Những cô nàng hải cẩu Nam cực khó tính sẵn sàng đi những quãng đường dài để tìm cho được bạn đời thích hợp.
Trong khi những con đực thụ động và ngồi một chỗ để chờ được chọn, những con cái lại rất khắt khe và sẵn sàng đi một chuyến dài để tìm ra một bạn đời lý tưởng để làm cha cho những đứa con của mình.
"Rất nhiều động vật có vú có kiểu sinh sản mà ở đó con đực cạnh tranh để giành quyền quan hệ với các cô nàng bị động chờ sẵn", tiến sĩ Joe Hoffman tại Đại học Cambridge ở Anh nói. "Vì vậy thật không chỉ ngạc nhiên khi thấy hải cẩu cái rất kỹ tính mà nó còn cho thấy việc con cái nắm thế chủ động phổ biến trong tự nhiên hơn chúng ta tưởng".
Hoffman và các nhà khoa học tại Tổ chức khảo sát Nam cực đã phát hiện thấy mô hình sinh sản bất thường này khi nghiên cứu cộng đồng hải cầu trên hòn đảo ở Nam Georgia.
Để tránh quan hệ với những con đực thiếu năng động ở địa phương, những con hải cẩu cái đi xa tới 35 m để tìm kiếm bạn đời sung sức. Chúng đánh giá bạn tình thông qua thể chất, hành vi và cả mùi hơi.
"Những hành vi mà chúng tôi quan sát thấy sẽ tác động tới sự đa dạng gene của dân số hải cẩu và có thể đã giúp chúng khôi phục thành công khi gần như tuyệt chủng vào 100 năm trước", Hoffman nói. "Ngược lại, hành vi này cũng giúp chúng đối phó với những thách thức trong tương lai khi khí hậu thay đổi".
[img]http://rfviet.com/img/pic.php?u=149US5e&i=3347[/img]
Trong khi những con đực thụ động và ngồi một chỗ để chờ được chọn, những con cái lại rất khắt khe và sẵn sàng đi một chuyến dài để tìm ra một bạn đời lý tưởng để làm cha cho những đứa con của mình.
"Rất nhiều động vật có vú có kiểu sinh sản mà ở đó con đực cạnh tranh để giành quyền quan hệ với các cô nàng bị động chờ sẵn", tiến sĩ Joe Hoffman tại Đại học Cambridge ở Anh nói. "Vì vậy thật không chỉ ngạc nhiên khi thấy hải cẩu cái rất kỹ tính mà nó còn cho thấy việc con cái nắm thế chủ động phổ biến trong tự nhiên hơn chúng ta tưởng".
Hoffman và các nhà khoa học tại Tổ chức khảo sát Nam cực đã phát hiện thấy mô hình sinh sản bất thường này khi nghiên cứu cộng đồng hải cầu trên hòn đảo ở Nam Georgia.
Để tránh quan hệ với những con đực thiếu năng động ở địa phương, những con hải cẩu cái đi xa tới 35 m để tìm kiếm bạn đời sung sức. Chúng đánh giá bạn tình thông qua thể chất, hành vi và cả mùi hơi.
"Những hành vi mà chúng tôi quan sát thấy sẽ tác động tới sự đa dạng gene của dân số hải cẩu và có thể đã giúp chúng khôi phục thành công khi gần như tuyệt chủng vào 100 năm trước", Hoffman nói. "Ngược lại, hành vi này cũng giúp chúng đối phó với những thách thức trong tương lai khi khí hậu thay đổi".