Một trong những con mực lớn nhất và còn nguyên vẹn nhất từng được tìm thấy đang xuất hiện trước công chúng tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, Anh.
Con vật bị bắt bằng lưới rà ngoài khơi quần đảo Falkland, với chiều dài lên đến 8,2 mét. Các nhà nghiên cứu của bảo tàng đã thực hiện một quy trình bảo quản tỉ mỉ để giữ nó nguyên vẹn, và hiện trưng bày trên một bồn kính dài 9 mét.
Mực khổng lồ, từng được xem là rắn biển, rất hiếm khi được quan sát thấy và sống ở độ sâu từ 200 đến 1.000 mét.
Chúng có thể nặng tới 1 tấn, và con lớn nhất từng được ghi nhận có chiều dài tới 18,5 mét, xuất hiện năm 1880 ở ngoài khơi đảo Bay của New Zealand.
"Hầu hết mực khổng lồ có xu hướng bị quăng lên bãi biển khi đã chết, hoặc được tìm thấy trong dạ dày của cá nhà táng, vì thế chúng thường ở trong tình trạng rất tồi tệ, phân huỷ nát", Jon Ablett, người quản lý nhóm động vật thân mềm tại Bảo tàng, trưởng nhóm bảo quản cho biết. Chính vì thế, việc phát hiện một mẫu vật lớn, còn nguyên vẹn là rất hiếm hoi.
Con vật bị bắt bằng lưới rà ngoài khơi quần đảo Falkland, với chiều dài lên đến 8,2 mét. Các nhà nghiên cứu của bảo tàng đã thực hiện một quy trình bảo quản tỉ mỉ để giữ nó nguyên vẹn, và hiện trưng bày trên một bồn kính dài 9 mét.
Mực khổng lồ, từng được xem là rắn biển, rất hiếm khi được quan sát thấy và sống ở độ sâu từ 200 đến 1.000 mét.
Chúng có thể nặng tới 1 tấn, và con lớn nhất từng được ghi nhận có chiều dài tới 18,5 mét, xuất hiện năm 1880 ở ngoài khơi đảo Bay của New Zealand.
"Hầu hết mực khổng lồ có xu hướng bị quăng lên bãi biển khi đã chết, hoặc được tìm thấy trong dạ dày của cá nhà táng, vì thế chúng thường ở trong tình trạng rất tồi tệ, phân huỷ nát", Jon Ablett, người quản lý nhóm động vật thân mềm tại Bảo tàng, trưởng nhóm bảo quản cho biết. Chính vì thế, việc phát hiện một mẫu vật lớn, còn nguyên vẹn là rất hiếm hoi.
Comment