Bạn đúng khi cho rằng con người thông minh. Nhưng bạn có biết rằng chẳng có một giác quan nào của chúng ta có thể sánh với động vật. Chúng có thể nhìn xuyên màn đêm, nghe bằng bọng đái, ngửi bằng lưỡi. Hãy khám phá những câu chuyện lý thú sau.
1. Định vị bằng sóng siêu âm ở dơi
Loài dơi tránh chướng ngại vật và bắt côn trùng bằng cách phát ra sóng siêu âm rồi dựa vào những sóng âm dội lại để tránh chướng ngại vật và bắt mồi. Loài cá heo cũng sử dụng phương pháp này, được gọi là "echolocation" để định hướng trong môi trường nước đục.
2. Cảm nhận xung điện sinh học ở cá mập
Đừng bao giờ chơi trò trốn tìm với cá mập vì chắc chắn bạn sẽ thua. Cá mập có những tế bào đặc biệt trong não, cho phép chúng nhận biết trường điện từ phát đi từ động vật khác. Ở một số loài cá mập, khả năng này hoàn hảo đến nỗi chúng có thể phát hiện ra những con mồi ẩn nấp dưới cát thông qua những tín hiệu điện yếu sinh ra từ hoạt động co giật cơ của con mồi.
3. Xác định vị trí dựa vào nhiệt độ ở trăn
Những cơ quan nhạy cảm với nhiệt độ nằm giữa mắt và lỗ mũi cho phép trăn cảm nhận được thân nhiệt của con mồi. Mỗi bên đầu trăn cũng có một bộ cơ quan như thế nên chúng có thể tính toán chính xác khoảng từ vị trí của chúng tới con mồi mà không cần nhìn. Nhờ vậy mà loài bò sát này có thể ra đòn chính xác tới mức tuyệt đối trong đêm tối.
4. Chim ruồi nhìn thấy tia cực tím
Loài chim này có thể "bắt" được những bức xạ điện từ có bước sóng nằm ngoài vùng quang phổ nhìn thấy của mắt người. Nhìn chung, mắt của côn trùng và chim có thể nhìn thấy nhiều màu hơn mắt người. Những kính thiên văn như Hubble mới có khả năng chụp những bức ảnh tạo thành từ tia cực tím. Tuy nhiên, con mắt của chúng ta chỉ có thể xem được những bức ảnh ấy sau khi các chuyên gia kỹ thuật gán cho chúng những màu sắc thông thường.
5. Mèo nhìn rõ trong đêm
Phía sau mắt mèo có một màng nhầy (tapetum lucidum) có chức năng như chiếc gương, cho phép chúng nhìn rõ trong màn đêm. Màng này phản chiếu những tia sáng đi qua võng mạc, giúp mắt có cơ hội bắt được những photon ánh sáng thêm một lần nữa. Nhờ có nó mà mèo có thể săn mồi và di chuyển trong môi trường hoàn toàn không có ánh sáng.
6. Ngửi bằng lưỡi của rắn
Khi nhìn thấy một con rắn thè chiếc lưỡi hình chạc của nó ra ngoài, chúng ta thường nghĩ ngay tới điềm xấu. Tuy nhiên, đó là cách loài bò sát này đánh hơi môi trường xung quanh. Rắn sử dụng lưỡi để "bắt" những phân tử mùi trong không khí. Sau đó, những phân tử này được đưa vào những hốc nhỏ đặc biệt trong miệng rắn - được gọi là những cơ quan Jacobson. Các hốc phân tích phân tử mùi và chuyển đổi chúng thành những tín hiệu điện và gửi tới não. Căn cứ vào những tín hiệu ấy, não sẽ biết được chướng ngại vật là con mồi hay kẻ thù.
7. Ngửi mùi "tình yêu" của bướm đêm
Với loài bướm, cụm từ "tình yêu nằm trong không khí" là một thuật ngữ được hiểu theo nghĩa đen. Loài côn trùng này thường phát tán một số hóa chất đặc biệt, được gọi là pheromone, khi cần tìm bạn tình. Bướm đực có thể ngửi được pheromone của một con bướm cái cách nó tới 10 km. Một số nghiên cứu cho thấy con người cũng có khả năng phát hiện ra pheromone bằng khứu giác.
8. Định vị bằng ria ở chuột
Đa số chuột nhắt có thị lực kém, nhưng chúng được tạo hóa đền bù bằng những chiếc ria trên mõm. Chúng sử dụng những sợi ria dài giống như người mù sử dụng gậy. Chỉ cần vẫy nhanh những chiếc ria về phía các vật thể trước mặt, chuột có thể hình thành những bức tranh về môi trường xung quanh trong não.
9. Nghe bằng bọng đái của cá trống
Một số loài cá, chẳng hạn như cá trống, có thể "nghe" bằng bàng quang. Bộ phận này có thêm chức năng phát hiện những rung động âm thanh và truyền chúng tới tai trong của cá thông qua một số xương ở tai giữa. Những chiếc lông vô cùng nhạy cảm ở tai trong tiếp nhận rung động âm thanh và chuyển những thông tin đó tới não cá.
10. Định hướng nhờ từ trường trái đất ở chim di cư
Nhiều loài chim, đặc biệt là những loài di cư, có thể sử dụng từ trường của trái đất để xác định phương hướng trong những chuyến bay dài. Các nhà khoa học vẫn chưa biết tại sao chúng làm được như vậy, nhưng một nghiên cứu gần đây cho rằng chim có thể "nhìn thấy" màu sắc của những đường từ trường trái đất - giống như khả năng nhìn thấy ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn bước sóng tia cực tím của chúng.
1. Định vị bằng sóng siêu âm ở dơi
Loài dơi tránh chướng ngại vật và bắt côn trùng bằng cách phát ra sóng siêu âm rồi dựa vào những sóng âm dội lại để tránh chướng ngại vật và bắt mồi. Loài cá heo cũng sử dụng phương pháp này, được gọi là "echolocation" để định hướng trong môi trường nước đục.
2. Cảm nhận xung điện sinh học ở cá mập
Đừng bao giờ chơi trò trốn tìm với cá mập vì chắc chắn bạn sẽ thua. Cá mập có những tế bào đặc biệt trong não, cho phép chúng nhận biết trường điện từ phát đi từ động vật khác. Ở một số loài cá mập, khả năng này hoàn hảo đến nỗi chúng có thể phát hiện ra những con mồi ẩn nấp dưới cát thông qua những tín hiệu điện yếu sinh ra từ hoạt động co giật cơ của con mồi.
3. Xác định vị trí dựa vào nhiệt độ ở trăn
Những cơ quan nhạy cảm với nhiệt độ nằm giữa mắt và lỗ mũi cho phép trăn cảm nhận được thân nhiệt của con mồi. Mỗi bên đầu trăn cũng có một bộ cơ quan như thế nên chúng có thể tính toán chính xác khoảng từ vị trí của chúng tới con mồi mà không cần nhìn. Nhờ vậy mà loài bò sát này có thể ra đòn chính xác tới mức tuyệt đối trong đêm tối.
4. Chim ruồi nhìn thấy tia cực tím
Loài chim này có thể "bắt" được những bức xạ điện từ có bước sóng nằm ngoài vùng quang phổ nhìn thấy của mắt người. Nhìn chung, mắt của côn trùng và chim có thể nhìn thấy nhiều màu hơn mắt người. Những kính thiên văn như Hubble mới có khả năng chụp những bức ảnh tạo thành từ tia cực tím. Tuy nhiên, con mắt của chúng ta chỉ có thể xem được những bức ảnh ấy sau khi các chuyên gia kỹ thuật gán cho chúng những màu sắc thông thường.
5. Mèo nhìn rõ trong đêm
Phía sau mắt mèo có một màng nhầy (tapetum lucidum) có chức năng như chiếc gương, cho phép chúng nhìn rõ trong màn đêm. Màng này phản chiếu những tia sáng đi qua võng mạc, giúp mắt có cơ hội bắt được những photon ánh sáng thêm một lần nữa. Nhờ có nó mà mèo có thể săn mồi và di chuyển trong môi trường hoàn toàn không có ánh sáng.
6. Ngửi bằng lưỡi của rắn
Khi nhìn thấy một con rắn thè chiếc lưỡi hình chạc của nó ra ngoài, chúng ta thường nghĩ ngay tới điềm xấu. Tuy nhiên, đó là cách loài bò sát này đánh hơi môi trường xung quanh. Rắn sử dụng lưỡi để "bắt" những phân tử mùi trong không khí. Sau đó, những phân tử này được đưa vào những hốc nhỏ đặc biệt trong miệng rắn - được gọi là những cơ quan Jacobson. Các hốc phân tích phân tử mùi và chuyển đổi chúng thành những tín hiệu điện và gửi tới não. Căn cứ vào những tín hiệu ấy, não sẽ biết được chướng ngại vật là con mồi hay kẻ thù.
7. Ngửi mùi "tình yêu" của bướm đêm
Với loài bướm, cụm từ "tình yêu nằm trong không khí" là một thuật ngữ được hiểu theo nghĩa đen. Loài côn trùng này thường phát tán một số hóa chất đặc biệt, được gọi là pheromone, khi cần tìm bạn tình. Bướm đực có thể ngửi được pheromone của một con bướm cái cách nó tới 10 km. Một số nghiên cứu cho thấy con người cũng có khả năng phát hiện ra pheromone bằng khứu giác.
8. Định vị bằng ria ở chuột
Đa số chuột nhắt có thị lực kém, nhưng chúng được tạo hóa đền bù bằng những chiếc ria trên mõm. Chúng sử dụng những sợi ria dài giống như người mù sử dụng gậy. Chỉ cần vẫy nhanh những chiếc ria về phía các vật thể trước mặt, chuột có thể hình thành những bức tranh về môi trường xung quanh trong não.
9. Nghe bằng bọng đái của cá trống
Một số loài cá, chẳng hạn như cá trống, có thể "nghe" bằng bàng quang. Bộ phận này có thêm chức năng phát hiện những rung động âm thanh và truyền chúng tới tai trong của cá thông qua một số xương ở tai giữa. Những chiếc lông vô cùng nhạy cảm ở tai trong tiếp nhận rung động âm thanh và chuyển những thông tin đó tới não cá.
10. Định hướng nhờ từ trường trái đất ở chim di cư
Nhiều loài chim, đặc biệt là những loài di cư, có thể sử dụng từ trường của trái đất để xác định phương hướng trong những chuyến bay dài. Các nhà khoa học vẫn chưa biết tại sao chúng làm được như vậy, nhưng một nghiên cứu gần đây cho rằng chim có thể "nhìn thấy" màu sắc của những đường từ trường trái đất - giống như khả năng nhìn thấy ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn bước sóng tia cực tím của chúng.