Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Tê giác một sừng đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tê giác một sừng đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam

    Loài tê giác một sừng còn gọi là tê giác Java (Rhinoceros sondaicus annamiticus) đã vĩnh viễn biến mất tại Việt Nam. Tin này do Quỹ thế giới bảo tồn thiên nhiên WWF và Quỹ quốc tế bảo vệ Tê Giác IRF xác nhận. Các tổ chức này tố giác các khiếm khuyết của chính quyền Việt Nam trong việc bảo vệ di sản thiên nhiên.

    Tê giác Java Việt Nam
    Ảnh WWF Greater Mekong

    Theo AFP, hôm nay 25/10/2011, các tổ chức bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã thông báo loài tê giác Java đã hoàn toàn bị diệt chủng tại Việt Nam. Con thú cuối cùng đã chết cách nay không lâu với chiếc độc sừng bị cắt mất ngay trong Vườn quốc gia Cát Tiên.

    Đây là khu bảo tồn thiên nhiên mà theo nguyên tắc, tê giác và các loài thú có nguy cơ diệt chủng phải được bảo vệ cẩn mật.

    Để đi đến kết luận trên, các nhà khoa học đã khảo sát mẫu phân tê giác thu nhặt trong Vườn Cát Tiên trong hai năm 2009 và 2010. Kết quả là các mẫu này là của con tê giác chết hồi tháng 4 năm 2010 với một viên đạn ghim vào chân và chiếc sừng bị cắt mất.

    Tổ chức Thế giới bảo tồn thiên nhiên WWF và Tổ chức quốc tế bỏ vệ Tê giác IRP tiếc rẻ là : « Việt Nam đã mất đi một phần di sản thiên nhiên ».

    Đại diện Quỹ WWF tại Việt Nam, bà Trần Minh Hiền cũng tuyên bố tương tự.

    Tổ chức này nói rằng thủ phạm đầu tiên làm diệt chúng tê giác Việt Nam là giới săn bắn phi pháp. Thứ hai là phải kể đến trách nhiệm của những người có trách nhiệm bảo vệ Vườn Cát Tiên.

    Do có sự hỗ trợ của các nhà khoa học quốc tế, một nhóm tê giác độc sừng đã được phát hiện tại Việt Nam vào năm 1988. Nhưng dù được « bảo vệ », nhóm tê giác quý hiếm này từ từ biến mất. Năm 2004, các nhà khoa học ghi nhận còn hai con cuối cùng .

    Sự kiện tê giác diệt chủng báo hiệu các những loài thú hiếm quý khác của Việt Nam cũng không tránh khỏi số phận này.

    Theo ông Nick Cox, giám đốc Quỹ WWF vùng châu thổ sông Mekong, nhiều loài thú khác tại Việt Nam như, voi, hổ, cá sấu Xiêm, sao la cũng sẽ bị diệt chủng, nếu Việt Nam không có biện pháp hiệu quả chống lại giới săn bắn phi pháp và bảo vệ thú rừng.

    Hôm qua 24/10/2011, hải quan Việt Nam thông báo tịch thu 221 ngà voi gần biên giới với Trung Quốc, bắt giữ ba người buôn lậu trong đó có hai người Trung Quốc.

    RFI

  • #2
    Việt Nam vĩnh viễn không còn tê giác

    Vườn Quốc Gia Cát Tiên sắp bị xóa sổ


    Cuộc họp báo của các tổ chức quốc tế diễn ra tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên, tỉnh Ðồng Nai vào sáng 25 tháng 10 đưa tin làm thế giới rúng động: Con tê giác cuối cùng tại Việt Nam đã bị giết.



    Bức ảnh con tê giác cuối cùng ở Việt Nam khi còn sống được WWF phổ biến hôm 8 tháng 7, 2004. (Hình: WWF)


    Theo hai đơn vị tổ chức cuộc họp báo là Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên (WWF) và Quỹ Bảo Tồn Tê Giác Quốc Gia (IRF), loài tê giác đã bị tiệt chủng tại Việt Nam.

    Theo phúc trình của ban tổ chức họp báo, kết quả phân tích 22 mẩu phân của WWF và Vườn Quốc Gia Cát Tiên thu thập trong hai năm 2009 và 2010 giúp WWF đi đến kết luận Vườn Quốc Gia Cát Tiên chỉ còn một con tê giác một sừng. Nhưng đó là lúc con tê giác còn sống, tức là thời gian trước tháng 4 năm 2010. Sau đó, mặc dù đã kêu gào nỗ lực ngăn chận nạn săn bắn thú hoang dã tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên, sự kiện đau lòng vẫn xảy ra.

    Có người đã khóc khi nghe thông báo chính thức về việc Việt Nam “vĩnh viễn đánh mất một phần di sản thiên nhiên và biểu trưng của giá trị đa dạng sinh học tại Việt Nam”.

    Tin tức cho hay, WWF đã mở cuộc điều tra kéo dài 6 tháng tại vùng rừng Vườn Quốc Gia Cát Tiên từ năm 2009, tức là trước đây 2 năm. Các chuyên viên của WWF nói trong vòng 6 tháng đầu của cuộc khảo sát cùng với chó nghiệp vụ, họ còn trông thấy dấu chân cũng như các mẩu phân của tê giác, loài động vật hiếm này ở một đỉnh đồi. Tuy nhiên, trong 6 tuần lễ cuối cùng thì hoàn toàn không thấy dấu vết nào cũng như mẩu phân mới của loài tê giác.

    Khu đồi của Vườn Quốc Gia Cát Tiên đã biến thành đồi trọc và xuất hiện đây đó các trại săn. Các chuyên viên khảo sát còn bắt gặp quả tang một bẫy kim loại dùng để bẫy các loại thú lớn ở dọc đường trở về.

    Cho đến tháng 10 năm ngoái, khi đoàn khảo sát chuẩn bị rời Vườn Quốc Gia Cát Tiên thì được tin báo của dân chúng địa phương cho hay có nhìn thấy xương của một loài động vật to lớn. Kết quả xét nghiệm DNA đi đến khẳng định đó là con tê giác cuối cùng của Vườn Quốc Gia Cát Tiên bị săn trộm. Con vật bị bắn vào chân cho đến chết để lấy sừng.

    Báo Người Lao Ðộng trích lời của chuyên viên điều phối chương trình voi và tê giác Châu Á của WWF Christy Williams nói rằng việc đưa tê giác trở lại Việt Nam là hết sức tốn kém và không khả thi. Vì vậy theo ông thì coi như loài tê giác đã vĩnh viễn mất đi tại Việt Nam mà không có cách nào phục hồi.

    Báo Tuổi Trẻ cho biết, khi một số cử tọa đặt câu hỏi “ai phải chịu trách nhiệm về cái chết của con tê giác cuối cùng còn lại ở Vườn Quốc Gia Cát Tiên” thì ông bí thư đảng ủy của huyện Cát Tiên từ chối trả lời.

    Còn bà Trần Minh Hiền, giám đốc WWF tại Việt Nam đỡ lời cho người chịu trách nhiệm bảo vệ các loài động vật hoang dã tại đây là ông Trần Văn Thành, giám đốc Vườn Quốc Gia Cát Tiên khi nói “Ðó là trách nhiệm của tất cả chúng ta”.

    Cũng theo WWF thì chuyện đáng lo sắp tới là số phận của loài hổ, voi, sao la, bò tót... của Vườn Quốc Gia Cát Tiên trước nguy cơ tiệt chủng cũng như tê giác.

    Bà Trần Minh Hiền cũng báo động về sự xuất hiện của hàng loạt trạm thủy điện đe dọa sinh cảnh của các loài động vật hoang dã tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên. Trong số này, trạm thủy điện Ðồng Nai 1, Ðồng Nai 4 đã được vận hành, còn Ðồng Nai 5, 6 và 6A chờ kiếm tiền hoặc đang lập dự án.



    Con tê giác nay chỉ còn là một bộ xương. Bức ảnh WWF công bố hôm 25 tháng 10. Việt Nam nay vĩnh viễn không còn tê giác. (Hình: WWF)


    Bà Hiền cho biết thủy điện Ðồng Nai 5 chỉ cách Vườn Quốc Gia Cát Tiên 1 cây số là nguy cơ trực tiếp đối với việc bảo tồn các loài thú hoang dã. Theo bà, các nước chỉ cần có một loài động vật quý thì đã lập tức thiết lập khu bảo tồn để lo bảo vệ. Trong khi Vườn Quốc Gia Cát Tiên hiện diện đến 1,400 loại, trong đó có 40 loài có tên trong Sách Ðỏ, và là vườn quốc gia duy nhất có rừng nhiệt đới thấp và ẩm ướt tại Việt Nam thì lại bị bỏ bê.

    Bà Hiền cũng nói tất cả các vùng rừng ngập nước ở Vườn Quốc Gia Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầy giá trị sắp bị khô cạn, thu hẹp khu vực sinh sống của thú hoang dã chỉ vì các đập thủy điện thi nhau ra đời.

    Bà Hiền còn đoan chắc, một khi thủy điện Ðồng Nai 6 và 6A đi vào hoạt động thì Vườn Quốc Gia Cát Tiên sẽ bị xóa sổ.


    (P.L.)
    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

    Comment


    • #3
      con gì mất cũng được nhưng không bao giờ để tiền lỡ vụt qua tay.

      Comment

      Working...
      X