Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Trí thông minh của loài cá heo

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Trí thông minh của loài cá heo

    Hải quân Mỹ huấn luyện cá heo để phát hiện thủy lôi






    Động vật từ lâu đã trở thành đồng minh trung thành với con người trong chiến tranh. Trong số đó, ngựa có lẽ là loài động vật xuất hiện nhiều nhất trên chiến trường khi đã có mặt để hỗ trợ binh sĩ trong chiến đấu từ thời cổ đại cho tới tận đầu thế kỉ 20. Ngày nay, quân đội vẫn còn huấn luyện chó để bảo vệ tuần tra, dò tìm chất nổ và phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều loài động vật khác có thể hỗ trợ con người ở những nơi mà ngựa và chó phải “bó tay” - đó chính là dưới nước.

    Thủy lôi là một loại vũ khí được thiết kế để đánh đắm hoặc gây thiệt hại cho tàu chiến bắt đầu từ Thế chiến II. Theo thống kế, số tàu bị hư hỏng do thủy lôi lớn hơn từ các nguyên nhân khác (kể cả tấn công chủ động từ đối phương).

    Cũng chính vì sự nguy hiểm của loại vũ khí này, hải quân Mỹ đã bắt đầu chương trình huấn luyện cá heo (và sư tử biển) từ những năm 1960 với mục đích tìm kiếm thủy lôi, cũng như các đối vật thể đáng ngờ khác dưới nước. Sự thông minh và thân thiện của cá heo với con người đã khiến giới quân sự Mỹ nảy sinh ra ý tưởng này. Về mặt kĩ thuật, tất nhiên cá heo không có khả năng vô hiệu hóa bom mìn nhưng nhiệm vụ của chúng là xác định vị trí của thủy lôi để các lực lượng đặc nhiệm tiến hành tháo gỡ về sau.







    Sử dụng cá như phần thưởng cho những lần hoàn thành nhiệm vụ, Hải quân Mỹ đã huấn luyện cá heo để phát hiện những vật thể kim loại đáng ngờ do con người tạo ra từ khoảng cách khá xa. Cá heo sau đào tạo nếu tìm kiếm được thủy lôi sẽ bơi trở lại thuyền và thúc mạnh vào một thiết bị báo hiệu bằng mũi của chúng. Sau đó lực lượng huấn luyện sẽ giao cho cá heo phao định vị hoặc một bộ tiếp sóng thủy âm, và được chúng thả lại tại khu vực phát hiện ra bãi mìn để đánh dấu vị trí. Thiết bị này tạo ra một loại âm thanh đặc biệt giúp thợ lặn về sau có thể phát hiện được bãi thủy lôi.










    Mặc dù quân đội có thể trang bị cho cá heo hệ thống camera và cảm biến, nhưng với bản năng có sẵn chúng có thể đảm nhiệm công việc một cách hoàn hảo. Không giống như các thiết bị cơ khí Hải quân Mỹ chế tạo để dò mìn, cá heo phân biệt được vật thể nhân tạo và tự nhiên, dù kẻ địch sử dụng các biện pháp ngụy trang tinh vi đến mấy. Cá heo có một khả năng về sóng sonar rất phức tạp, bằng cách sử dụng thính giác nhanh nhạy để nhận thức các đối tượng đáng ngờ ngay cả khi ở dưới vùng nước tối nhất. Khả năng này phức tạp đến nỗi con người cho tới nay vẫn chưa thể sao chép thành công bất chấp rất nhiều nỗ lực trong thời gian qua. Vậy khả năng sonar của loài cá heo như thế nào?

    Khả năng sonar của loài cá heo

    Sonar (viết tắt của sound navigation ranging) có thể hiểu là định vị khoảng cách bằng sóng âm. Sonar là kĩ thuật sử dụng âm thanh để phát hiện ra vị trí của vật thể nào đó dưới nước và đặc biệt hữu dụng vì 2 lý do sau đây: các vùng nước khi xuống sâu quá tối để có thể nhìn được và âm thanh đi trong môi trường nước nhanh hơn rất nhiều khi truyền trong môi trường không khí.

    Công nghệ sonar phát đi âm thanh tới vật thể và nhận lại âm thanh phản hồi lại (điều này giống như âm vang phản hồi trong hang động). Công nghệ này được gọi là activesonar (sonar chủ động), như trái ngược với passive sonar (sonar thụ động) – chỉ đơn giản là hấp thu trở lại những tiếng động của các đối tượng khác đang hoạt động. Với sonar, chúng ta có thể nắm bắt được những thông tin vô cùng quan trọng, chẳng hạn tàu ngầm đối phương chính xác còn cách xa bao nhiêu.











    Không giống như con người, cá heo đã sử dụng kỹ năng này, được gọi là biosonar ( sonar sinh học) từ hàng ngàn năm qua. Kĩ năng phân tích sonar đã trở thành một phần bộ mã DNA của chúng, đến nỗi chúng hoàn toàn có thể phân biệt được một viên đạn với một hạt bắp ngô từ khi vẫn còn cách xa 50 feet. Quá trình sonar của loài cá heo, cũng được dơi và một số cá voi sử dụng, được gọi là định vị bằng tiếng vang. Cá heo khá đặc trưng với tiếng tiếng lách cách (click) và tiếng rít đặc trưng của nó. Chúng sử dụng những tiếng lách cách này như một phần của cơ chế hệ thống định vị dưới nước bằng sóng âm chủ động ở phần trên.

    Quá trình định vị bằng tiếng vang của cá heo diễn ra như sau:

    1) Cá heo sử dụng khoang mũi để tạo ra chuỗi tiếng lách cách bằng cách đẩy không khí bị nén ra lỗ phun nước ở trên trán.

    2) Khi âm thanh va vào vật thể trong nước, tiếng dội phản hồi trở lại cá heo.

    3) Cá heo hấp thụ tiếng dội này thông qua bộ hàm.

    4) Âm dội này truyền qua chất béo bên trong bộ hàm tới tai trong của cá heo. Từ âm thanh phản xạ trở lại này mà cá voi có thể phân biệt được kích thước, hình dáng, đặc trưng bề mặt và chuyển động của vật thể, cũng như xác định được khoảng cách đến vật thể đó.



    Để có thể hiểu rõ về một vật thể, cá heo sẽ di chuyển xung quanh và đọc nó từ nhiều điểm nhìn bằng nhiều tiếng lách cách khác nhau. Chúng thích ứng với môi trường ồn ào bằng cách điều chỉnh tần số của chùm âm thanh lách cách. Sử dụng quá trình này, cá heo có thể xác định kích thước và hình dạng của vật thể và thậm chí là phân biệt được các kim loại khác nhau, chẳng hạn như đồng thau và đồng đỏ từ một khoảng cách xa. Điều này làm cho cá heo có thể đảm trách tốt nhiệm vụ dò tìm thủy lôi trong nước. Nhưng cũng chính quá trình định vị bằng âm thanh của loài cá heo lại khiến chúng rất dễ bị bắt bởi lưới đánh cá. Nhiều ngư dân chỉ đơn giản quăng lưới đánh các loài cá nhỏ lại vô tình bắt được cá heo bị mắc kẹt, bởi lưới đánh cá không phản xạ lại những âm thanh lách cách của cá heo.

    Cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn làm thế nào mà bộ não cá heo có thể diễn giải được thông tin sonar. Phần lớn sự hiểu biết của con người dựa vào thông tin thị giác nên rất khó khăn cho chúng ta có thể hiểu rõ cách “nhìn” những vật thể bằng đôi tai của loài cá heo diễn ra như thể nào. Chính vì bản năng sử dụng sonar vô cùng đặc biệt của cá heo, con người vẫn không ngừng nghiên cứu chúng với hi vọng cải tiến công nghệ sonar của chúng ta ngày càng tốt hơn trước.

    Tuy nhiên, việc sử dụng cá heo với mục đích dò tìm thủy lôi đã làm nảy sinh nhiều tranh cãi về vấn đề đạo đức.



    Sử dụng cá heo để dò tìm thủy lôi là vô nhân tính?




    Hải quân Mỹ lập luận rằng quá trình tìm kiếm thủy lôi thực ra là an toàn với loài cá heo hơn chúng ta vẫn nghĩ. Cá heo không được đào tạo để tiếp cận bãi thủy lôi, mà chúng sử dụng kĩ năng sonar để phát hiện từ một khoảng cách an toàn. Và dù cá heo có tới gần bãi mìn thì chúng vẫn không hề phát nổ. Cơ chế nổ của thủy lôi được xây dựng dựa trên sự va chạm với các vật thể to lớn kích cỡ như tàu chiến chứ không phải đối với các sinh vật biển nhỏ bé. Nếu sinh vật tự nhiên dưới nước có thể kích hoạt được thủy lôi, thì thủy lôi rõ ràng là một loại vũ khí vô dụng chống lại tàu bè của đối phương.









    [









    Tuy nhiên, một số nhóm hoạt động vì động vật không đồng ý với cách biện minh của giới quân sự. Để đưa cá heo tới các vùng nước bị nghi ngờ bị thủy lôi phong tỏa, quân đội phải vận chuyển chúng. Quá trình vận chuyển này khiến cá heo bị giữ trong vòng cáp treo trong bể trong suốt cả chuyến không vận. Với động vật, đây thực sự là một cuộc tra tấn với chúng. Sức ép do phải chịu đựng sự hành hạ như vậy sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cá heo.

    Không chỉ phải chịu sự hành hạ trong quá trình vận chuyển, cá heo phải đối mặt với nhiều nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường mới . Khi được tin Hải quân Mỹ có kế hoạch đưa cá heo tới vùng nước lạnh ngoài khơi tiểu bang Washington, một nhóm hoạt động vì quyền động vật đã phản đối kịch liệt. Họ thậm chí đã phát động phong trào đan áo len cho cá heo như một chiến dịch để đạt gây sự chú ý từ công chúng. Bên cạnh đó còn có một lo ngại khác là cá heo có thể bị lạc trong môi trường hoàn toàn mới và do những nhiễu động sóng âm trong nước. Nhưng quan trọng hơn cả đó là con người còn nhân tính hay không khi đưa những sinh vật hoàn toàn vô tội tham gia vào những cuộc chiến tranh đổ máu của loài người.

    Tham khảo: Howstuffwork
Working...
X