Những con báo vằn tìm thấy trên đảo Sumatra và Borneo đại diện cho một loài mới, nghiên cứu gene của các chuyên gia tổ chức bảo tồn quốc tế WWF cho thấy.
Cho đến nay, người ta vẫn nghĩ rằng chúng thuộc về loài báo sống trên lục địa lớn Đông Nam Á. Giờ đây, các nhà khoa học tin tưởng hai loài này phân hoá từ hơn 1 triệu năm trước, và đã tiến hoá độc lập từ đó. Xét nghiệm ADN cho thấy có khoảng 40 điểm khác biệt giữa chúng.
Báo vằn là sinh vật ăn thịt lớn nhất trên đảo Borneo.
Về mặt ngoại hình, báo vằn trên đảo Borneo và Sumatra có các vằn nhỏ hơn, với nhiều đốm đen nằm xa nhau, lông xám và sẫm, cùng hai sọc song song trên lưng. Trong khi đó, anh em họ của chúng sống trên lục địa lại có các vằn lớn, với ít đốm hơn và các đốm cũng nhạt hơn, lông của chúng nhạt và hung hơn.
Báo vằn trên lục địa Đông Nam Á (trái) và báo trên đảo Borneo.
"Thật khó tin là không ai từng nhận ra những khác biệt này", một chuyên gia nói.
Phát hiện mới đây đã làm tăng thêm tầm quan trọng của việc bảo vệ đa dạng sinh thái tại Borneo. Đây là hòn đảo thuộc về 3 chính phủ: Indonesia, Malaysia và Brunei.
ST
Cho đến nay, người ta vẫn nghĩ rằng chúng thuộc về loài báo sống trên lục địa lớn Đông Nam Á. Giờ đây, các nhà khoa học tin tưởng hai loài này phân hoá từ hơn 1 triệu năm trước, và đã tiến hoá độc lập từ đó. Xét nghiệm ADN cho thấy có khoảng 40 điểm khác biệt giữa chúng.
Báo vằn là sinh vật ăn thịt lớn nhất trên đảo Borneo.
Về mặt ngoại hình, báo vằn trên đảo Borneo và Sumatra có các vằn nhỏ hơn, với nhiều đốm đen nằm xa nhau, lông xám và sẫm, cùng hai sọc song song trên lưng. Trong khi đó, anh em họ của chúng sống trên lục địa lại có các vằn lớn, với ít đốm hơn và các đốm cũng nhạt hơn, lông của chúng nhạt và hung hơn.
Báo vằn trên lục địa Đông Nam Á (trái) và báo trên đảo Borneo.
"Thật khó tin là không ai từng nhận ra những khác biệt này", một chuyên gia nói.
Phát hiện mới đây đã làm tăng thêm tầm quan trọng của việc bảo vệ đa dạng sinh thái tại Borneo. Đây là hòn đảo thuộc về 3 chính phủ: Indonesia, Malaysia và Brunei.
ST
Comment