Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Loài dơi ma cà rồng (1)

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Loài dơi ma cà rồng (1)

    Loài dơi ma cà rồng (1)






    Ngoài tên dơi ma cà rồng, nó còn được gọi là dơi quỷ. Sinh vật sống nhờ hút máu này gây kinh sợ đến nỗi bị cho là liên quan đến quỷ dữ











    Giống như ma cà rồng trong truyền thuyết, máu là thực phẩm duy nhất mà dơi quỷ có thể tiếp nhận. Trên thế giới có 3 chi loài dơi hút máu, bao gồm dơi quỷ thông thường (Desmodus rotundus), dơi quỷ chân lông (Diphylla ecaudata) và dơi quỷ cánh trắng (Diaemus youngi).









    Dơi quỷ thông thường (Desmodus rotundus).









    Dơi quỷ chân lông (Diphylla ecaudata)









    dơi quỷ cánh trắng (Diaemus youngi).









    Sống theo bầy, dơi quỷ thường trú ngụ ở những nơi tối tăm như hang hốc, giếng cũ, thân cây rỗng… Loài sinh vật này sống chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ.









    Một bầy dơi ma cà rồng có thể lên tới vài nghìn con. Mỗi đàn được coi là một hậu cung khổng lồ với vài con đực làm chúa tể bên cạnh vợ con chúng, và một số con đực “ngụ cư” không có quyền lực.









    Ở loài dơi quỷ thông thường, giữa những con đực chúa tể với con đực “ngụ cư” có sự phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt. Sự phân biệt này đỡ hơn ở loài dơi quỷ chân lông. Khi môi trường trở nên lạnh giá, những con đực thân phận thấp kém đó được phép trở thành “công dân chính thức”.









    Những con dơi cái đương nhiên thuộc về các con đực “bản địa”, nhưng cũng có những trường hợp chúng ngoại tình với các chàng “ngoại kiều”.









    Những chú dơi đực con được phép sống cùng bầy trong 2 năm, sau đó nhiều khả năng bị cha chú đuổi ra khỏi bầy. Những con dơi cái từ nơi khác lại dễ được phép gia nhập đàn.









    Dơi quỷ được cho là loài dơi duy nhất có tập tính nhận nuôi con mồ côi của dơi cái khác. Loài này có quan hệ gia đình tương đối bền chặt giữa các cá thể trong bầy. Chúng cũng sẵn sàng chia sẻ một phần máu mình hút được cho đồng loại bị đói.









    Một bằng chứng nữa của “tình cảm” giữa loài dơi là tập tính chải lông cho nhau, thường là giữa mẹ và con, nhưng cũng có trường hợp dơi trưởng thành chải chuốt cho nhau. Sự âu yếm này thường đi kèm với việc chia sẻ thức ăn.









    Dơi quỷ chỉ đi kiếm ăn khi trời hoàn toàn tối. “Con mồi” của dơi quỷ không giống nhau ở 3 chi họ. Dơi quỷ thông thường hút máu động vật có vú (kể cả con người), còn dơi quỷ chân lông và dơi quỷ cánh trắng tấn công loài chim.














  • #2
    Loài dơi ma cà rồng (2)








    Một con dơi ma cà rồng có thể hút lượng máu bằng nửa thể trọng nó. Mỗi năm, đàn dơi 100 con có thể uống hết máu của 25 con bò.











    Khi dơi quỷ phát hiện vật chủ, chúng tiếp cận, dùng cơ quan cảm thụ nhiệt ở mũi để tìm các vùng da có nhiệt độ cao – tức có mạch máu lớn. Sau đó, chúng dùng răng cửa trên cắn rách da “nạn nhân”, tạo thành một vết thương dài 7mm và sâu 8mm, rồi liếm máu rỉ ra từ đó.









    Răng cửa của dơi quỷ không có men răng nên giữ được độ sắc bén. Các răng nanh và răng hàm giúp xén bớt lông vật chủ khi cần.









    Nước bọt của dơi quỷ chứa các hợp chất chống đông máu và chống sự co thắt của các mạch máu gần vết thương, khiến máu liên tục rỉ ra.









    Không chỉ bay nhanh, loài sinh vật này có thể chạy bộ với vận tốc gần 8km/h, chẳng khác gì hình tượng ma cà rồng trên phim ảnh.









    Một con dơi quỷ cái nặng chừng 40 gram nhưng nó có thể tiêu thụ tới 20 gram máu trong một lần hút kéo dài 20 phút. Cấu trúc cơ thể và đặc điểm sinh lý giúp chúng tiêu hóa nhanh số máu ăn được để bay đi.









    Máu hút được sau khi chảy vào dạ dày dơi sẽ được hấp thụ nhanh chóng phần dinh dưỡng, còn nước thải được chuyển ngay tới cơ quan bài tiết để thải ra ngoài. Chỉ 2 phút sau khi ăn là dơi quỷ đã bắt đầu “tiểu tiện”.









    Cho dù bài tiết với tốc độ nhanh, thể trọng dơi quỷ vẫn tăng 20%-30% sau khi hút máu. Để bay được, chúng thu mình lấy đà rồi quăng người vào trong không trung để tận dụng lực nâng của không khí.









    Trong vòng chừng hai giờ sau khi ăn xong, loài dơi quỷ thông thường về nơi trú ẩn và nghỉ ngơi suốt đêm để tiêu hóa hết.









    Khoảng 0,5% cá thể dơi quỷ mang mầm bệnh dại. Tuy nhiên nguy cơ lây bệnh cho người không cao vì dơi nhiễm dại thường chậm chạp, vụng về, mất khả năng bay nên khó mà tấn công lây bệnh cho người.









    Do chứa chất chống đông máu, nước bọt dơi quỷ có công dụng trong y tế. Các nhà khoa học đã thí nghiệm một loại thuốc điều chế dựa trên tính chất chống đông máu trong nước bọt dơi quỷ. Kết quả là thuốc giúp tăng lượng máu lưu thông cho bệnh nhân đột quỵ.









    Chính vì tập tính hút máu mà dơi quỷ thường được miêu tả trong phim ảnh, tiểu thuyết như là hiện thân của ma cà rồng. Tuy nhiên, nếu như ma cà rồng lấy máu bằng cách hút, giống như đỉa và muỗi, thì dơi quỷ lại gây vết thương rồi liếm máu rỉ ra. Nếu như ma cà rồng chỉ xuất hiện ban đêm thì dơi quỷ có thể ra ngoài ban ngày.









    Một con dơi ma cà rồng có thể hút lượng máu bằng nửa trọng lượng cơ thể nó. Trung bình mỗi năm, một đàn dơi 100 con có thể uống hết máu của 25 con bò.















    Theo kienthuc






    Comment

    Working...
    X