Một nhóm cư dân tí hon của trái đất đã sống sót mà không màng đến chuyện "yêu đương" trong suốt hàng chục triệu năm, nhờ vào một thủ thuật tiến hoá tinh xảo.
Việc sinh sản vô tính đã cho phép loài sinh vật đơn bào này (bdelloid rotifers) tạo ra các bản sao gene khác nhau qua thời gian, giúp chúng thích nghi và sống sót, các nhà nghiên cứu tuyên bố.
Các nhà nghiên cứu trước kia cũng đã chỉ ra rằng loài vật trong mờ, sống dưới nước này có thể sống sót đến 40 triệu năm mà không cần giao phối lưỡng tính. Câu hỏi đặt ra là, bằng cách nào chúng tồn tại được mà không có sự trao đổi gene thông qua việc giao phối.
"Sinh sản lưỡng tính được xem là điều tốt trong tiến hoá. Chính vì thế khi bắt gặp một sinh vật như bdelloid rotifers, loài vật chẳng thèm 'yêu' trong hàng trục triệu năm, bạn sẽ bắt đầu nghi ngờ tại sao sex lại quan trọng" - Alan Tunnacliffe, một nhà sinh học phân tử tại Đại học Cambridge, cho biết.
Bdelloid rotifers chuyên sống trong các hồ nước. Chúng tự tạo ra những bản sao gene khác biệt để tồn tại và tiến hoá. (Ảnh: Reuters)
Tất cả các loài động, thực vật sinh sản lưỡng tính đều có các cặp gene gần giống nhau, một đến từ bố và một đến từ mẹ. Và như thế, luôn phải có hai cá thể khác giới để sinh sản thế hệ con. Nhưng khi nghiên cứu bằng công nghệ nhân bản phân tử, Tunnacliffe phát hiện thấy bdelloid rotifers khắc phục được điều này bằng một mẹo tiến hoá, cho phép các gene của nó trôi giạt xa nhau và tự tiến hoá.
"Không sex nghĩa là các gene có thể tiến hoá theo những hướng khác nhau. Nó cũng giống như thể bạn có một kho gene lớn hơn, từ đó dễ lựa chọn cho các chức năng khác nhau".
Theo Reuters
Việc sinh sản vô tính đã cho phép loài sinh vật đơn bào này (bdelloid rotifers) tạo ra các bản sao gene khác nhau qua thời gian, giúp chúng thích nghi và sống sót, các nhà nghiên cứu tuyên bố.
Các nhà nghiên cứu trước kia cũng đã chỉ ra rằng loài vật trong mờ, sống dưới nước này có thể sống sót đến 40 triệu năm mà không cần giao phối lưỡng tính. Câu hỏi đặt ra là, bằng cách nào chúng tồn tại được mà không có sự trao đổi gene thông qua việc giao phối.
"Sinh sản lưỡng tính được xem là điều tốt trong tiến hoá. Chính vì thế khi bắt gặp một sinh vật như bdelloid rotifers, loài vật chẳng thèm 'yêu' trong hàng trục triệu năm, bạn sẽ bắt đầu nghi ngờ tại sao sex lại quan trọng" - Alan Tunnacliffe, một nhà sinh học phân tử tại Đại học Cambridge, cho biết.
Bdelloid rotifers chuyên sống trong các hồ nước. Chúng tự tạo ra những bản sao gene khác biệt để tồn tại và tiến hoá. (Ảnh: Reuters)
Tất cả các loài động, thực vật sinh sản lưỡng tính đều có các cặp gene gần giống nhau, một đến từ bố và một đến từ mẹ. Và như thế, luôn phải có hai cá thể khác giới để sinh sản thế hệ con. Nhưng khi nghiên cứu bằng công nghệ nhân bản phân tử, Tunnacliffe phát hiện thấy bdelloid rotifers khắc phục được điều này bằng một mẹo tiến hoá, cho phép các gene của nó trôi giạt xa nhau và tự tiến hoá.
"Không sex nghĩa là các gene có thể tiến hoá theo những hướng khác nhau. Nó cũng giống như thể bạn có một kho gene lớn hơn, từ đó dễ lựa chọn cho các chức năng khác nhau".
Theo Reuters