Người ta cứ ngỡ “tôm tóc bạc” đã tuyệt chủng từ 50 triệu năm về trước, ngờ đâu cách đây 2 hôm các nhà khoa học lại chạm trán nó dưới vực đen sâu thẳm của Biển San hô, đông bắc nước Úc.
Tôm tóc bạc, tên khoa học là Neoglyphea neocaledonica, xuất hiện trên trái đất từ 50 triệu năm trước Công nguyên. Thật không ngờ còn có thể thấy nó đi lại sống động dưới đáy thềm đại dương tăm tối. Như vậy, ông cụ kỵ thuộc họ giáp xác này nghiễm nhiên được xếp vào hàng ngũ những động vật thọ nhất hành tinh.
Cụ tôm râu tóc bạc phơ bị máy dò thám hiểm “chụp trộm” khi đang tha thẩn dạo chơi bên miệng núi lửa - nằm dưới mặt nước sâu 3 km.
Tiến sĩ Ron O'Dor thuộc Viện Hàng hải Hoa Kỳ cho biết: vào thời điểm ấy dòng nham thạc từ miệng núi vẫn liên tục đổ ra mang theo sức nóng 407 độ C từ trong lòng Trái đất, đủ để làm tan chảy cả chì.
Tôm tóc bạc, tên khoa học là Neoglyphea neocaledonica, xuất hiện trên trái đất từ 50 triệu năm trước Công nguyên. Thật không ngờ còn có thể thấy nó đi lại sống động dưới đáy thềm đại dương tăm tối. Như vậy, ông cụ kỵ thuộc họ giáp xác này nghiễm nhiên được xếp vào hàng ngũ những động vật thọ nhất hành tinh.
Cụ tôm râu tóc bạc phơ bị máy dò thám hiểm “chụp trộm” khi đang tha thẩn dạo chơi bên miệng núi lửa - nằm dưới mặt nước sâu 3 km.
Tiến sĩ Ron O'Dor thuộc Viện Hàng hải Hoa Kỳ cho biết: vào thời điểm ấy dòng nham thạc từ miệng núi vẫn liên tục đổ ra mang theo sức nóng 407 độ C từ trong lòng Trái đất, đủ để làm tan chảy cả chì.
Comment