Tìm kiếm nhiều con đực để giao phối khiến ong mật chúa mất nhiều công sức, thời gian. Ngoài ra, việc đó còn đặt nàng ta trước nguy cơ làm mồi cho kẻ khác và nhiễm một số bệnh. Nhưng tất cả những hiểm họa ấy chẳng cản được ong.
Để có một đàn con khỏe mạnh, con ong chúa phải giao phối với rất nhiều con đực, một nghiên cứu gần đây cho thấy. Mặc dù chỉ cần tinh trùng của một con, nhưng ong chúa thường giao phối với ít nhất 10 con đực trở lên.
Nhà sinh vật học Thomas Seeley của Đại học Cornell (Mỹ) và nhà côn trùng học David Tarpy thuộc Đại học North Carolina (Mỹ) phát hiện ra rằng đàn ong được tạo ra bởi nhiều con đực được trang bị nhiều gene để chống lại bệnh tật hơn.
"Ong cần sản sinh ra những con cháu khác nhau về mặt di truyền. Sự đa dạng về gene là nhân tố giúp cho đàn ong nhiều bố có khả năng chống chịu bệnh tật cao hơn so với đàn chỉ có một bố", Seeley phát biểu.
Để có một đàn con khỏe mạnh, con ong chúa phải giao phối với rất nhiều con đực, một nghiên cứu gần đây cho thấy. Mặc dù chỉ cần tinh trùng của một con, nhưng ong chúa thường giao phối với ít nhất 10 con đực trở lên.
Nhà sinh vật học Thomas Seeley của Đại học Cornell (Mỹ) và nhà côn trùng học David Tarpy thuộc Đại học North Carolina (Mỹ) phát hiện ra rằng đàn ong được tạo ra bởi nhiều con đực được trang bị nhiều gene để chống lại bệnh tật hơn.
"Ong cần sản sinh ra những con cháu khác nhau về mặt di truyền. Sự đa dạng về gene là nhân tố giúp cho đàn ong nhiều bố có khả năng chống chịu bệnh tật cao hơn so với đàn chỉ có một bố", Seeley phát biểu.