa kia quy định: mỗi năm lấy một con vật làm biểu trưng, trong đó có 7 con hoang dã và 1 con từ thần thoại bay ra. Người sinh năm nào "cầm tinh" con ấy, lấy con ấy làm căn cứ để đoán số mệnh, để cân nhắc mỗi khi chọn bạn làm ăn và dựng vợ gả chồng.
Chẳng hiểu vì sao chú chuột bé nhỏ, xấu xí, ranh ma lại được "suy tôn" để đứng đầu 12 con giáp. Chú có ưu điểm gì, nhược điểm gì, thông minh hay đần độn, ngay thẳng hay lươn lẹo, trăng hoa hay nghiêm chỉnh...
Ngày xuân, chẳng thành bài vở, mất thì giờ của bạn đọc. Hãy nhìn chú chuột từ những "miếng ghép", để sắp xếp lại, bạn có thể hình dung ra chân tướng vị thống trị năm nay - năm Mậu Tý. Hay, dở thế nào, tùy bạn đoán định.
Chuột? Hàng nghìn loại chuột!
Từ 50 triệu năm nay, chuột sống ở khắp nơi trên trái đất với nhiều loài khác nhau. Loài thì bò, loài thì leo trèo, loại thì bay, loại thì nhảy... Chuột có thân hình tí hin nhất trong bộ "động vật có vú" mà cũng là con vật có "dân số" đông đảo nhất, chiếm 50% tổng số các loài thú cộng lại.
Chuột lùn (Suncus etruscus) là loài thú nhỏ nhất hành tinh, chỉ nhỉnh hơn một hạt lạc, nặng 1,2 đến 1,7g, kể cả đuôi dài có 3 - 3,5cm. Lớn nhất thì có chuột cống và theo một tài liệu, ở Bắc Kinh đã bắt được con chuột cống nặng 3,5kg, dài tới 60cm.
Lạ nhất là các bạn chuột chũi, hình dạng dị thường, đầu và thân trông như chiếc búa thợ mộc. Chúng sống chui lủi quanh năm dưới hang nên có mắt mà như mù. Ra ngoài trời, ánh sáng chiếu vào trung khu thần kinh, cân bằng nhiệt sẽ mất và chúng sẽ chết, số chúng không được thấy mặt trời.
Còn dân số chuột? Con số ước tính là 4 đến 5 tỷ cá thể, khác nhau quốc tịch và màu... lông. Nghĩa là trên trái đất cứ 10 đầu người thì có 7 đầu chuột. Đừng tưởng sống văn minh thì đẩy lùi được những con chuột bẩn thỉu. Có khi ngược lại. Số chuột ở các thành phố hiện đại rất nhiều. Tỷ lệ giữa chuột và người ở Moscow là 2/1, ở Chicago, thành phố chuyên sản xuất ôtô và nhiều nhà chọc trời nhất nước Mỹ, tỷ lệ này là 5/1.
Lũ chuột cống, vốn trước đây không có ở châu Âu, nhưng theo chân những chiến binh trong cuộc Thập tự chinh tràn vào đây đã "làm cỏ" bọn chuột đen bản địa với tính diệt chủng, đến không còn một mống, theo phân loại sinh học có tới 570 loài. Tuy dã man như vậy, nhưng chúng không làm gì được lũ chuột nhắt tí hon, sống chui lủi trong nhà, cũng có khoảng 300 loài.
Bảo cái màu xám tro là "màu lông chuột" là không chính xác. Bởi chuột có tới 19 màu lông như đen, trắng, xám, nâu, vàng, hồng... Sắc lông không phải yếu tố phân biệt các loài chuột mà phải dựa vào mõm, răng và vú chuột.
Ăn ghê gớm
Do bản chất sinh học, chuột ăn như... mỏ khoét. Chàng chuột nhắt tí xíu nặng 15g mỗi ngày cần chén một khối lượng thức ăn khoảng 10g (60-70% trọng lượng cơ thể), trong khi con cừu nặng 50kg chỉ ăn 4kg cỏ (8% trọng lượng cơ thể), một con bò 300kg chỉ 15kg cỏ (5%).
Tổ chức FAO đã thống kê, đội quân nhà chuột này mỗi năm đã ăn và phá hoại cả trong nhà lẫn ngoài đồng khoảng 42,5 triệu tấn lương thực, đủ nuôi sống 150 triệu người (chưa kể nhiều khi ăn đòng đòng lúa, gây mất mùa nghiêm trọng thì thiệt hại lớn hơn nhiều).
Trong một thí nghiệm, người ta cho một chú nhắt "sa chĩnh gạo" ăn chơi thỏa thích thì thấy một năm chú chén xấp xỉ... 2 yến, "ị" ra 25.000 viên phân, "tè" khoảng 4.640ml nước tiểu, làm lượng hạt bị hư hỏng, không dùng được gấp 10 lần lượng gạo chú đã ăn.
Những gã chuột cống ục ịch khoái khẩu nhất là trứng gà trứng vịt cũng như gà vịt vừa nở... Chuột đồng là những kẻ biết lo xa. Biết mùa đông khan hiếm thức ăn, chúng tích trữ lượng thức ăn, chúng tích trữ lương thảo trong hang, có khi hang chứa tới 2-3kg thóc.
Mà đâu chỉ ăn lương thực để sống. Thuộc loài găm nhấm, hai răng cửa trên và dưới của bọn chuột cứ dài ra liên tục, khiến lúc nào chúng cũng phải gặm một cái gì đó cho răng mòn đi, nếu không những chiếc răng này cong lại, ngoắc vào nhau, chúng không ăn được nữa và sẽ... chết, vì suốt một đời răng này dài ra đến... 2cm đấy. Chúng gặm bất cứ cái gì chúng gặp: quần áo, sách vở, giày dép, đồ gỗ... trong nhà, rễ cây trong rừng, thân cây trồng ngoài đồng ruộng và thời đại pôlime, chúng "ghiền" cả chất dẻo.
Bất lực trước chúng, nhiều người không dám chửi những con chuột hỗn hào, sợ chúng nghe thấy, trả thù. Thậm chí nhiều người còn thì thào, gọi chúng là "ông Tý", là "cụ Thử", hy vọng nịnh thế, các ông, các cụ ấy thương tình, không phá nữa.
Thật đúng là đã ăn tàn còn phá hại, "ông Tý", "cụ Thử" gì chúng. Rõ đồ ăn cướp!
Đẻ khủng khiếp
Mới tí tuổi đầu, chưa đầy 3 tháng tuổi, các cô cậu chuột đã tí tởn bước vào tuổi dậy thì, mắt la mày lét, bày trò... chim chuột nhau. Mang bầu 19 đến 22 ngày rồi đẻ. Mà nào có ít ỏi gì. Chuột nhắt đẻ 5 - 7 lứa một năm, mỗi lứa từ 6 đến 10 con. Chuột cống tuy không "mắn" bằng, cũng "chơi" mỗi năm 4 - 5 lứa. Khoảng 3/4 sinh ra là chuột cái.
Tuổi thọ trung bình của chuột cống là 2 đến 4 năm. Chuột nhắt 1 - 2 năm. Cứ thử tính mà xem với cấp số nhân như thế. Nếu một cặp vợ chồng chuột giả sử lần sinh đẻ nào cũng "mẹ tròn con vuông" thì chỉ sau 3 năm, con đàn cháu đống... đông đúc tới 20 triệu con, thử hỏi chúng sẽ tác oai tác quái đến mức nào.
May thay, "bọn trẻ" cũng èo uột, bệnh tật, ký sinh trùng, rồi mèo, rối rắn, rồi diều hâu, cú vọ, lũ lụt, hạn hán... rồi các biện pháp diệt chuột của con người khiến chỉ 10 - 15% sống sót. Nếu chẳng thế, một ngày nào đó chúng sẽ tràn ngập gấp 4 lần số người.
Tuy nhiên, cũng có những nơi chuột đông vô kể. Vì như ở đảo quốc Maldive (Tây nam Thái Bình Dương) trên đảo không có một con mèo nào nên chuột ung dung dạo phố ngay cả ban ngày. Tại Bogota - thủ đô Columbia số chuột nhiều gấp 4 lần số người.
Loài chuột có tuổi thọ rất cao
Ranh như chuột
Chẳng lẽ chuột chẳng có ưu điểm gì sao? Có đấy. Đã xuất hiện 50 triệu năm mà vẫn tồn tại, phát triển và đối đầu được với một loài có trí thông minh siêu việt là con người thì đủ thấy chúng có sức sống mãnh liệt thế nào nên mới được phong là bậc thầy của cuộc đấu tranh sinh tồn.
Cuộc sống bầy đàn giúp chúng có được "trí thông minh xã hội" (social intelligence), gần giống như kiểu bộ lạc. Bầy nào cũng có một đội trinh sát gồm những chàng trai lanh lẹ, khôn ngoan đi tìm lương thực cho bầu đoàn thê tử. Thấy thức ăn lạ, các trinh sát viên không "vục đầu vào ăn", mà rất thận trọng "nghiên cứu" kỹ càng trước khi đụng tới. Có khi chàng biết là độc (ví dụ trộn bả), sẵn sàng lấy cái chết của mình để cảnh báo cho đồng loại "Nguy hiểm! Tránh xa!". Vì vậy đánh bả chuột thật không dễ dàng. Thấy an toàn, chàng báo cho cả bầy đến ăn và tha về tích trữ trong hang ổ.
Việc chuyên chở về cũng hay đáo để. Gặp quả trứng, khó đưa về, hai cậu chàng phân công, một cậu nằm ngửa ôm trứng, câu kia ngậm đuôi, kéo lê. Lại thế này nữa: trong một thí nghiệm, người ta đặt giữa phòng một chậu thức ăn, sao cho từ dưới mặt đất, chuột không thể tiếp cận được chậu, chỉ còn cách từ trên cao "mò" xuống. Lũ chuột đã leo lên xà nhà, một con bám chặt vào xà, cắn đuôi con thứ hai cho con này buông mình xuống. Con thứ ba tiếp tục cắn đuôi con thứ hai, cứ thế... hình thành một dây chuột đến khi con cuối cùng chạm đến chậu thức ăn.
Ăn xong, nó leo lên, bám xà, thay thế con thứ nhất để "sợi dây chuột" lại chạm chậu thức ăn tiếp, con dưới cùng ghé miệng nhấm nháp. Với mưu mẹo ấy, cả bọn biết nhường nhịn nhau, lần lượt ăn và cùng no nê. Câu chuyện này được quay phim tỉ mỉ và "sợi dây chuột" gồm 15 con đã "đoàn kết keo sơn", để cùng làm... việc lớn.
Trong một thí nghiệm khác, người ta đặt chậu thức ăn dưới nước, cách khá xa hang chuột. Chúng phát hiện, bơi ra tha về, dồn vào một góc. Ít phút sau một ông kễnh bước ra, không "lao động" nhưng khệnh khạng ăn uống thỏa thuê. Thì ra trong hang cũng có chế độ ông lớn ông bé, thủ trưởng nhân viên y chang con người.
Trong cuộc chống lại con người, chuột phản ứng cực nhanh. Các nhà khoa học Pháp cho biết: họ tìm ra một loại thuốc diệt chuột mới, đặt tại hệ thống cống ngầm Paris đã khiến một trinh sát viên chuột bị hy sinh, thì chỉ trong vài giờ tin tức lan truyền trong hệ thống cống ngoằn ngoèo hàng trăm km, thông tin hữu hiệu đến nỗi chẳng con chuột nào trúng bả nữa.
Một thuốc làm bả dùng lâu, ở chuột phát triển một loại gen kháng thuốc. Khôn ngoan hơn nữa, chúng khám phá ra một vũ khí mà con người mới biết cách đây không lâu. Đó là dùng vitamin K làm thuốc giải độc. Để tự miễn dịch, chuột đã tìm kiếm và ăn các thức ăn có vitamin K.
Những kinh nghiệm như thế được di truyền cho nhiều thế hệ, thành một tập quán "cảnh giác với mùi này, mùi nọ" cho đời sau. Bằng cách đó, chúng đối phó với con người.
Chuột cũng có cuộc sống tình cảm ư?
Vâng, đúng vậy. Chúng yêu nhau lãng mạn ra trò. Chàng tán tỉnh nàng bằng... giọng hát, chúng ta chỉ thấy rúc ra rúc rích (kèm theo những hạ âm mà những máy móc có thể đo được tần số để phân tích) nhưng chắc với chúng, phải du dương lắm mới quyến rũ được bạn tình.
Người ta đã chứng minh chuột nhắt biết bắt chước tiếng hót của kim tước, của họa mi... Chuột còn là loài biết "thưởng thức" âm thanh. Người ta kể, ban đêm, khi tiếng nhạc nho nhỏ, dịu êm phát ra, chuột cũng mê mải lắng nghe. Đôi khi vắng người, chuột còn chạy trên các phím dương cầm phát ra nốt nhạc như một trò chơi thích thú.
Đám cưới chuột trong tranh Đông Hồ
Bằng mùi, những con chuột nhận ra nhau là quen hay lạ, là bạn hay thù. Trường hợp chuột đực phải đi kiếm ăn đâu đó, một gã chuột lạ lẻn vào, gạ gẫm chuột cái thì lúc trở về, nó cũng ghen tuông, trừng trị mụ vợ lẳng lơ thẳng tay. Cơn giận dữ có thể kéo dài suốt mấy giờ cho tới khi mùi của gã chuột vụng trộm kia bị gió xua hết mới thôi.
Các nhà nghiên cứu tập tính động vật Mỹ cho biết, tuy sống lang chạ, chung đụng nhưng hầu như không xảy ra những quan hệ tình dục giữa các lão chuột đực vốn dâm đãng với các ả chuột cái hơn hớn non tơ, là lũ con cháu "trong nhà". Khi nhốt chung, họ cũng nhận thấy hành vi của từng cá thể đối với những con có quan hệ họ hàng ruột thịt (đã đánh dấu trước) bao giờ cũng có sự âu yếm, quan tâm hơn những con xa lạ.
Người ta cũng thí nghiệm thả vào hang chuột mẹ cả một lũ chuột sinh cùng ngày và thấy: chuột mẹ đều chăm sóc chúng như nhau, không thiên vị và hình như điều này hơi khác với con người.
Trong điều kiện thiên nhiên, các chuột con cùng một lứa đẻ và một mẹ nhưng có thể có bố khác nhau (là điều chỉ có ở súc vật). Chúng lớn lên bên nhau nhưng khoảng ba tháng tuổi, thì những anh em cùng chung bố mẹ cư xử với nhau thân mật hơn hẳn những anh chị em cùng mẹ khác bố. Chúng nhận ra nhau mà chẳng cần "mất tiền" nhờ dịch vụ phân tích ADN. Vì sao chúng phân biệt được mức độ ruột thịt cho tới nay vẫn là một điều bí ẩn.
Chuột trong khoa học
Với thân hình nhỏ bé, khả năng sinh sản nhanh và tương đồng với con người về mặt sinh lý và di truyền (90% gen chuột giống người), chuột trở thành vật thí nghiệm tuyệt vời trong các phòng nghiên cứu. Bạn có hình dung ra hàng năm, bao nhiêu chú chuột được sử dụng trong các cuộc thí nghiệm y khoa không? Một con số khổng lồ: 25 triệu.
Có lẽ chẳng có bệnh lý nào ở con người không trải qua nghiên cứu trên chuột. Chẳng một loại thuốc nào trước khi con người sử dụng (kể cả không sử dụng) để chữa bệnh mà chuột không phải là kẻ phải hy sinh đầu tiên để cho biết sẽ thành công hay thất bại. Não chuột được dùng để sản xuất một số loại vắc xin phòng bệnh cho trẻ nhỏ.
Gần đây, những chú chuột chuyển gen ra đời, ngành di truyền học đã làm nên một cuộc sống cách mạng. Bằng phương pháp chuyển đổi gen có mục tiêu, các nhà khoa học đã biến chuột thành những mẫu thí nghiệm tuyệt vời, giúp con người hiểu được những bệnh lý mang tính di truyền.
Triều đại của những con chuột chuyển gen chỉ mới bắt đầu. Bộ gen đã được giải mã của chúng là một thách thức khoa học to lớn của thế kỷ 21: phải hiểu được các gen dùng làm gì, quy định những tính chất nào của cơ thể để chăm sóc tốt hơn. Với ý nghĩa ấy, chuột là tương lai của con người.
Chính vì vậy, có nhà khoa học đề nghị dựng tượng những con vật dùng vào việc thí nghiệm y khoa để mang lại lợi ích hàng đầu cho con người là chữa bệnh và đương nhiên, chú chuột nhỏ bé được đứng ở hàng đầu.
Tất nhiên còn khuyết rất nhiều "miếng ghép" khác mới làm nên bức chân dung chuột, nhưng đại thể, kẻ thống trị năm mới của chúng ta là thế đấy. Hay và dở, lợi và hại, tốt và xấu... Tùy bạn đánh giá và vận dụng những tính cách ấy cho năm Chuột, cho những người tuổi Chuột.
Theo Bảo Châu
ST
Chẳng hiểu vì sao chú chuột bé nhỏ, xấu xí, ranh ma lại được "suy tôn" để đứng đầu 12 con giáp. Chú có ưu điểm gì, nhược điểm gì, thông minh hay đần độn, ngay thẳng hay lươn lẹo, trăng hoa hay nghiêm chỉnh...
Ngày xuân, chẳng thành bài vở, mất thì giờ của bạn đọc. Hãy nhìn chú chuột từ những "miếng ghép", để sắp xếp lại, bạn có thể hình dung ra chân tướng vị thống trị năm nay - năm Mậu Tý. Hay, dở thế nào, tùy bạn đoán định.
Chuột? Hàng nghìn loại chuột!
Từ 50 triệu năm nay, chuột sống ở khắp nơi trên trái đất với nhiều loài khác nhau. Loài thì bò, loài thì leo trèo, loại thì bay, loại thì nhảy... Chuột có thân hình tí hin nhất trong bộ "động vật có vú" mà cũng là con vật có "dân số" đông đảo nhất, chiếm 50% tổng số các loài thú cộng lại.
Chuột lùn (Suncus etruscus) là loài thú nhỏ nhất hành tinh, chỉ nhỉnh hơn một hạt lạc, nặng 1,2 đến 1,7g, kể cả đuôi dài có 3 - 3,5cm. Lớn nhất thì có chuột cống và theo một tài liệu, ở Bắc Kinh đã bắt được con chuột cống nặng 3,5kg, dài tới 60cm.
Lạ nhất là các bạn chuột chũi, hình dạng dị thường, đầu và thân trông như chiếc búa thợ mộc. Chúng sống chui lủi quanh năm dưới hang nên có mắt mà như mù. Ra ngoài trời, ánh sáng chiếu vào trung khu thần kinh, cân bằng nhiệt sẽ mất và chúng sẽ chết, số chúng không được thấy mặt trời.
Còn dân số chuột? Con số ước tính là 4 đến 5 tỷ cá thể, khác nhau quốc tịch và màu... lông. Nghĩa là trên trái đất cứ 10 đầu người thì có 7 đầu chuột. Đừng tưởng sống văn minh thì đẩy lùi được những con chuột bẩn thỉu. Có khi ngược lại. Số chuột ở các thành phố hiện đại rất nhiều. Tỷ lệ giữa chuột và người ở Moscow là 2/1, ở Chicago, thành phố chuyên sản xuất ôtô và nhiều nhà chọc trời nhất nước Mỹ, tỷ lệ này là 5/1.
Lũ chuột cống, vốn trước đây không có ở châu Âu, nhưng theo chân những chiến binh trong cuộc Thập tự chinh tràn vào đây đã "làm cỏ" bọn chuột đen bản địa với tính diệt chủng, đến không còn một mống, theo phân loại sinh học có tới 570 loài. Tuy dã man như vậy, nhưng chúng không làm gì được lũ chuột nhắt tí hon, sống chui lủi trong nhà, cũng có khoảng 300 loài.
Bảo cái màu xám tro là "màu lông chuột" là không chính xác. Bởi chuột có tới 19 màu lông như đen, trắng, xám, nâu, vàng, hồng... Sắc lông không phải yếu tố phân biệt các loài chuột mà phải dựa vào mõm, răng và vú chuột.
Ăn ghê gớm
Do bản chất sinh học, chuột ăn như... mỏ khoét. Chàng chuột nhắt tí xíu nặng 15g mỗi ngày cần chén một khối lượng thức ăn khoảng 10g (60-70% trọng lượng cơ thể), trong khi con cừu nặng 50kg chỉ ăn 4kg cỏ (8% trọng lượng cơ thể), một con bò 300kg chỉ 15kg cỏ (5%).
Tổ chức FAO đã thống kê, đội quân nhà chuột này mỗi năm đã ăn và phá hoại cả trong nhà lẫn ngoài đồng khoảng 42,5 triệu tấn lương thực, đủ nuôi sống 150 triệu người (chưa kể nhiều khi ăn đòng đòng lúa, gây mất mùa nghiêm trọng thì thiệt hại lớn hơn nhiều).
Trong một thí nghiệm, người ta cho một chú nhắt "sa chĩnh gạo" ăn chơi thỏa thích thì thấy một năm chú chén xấp xỉ... 2 yến, "ị" ra 25.000 viên phân, "tè" khoảng 4.640ml nước tiểu, làm lượng hạt bị hư hỏng, không dùng được gấp 10 lần lượng gạo chú đã ăn.
Những gã chuột cống ục ịch khoái khẩu nhất là trứng gà trứng vịt cũng như gà vịt vừa nở... Chuột đồng là những kẻ biết lo xa. Biết mùa đông khan hiếm thức ăn, chúng tích trữ lượng thức ăn, chúng tích trữ lương thảo trong hang, có khi hang chứa tới 2-3kg thóc.
Mà đâu chỉ ăn lương thực để sống. Thuộc loài găm nhấm, hai răng cửa trên và dưới của bọn chuột cứ dài ra liên tục, khiến lúc nào chúng cũng phải gặm một cái gì đó cho răng mòn đi, nếu không những chiếc răng này cong lại, ngoắc vào nhau, chúng không ăn được nữa và sẽ... chết, vì suốt một đời răng này dài ra đến... 2cm đấy. Chúng gặm bất cứ cái gì chúng gặp: quần áo, sách vở, giày dép, đồ gỗ... trong nhà, rễ cây trong rừng, thân cây trồng ngoài đồng ruộng và thời đại pôlime, chúng "ghiền" cả chất dẻo.
Bất lực trước chúng, nhiều người không dám chửi những con chuột hỗn hào, sợ chúng nghe thấy, trả thù. Thậm chí nhiều người còn thì thào, gọi chúng là "ông Tý", là "cụ Thử", hy vọng nịnh thế, các ông, các cụ ấy thương tình, không phá nữa.
Thật đúng là đã ăn tàn còn phá hại, "ông Tý", "cụ Thử" gì chúng. Rõ đồ ăn cướp!
Đẻ khủng khiếp
Mới tí tuổi đầu, chưa đầy 3 tháng tuổi, các cô cậu chuột đã tí tởn bước vào tuổi dậy thì, mắt la mày lét, bày trò... chim chuột nhau. Mang bầu 19 đến 22 ngày rồi đẻ. Mà nào có ít ỏi gì. Chuột nhắt đẻ 5 - 7 lứa một năm, mỗi lứa từ 6 đến 10 con. Chuột cống tuy không "mắn" bằng, cũng "chơi" mỗi năm 4 - 5 lứa. Khoảng 3/4 sinh ra là chuột cái.
Tuổi thọ trung bình của chuột cống là 2 đến 4 năm. Chuột nhắt 1 - 2 năm. Cứ thử tính mà xem với cấp số nhân như thế. Nếu một cặp vợ chồng chuột giả sử lần sinh đẻ nào cũng "mẹ tròn con vuông" thì chỉ sau 3 năm, con đàn cháu đống... đông đúc tới 20 triệu con, thử hỏi chúng sẽ tác oai tác quái đến mức nào.
May thay, "bọn trẻ" cũng èo uột, bệnh tật, ký sinh trùng, rồi mèo, rối rắn, rồi diều hâu, cú vọ, lũ lụt, hạn hán... rồi các biện pháp diệt chuột của con người khiến chỉ 10 - 15% sống sót. Nếu chẳng thế, một ngày nào đó chúng sẽ tràn ngập gấp 4 lần số người.
Tuy nhiên, cũng có những nơi chuột đông vô kể. Vì như ở đảo quốc Maldive (Tây nam Thái Bình Dương) trên đảo không có một con mèo nào nên chuột ung dung dạo phố ngay cả ban ngày. Tại Bogota - thủ đô Columbia số chuột nhiều gấp 4 lần số người.
Loài chuột có tuổi thọ rất cao
Ranh như chuột
Chẳng lẽ chuột chẳng có ưu điểm gì sao? Có đấy. Đã xuất hiện 50 triệu năm mà vẫn tồn tại, phát triển và đối đầu được với một loài có trí thông minh siêu việt là con người thì đủ thấy chúng có sức sống mãnh liệt thế nào nên mới được phong là bậc thầy của cuộc đấu tranh sinh tồn.
Cuộc sống bầy đàn giúp chúng có được "trí thông minh xã hội" (social intelligence), gần giống như kiểu bộ lạc. Bầy nào cũng có một đội trinh sát gồm những chàng trai lanh lẹ, khôn ngoan đi tìm lương thực cho bầu đoàn thê tử. Thấy thức ăn lạ, các trinh sát viên không "vục đầu vào ăn", mà rất thận trọng "nghiên cứu" kỹ càng trước khi đụng tới. Có khi chàng biết là độc (ví dụ trộn bả), sẵn sàng lấy cái chết của mình để cảnh báo cho đồng loại "Nguy hiểm! Tránh xa!". Vì vậy đánh bả chuột thật không dễ dàng. Thấy an toàn, chàng báo cho cả bầy đến ăn và tha về tích trữ trong hang ổ.
Việc chuyên chở về cũng hay đáo để. Gặp quả trứng, khó đưa về, hai cậu chàng phân công, một cậu nằm ngửa ôm trứng, câu kia ngậm đuôi, kéo lê. Lại thế này nữa: trong một thí nghiệm, người ta đặt giữa phòng một chậu thức ăn, sao cho từ dưới mặt đất, chuột không thể tiếp cận được chậu, chỉ còn cách từ trên cao "mò" xuống. Lũ chuột đã leo lên xà nhà, một con bám chặt vào xà, cắn đuôi con thứ hai cho con này buông mình xuống. Con thứ ba tiếp tục cắn đuôi con thứ hai, cứ thế... hình thành một dây chuột đến khi con cuối cùng chạm đến chậu thức ăn.
Ăn xong, nó leo lên, bám xà, thay thế con thứ nhất để "sợi dây chuột" lại chạm chậu thức ăn tiếp, con dưới cùng ghé miệng nhấm nháp. Với mưu mẹo ấy, cả bọn biết nhường nhịn nhau, lần lượt ăn và cùng no nê. Câu chuyện này được quay phim tỉ mỉ và "sợi dây chuột" gồm 15 con đã "đoàn kết keo sơn", để cùng làm... việc lớn.
Trong một thí nghiệm khác, người ta đặt chậu thức ăn dưới nước, cách khá xa hang chuột. Chúng phát hiện, bơi ra tha về, dồn vào một góc. Ít phút sau một ông kễnh bước ra, không "lao động" nhưng khệnh khạng ăn uống thỏa thuê. Thì ra trong hang cũng có chế độ ông lớn ông bé, thủ trưởng nhân viên y chang con người.
Trong cuộc chống lại con người, chuột phản ứng cực nhanh. Các nhà khoa học Pháp cho biết: họ tìm ra một loại thuốc diệt chuột mới, đặt tại hệ thống cống ngầm Paris đã khiến một trinh sát viên chuột bị hy sinh, thì chỉ trong vài giờ tin tức lan truyền trong hệ thống cống ngoằn ngoèo hàng trăm km, thông tin hữu hiệu đến nỗi chẳng con chuột nào trúng bả nữa.
Một thuốc làm bả dùng lâu, ở chuột phát triển một loại gen kháng thuốc. Khôn ngoan hơn nữa, chúng khám phá ra một vũ khí mà con người mới biết cách đây không lâu. Đó là dùng vitamin K làm thuốc giải độc. Để tự miễn dịch, chuột đã tìm kiếm và ăn các thức ăn có vitamin K.
Những kinh nghiệm như thế được di truyền cho nhiều thế hệ, thành một tập quán "cảnh giác với mùi này, mùi nọ" cho đời sau. Bằng cách đó, chúng đối phó với con người.
Chuột cũng có cuộc sống tình cảm ư?
Vâng, đúng vậy. Chúng yêu nhau lãng mạn ra trò. Chàng tán tỉnh nàng bằng... giọng hát, chúng ta chỉ thấy rúc ra rúc rích (kèm theo những hạ âm mà những máy móc có thể đo được tần số để phân tích) nhưng chắc với chúng, phải du dương lắm mới quyến rũ được bạn tình.
Người ta đã chứng minh chuột nhắt biết bắt chước tiếng hót của kim tước, của họa mi... Chuột còn là loài biết "thưởng thức" âm thanh. Người ta kể, ban đêm, khi tiếng nhạc nho nhỏ, dịu êm phát ra, chuột cũng mê mải lắng nghe. Đôi khi vắng người, chuột còn chạy trên các phím dương cầm phát ra nốt nhạc như một trò chơi thích thú.
Đám cưới chuột trong tranh Đông Hồ
Bằng mùi, những con chuột nhận ra nhau là quen hay lạ, là bạn hay thù. Trường hợp chuột đực phải đi kiếm ăn đâu đó, một gã chuột lạ lẻn vào, gạ gẫm chuột cái thì lúc trở về, nó cũng ghen tuông, trừng trị mụ vợ lẳng lơ thẳng tay. Cơn giận dữ có thể kéo dài suốt mấy giờ cho tới khi mùi của gã chuột vụng trộm kia bị gió xua hết mới thôi.
Các nhà nghiên cứu tập tính động vật Mỹ cho biết, tuy sống lang chạ, chung đụng nhưng hầu như không xảy ra những quan hệ tình dục giữa các lão chuột đực vốn dâm đãng với các ả chuột cái hơn hớn non tơ, là lũ con cháu "trong nhà". Khi nhốt chung, họ cũng nhận thấy hành vi của từng cá thể đối với những con có quan hệ họ hàng ruột thịt (đã đánh dấu trước) bao giờ cũng có sự âu yếm, quan tâm hơn những con xa lạ.
Người ta cũng thí nghiệm thả vào hang chuột mẹ cả một lũ chuột sinh cùng ngày và thấy: chuột mẹ đều chăm sóc chúng như nhau, không thiên vị và hình như điều này hơi khác với con người.
Trong điều kiện thiên nhiên, các chuột con cùng một lứa đẻ và một mẹ nhưng có thể có bố khác nhau (là điều chỉ có ở súc vật). Chúng lớn lên bên nhau nhưng khoảng ba tháng tuổi, thì những anh em cùng chung bố mẹ cư xử với nhau thân mật hơn hẳn những anh chị em cùng mẹ khác bố. Chúng nhận ra nhau mà chẳng cần "mất tiền" nhờ dịch vụ phân tích ADN. Vì sao chúng phân biệt được mức độ ruột thịt cho tới nay vẫn là một điều bí ẩn.
Chuột trong khoa học
Với thân hình nhỏ bé, khả năng sinh sản nhanh và tương đồng với con người về mặt sinh lý và di truyền (90% gen chuột giống người), chuột trở thành vật thí nghiệm tuyệt vời trong các phòng nghiên cứu. Bạn có hình dung ra hàng năm, bao nhiêu chú chuột được sử dụng trong các cuộc thí nghiệm y khoa không? Một con số khổng lồ: 25 triệu.
Có lẽ chẳng có bệnh lý nào ở con người không trải qua nghiên cứu trên chuột. Chẳng một loại thuốc nào trước khi con người sử dụng (kể cả không sử dụng) để chữa bệnh mà chuột không phải là kẻ phải hy sinh đầu tiên để cho biết sẽ thành công hay thất bại. Não chuột được dùng để sản xuất một số loại vắc xin phòng bệnh cho trẻ nhỏ.
Gần đây, những chú chuột chuyển gen ra đời, ngành di truyền học đã làm nên một cuộc sống cách mạng. Bằng phương pháp chuyển đổi gen có mục tiêu, các nhà khoa học đã biến chuột thành những mẫu thí nghiệm tuyệt vời, giúp con người hiểu được những bệnh lý mang tính di truyền.
Triều đại của những con chuột chuyển gen chỉ mới bắt đầu. Bộ gen đã được giải mã của chúng là một thách thức khoa học to lớn của thế kỷ 21: phải hiểu được các gen dùng làm gì, quy định những tính chất nào của cơ thể để chăm sóc tốt hơn. Với ý nghĩa ấy, chuột là tương lai của con người.
Chính vì vậy, có nhà khoa học đề nghị dựng tượng những con vật dùng vào việc thí nghiệm y khoa để mang lại lợi ích hàng đầu cho con người là chữa bệnh và đương nhiên, chú chuột nhỏ bé được đứng ở hàng đầu.
Tất nhiên còn khuyết rất nhiều "miếng ghép" khác mới làm nên bức chân dung chuột, nhưng đại thể, kẻ thống trị năm mới của chúng ta là thế đấy. Hay và dở, lợi và hại, tốt và xấu... Tùy bạn đánh giá và vận dụng những tính cách ấy cho năm Chuột, cho những người tuổi Chuột.
Theo Bảo Châu
ST