Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Thư giãn với hồ cá thủy sinh

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thư giãn với hồ cá thủy sinh





    Cá thần tiên (ông tiên) trắng dễ thương

    Cá Thần Tiên, hay còn gọi là cá ông tiên là một loài cá cảnh đẹp có thể nuôi trong bể thủy sinh, có rất nhiều loại cá ông tiên và chúng rất đẹp.

    Khi nuôi cá thần tiên chung với các loài cá cảnh nhỏ khác trong bể thủy sinh các bạn cần lưu ý cá ông tiên có thể giết chết và ăn cá con. Bài này hướng dẫn các bạn nuôi cá ông tiên đúng cách và không bị chết vì đây là loài hơi khó nuôi.

    Môi trường sống ưa thích của cá thần tiên: Nuôi trong bể thủy sinh nên có thêm Lũa -driftwood, đá chưng trong thủy sinh – rocks, rải sỏi nền – gravel và cây thuỷ sinh. Bể nuôi cá thần tiên nên được sủi bọt khí thường xuyên, bể nuôi cá cần đủ rộng tạo không gian cho cá di chuyển, cần thay 25% lượng nước mỗi tuần (nước thay phải là nước cũ đã phân hủy hết Clor, cá rất nhạy với nước, thay nước mới có thể khiến cá chết ngay). Một số thông số nước bể nuôi cá thần tiên cần đảm bảo:

    - Nhiệt độ nước (C): 20 - 30

    - Độ cứng nước (dH): 9 - 25

    - Độ pH thích hợp: 6,0 – 8,0

    - Thể tích bể nuôi (L): 250

    Cá ông tiên ăn gì: Cá thần tiên không ăn hoặc rất ít ăn thức ăn cho cá cảnh dạng viên. Cá ông tiên thuộc loài cá ăn động vật: các loại cá con nhỏ, tép nhỏ vừa miệng chúng, chúng ăn cá con rất bạo, cá bảy màu nhỏ chúng cũng rĩa cho đến chết rồi ăn luôn nên các bạn nên lưu ý khi kết hợp nuôi cá này chung với các loài cá cảnh khác trong bể thủy sinh. Loài này thậm chí còn ăn cả quả, hạt rơi vãi từ trên cây xuống

    Đặc tính : Được đánh giá là loài cá lành, nuôi chung trong bể thủy sinh được. Không nên nuôi chung với loài cá nóc cảnh vì nó sẽ rỉa đuôi của cá ông tiên.

    Hình thức sinh sản của cá ông tiên: Cá bắt cặp sinh sản, đẻ trứng dính lên tổ hay giá thể (thành bể, gạch ngói), cá bố mẹ chăm sóc trứng và cá con. Trứng nở sau 1 – 2 ngày, cá con tiêu hết noãn hoàng sau 3 – 5 ngày

    Tuổi thọ: Nếu được nuôi dưỡng đúng cách, cá có thể sống được vài năm.

    (Tổng hợp từ tài liệu Cá Cảnh Phong Thủy)
    Mời các bạn tham quan nhà riêng:
    Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

  • #2




    Cá phượng hoàng ngũ sắc "kênh" nhau

    Cá phượng hoàng ngũ sắc lùn rất dễ thương vì có size rất bé nhưng cũng rất khó nuôi, dễ chết vì stress. Chúng thường tự chiếm một vùng lãnh thổ riêng và đánh đuổi những chú cá khác mon men muốn vào nơi chúng đang bơi lội. Trong clip là 2 chú phượng hoàng ngũ sắc lùn thường "kênh" nhau. Chú cá bên phải thích ở vùng nước động, chú cá bên trái thích ở vùng nước tĩnh. Tuy đã có "vương quốc" riêng nhưng thi thoảng chúng vẫn bơi đến gần nhau và "sửng cồ" với nhau.

    -------------------------------------------------------------------------

    Cá phượng hoàng (Ram cichlid) có rất nhiều loại có màu sắc rất rất đẹp, chúng có những cái vẩy màu xanh pha lẫn vàng lấp lánh trong ánh sáng như những viên kim cương sẽ thu hút bất kỳ người nào nhìn thấy chúng lần đầu tiên. Cá có chiều dài khoảng 5-7 cm màu sắc lấp lánh nên nuôi trong hồ thủy sinh khá đẹp, tuy nhiên cá ăn thức ăn động vật cần lưu ý khi nuôi chung chúng với các loại cá cảnh thủy sinh nhỏ.

    Hồi nhỏ tôi đổ rất nhiều tiền để mua loại cá này nuôi vì nó rất đẹp, giá bán ở tiệm cá cảnh khoảng (15 - 20 ngàn một con), tôi mua đủ thứ thức ăn cho nó ăn nhưng nó vẫn chết và chết không có dấu hiệu báo trước (ngơ ngơ ngáo ngáo) như các loài cá cảnh khác trong bể cá cảnh, chỉ biết một điều là sáng thức dậy thấy nó đã chết trong khi hôm qua nó còn sống khỏe. Trong bài này, tôi và các bạn sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về loài cá cảnh đẹp này.

    Tất cả các loại cá phượng hoàng đều rất đẹp

    Cá Phượng hoàng có các tên tiếng anh: Butterfly cichlid, Dwarf cichlid, Ram cichlid, Gold ram, Ram; tên khoa học Mikrogeophagus ramirezi bao gồm các loại khác nhau: cá phượng hoàng, cá phượng hoàng bướm, cá phượng hoàng lùn vàng, cá phượng hoàng lùn xanh.

    Cá phượng hoàng trong tự nhiên phân bố ở lưu vực sông Orinoco ở Venezuela và Colombia ở Nam Mỹ. Chiều dài thân cá trưởng thành đạt 5 – 7 cm, vừa đủ độ nhỏ nhắn để nuôi trong hồ thủy sinh.

    Cá sống mọi tầng nước, nên nuôi ghép trong hồ có nhiều cây thủy sinh với ánh sáng vừa phải, yêu cầu lọc nước sục khí nhiều, cá ít nhiễm bệnh. Cá khỏe mạnh nếu được nuôi trong nguồn nước sạch hơi mềm (pH thích hợp: 6,0 – 7,5) và bộ lọc thường xuyên hoạt động hay định kỳ thay nước vì cá rất nhạy cảm với nitrít độc hại sinh ra bởi phân thải và thức ăn thừa.

    Cá ưa hoạt động và nhanh nhẹn, nuôi thành cặp hoặc thích hợp trong bể nuôi chung với nhiều loại cá khác nhau, cần trang bị giá thể cho cá ẩn nấp như đá, sỏi, gỗ. Môi trường nuôi tốt cá sẽ lên màu rất đẹp, khi cá bệnh yếu chúng sẽ bị sẫm màu hoặc xuất hiện những sọc đen đậm dọc thân, lúc này bạn cần kiểm tra lại chất lượng nước trong bể nuôi.

    Các thông số nước bể nuôi cần đảm bảo: Nhiệt độ nước (C): 25 – 29; Độ cứng nước (dH): 5 – 12; Độ pH thích hợp: 6,0 – 7,5; Thể tích bể nuôi (L): 90; sục khí nhiều, lọc nước nhiều, ánh sàng vừa phải.

    Hình thức sinh sản: Cá phượng hoàng bắt cặp sinh sản, đẻ trứng dính lên giá thể được dọn sẵn, cá bố mẹ chăm sóc trứng và cá con.

    Thức ăn cho cá phượng hoàng: Cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn bao gồm trùng chỉ, cung quăng, giáp xác, côn trùng nhỏ và thức ăn viên.

    (Tổng hợp tài liệu từ Cá Cảnh Phong Thủy)
    Mời các bạn tham quan nhà riêng:
    Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

    Comment


    • #3



      Cá thủy tinh trong suốt như thủy tinh

      Cá thủy tinh có tên khoa học Kryptopterus bicirrhis là loài cá nuôi tốt trong môi trường thủy sinh, cá được xếp vào 1 trong các loài cá thủy sinh dễ nuôi, và cũng là loài cá cảnh đẹp. Loài cá thủy tinh có cơ thể trong suốt đang được rất nhiều người chơi cá cảnh ở Việt Nam ưa chuộng.

      - Hình dáng: Chúng có cơ thể gần như trong suốt, thấy rõ xương và các nội tạng bên trong.
      - Kích thước: Mỗi chú cá chỉ dài không quá 10cm và rất yếu đuối, dễ dàng làm mồi cho các loài cá lớn hơn.
      - Màu sắc: trắng bạc
      - Điều kiện sống: Độ pH trong hồ nên ổn định từ 6.0-8.0
      - Thức ăn : Thức ăn của chúng là những động vật không xương sống nhỏ dưới nước như bọ nước, ấu trùng....
      - Cộng đồng: Cá thủy tinh rât hiền sống chung với các loài cá khác
      - Sinh sản: Cá đẻ trứng dính trên giá thể mềm. Tách cá bố mẹ ra khỏi trứng sau khi đẻ. Trứng nở sau 24 – 48 giờ.
      - Giới tính: khó phân biệt
      - Bể: Nuôi ở hồ thủy sinh cá thủy tinh phát triển tốt
      - Quan hệ: Đây là loại cá hiền lành, thân thiện, có thể nuôi chung với neon, ông tiên, cá đĩa,... Để màu sắc của chúng trở nên nổi bật và đẹp hơn, nên nuôi loài cá này thành đàn 15 con trở lên.

      Cá thủy tinh có cách tự vệ rất độc đáo: chúng họp lại với nhau thành từng đàn nhỏ, cơ thể trong suốt của từng con hòa lẫn vào trong đàn.
      Cá thủy tinh số bơi tần giữa và đáy
      Cá thủy tinh làm rối mắt kẻ thù, khiến chúng khó nhận diện ra từng con cá thủy tinh riêng lẻ để tấn công.
      Cá thủy tinh dễ bị bệnh nấm trắng do đó phải vệ sinh hồ thủy sinh thường xuyên.
      Cá thủy tinh rất khó nuôi, Chúng đòi hỏi nguồn nước tinh khiết và có bầy đàn.
      Cá thủy tinh bắt đèn trong thủy sinh sẽ hiện lên màu rất đẹp với ánh đèn thường cá sẽ không hiện dạ quang
      Cá thủy tinh đẹp nhất khi được nuôi với một số lượng lớn trong bể.

      (Tổng hợp tài liệu từ Thủy Sinh Asin)
      Mời các bạn tham quan nhà riêng:
      Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

      Comment


      • #4




        Cá tứ vân (xê can) đẹp và linh hoạt

        Cá tứ vân còn gọi là cá xecan với tốc độ bơi nhanh nhẹn, chúng thường cắn rỉa vây các loài cá khác. Cá tứ vân hiện nay đã có nhiều màu sắc khác nhau, giúp cho bể thủy sinh của bạn sinh động hơn.

        - Tên khoa học: Puntius tetrazona (Bleeker, 1855)

        - Chi tiết phân loại:
        Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
        Họ: Cyprinidae (họ cá chép)
        Tên đồng danh: Capoeta tetrazona Bleeker, 1855; Barbus tetrazona (Bleeker, 1855); Barbus tetrazona tetrazona (Bleeker, 1855)
        Tên tiếng Việt khác: Cá Mè hổ, Cá Đòng đong bốn sọc
        Tên tiếng Anh khác: Partbelt barb; Tiger
        Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 70 (kiểu hình tứ vân sọc đen) và đã sản xuất giống phổ biến trong nước.

        - Tên Tiếng Anh: Tiger barb; Sumatra barb

        - Tên Tiếng Việt: Cá Tứ vân; Cá Xê can, Cá secan

        - Nguồn cá:Sản xuất nội địa

        - Phân bố:Indonesia (Sumatra và Borneo)

        - Chiều dài cá (cm):7

        - Nhiệt độ nước (C):20 – 30

        - Độ cứng nước (dH):5 – 19

        - Độ pH:6,0 – 7,5

        - Tính ăn:Ăn tạp

        - Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

        - Chi tiết đặc điểm sinh học:
        Tầng nước ở: giữa
        Sinh sản: Cá thành thục ở 5 – 6 tháng tuổi, đẻ trứng dính trên giá thể mềm đặt chìm dưới đáy. Cá đẻ xong cần tách riêng cá bố mẹ để tránh cá ăn trứng, trứng nở sau 2 – 3 ngày ở nhiệt độ 28 – 300C. Cá bột sau khi nở 2 – 3 ngày bắt đầu ăn thức ăn ngoài.

        - Thể tích bể nuôi (L):100 (L)

        - Hình thức nuôi:Đơn

        - Cá thích hợp nuôi trong bể thủy sinh

        - Yêu cầu ánh sáng:Vừa

        - Yêu cầu lọc nước:Ít

        - Yêu cầu sục khí:Trung bình

        - Chi tiết kỹ thuật nuôi:
        Chiều dài bể: 60 – 80 cm
        Thiết kế bể: Bể trồng nhiều cây thủy sinh với nền đáy cát hay sỏi và có nắp đậy. Cá bơi nhanh nhẹn thành đàn, nên thả ít nhất 5 – 7 con. Không nên nuôi chung với những cá có vây dài và bơi chậm như ông tiên, vàng ... vì cá thích rỉa vây cá khác.
        Chăm sóc: Cá dễ nuôi, khỏe mạnh, thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh.
        Thức ăn: Cá ăn tạp từ thực vật thủy sinh đến giáp xác, côn trùng thủy sinh ... Cá cũng ăn thức ăn viên.

        (Tổng hợp tài liệu từ Thiên Đường Cá Cảnh)


        Mời các bạn tham quan nhà riêng:
        Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

        Comment


        • #5




          Cá chạch rắn culi (kuhli) bơi như rắn

          - Tên khoa học: Pangio kuhlii (Valenciennes, 1846)

          - Chi tiết phân loại:
          + Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
          + Họ: Cobitidae (họ cá chạch)
          + Tên đồng danh: Cobitis kuhlii Valenciennes, 1846; Acanthophthalmus kuhlii (Valenciennes, 1846); Acanthophthalmus fasciatus Bleeker, 1860
          + Tên tiếng Việt khác: Chạch rắn khoang sọc; Chạch gai mắt; Heo mắt gai
          + Tên tiếng Anh khác: Prickly eye; Leopard loach; Slimy loach
          + Nguồn gốc: Nguồn cá khai thác trong tự nhiên ở Tây Ninh, trữ lượng ít, chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

          - Tên Tiếng Anh: Coolie loach; Kuhli loach

          - Tên Tiếng Việt: Chạch rắn culi

          - Nguồn cá, xuất xứ : Tự nhiên bản địa

          - Phân bố: Một số nước Đông Nam Á …

          - Chiều dài cá (cm):12

          - Nhiệt độ nước (C): 24 – 30

          - Độ cứng nước (dH): 5 – 12

          - Độ pH: 5,5 – 6,5

          - Tính ăn: Ăn tạp

          - Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

          - Chi tiết đặc điểm sinh học:
          + Phân bố: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, ở Việt Nam cá sống ở thượng nguồn sông Sài Gòn
          + Tầng nước ở: Đáy
          + Sinh sản: Cá đẻ trứng dính trên giá thể mềm, đã sinh sản được trong bể nuôi cảnh, chưa sản xuất ở qui mô thương mại.

          - Thể tích bể nuôi (L): 220 (L)

          - Nuôi trong hồ rong: Có

          - Loại thức ăn: Từ mồi sống (trùng chỉ, côn trùng ...) cho đến thức ăn viên dạng chìm và thức ăn thừa ở đáy của bể cá

          - Chi tiết kỹ thuật nuôi:
          + Chiều dài bể: 100 cm
          + Thiết kế bể: Cá chui rúc khá tích cực và rất sinh động quanh các gốc cây thủy sinh và các giá thể làm nơi trú ẩn, nên thả nhóm 5 – 6 con để cá bớt nhút nhát. Thích hợp trong bể nuôi chung với các loại cá hồ rong khác.
          + Chăm sóc: Cá dễ nuôi, tập tính hoạt động và ăn về đêm.
          + Thức ăn: Cá ăn tạp từ mồi sống (trùng chỉ, côn trùng ...) cho đến thức ăn viên dạng chìm và thức ăn thừa ở đáy của bể cá

          (Tổng hợp từ tài liệu Thiên Đường Cá Cảnh)
          Mời các bạn tham quan nhà riêng:
          Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

          Comment


          • #6




            Đôi cá tứ vân (xê can) quấn quít bên nhau

            Cá Tứ vân thuộc Bộ Cypriniformes ,nhiều nơi gọi là cá secan , là cá dễ nuôi và hiền có thể nuôi chung với các cá cảnh khác như phượng hoàng, dĩa, cánh buồm, thần tiên, hắc kim, hồng gấm, cá vàng, bảy màu. Cá Tứ vân là loài cá dễ nuôi, nếu nuôi trong môi trường thủy sinh có thể sinh sản 1 cách dễ dàng. Và tuổi thọ cá khá cao so với các loài cá khác.

            - Hình dáng: Thân hình cá ovan
            - Kích thước: khoãng 4cm - 10 cm
            - Màu sắc màu nền của thân từ màu bạc đến vàng nâu, xanh, điểm đặc trưng nhất của loài là có 4 sọc đứng (tứ vân), phổ biến là sọc màu đen, gốc vi và mũi màu đỏ.
            - Điều kiện sống: Độ pH trong hồ nên ổn định từ 6.0-7.5
            - Thức ăn : Là loài ăn tạp, Tứ vân ăn được rất nhiều loại thức ăn dành cho cá cảnh. Lợi dụng đặc tính này, khi sản xuất hay chơi cá Tứ vân nên đa dạng loại thức ăn để cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, cá sẽ khỏe và có màu sắc, hoa văn đặc trưng, sặc sỡ hơn.
            - Cộng đồng: Cá sống thành đàn, hiếu động
            - Sinh sản
            • Tuổi thành thục: 6 – 7 tuần tuổi. Khi đó, chiều dài tổng cộng của cơ thể: 2 – 3 cm.
            • Đẻ trứng: cá Tứ vân đẻ trứng dính, mỗi lần đẻ được 200 – 700 trứng / cá cái, thường đẻ vào sáng sớm (nhiệt độ nước hạ), cá thích đẻ trứng vào các bụi cây thủy sinh.
            • Mật độ cho đẻ: tối thiểu 80 lít nước cho mỗi cặp bố mẹ
            • Cho cá đẻ:
            - Có thể kích thích sinh sản sau khi đã chọn được cá bố mẹ thành thục bằng cách hạ nhiệt độ nước xuống ở mức 25 độ C.
            - Cá bố mẹ nuôi cách ly trong vòng khoảng 2 ngày, khi thấy cá cái bắt đầu đẻ trứng mới cho cá đực vào.
            - Cá bố mẹ có tập tính ăn trứng, vì thế cần tách bố mẹ ngay sau khi cá đẻ xong. Cá đẻ xong sẽ không còn rượt đuổi hay vờn nhau.
            - Cá bố mẹ có thể tham gia sinh sản lần kế tiếp sau 2 tuần (tái thành thục).
            • Ấp trứng:
            - Nâng dần nhiệt độ nước lên 26 – 28 độ C
            - Trứng sẽ nở trong vòng 48 giờ
            - Cần loại bỏ trứng hư là trứng có màu trắng đục
            • Nuôi cá bột:
            - Cá mới nở có cơ thể trong suốt, chỉ thấy 2 mắt là 2 chấm đen.
            - Không cho cá con ăn cho đến khi chúng bơi lội tự do, thường khoảng 3 - 5 ngày sau khi nở
            - Khi cá bắt đầu bơi lội tự do, chúng sẽ tìm kiếm thức ăn, cần phải cho ăn ngay. Lúc này cá cũng ăn được nhiều loại thức ăn vừa với cỡ miệng của chúng: bột đậu nành, artemia (giai đoạn nhỏ). Chúng thích ăn các loại thức ăn động vật bơi lội trong nước hơn. Sau đó có thể cho ăn các loại động vật thủy sinh lớn hơn, cở con mồi lớn dần theo cỡ miệng của cá.
            - Khi cá được 1,5 - 2 cm chiều dài (3 – 4 tuần tuổi trở đi) có thể ăn như cá trưởng thành, tức ăn được nhiều loại thức ăn.
            - Số lần cho ăn: khi bắt đầu: 1 lần trong ngày, sau đó tăng dần 2 – 4 lần/ngày
            - Giới tính: Cá Tứ vân cá cái thường to hơn cá đực cùng lứa tuổi. Cá cái có bụng tròn hơn, vây lưng màu đen, vây bụng màu đỏ nhạt bình thường trong khi cá đực có mũi màu đỏ sáng, sặc sở hơn bình thường, vây lưng có một đường đỏ sáng.
            - Bể: Nuôi ở hồ thủy sinh Cá Tứ vân rất khỏe
            - Quan hệ: Cá Tứ vân là dòng cá sống bầy đàn rất hiếu động hay ăn hiếp những loài cá nhỏ hơn chúng.

            Cá Tứ vân rất khỏe trong hồ thủy sinh, khi cá đã khỏe thì sống rất dai
            Cá Tứ vân đa số bơi tần giữa và đáy
            Cá Tứ vân dễ bị bệnh nấm trắng do đó phải vệ sinh hồ thủy sinh thường xuyên.
            Cá Tứ vân thích ăn cá con do đó muốn nuôi chúng nên nuôi hồ thủy sinh có cây rậm rạp

            (Tổng hợp tài liệu từ Thủy Sinh Asin)
            Mời các bạn tham quan nhà riêng:
            Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

            Comment


            • #7



              Bầy cá chạch rắn culi (kuhli) trong đêm

              Nửa đêm bật đèn sáng thí phát hiện mấy em cá chạch rắn trong hồ cá cảnh rời khỏi chỗ nấp đi ăn đêm. Thế là các em cá hoảng loạn bơi lung tung cả lên.

              ----------------------------------------------------------------------------

              Cá chạch rắn culi (Kuhli Loach) là một loài cá cảnh nước ngọt có hình dáng giống lươn thuộc họ cá chạch rất được giới chơi hồ cá thủy sinh ưa chuộng. Nó còn có tên gọi là cá chạch culi khổng lồ, cá chạch nhớt và cá chạch da beo.

              Loài cá này bắt nguồn từ Đông Nam Á mà cụ thể là Borneo, Java, Malaysia, Singapore, Sumatra và Thái Lan. Chúng sinh sống trong những dòng sông chảy chậm và những dòng suối trên núi.

              Cá chạch rắn culi là một loài cá sống thành đàn và thường sinh sống thành từng nhóm nhỏ bơi sát đáy nơi chúng kiếm ăn xung quanh các chướng ngại vật dưới nước. Trong tự nhiên, chúng sống ở những nơi có đáy cát và nước chảy chậm.

              Loài cá này có hình dáng khá giống lươn và miệng của nó được bao quanh bởi bốn cặp râu. Vây của chúng khá nhỏ và vây lưng nằm rất gần với đuôi. Trên thân của cá chạch rắn culi có từ 10-15 vạch đứng có màu chuyển dần từ nâu đậm sang đen và khoảng cách giữa các vạch có màu chuyển dần từ hồng da cam sang vàng.

              Mắt của chúng được che phủ bằng một lớp da trong suốt. Cá chạch rắn culi thành thục sinh dục khi đạt chiều dài là 7 cm. Nó phát triển lên đến 10 cm chiều dài và có thể sống đến khoảng 10 năm.

              Cá cái thường to hơn và nặng nề hơn cá đực. Cá đực trưởng thành có vây ức dày và phân nhánh rõ ràng hơn cá cái. Trong tự nhiên, chúng thường đẻ trứng tập thể trong môi trường nước nông.

              Bạn nên nuôi cá chạch rắn culi trong hồ có thể tích tối thiểu 60 lít được cung cấp đầy đủ ô-xi. Đây là một loài cá cảnh thường hoạt động ở đáy hồ nơi chúng tìm thức ăn.

              Trong tự nhiên cũng như trong điều kiện nuôi nhốt, chúng năng động nhất vào buổi chiều và buổi tối nhưng vào ban ngày chúng thường trốn vào hang hoặc những nơi trú ẩn khác.

              Hồ cá của bạn nên được đậy kỹ để tránh cá nhảy ra ngoài. Bạn cũng nên trồng cây thủy sinh trong hồ để tạo nơi trú ẩn cho chúng. Đá, gỗ driftwood và hang là những đồ trang trí lý tưởng cho hồ nuôi cá chạch culi.

              Cũng giống như các loại cá khác, hồ nuôi cá chạch culi nên có thông số nước thích hợp. Nhiệt độ nước nên nằm trong khoàng 24-30°C và độ pH trong khoảng 6,0-6,5.

              Cá chạch rắn culi rất hiền hòa và nên được nuôi thành nhóm có từ 3 con trở lên. Bạn không nên nuôi chúng chúng với những loài cá lớn và hung hãn như Cichlid, Corydora, Rasbora và Gourami.

              Cá chạch rắn culi thích ăn thức ăn tươi sống như trùng huyết, lăng quăng, trùng chỉ và động vật phiêu sinh. Nó cũng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác như thức ăn đông lạnh, sấy khô, dạng viên và dạng vảy.

              Bạn nên cho chúng ăn những thức ăn nhỏ có thể chìm xuống đáy và nên cho ăn vào buổi tối vì đây là loài cá hoạt động về đêm. Chúng nên được cho ăn thức ăn tươi sống hoặc đông lạnh một vài lần một ngày.

              Cũng giống như các loài cá không vảy khác, cá chạch culi có thể bị nhiễm nhiều loại bệnh khác nhau. Để phòng bệnh cho cá, bạn nên giữ cho nước hồ cá lúc nào cũng sạch. Bằng cách đó, nguy cơ nhiễm bệnh của cá sẽ giảm, giúp cá có thể sống khỏe mạnh hơn và lâu hơn.

              (Tổng hợp tài liệu từ Hồ Cá Hải Dương)
              Mời các bạn tham quan nhà riêng:
              Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

              Comment


              • #8



                Cận cảnh cá ăn trùn huyết đông lạnh

                Trùn chỉ đông lạnh hay trùn huyết đông lạnh (gọi chung là trùn vỉ đông lạnh - do đóng trùn thành vỉ rồi đông lạnh) thực ra là ấu trùng của loài muỗi Chironomid được đông lạnh.

                Vậy Chironomid là con gì ?

                Trong các ngày 20, 22, 24 tháng 8/2005 nguồn thông tin đại chúng có đề cập con Chironomid được nhập từ Ucraina như một sự tiếp thị thức ăn cho cá cảnh. Cán bộ chuyên môn ban đầu nhận định là muỗi, sau đó lại cho rằng đó là một loài ruồi lạ. Có lẽ do liên tưởng đến ốc bươu vàng, cây mai dương - những sinh vật nhập nội gây hại, có thể có nhiều người cảnh giác hoặc lo ngại. Xin có một số thông tin đến bạn đọc.

                Chironomid có lẽ được phiên âm từ tiếng Nga (rất giống với tiếng Ucraina) và bắt buồn từ chữ La tinh Chironomidae. Chironomidae là tên la tinh của họ Muỗi lắc. Xin lưu ý: những muỗi hút máu người và tuyền bệnh như Culex, Aides, Anopheles thuộc họ Culicidae. Còn các loài ruồi khác nhau như ruồi nhà, ruồi hoa quả, ruồi giấm lại thuộc các họ Muscidae, Tephritidae, Drosophilidae. Tiếng Anh gọi muỗi lắc là midge, muỗi là mosquito và ruồi là fly.

                Tất cả các loài ruồi, muỗi, muỗi lắc thuộc các họ khác nhau nhưng đều trong bộ Hai cánh Diptera, lớp Côn trùng Insecta hay còn gọi là lớp sáu chân Hexapoda, ngành Chân khớp Arthropoda, động vật không xương sống Invertebrata.

                Loài điển hình của họ Chironomidae là muỗi lắc Chironomus plumosus. Chữ plumosus dùng để chỉ hai túm lông trên đầu thành trùng. Muỗi lắc đẻ trứng vào nước. Ấu trùng của muỗi lắc sống ở đáy bùn giàu chất hữu cơ. Muỗi lắc không thích - hút máu người. Sách Biology of the Invertebrates (Sinh học động vật không xương sống) của Jan A. Pechenik (2000), Nhà XB McGraw - Hill, ở trang 389 viết: "họ Chironomidae (Midges) có khoảng 5000 loài, ở khắp nơi, không chích - đốt (nonbiting) là côn trùng biết bay, ấu trùng thường sống dưới nước".

                Ở đáy bùn, ấu trùng muỗi lắc dùng chất dịch từ tuyến nước bọt kết những hạt bùn thành cái ống và sống trong cái "áo" hình ống ấy; đầu nhô ra ngoài, đào vào bùn tìm thức ăn là những mảnh chất hữu cơ đang phân hủy. Cùng với bề mặt của toàn thân, phần đuôi có những sợi nhỏ là mang để hô hấp. Khi không bắt mồi, thân ấu trùng thực hiện những động tác hình sóng để đảo nước quanh thân, tăng hàm lượng dưỡng khí. Nó có cái tên Việt Nam Muỗi lắc là vì thế. Ấu trùng muỗi lắc màu đỏ tươi, giàu hemoglobin - huyết sắc tố giúp nó hấp thụ oxi trong điều kiện của đáy bùn. Do đó, trong một số sách hướng dẫn nuôi cá cảnh, ấu trùng muỗi lắc được gọi bằng tiếng Anh là bloodworm (trùng máu). Trong các tiệm cá cảnh ở nước ngoài, ấu trùng muỗi lắc được bán dưới dạng tươi sống và dạng được đông lạnh.

                Trong sách "Thức ăn tự nhiên của cá" Nhà XB Nông nghiệp, 1995, Trần Văn Vỹ viết: "... chính số lượng và chất lượng của ấu trùng muỗi lắc có ảnh hưởng quyết định đến năng suất cá tự nhiên ở những ao nuôi cá chép và các loại cá ăn đáy khác. Vì vậy người ta nghĩ ngay đến việc nuôi chủ động ấu trùng muỗi lắc Chironomus - vì đây là loài thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và các loài cá ăn đáy đều ưa thích (chú ý: muỗi lắc Chironomus hoàn toàn không đốt người, khác với các loài muỗi cần tiêu diệt là Culex, Anopheles ...)".

                Như thế là đã rõ, muỗi lắc Chironomus sp., không nguy hiểm, ngược lại ấu trùng của nó là thức ăn bổ dưỡng và ưa thích cho cá, kể cả các loài cá cảnh. Người viết bài này đã nhìn thấy ấu trùng muỗi lắc không những ở miền Bắc mà cả ở các tỉnh miền Trung, ít nhất là đến các vùng nước ngọt của Nha Trang.

                Muỗi lắc được nuôi ở các nước cộng hòa liên bang thuộc Liên Xô trước đây để lấy ấu trùng làm thức ăn bổ dưỡng và ưa thích cho cá. Tại Việt Nam, loài phổ biến nhất ở đồng bằng miền Bắc cũng là loại Chironomus plumosus. Bà Ng.Th.K.Ng. hiện là cán bộ giảng dạy khoa Thủy sản ĐH Cần Thơ đã nghỉ hưu, từng là cán bộ Nghiên cứu Cá nước ngọt Đình Bảng trước đây (tiền thân của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I hiện nay) là người có nhiều năm (1968-1972) nghiên cứu sinh học và gây nuôi Muỗi lắc và ấu trùng phục vụ nghề cá.

                Như vậy, để trả lời câu hỏi ở đầu bài viết, có thể nghĩ rằng Chironomid là tên gọi được phiên âm từ tiếng Nga của Chironomus sp., một loài muỗi lắc vô hại. Giống muỗi lắc cũng có ở Việt Nam và ấu trùng của nó có giá trị dinh dưỡng cao và ưa thích cho một số loài cá.

                (Tổng hợp tài liệu từ báo Khoa Học Phổ Thông)
                Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                Comment


                • #9



                  Bể cá cảnh đẹp dù cá cùi bắp

                  Hồ cá cảnh theo mình là đẹp dù giá rất cùi bắp

                  1. Hồ cá bằng thủy tinh: mua 180K
                  2. Lọc tràn trên 3 ngăn: 60K
                  3. Lọc nhựa và máy bơm: 100K

                  Các loại cá trong hồ:
                  1. cá chùi kiếng 20K 1em (đắt nhất)
                  2. cá thần tiên 10K 1em (mua từ lúc còn rất nhỏ năm 2016)
                  3. cá chuột thái, chuột gấu trúc, chuột bạch, chuột sóc, chuột cà phê 15K 1em
                  4. cá phượng hoàng lam, phượng hoàng vàng, phượng ngũ sắc 10K 1 em (mua từ lúc còn rất nhỏ năm 2016)
                  5. cá tứ vân 5K 1 em
                  6. cá ngân bình 10K 1em
                  7. cá ngựa vằn 3K 1 em
                  8. cá thủy tinh 15K 1 em
                  9. cá cánh bườm 5K 1 em (năm 2016)
                  10. cá hồng nhung, hắc kỳ 5K 1 em
                  11. cá bống đen 10K 1em
                  12. cá mún 5K 1 em
                  13. cá chạch culi 10K 1em
                  14. cá hắc quần 5 K 1em (2016)
                  15. cá bút chì 10K 1em (2016)

                  ----------------------------------------------------------------------------

                  VÌ SAO CÁ CẢNH HAY CHẾT?

                  1. Ăn uống : Khi cho cá ăn, thấy cá đớp lia lịa tưởng cá đói nên cứ đổ thêm nhiều thức ăn.Thực ra là cá có tập tính cứ thấy mồi là đớp. Vì ăn nhiều quá nên cá bị đầy bụng mà chết.
                  Nuôi cá cảnh chỉ nên cho ăn 1 lần/ ngày. Nên cho lượng thức ăn ít để cá ăn hết trong khoảng 5 phút để không bị thừa, làm ô nhiễm nước.
                  - GIUN: Nếu cho cá ăn giun cần bỏ vào GIỎ GIUN có nhiều lỗ thưa, giun sẽ thò ra từ các lỗ này, cá bơi lên đớp từng con giun 1, sẽ không bị ăn quá nhiều thức ăn 1 lúc. Giun để trong giỏ hợp vệ sinh, không bị rơi vãi đọng dưới đáy bể, chui vào cát sỏi, để lâu gây hỏng nước.
                  - THỨC ĂN KHÔ DẠNG VIÊN TRÒN TO: do khi cho vào nước, thức ăn sẽ nở ra, cá ăn vào bụng, thức ăn nở ra nhiều sẽ gây phình bụng, chướng bụng. Nên ngâm thức ăn 3 - 4 phút mới cho cá ăn, để thức ăn nở hết.

                  2. Thiếu Oxy: Nhiều bạn, mua bể nhỏ, nhưng lại thả quá nhiều cá, bể không có máy sục (máy sủi khí) hoặc máy lọc nước. Hoặc có các máy trên, nhưng công suất yếu, cá đông quá, không đủ cung cấp oxy
                  Các bạn chọn 1 trong các phương án sau nhé:
                  - Chơi bể to hơn
                  - Giảm bớt lượng cá
                  - Tăng cường máy sục khí, máy lọc
                  - Thay nước thường xuyên để tạo thêm oxy mới cho bể
                  Lưu ý: Bể đã nuôi cá, thì phải có máy lọc hoặc máy sủi để đảm bảo lượng oxy đầy đủ cho cá.

                  3. Thừa oxy: Bể nuôi cá nhỏ, trong khi máy sục khí hoặc máy lọc công suất quá lớn, điều này sẽ làm cá mệt, lâu dần gây chết cá. Ngoài ra, nếu sức hút của máy lọc quá mạnh, cá yếu có thể bị hút vào ốn lọc mà không thoát ra được
                  Phương án xử lý:
                  - Đổi bể to hơn với loại máy sủi / lọc cũ
                  - Đổi máy sủi / lọc với công suất nhỏ hơn
                  - Hoặc mua van sủi (chỉ dành cho máy sủi thôi nhé) để điều tiết lượng khí vào bể

                  4. Nước nuôi: Rất nhiều bạn lo lắng là:
                  - Dùng nước máy có nhiều clo sẽ gây chết cá
                  - Nước không đạt yêu cầu về PH
                  - Nước hay bị bẩn
                  Kinh nghiệm là:
                  - nếu nước máy có clo, bạn hãy xả nước ra xô, chậu, để ngoài không khí vài tiếng cho bay bớt mùi, sau đó cho nước vào bể nuôi như bình thường.
                  - ra Cá Cảnh Sơn Yến mua 1 lọ thuốc khử Clo, về đổ thuốc vào bể (liều lượng nhớ đọc kỹ trên bao bì nhé) rồi thả cá.
                  - Với vấn đề về PH, thì Cá Cảnh Sơn Yến có bán THUỐC THỬ PH bạn hãy đo xem nước của bể có trong giới hạn khuyến nghị là 6,5 – 7,5 không, nếu cao quá hay thấp quá, chúng ta sẽ mua thuốc TĂNG / GIẢM PH để điều chỉnh.
                  - Nước hay bẩn là do thức ăn dư thừa hoặc phân cá, rác cỏ cây thủy sinh, tảo làm nước . Bạn nên vệ sinh bể thường xuyên, hút cặn bẩn sau mỗi lần cho ăn bị thừa quá nhiều bằng BƠM TAY HÚT NƯỚC
                  Lưu ý: khi thay nước, không thay quá ¾ bể, hãy để lại chút nước cũ, để duy trì môi trường cho cá.

                  5. Bể mới, còn nhiều mùi keo hoặc các hóa chất khi đúc bể vẫn còn lưu
                  Hãy ngâm bể ít nhất 1 vài tiếng – 1 vài ngày để loại bỏ vấn đề trên

                  (còn tiếp)

                  (Tổng hợp tài liệu từ Cá Cảnh Sơn Yến)

                  Phần tiếp theo tài liệu VÌ SAO CÁ CẢNH HAY CHẾT xem tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=Z8NVVgkZXv0
                  Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                  Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                  Comment


                  • #10



                    Cá mập labeo (chuột thái) hành nghề chùi kiếng

                    Chú cá chuột thái này chùi kiếng cũng siêng năng, cũng điệu nghệ không kém gì cá chùi kiếng thứ thiệt.
                    ---------------------------------------------------------------------------

                    Cá chuột thái, lebeo đuôi đỏ

                    - Tên khoa học: Epalzeorhynchos bicolor (Smith, 1931)

                    - Chi tiết phân loại:
                    Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
                    Họ: Cyprinidae (họ cá chép)
                    Tên đồng danh: Labeo bicolor Smith, 1931
                    Tên viết bằng tiếng Việt khác: Cá Chuột đuôi đỏ; Cá Mập đen đuôi đỏ, Cá hồng xá, cá hắc xá
                    Tên tiếng Anh khác: Redtail shark; Redtail sharkminnow
                    Nguồn gốc: Cá nhập nguyên từ Thái Lan năm 2003, bình quân vài ngàn con/năm, cao điểm thay đổi 2006 – 2007 bình quân 15 ngàn con/năm, phần lớn dành cho tái xuất khẩu.

                    - Tên tiếng Anh: Red – tailed labeo

                    - Tên tiếng Việt: Cá Labeo đuôi đỏ; Cá Mập đuôi đỏ

                    - Nguồn cá: Ngoại nhập

                    - Phân bố: Lưu vực sông Chao Phraya, Thái Lan. Hiện nguồn cá ngoài bỗng dưng đã bị khai thác cạn kiệt.

                    - Chiều dài cá (cm): 12

                    - Nhiệt độ nước (C): 24 – 29

                    - Độ cứng nước (dH): 5 – 15

                    - Độ pH: 6,5 – 7,5

                    - Tính ăn: Ăn tạp

                    - Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

                    - Chi tiết một trong nhiều tiêu chí sinh học:

                    - Tầng nước ở: Đáy

                    - Sinh sản: Cá không tự sản sinh trong bể cảnh, hiện lãnh đạo và nguồn xuất từ Thái Lan là do các trại cho sản sinh nhân tạo có sử dụng hormone. Cá đẻ trứng dính trên giá thể cứng ở đáy, trứng nở sau 1 – 3 ngày.

                    - Thể tích bể nuôi (L): 250

                    - Nuôi trong hồ rong: Có

                    - Yêu cầu ánh sáng: Yếu

                    - Chiều dài bể: 120 cm

                    - Thiết kế bể: Cá rất thông minh trong bể trồng nhiều cây thủy sinh, đáy trải sỏi cùng với nhiều hang hốc trú ẩn. Cá ưa tia nắng yếu và môi trường nước chảy. Bể cần giữ nắp đậy vì cá nhảy. Cá khá gần gũi với loài cá khác nhưng thường gây hấn khi thả nhiều con cùng loài trong cùng một bể.

                    - Chăm sóc: Cá cần hoàn cảnh nước giàu ôxy, cần sục khí thường xuyên.

                    - Thức ăn: Cá ăn tạp từ các loại tảo bám, mảnh thực vật đến động vật đáy nhỏ. Cá cũng ăn thức ăn viên, thường ăn ở tầng đáy và tầng giữa.

                    (Tổng hợp từ tài liệu Thiên Đường Cá Cảnh)
                    Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                    Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                    Comment

                    Working...
                    X