Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Bò kobe – tinh hoa từ nhật bản

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bò kobe – tinh hoa từ nhật bản

    Câu chuyện về món đặc sản thịt bò Kobe cũng được thêu dệt chẳng khác gì món ăn của Từ Hi Thái Hậu. Nếu như bà hoàng phụ chính có những món ăn cỡ “sâm thử”, “tượng tinh”, “phương chi thảo”… đầy ly kỳ thì thịt bò Kobe cũng chẳng kém gì. Nào bò nghe nhạc Mozart, massage thư giãn hay uống bia, dù không quá quý hiếm nhưng món thịt này cũng chỉ dành cho những bữa ăn đặc biệt sang trọng và cầu kỳ…

















    Văn phòng Hiệp hội quốc gia Hiệp hội Hợp tác Nông nghiệp, đơn vị quản lý bò Kobe.



    Cơ quan quản lý thịt bò Kobe – Nhật Bản trả lời về nguồn gốc thịt bò Kobe



    Mỗi con bò được quản lý nghiêm ngặt từ đời “ông, bà” cho đến đời con cháu theo mã số.Để khi cần người ta có thể truy xuất nguồn gốc, người nuôi, ngày giết mổ…
    Mỗi ký thịt bò bán ngoài thị trường đều có “mã số” để khi nhà hàng chế biến phải trình được cho thực khác “mã số” này để dễ dàng kiểm tra.

    Không thể không nói là may mắn khi chúng tôi được gặp ông Hisanobu Matsuo, văn phòng Hiệp hội quốc gia Hiệp hội Hợp tác Nông nghiệp, đơn vị quản lý bò Kobe. Câu chuyện của ông dù không ly kỳ như những gì được nghe nhưng bò Kobe vẫn thực sự kích thích trí tưởng tượng của người nghe dù chỉ bằng những con số.


    Bạn cứ tưởng tượng một đất nước có nền nông nghiệp phát triển như Nhật bản, nơi người ta có thể nhân giống nhiều loại động vật quý hiếm, mà giống bò Kobe vẫn vô cùng hiếm. Bạn lại thử suy nghĩ khi người dân sống ngay ở huyện Hyogo – “rốn bò Kobe”, không phải ai cũng được ăn thứ thịt quý giá này.












    Ông Hisanobu Matsuo, văn phòng Hiệp hội quốc gia Hiệp hội Hợp tác Nông nghiệp, đơn vị quản lý bò Kobe.


    Ông Matsuo giải thích: “Giống bò thuần chủng chỉ có tại Hyogo. Con bò từ khi sinh ra đến khi giết mổ được một ủy ban quản lý chặt chẽ. Bò không được sinh sản bừa bãi, thậm chí có giống không cho sinh sản. Có giống chỉ có duy nhất 12 con và người ta giữ giống bằng tinh đông lạnh. Mỗi con bò có một giấy quản lý phức tạp: số, vân mũi, tên bố mẹ, ông bà nội ngoại… Thịt xẻ ra cũng được đánh giá theo 12 tiêu chí, đánh số từ 1 đến 12, và phải từ thứ 6 trở lên mới được xếp là thịt bò Kobe”.


    Không hẳn bò được nghe nhạc Mozart hay uống bia không phải vì cầu kỳ mà vì quá cầu kỳ. Đơn giản là uống bia lung tung hay nghe nhạc nhiều có thể… ảnh hưởng đến tâm lý, trọng lượng con bò!


    Vì vậy, chúng có nghe nhạc, có uống bia hay được massage nhưng theo định kỳ hoặc khi bị ốm. Thức ăn không có gì đặc biệt ngoài thứ cỏ chỉ mọc ở những ngọn núi Hyogo… Tuy nhiên, quy trình nuôi ngặt nghèo đã đẩy giá một con bò con khỏang 580 triệu yên. (1 yên = 216 VND)


    Chính phủ Nhật có đạo luật quản lý những giá trị quý hiếm, trong đó có bò Kobe. Chỉ có 200 cửa hàng bán thịt bò Kobe trên toàn quốc, riêng Kobe đã chiếm một nửa số này. “Bò Kobe không được xuất khẩu nên tất nhiên những cửa hàng bán thịt bò Kobe tại nhiều nơi trên thế giới là không xác thực”, ông Matsuo khẳng định.


    Tất nhiên, để minh họa cho những gì mình nói, chúng tôi cũng được thăm lò giết mổ bò Kobe. Thật sự, đây giống như một trung tâm đấu giá hơn là nơi giết mổ.


    Một nhóm khoảng 8 chuyên gia sẽ kiểm tra chi tiết để đánh giá từng con bò được mổ, từ màu sắc, thớ thịt, độ dày mỏng của da… để phân loại để đón dấu “thịt bò Kobe”, khá nhiều con bò trong số này bị loại không đủ tiêu chuẩn. Ba con bò trong số này được trao giải để bán đấu giá.







    Đến thăm nhà hàng Kobe Plasir






    Món bò Kobe ở Kobe Plasir



    Đây là nơi chủ yếu để quảng bá thứ thịt bò quý giá của địa phương. Bếp trưởng nhà hàng là ông Atsuzawa, vừa khoe mới phục vụ cho hoàng tử Dubai, vừa chế biến món bò trước mặt thực khách đến từ Việt Nam. Tất nhiên, trước khi chế biến, ông có cho mọi người xem giấy chứng nhận của miếng thịt bò. Giấy chứng nhận như số imei trên mỗi chiếc điện thoại để thực khách có thể kiểm tra tính chính xác trên internet.


    Nhóm bốn người chia nhau 100 gram thịt bò, sắt ra những miếng nhỉnh hơn hạt lựu. Những ai hiểu rõ về văn hóa ẩm thực Nhật Bản đều biết rằng người Nhật nổi tiếng là khó tính trong việc chế biến và thưởng thức các món ăn. Những món ăn tại nhà hàng cũng vậy, không bao giờ được chế biến đồng loạt sẵn từ trước mà khi có khách gọi đầu bếp mới bắt đầu làm. Các món ăn đều được chế biến riêng cho từng người với liều lượng định sẵn.


    Điểm đặc biệt và làm nên sự nổi tiếng của loại thịt bò Kobe đó chính là những lớp mỡ nến xen kẽ những thớ thịt đỏ tươi trông giống như những bông hoa tuyết. Theo giới thiệu của bếp trưởng, cái ngon của thịt bò Kobe là ở chỗ nạc và mỡ đã trộn lẫn với nhau theo tỷ lệ chuẩn, rất tốt cho sức khỏe. Thịt bò Kobe tạo ra chất omega rất lớn, đó là chất thuộc họ các axit béo chưa bão hòa rất tốt cho sức khỏe.










    Cũng theo giới thiệu, thì loại thịt này bổ sung vitamin và khoáng chất có tác dụng bổ máu, bồi bổ sau một ngày làm việc căng thẳng, đẹp da, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và giảm stress. Còn khi ăn, miếng thịt ngọt ấm, giòn, có thể ăn kiểu nướng, lẩu hoặc tái… ăn kèm với các loại nấm kim châm, nấm bào ngư, nấm hải sản với đậu phụ Nhật…


    Người Nhật rất chuộng sự “khô ráo”- Sappari – khi thưởng thức món ăn, nghĩa là hạn chế tối đa lượng mỡ thừa, và thịt bò Kobe đạt tiêu chuẩn tuyệt đối cho yêu cầu này. Người ăn thịt bò Kobe chẳng những không thấy đầy bụng mà sự mệt mỏi, bực bội như tan biến đi, tinh thần sảng khoái gấp bội…


    Người Nhật vẫn luôn tự hào về nền văn hóa ẩm thực đầy truyền thống với những món ăn và nghệ thuật trang trí ẩm thực mà chỉ ở Nhật bản mới có. Cũng như trà đạo, hay sushi, sashimi…, sự cầu kỳ và quý hiếm cũng như nghệ thuật chế biến mới thực sự là thứ đem lại cho thực khách sự trải nghiệm cả 5 giác quan khi thưởng thức những món ăn chế biến từ thịt bò Kobe…


    Đó là khi ăn thực khách cảm nhận được sự tri ân cuộc sống, lòng tôn kính vạn vật và nhận trân những giá trị sống đích thực, ăn để thấy lòng thanh thản và yên tĩnh hơn…



    Thịt bò Kobe lần đầu tiên đến Mỹ






    Báo Wall Street Journal cho biết, thứ gọi là “thịt bò Kobe” xuất hiện trên các thực đơn tại các nhà hàng ở Mỹ trong những năm gần đây có thể đã khiến nhiều người Mỹ tin là họ đã được ăn thịt bò Kobe thật. Tuy nhiên, niềm tin đó đơn giản chỉ là một sự lầm tưởng.

    Cũng giống như việc rượu Champagne chỉ có thể đến từ vùng đất cùng tên của nước Pháp, thịt bò Kobe thực sự chỉ có thể là sản phẩm từ một giống bò duy nhất được nuôi ở Nhật theo những quy chuẩn chính xác. Chỉ những con bò giống Tajima thuần chủng, nuôi ở vùng Hyogo mới được công nhận là bò Kobe. Thịt bò Kobe được ưa chuộng bởi chất lượng đặc biệt có được nhờ chế độ ăn và các điều kiện nhân giống được chăm sóc kỹ lưỡng của loại bò này.

    Có những tuyên bố cho rằng giống bò Tajima cũng được nuôi bên ngoài Nhật Bản, nhưng Hiệp hội Tiếp thị và phân phối thịt bò Kobe khẳng định không có chuyện đó. Tổ chức này là chủ sở hữu thương hiệu thịt bò Kobe.

    Tương tự, những sản phẩm thịt được dán mác “thịt bò Kobe” bán ngoài Nhật Bản đều không phải là hàng thật bởi chúng không hề vượt qua được những tiêu chuẩn chứng nhận ngặt nghèo mà Hiệp hội Tiếp thị và phân phố thịt bò Kobe đặt ra.

    Theo Wall Street Journal, cho tới năm 2012 này, thịt bò Kobe chưa từng được xuất khẩu khỏi Nhật. Hồi tháng 1 năm nay, thịt bò Kobe được xuất khẩu lần đầu tiên sang Macau. Tiếp đó, đến tháng 7, sản phẩm này được xuất sang Hồng Kông. Còn lô hàng vừa được xuất sang Mỹ đánh dấu lần đầu tiên thịt bò Kobe đặt chân ra ngoài châu Á.

    “Chúng tôi muốn họ hiệu rằng, thịt bò Kobe thực sự được nuôi ở Nhật Bản có hương vị như thế nào”, ông Daisuke Terao, một quan chức của Hiệp hội Tiếp thị và phân phối thịt bò Kobe, nói.

    Một bước ngoặt đối với thịt bò Kobe đã diễn ra vào tháng 8 khi Bộ Nông nghiệp Mỹ cho phép nối lại nhập khẩu thịt bò không xương từ nhật. Trước đó, các nhà hàng đồ nướng ở Mỹ đã rơi vào tình trạng khan hiếm thịt bò chất lượng cao Wagyu của Nhật suốt từ tháng 4/2012 khi nhà chức trách nước này ban lệnh cấm nhập thịt bò từ Nhật do lo ngại dịch bệnh lở mồm long móng.

    Trong bối cảnh nhu cầu thị trường nội địa đã chiếm gần hết nguồn cung thịt bò Kobe vốn dĩ hạn chế, và các quy định về xuất khẩu sản phẩm này rất phức tạp, Hiệp hội Tiếp thị và phân phối thịt bò Kobe đã không tính chuyện xuất khẩu thịt bò Kobe trước khi Mỹ có lệnh cấm nói trên. Tuy nhiên, hiện nay, khi nhu cầu tiêu thụ thịt bò Kobe tại Nhật giảm do suy giảm tăng trưởng kinh tế, Hiệp hội Tiếp thị và phân phối thịt bò Kobe bắt đầu tìm cách mở rộng thị trường ra nước ngoài.

    Tuy vậy, số lượng thịt bò Kobe vẫn sẽ hạn chế. Trong lần xuất khẩu đầu tiên sang Mỹ, chỉ có khoảng 170 kg thịt bò từ 5 con bò được giao hàng cho 2 nhà hàng đồ nướng ở San Francisco.

    Tổng sản lượng thịt bò Kobe hạn chế do không có nhiều nhà chăn nuôi và cơ sở giết mổ đạt tiêu chuẩn để nuôi và thịt loại bò này. Chỉ có khoảng 3.000 con bò Kobe được đưa ra thị trường mỗi năm, cho sản lượng thịt từ 700-800 tấn.

    Hiệp hội Tiếp thị và phân phối thịt bò Kobe cho biết, các quy định ngặt nghèo về vận chuyển và xuất khẩu thịt bò Kobe có thể sẽ khiến khối lượng sản phẩm này sang Mỹ ở mức thấp trong thời gian trước mắt. Từ tháng 7 tới nay, mới có khoảng 6.100 kg thịt bò Kobe được xuất khẩu sang Hồng Kông.



    Thịt bò Kobe là loại thịt bò nổi tiếng thế giới và là một đặc sản của thành phố Kobe thuộc vùng Kinki, Nhật Bản. Bò Kobe thuộc giống bò Tajima-ushi, một giống bò độc đáo của vùng Kobe và là một trong 3 giống bò cho thịt ngon nhất. Hương thơm nhẹ, vị béo quyện cùng với những thớ thịt mượt ăn như tan chảy trong miệng đã làm cho thịt bò Kobe được xếp vào hàng "cực phẩm". Tuy vậy, thịt bò Kobe rất đắt tiền, 1kg Anh (khoảng 0.454kg) có giá hơn 300 USD/kg, loại đặc biệt có giá hơn 1000 USD/kg.
    Bò Kobe được nuôi ở Nhật Bản từ thế kỉ thứ II với vai trò là động vật làm việc nặng nhọc, được sử dụng trong nông nghiệp như trồng lúa, thồ hàng. Khi thịt bò trở nên nổi tiếng hơn trong xã hội, người ta bắt đầu thuê công nhân massage cho những con bò để cải thiện chất lượng thịt. Địa hình miền núi của các hòn đảo Nhật Bản đã khiến cho các vùng chăn nuôi ở Kobe bị cô lập và kỹ thuật nuôi bò đặc biệt đã khiến cho thịt bò Kobe có các hương vị rất đặc trưng và không giống một loại thịt bò nào trên thế giới.
    Với số lượng thịt Bò Kobe "do chính Hãng Kobe xuất xưởng" không có nhiều, mỗi ngày chỉ có vài con "Ngay chính người Nhật muốn đặt thịt bò Kobe do hãng Kobe cung cấp cũng có khi vài tháng mới đến lượt" cho nên những món được quảng cáo là thịt bò kobe thì rất có thể chỉ là loại thịt bò được nuôi theo phương pháp kobe hoặc có xuất xứ ở địa danh trên chứ chưa chắc đã phải là thịt bò do chính hãng Kobe cung cấp.





    Quy trình nuôi dưỡng bò Kobe rất khắt khe. Thức ăn nuôi bò là những thứ bổ dưỡng như lúa non, cỏ tươi; còn đồ uống là nước được chiết xuất rất tinh khiết và thậm chí là cả bia. Bò được chăm sóc rất kỹ từ khi còn bé. Mỗi trang trại chỉ nuôi từ 10 tới 15 con bò. Khẩu phần ăn của chúng được quản lý chặt chẽ để tạo ra những thớ thịt săn chắc. Hàng ngày người dân cho bò tắm bằng nước ấm. Những người dân ở đây cho rằng thịt bò sẽ ngon khi bò cảm thấy hạnh phúc, vì vậy chúng được massage hàng ngày bằng chổi rơm. Việc massage này trên thực tế ngoài việc làm cho bò cảm thấy hạnh phúc hơn thì sẽ giúp cho mỡ của bò được tan bớt đi (giống như chúng ta đánh mỡ) và bò sẽ có chất lượng thịt cao hơn.
    Thịt bò Kobe được chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau như lẩu bò Kobe, Sashimi, bò Kobe nướng, hay mì Udon với bò Kobe cũng rất hấp dẫn và thơm ngon. Nếu có cơ hội bạn nên một lần thưởng thức loại thịt bò này, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ thất vọng vì nó thật sự xứng đáng với tên gọi bò “Kobe” – loại thịt bò đắt và ngon nhất thế giới.



    ST
Working...
X