Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Khám phá hệ sinh vật biển phong phú ở Trung Mỹ

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Khám phá hệ sinh vật biển phong phú ở Trung Mỹ

    Khám phá hệ sinh vật biển phong phú ở Trung Mỹ







    Một con cá nhám, lớn nhất trong họ hàng nhà cá, đang lượn lờ với bầy cá nhỏ để tìm… một bữa ăn thịnh soạn! Ảnh chụp ở mũi bắc bán đảo Yucatan.




    Từ trên một trực thăng ở độ cao 3650 mét ngoài khơi bờ biển Belize, ta có thể nhìn toàn cảnh các thành phần cấu tạo nên hệ sinh thái biển Trung Mỹ. Lớp đá ngầm ngoài cùng giữ vai trò chắn sóng biển, kế đến là lớp san hô nhuyễn trắng xóa và lớp cát lẫn đá ngầm tiếp theo. Trong cùng là địa hình đầm phá: một mê cung nhỏ cho các loài thuỷ sinh cư ngụ, kết hợp giữa những đụn cát, khu ngập mặn và những thảm cỏ biển.




    Một con rùa quản đồng với thân hình… vàng chói đang thong thả bơi lội. Trông chúng hiền lành thế kia nhưng chẳng phải loài “ăn chay” đâu! Thảm cỏ biển vốn không phải “món hảo” của loài sinh vật này, thay vào đó sẽ là sứa, cua hay cá nhỏ.




    Trên ảnh là một đàn cá chub xinh xắn đang bơi ngang qua rặng san hô Cordelia, thuộc đảo Roatan của Honduras. Cordelia nằm ở phía đông nam của hệ sinh thái biển Trung Mỹ, là quần xã sinh vật phong phú nhất của quần đảo Caribean. Các nhà khoa học tin rằng tuy nơi đây không hẳn an toàn, nhưng lại là một “nhà trẻ” quan trọng cho các sinh vật biển sống phụ thuộc san hô, ở Caribean và cả các vùng lân cận, đến đây sinh sản.




    Hệ sinh thái rừng ngập mặn của vùng biển Trung Mỹ giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ rặng san hô khỏi những tác nhân ô nhiễm, cũng như là một “nhà trẻ” cho nhiều loài cá và các loài nhuyễn thể khác. Những bộ rễ “cong queo” của chúng tạo nên những “cổng chào dưới nước” độc đáo, thu hút các sinh vật nhỏ đến sống cho đến khi trưởng thành.




    Những bầy cá nhám thường tụ tập ngoài khơi phía bắc bán đảo Yucatan của Mexico, tận cùng phía trên của Mesoamerica. Chúng tìm đến đây vì nguồn thức ăn dồi dào và ngon lành: trứng của các loài cá nhỏ hơn như cá hồng, cá ngừ,…




    Một con cá mập bản địa của vùng Caribean đang “xực” một “kẻ ngoại lai”: cá mao tiên ở rặng san hô Cordelia! 20 năm trước, một vài con cá mao tiên đã “chuồn” khỏi một thủy cung trong vùng và nhanh chóng gia nhập hệ sinh thái trù phú này. Tuy nhiên, tốc độ sinh sản quá nhanh của chúng đang “gây khó chịu cho cư dân bản địa”. Các nhà khoa học tìm cách giảm bớt chúng bằng việc “đổi khẩu phần” cho loài cá mập bằng… cá mao tiên.




    Trên ảnh là một cô lợn biển đang vui đùa cùng con ở bờ biển Swallow Cay, ngoài khơi Belize. Loài lợn biển ở vùng tây Ấn Độ thường chia thời gian sống ở hai nơi: hoặc giữa những đồng cỏ dưới biển, hoặc di cư đến gần những khu rừng ngập mặn trù phú.




    Trên ảnh là một bầy cá hồng cubera đang giao phối với nhau. Đám trứng và tinh trùng quyện vào nhau trông như những đám mây trắng đục, có lẽ sẽ giúp khả năng thụ tinh cao hơn. Cứ đến mùa sinh sản là hàng trăm đến hàng triệu đám trứng của nhiều loài khác nhau sẽ bồng bềnh như thế trong đại dương.







  • #2


    Một chú cá vẹt bảy sắc đang “tung tăng” trên thảm cỏ rùa. Ảnh chụp tại Khu Dự trữ Biển Hol Chan. Đây là loài “ăn chay” lớn nhất của vùng biển Đại Tây Dương, hầu hết cuộc đời chúng sẽ trung thành với vùng biển Trung Mỹ này. Khi còn nhỏ, chúng tìm kiếm sự bảo vệ trong những bộ rễ xoắn xít của khu rừng ngập mặn. Đến khi trưởng thành, chúng sẽ định cư trên thảm cỏ biển, mặc dù đôi lúc chúng cũng hay về thăm nơi cũ.




    Trên ảnh là cảnh những chú cá hồng bạc đang tìm kiếm sự trú ẩn từ những cây roi biển. Rõ ràng những quần thể cây ngập mặn như thế đóng vai trò cực kì quan trọng như những “tường thành” vững chắc cho họ nhà cá.




    Trên ảnh là một bầy cá margate đen ở Khu Dự trữ Biển Hol Chan – khu bảo tồn biển lâu đời nhất của Belize, được thành lập từ thập niên 1980 nhờ sự vận động thành công của nhà sinh vật học Janet Gibson.




    Thế giới dưới mặt nước vô cùng trù phú ở khu rừng ngập mặn Funk Cay, Belize được phản chiếu một cách đẹp mắt. Loài cá hồng bạc đặc biệt ưa thích hệ sinh thái này.




    Ảnh chụp cận cảnh “dung nhan bất thường” của một chú cá loa kèn ở vườn san hô Lighthouse Reef Atoli ngoài khơi Belize.




    Loài san hô dựng nên một thành luỹ đúng nghĩa dưới đại dương, một “hệ thống hạ tầng” cho các loài khác sinh sống. Bên trong những tấm calci đầy lỗ thủng của san hô là một thành phố của các sinh vật biển đông đúc đến không ngờ.




    Một giống tôm san hô, loài Stenopus hispidus, đang làm tổ trong một miếng bọt biển. Ảnh chụp ở dải san hô Long Cay thuộc khu Lighthouse Reef Atoli. Với hai bộ càng lớn và nhiều càng nhỏ khác, chúng là những “công nhân vệ sinh” của hệ sinh thái san hô này, với nhiệm vụ quen thuộc là loại bỏ tế bào chết, kí sinh trùng và nấm khỏi cơ thể những con cá mà chúng bám vào.




    Một con cá sấu Mỹ đang đi săn trên một thảm cỏ biển thuộc khu rừng ngập mặn Banco Chinchorro, ngoài khơi bán đảo Yucatan. Thân hình to lớn của nó dễ dàng khuấy động một vùng nước lớn của khu vực. Đây là một loài có nguy cơ bị tuyệt chủng của vùng biển Trung Mỹ. Để có được bức ảnh này, nhiếp ảnh gia Brian Skerry và cộng sự phải đảm bảo sự an toàn của bản thân trước khi tiếp cận loài vật hung hăng này.





    Tường Vy
    Ảnh: Nationalgeographic (ione)






    Comment

    Working...
    X