Chú ếch xấu số quằn quại, tươm máu trong cặp hàm ngoác rộng của con rắn có đôi mắt đỏ như hồng ngọc…
Đó là một loài rắn có tên gọi khá kêu: “rắn lục mắt hồng ngọc” (ruby eyed pit viper), được tìm thấy ở một số vùng rừng thuộc tỉnh Đồng Nai, cách TP HCM không xa. Chúng được các nhà khoa học Anh, Mỹ công bố là một loài mới vào đầu năm 2011 với tên khoa học là Cryptelytrops rubeus.
Đúng như tên gọi của mình, ngoại hình của loài rắn này gây ấn tượng mạnh mẽ với thị giác con người bằng đôi mắt đỏ long lanh như hồng ngọc nổi bật trên lớp vẩy màu là cây xanh biếc. Cũng như các họ hàng gần của mình, đây là một loài rắn độc.
Rất ít người có cơ hội được nhìn loài rắn lục mắt hồng ngọc bởi vì chúng cực hiếm. “Chúng tôi biết loài rắn Cryptelytrops rubeus chỉ từ vài mẫu thu thập được, rất ít người trên thế giới nhìn thấy nó”, tiến sĩ sinh thái học Anita Malhotra, người nghiên cứu về loài rắn này cho biết.
Tuy vậy, các nhà khoa học cũng đã ghi lại được nhiều hình ảnh “để đời” về loài rắn lục mắt hồng ngọc của Việt Nam.
Dưới đây là một số hình ảnh do các chuyên gia trong và ngoài nước thực hiện:
Rắn lục mắt hồng ngọc gây ấn tượng mạnh mẽ với đôi mắt đỏ long lanh như hồng ngọc nổi bật trên lớp vẩy màu là cây xanh biếc. Ảnh: National Geographic.
Đây là một loài rắn độc, thường sống ẩn nấp trên các cành cây của vùng rừng Nam Cát Tiên (Đồng Nai). Ảnh: National Geographic.
Chân dung cận cảnh của một chú rắn lục mắt hồng ngọc. Ảnh: Jodi J. L. Rowley.
Theo các nhà khoa học, loài rắn này thường xuất hiện gần các con suối và ăn món ăn ưa thích là những con ếch. Ảnh: National Geographic.
Rất ít người có cơ hội được nhìn loài rắn lục mắt hồng ngọc bởi vì chúng rất hiếm. Ảnh: National Geographic.
Rắn lục mắt hồng ngọc có nhiều điểm tương đồng về hình thái với một người họ hàng mang tên rắn lục mac-rop. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.
Rắn lục là tên thường gọi của một nhóm rắn độc có màu xanh, sinh sống trên cây rừng. Chúng có nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.
Đó là một loài rắn có tên gọi khá kêu: “rắn lục mắt hồng ngọc” (ruby eyed pit viper), được tìm thấy ở một số vùng rừng thuộc tỉnh Đồng Nai, cách TP HCM không xa. Chúng được các nhà khoa học Anh, Mỹ công bố là một loài mới vào đầu năm 2011 với tên khoa học là Cryptelytrops rubeus.
Đúng như tên gọi của mình, ngoại hình của loài rắn này gây ấn tượng mạnh mẽ với thị giác con người bằng đôi mắt đỏ long lanh như hồng ngọc nổi bật trên lớp vẩy màu là cây xanh biếc. Cũng như các họ hàng gần của mình, đây là một loài rắn độc.
Rất ít người có cơ hội được nhìn loài rắn lục mắt hồng ngọc bởi vì chúng cực hiếm. “Chúng tôi biết loài rắn Cryptelytrops rubeus chỉ từ vài mẫu thu thập được, rất ít người trên thế giới nhìn thấy nó”, tiến sĩ sinh thái học Anita Malhotra, người nghiên cứu về loài rắn này cho biết.
Tuy vậy, các nhà khoa học cũng đã ghi lại được nhiều hình ảnh “để đời” về loài rắn lục mắt hồng ngọc của Việt Nam.
Dưới đây là một số hình ảnh do các chuyên gia trong và ngoài nước thực hiện:
Rắn lục mắt hồng ngọc gây ấn tượng mạnh mẽ với đôi mắt đỏ long lanh như hồng ngọc nổi bật trên lớp vẩy màu là cây xanh biếc. Ảnh: National Geographic.
Đây là một loài rắn độc, thường sống ẩn nấp trên các cành cây của vùng rừng Nam Cát Tiên (Đồng Nai). Ảnh: National Geographic.
Chân dung cận cảnh của một chú rắn lục mắt hồng ngọc. Ảnh: Jodi J. L. Rowley.
Theo các nhà khoa học, loài rắn này thường xuất hiện gần các con suối và ăn món ăn ưa thích là những con ếch. Ảnh: National Geographic.
Rất ít người có cơ hội được nhìn loài rắn lục mắt hồng ngọc bởi vì chúng rất hiếm. Ảnh: National Geographic.
Rắn lục mắt hồng ngọc có nhiều điểm tương đồng về hình thái với một người họ hàng mang tên rắn lục mac-rop. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.
Rắn lục là tên thường gọi của một nhóm rắn độc có màu xanh, sinh sống trên cây rừng. Chúng có nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.
Comment