Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Báo hoa tàng hình trên bãi đá

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Báo hoa tàng hình trên bãi đá

    Báo hoa tàng hình trên bãi đá





    Nhiếp ảnh gia người Ấn Độ chụp được một con báo đang nằm trên phiến đá và cho biết rất ít người phát hiện ra nó.
    Theo Mirror, nhiếp ảnh gia Sudhir Shivram phát hiện con vật khi đang ở thị trấn nhỏ Bera thuộc bang Rajasthan, tây bắc Ấn Độ hồi đầu tháng.

    Nhiều người không tìm thấy con báo trên tấm hình. (Ảnh: Carters).
    "Đây là nơi sinh sống chủ yếu của loài báo hoa mai vì có địa hình núi đá phù hợp", nhiếp ảnh gia 43 tuổi cho biết.
    "Con báo đi ra khỏi hang và nằm xuống nghỉ ngơi. Tôi duy trì khoảng cách thích hợp sao cho nó không phát hiện ra. Tôi chụp bức ảnh nhưng lại không lấy con báo làm trung tâm, vì thế rất khó phát hiện ra nó".
    "Rất ít người phát hiện ra sau một hồi quan sát tấm ảnh. Rất nhiều người đoán sai vị trí của nó, thậm chí một số người còn cho rằng trong ảnh không hề có con báo", ông Shivram cười nói.
    "Báo hoa mai ngụy trang rất giỏi trong môi trường sống. Chúng là sinh vật dễ thích nghi, chúng ăn thịt chim, động vật có vú, đôi khi là bò của dân địa phương. Nếu con người không làm phiền, chúng sẽ không can thiệp vào cuộc sống của chúng ta và cả hai cùng chung sống hòa thuận".

    Báo hoa mai là những kẻ săn mồi nguy hiểm đáng sợ.

    Báo hoa mai, thường gọi tắt là Báo hoa (Panthera pardus) là một trong bốn loài mèo lớn thuộc chi Panthera sinh sống ở châu Phi và châu Á. Chúng dài từ một đến gần hai mét, cân nặng từ 30 đến 90kg. Tuy thân hình tương đối nhỏ so với các loại mèo lớn khác nhưng báo hoa mai là những kẻ săn mồi nguy hiểm đáng sợ. Ấn Độ là quốc gia đầu tiên trên thế giới thống kê số lượng báo hoa mai, với khoảng 12.000-14.000 con sống khắp đất nước.





    Theo VnExpress




    Báo hoa mai hiếm ở Trung Quốc



    Hai con báo hoa mai Amur, loài động vật thuộc nhóm gặp nguy hiểm nhất thế giới, vừa được ghi hình ở Trung Quốc.


    Theo Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã (WCS), hình ảnh đôi báo hoa mai Amur (Panthera pardus orientalis) được ghi lại qua một máy camera ở Khu bảo tồn Thiên nhiên Uông Thanh, thuộc tỉnh Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc. Đây là nơi nằm cách biên giới Trung Quốc-Nga, khu vực tập trung chủ yếu loài báo này, khoảng 30km.Joe Walston, giám đốc điều hành các chương trình châu Á của WCS, cho biết đây là một phát hiện quan trọng vì nó cho thấy Trung Quốc có thể không còn đứng ngoài cuộc trong công tác bảo vệ động vật hoang dã, mà trở thành khu vực quyết định đến số phận của loài báo hoa mai Amur và loài hổ. Nếu chính phủ Trung Quốc ra quyết định, quốc gia châu Á này có thể phát triển một khu bảo tồn lớn dành cho các loài động vật hoang dã.

    Hình ảnh hai con báo được ghi lại qua bẫy camera. (Ảnh: LiveScience)
    Báo hoa mai Amur là loài động vật ăn thịt có nguồn gốc ở khu vực miền núi của rừng taiga cũng như rừng ôn đới khác ở Triều Tiên, đông bắc Trung quốc và Viễn Đông của Nga.Theo Live Science, báo hoa mai Amur là loài báo cực kỳ nguy cấp trên thế giới, có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao. Theo ước tính của các nhà khoa học, hiện chỉ còn khoảng từ 30 đến 50 cá thể còn sống trong thế giới hoang dã.Nạn săn bắn trái phép và tình trạng mất dần môi trường sống đang gần như xóa sổ loài báo này ở Trung Quốc và Hàn Quốc, trong khi nhiệt độ băng giá và tuyết rơi ngăn chặn chúng phát triển số lượng loài về phía bắc. Khu vực dọc biên giới Nga-Trung Quốc, từ biển Nhật Bản đến tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, hiện có một số lượng nhỏ báo hoa mai sinh sống.Các máy ảnh được đặt trong rừng là một trong những nỗ lực nhằm bảo vệ các loài báo hoang dã và hạn chế nguy cơ tuyệt chủng của chúng trong môi trường tự nhiên. Lần đầu tiên một con báo Amur được phát hiện qua máy ảnh ở Trung Quốc là vào năm ngoái.Các nhóm bảo tồn động vật hoang dã đang cố gắng cải thiện việc thực thi pháp luật nhằm bảo vệ các loài động vật, cũng như giúp người dân địa phương biết cách bảo vệ vật nuôi của họ an toàn khỏi nguy cơ tấn công của những kẻ săn bắn. Năm 2012, Công viên quốc gia Leopard, một khu vực bảo tồn đảm bảo khoảng 60% môi trường sống cho các loài động vật họ mèo, đã đi vào hoạt động ở vùng Viễn Đông của Nga.





    Theo VNE
Working...
X