Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

8 khả năng kỳ diệu khó tin của động vật

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 8 khả năng kỳ diệu khó tin của động vật

    8 khả năng kỳ diệu khó tin của động vật














    Nhiều loài động vật có khả năng đặc biệt xung quanh những vấn đề liên quan đến kẻ thù, chỗ ở và thức ăn…







    Một số loài ăn những loại thức ăn to hơn cả chính bản thân chúng, có những loài lại ăn cả con của mình, 1 số khác có khả năng hồi sinh hay có những loài dùng biện pháp kì quặc để tự bảo vệ bản thân khỏi tình huống nguy hiểm. Dưới đây là 8 khả năng kỳ diệu của 1 số loài động vật có thể bạn chưa biết.










    8) Rùa có màu yêu thích riêng





    Một số loài động vật dựa vào các giác quan như khứu giác hay vị giác để tìm kiếm thức ăn, bạn đời và nơi ẩn náu, còn loài rùa thì dựa vào thị giác để tìm kiếm. Thực vây, rùa phụ thuộc rất nhiều vào thị lưc, chúng không thể tồn tại được nếu mất đi khả năng quan sát. Rùa thường bị thu hút bởi những màu sắc nổi bật như đỏ, cam và vàng. Hầu hết chúng đều cố gắng ăn những loại thức ăn có những màu này đầu tiên, vì vậy nếu bạn muốn nhử chúng, hãy thử dùng cà chua hay những loại thức ăn có màu sắc tương tự.










    7) Cá Black Swallower có thể nuốt chửng con mồi lớn hơn chính nó



    Loài cá Black Swallower có nhiều đặc điểm khiến một vài loài cá biển khác phải kinh hãi, ví như đôi mắt đen lồi và hàm răng ghê sợ. Tuy nhiên, lý do thật sự ở đây chính là khả năng nuốt chửng những con mồi có kích thước lớn hơn cả cơ thể chúng. Khi Black Swallower tìm thấy một con mồi, nó sẽ phóng ra, chộp lấy và ngấu nghiến dần dần con mồi cho đến khi nuốt gọn nó trong dạ dày.









    6) Chim hồng hạc ăn ngược



    Cái cổ dài cong cong hình chữ S giúp nó ngụp xuống dưới mặt nước để tìm những con sò và ốc nhỏ xíu bằng cái mỏ khoằm. Hồng hạc mò cua ốc trong tư thế đầu lộn ngược. Bạn có biết tại sao chim hồng hạc lại ăn ngược không? Mỏ của loài chim đều cố định vào đầu ở phần trên, còn phần dưới mỏ có thể di động được. Thế nhưng hồng hạc lại khác, khi chúng ăn, phần dưới mỏ sẽ cố định. Đây chính là điểm đặc biệt nhất giúp loài hồng hạc có thể ăn ngay cả khi đầu chúng lộn ngược









    5) Sên biển có khả năng quang hợp như cây



    Sên biển - Elysia Chlorotica có một khả năng khác biệt với tất cả các loài động vật khác, nó có thể sử dụng ánh sáng mặt trời để quang hợp giống như các loài thực vật. Chúng lấy chất diệp lục từ tảo và tổng hợp vào trong các tế bào của mình. Điều này khiến cho sên biển có màu xanh lá cây đặc biệt và chúng còn được gọi là "những chiếc lá thu thập thức ăn". Cho đến nay vẫn chưa có loài động vật nào có khả năng như vậy.










    4) Giun Planarian có thể mọc lại đầu sau khi bị đứt



    Planarians là một loại giun dẹp nước ngọt, chúng có khả năng tái sinh tuyệt vời. Nếu bạn chặt mất đầu của một con giun Planarians, thì nó vẫn sẽ có thể mọc ra một chiếc đầu mới với chức năng tương tự và hoạt động bình thường. Đó là một khả năng vô cùng đặc biệt, tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một điều đáng ngạc nhiên hơn, đó là chiếc đầu mới của nó còn có được tất cả những ký ức của chiếc đầu cũ.










    3) Não của cá heo vẫn làm việc khi chúng ngủ



    Thay vì ngủ theo cách bình thường, loài vật này có “giấc ngủ nửa bán cầu não”. Cách ngủ này được cho là giúp não bộ tổng hợp các ký ức mới và hồi phục sau các hoạt động trong ngày. Đến thời gian nghỉ ngơi, một bên bán cầu não của cá heo sẽ tạm dừng hoạt động, và cá heo sẽ nhắm một bên mắt đối diện (ví dụ bán cầu não trái tạm dừng hoạt động thì mắt phải sẽ nhắm và ngược lại). Bán cầu não còn lại sẽ giám sát những gì đang diễn ra xung quanh cũng như điều khiển khả năng hít thở.




    Đôi lúc, cá heo sẽ nằm im ở vùng mặt nước trong khi ngủ hoặc bơi chậm lại. Các nhà khoa học cũng đã ghi nhận được trường hợp những con cá heo được nuôi trong bể ngủ ở dưới đáy bể và thỉnh thoảng lại ngoi lên hít thở không khí.









    2) Thằn lằn có sừng dùng máu mắt để tự bảo vệ



    Thằn lằn sừng có cách tự bảo vệ bản thân khá thú vị. Đối diện với kẻ thù, khi đã ở vào thế tuyệt vọng, loài thằn lằn có sừng sẽ tự làm tăng áp suất máu lên đầu. Áp suất tăng nhanh khiến các mạch máu nhỏ xíu tại vùng giác mạc bị đứt: Dòng máu phụt theo các ống dẫn nước mắt, phun thẳng vào mặt kẻ thù. Mặc dù không thể đầu độc hoặc giết chết kẻ thù nhưng phương án rất hiệu quả, vì nó làm kẻ thù phát hoảng mà bỏ chạy.









    1) Hải sâm có thể tự hóa lỏng



    Có thể các bạn đã biết hải sâm có một cơ chế bảo vệ đặc biệt. Chúng có thể phóng ruột về phía kẻ thù và sau đó vẫn tái sinh lại được. Tuy nhiên bên cạnh đó, hải sâm còn có khả năng khó tin khác nữa – một cơ chế phòng thủ riêng biệt – đó là chúng có thể hóa lỏng cơ thể. Về cơ bản, loài động vật này có thể phá vỡ các liên kết giữa các tế bào với nhau và biến cơ thể thành một chất lỏng đúng nghĩa (tuy nhiên cơ thể chúng không bị tách rời thành nhiều phần).

    Với trạng thái đặc biệt này, chúng có thể dễ dàng chui vào những nơi ẩn nấp như các hốc đá nhỏ để trốn kẻ thù. Khi đã cảm thấy an toàn, hải sâm có thể tái tạo lại các liên kết và khiến cơ thể trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên khả năng đặc biệt này của loài hải sâm có thể khiến nó bị chết nếu giữ ở trạng thái hóa lỏng quá lâu.









    Hồng Thái (Depplus/MASK)






Working...
X