Chuyện cá voi cứu người tưởng như chỉ có trong huyền thoại và những câu chuyện kể cho thiếu nhi. Thế nhưng thật bất ngờ khi chúng tôi tìm được hai nhân chứng đã từng được cá voi cứu sống trên biển Đông.
Đuổi cá mập khổng lồ cứu người
Chuyện xảy ra đã lâu nhưng nay ngồi kể lại cho chúng tôi nghe, ông Võ Văn Hùng (71 tuổi, trú thôn Thuận An, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) vẫn hồi hộp. Bên chén rượu nồng cùng tôi giữa đêm khuya, lời kể của ông Hùng nóng hổi: "Trước đây, lúc còn đi biển, tui là một người đàn ông khỏe mạnh, lực điền. Suốt tháng này qua năm khác, tui chỉ thích nằm lại trên biển Đông để ngụp lặn, mò bắt con hải sâm, con bào ngư ẩn mình dưới đá san hô. Nhưng vào tháng 5/2000, một biến cố kinh hoàng đã xảy ra lúc đang sinh mà đến bây giờ nhớ lại, tui vẫn thấy run người".
Ngừng lại một lúc, ông Hùng kể tiếp: Lúc đó khoảng 8h sáng một ngày biển lặng. Sau một đêm thức trắng mưu sinh dưới đáy biển, thuyền trưởng cùng 11 ngư dân trên con tàu Qng-1298.TSV (trong đó có ông Hùng-PV) đang ngủ để lấy sức chuẩn bị cho công việc buổi tối tiếp theo. Nhưng bất thình lình con tàu nghiêng mạnh.
Ông Võ Văn Hùng hồi ức lại lần đối mặt với cá mập hung bạo
Ông Hùng là người không may mắn nhất trong đoàn bị rơi tỏm xuống biển. Choàng tỉnh dậy, ông hoảng hồn phát hiện bên cạnh mình là một con cá mập hung dữ dài hơn 10 m, nặng hàng chục tấn đang chờ chực, há miệng để nuốt chửng vị khách lạ vào bụng. Trong tình thế khẩn cấp, kinh hoàng, ông Hùng tưởng như mình đã buông xuôi, chỉ biết chờ chết.
Còn những ngư dân trên tàu dù biết đồng nghiệp đang gặp nạn phía dưới nhưng cũng không dám liều mình hành động vì như thế sẽ rất nguy hiểm. "Nếu để con cá nghe thấy tiếng động hoặc nhìn thấy con mồi bỏ chạy, nó sẽ đớp đứt tôi liền", ông Hùng giải thích. Nhưng trong giây phút hiểm nguy, khó khăn, hồi hộp đến nghẹt thở ấy, ý chí can trường vốn có ở một kình ngư đã có gần 50 năm gắn bó với biển bỗng nhiên trỗi dậy.
"Lúc đó, bác xử lý ra sao"? - Tôi thấp thỏm chen ngang. "Tui biết mình đã gặp nạn và có thể sẽ không bao giờ được trở về với người thân, gia đình ở đất liền nữa. Xác của tui họ cũng không thể lấy được. Nghĩ thế nhưng tôi vẫn cố gắng lấy lại bình tĩnh, mở mắt thật lớn nhìn trừng trừng vào mắt con cá dữ mỗi lúc nó đến gần, há miệng đòi nuốt. Cứ thế sau mỗi lần ngửa cổ lên mặt nước thở lấy hơi, tui lại lặn xuống nhìn thẳng mắt đối phương".
"Hơn 10 phút sau, lúc tui tiếp tục ngụp đầu xuống nước lần nữa để giáp mặt cá giữ thì không thấy nó đâu nữa. Nhưng cùng lúc đó, tui lại cảm nhận được phía bên dưới đang có một con vật lớn nâng từ từ cơ thể mình nổi lên. Hóa ra, sau này khi đã được các đồng nghiệp hỗ trợ đưa lên boong tàu, tui mới biết được rằng: Mình vừa được Ông Nam Hải - một con cá ngư ông lớn gấp bội phần con cá mập hung giữ lúc nãy đến giải cứu rồi nâng đỡ lên tàu”, kình ngư Võ Văn Hùng nói trong hồi hộp.
Câu chuyện của kình ngư Võ Văn Hùng trong đêm khuya thanh vắng thật cuốn hút và để lại nhiều cảm xúc trong tôi. Bởi qua đó tôi rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm xương máu cho bản thân và cũng liên tưởng đến hoàn cảnh của đất nước Việt Nam những lúc gặp kẻ mạnh uy hiếp, gây hấn: "Hãy bình tĩnh, sáng suốt nhìn trừng vào con cá mập để tồn tại".
Cõng ngư dân gặp nạn lên đảo
Từng bị nạn trên biển và cũng được cá ngư ông cứu giúp nhưng câu chuyện của lão ngư Đặng Tảo (còn gọi là Đặng Châu, SN: 1930, trú thôn Long Thạnh, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, Quảng Nam) lại có một sự ly kỳ riêng. Dù đã ngoài 80 tuổi và chuyện đã xảy ra rất lâu rồi nhưng nay hồi ức lại, trí nhớ lão ngư Đặng Tảo vẫn minh mẫn đến từng chi tiết.
Đối với người dân miền biển, cá ông là biểu tượng tâm linh
Ông kể: "Tôi theo cha đi biển từ năm lên 15 tuổi và là người tỏ ra rất bén duyên với vùng biển Hoàng Sa. Lần nào đi vùng biển ấy về thuyền cha con tôi đều no hải sản. Chính vì vậy mà năm lên 30 tuổi, tôi đã sắm được một con tàu công suốt 11 CV riêng cho mình và tuyển thêm 8 thanh niên trai tráng trong thôn cùng ra Hoàng Sa mưu sinh. Nhưng ngày 23/11/1960, một điều bất ngờ đã đến với đoàn chúng tôi là sau khi bẫy được một con cá nhám nặng trên 1 tấn ở vùng biển Hoàng Sa, mang về mổ thịt thì phát hiện trong bụng cá nhám có một bộ xương cá ngư ông nặng gần 10 kg".
"Hôm ấy, các già làng Tam Tiến và tui quyết định sắm lễ vật, áo giấy kính cẩn đưa hài cốt của Cá Ông về bỏ vào một cái am trong nhà rồi thắp hương thờ cúng", lão ngư Đặng Tảo nói. "Làm như vậy tâm của bác sẽ thấy vững vàng hơn khi mưu sinh trên biển"? -Tôi chen ngang câu chuyện. "Không chỉ có thế mà đúng là Ông linh lắm chú ạ! Sau lần ấy, thuyền tui lúc nào đi Hoàng Sa về cũng đầy ắp hải sản quý. Đời sống gia đình nhờ thế mà ngày càng ổn định, khấm khá hẳn lên. Và đặc biệt Ông đã cứu giúp tôi một lần bị nạn trên biển".
Nói rồi lão ngư Đặng Tảo kể lại vụ việc trong quá khứ: "Cách đây 20 năm, một buổi chiều tháng 5, tàu chúng tui đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa thì bỗng nhiên gặp phải bão lớn. Tàu chìm, toàn bộ 8 ngư dân đi cùng bị sóng nhồi kiệt sức và buông xuôi sau đó. Còn tôi, nhờ có sức khỏe và may mắn vịn vào được một thân cây bong ba khô trôi nổi trên biển nên trụ lại được lâu hơn. Suốt 6 giờ đồng hồ bị sóng đánh tơi tả, cuối cùng tôi cũng đuối sức, rụng rời tay chân. Nhưng giữa lúc cái chết đến cận kề, nghĩ đến gia đình, đến mẹ già, vợ con đang ở nhà ngóng trông nên tôi lấy lại được niềm tin, có thêm sức mạnh”.
Ông kể tiếp, “Tôi đã dồn toàn bộ sức lực còn lại tiếp tục bám, bơi trên biển suốt nhiều tiếng đồng hồ sau đến tận sáng hôm sau. Và đến lúc tưởng chừng như không thể cưỡng lại với thần chết, tôi đã được hai ông Nam Hải đến kẹp hai bên hông, dìu thẳng vào một hòn đảo nhỏ nằm trên quần đảo Hoàng Sa. Sau khi tỉnh lại, tôi tiếp tục ở lại đó thêm 16 giờ nữa rồi được một tàu ở tỉnh Phú Yên ra cứu đón".
Câu chuyện ly kỳ, cảm động của lão ngư Đặng Tảo đã giúp tôi cảm nhận được niềm tin của ngư dân Việt có sức mạnh như thế nào. Đối với những con người sinh ra, lớn lên và bám biển mưu sinh, niềm tin pha chút tâm linh là cội nguồn của sức mạnh cuộc sống. Đó cũng là lý do giải thích vì sao từ bao đời nay người Việt luôn biết kiềm chế, kiên định lập trường và không chịu khuất phục trước mọi kẻ thù hung bạo.
(Theo Người đưa tin)
Đuổi cá mập khổng lồ cứu người
Chuyện xảy ra đã lâu nhưng nay ngồi kể lại cho chúng tôi nghe, ông Võ Văn Hùng (71 tuổi, trú thôn Thuận An, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) vẫn hồi hộp. Bên chén rượu nồng cùng tôi giữa đêm khuya, lời kể của ông Hùng nóng hổi: "Trước đây, lúc còn đi biển, tui là một người đàn ông khỏe mạnh, lực điền. Suốt tháng này qua năm khác, tui chỉ thích nằm lại trên biển Đông để ngụp lặn, mò bắt con hải sâm, con bào ngư ẩn mình dưới đá san hô. Nhưng vào tháng 5/2000, một biến cố kinh hoàng đã xảy ra lúc đang sinh mà đến bây giờ nhớ lại, tui vẫn thấy run người".
Ngừng lại một lúc, ông Hùng kể tiếp: Lúc đó khoảng 8h sáng một ngày biển lặng. Sau một đêm thức trắng mưu sinh dưới đáy biển, thuyền trưởng cùng 11 ngư dân trên con tàu Qng-1298.TSV (trong đó có ông Hùng-PV) đang ngủ để lấy sức chuẩn bị cho công việc buổi tối tiếp theo. Nhưng bất thình lình con tàu nghiêng mạnh.
Ông Võ Văn Hùng hồi ức lại lần đối mặt với cá mập hung bạo
Ông Hùng là người không may mắn nhất trong đoàn bị rơi tỏm xuống biển. Choàng tỉnh dậy, ông hoảng hồn phát hiện bên cạnh mình là một con cá mập hung dữ dài hơn 10 m, nặng hàng chục tấn đang chờ chực, há miệng để nuốt chửng vị khách lạ vào bụng. Trong tình thế khẩn cấp, kinh hoàng, ông Hùng tưởng như mình đã buông xuôi, chỉ biết chờ chết.
Còn những ngư dân trên tàu dù biết đồng nghiệp đang gặp nạn phía dưới nhưng cũng không dám liều mình hành động vì như thế sẽ rất nguy hiểm. "Nếu để con cá nghe thấy tiếng động hoặc nhìn thấy con mồi bỏ chạy, nó sẽ đớp đứt tôi liền", ông Hùng giải thích. Nhưng trong giây phút hiểm nguy, khó khăn, hồi hộp đến nghẹt thở ấy, ý chí can trường vốn có ở một kình ngư đã có gần 50 năm gắn bó với biển bỗng nhiên trỗi dậy.
"Lúc đó, bác xử lý ra sao"? - Tôi thấp thỏm chen ngang. "Tui biết mình đã gặp nạn và có thể sẽ không bao giờ được trở về với người thân, gia đình ở đất liền nữa. Xác của tui họ cũng không thể lấy được. Nghĩ thế nhưng tôi vẫn cố gắng lấy lại bình tĩnh, mở mắt thật lớn nhìn trừng trừng vào mắt con cá dữ mỗi lúc nó đến gần, há miệng đòi nuốt. Cứ thế sau mỗi lần ngửa cổ lên mặt nước thở lấy hơi, tui lại lặn xuống nhìn thẳng mắt đối phương".
"Hơn 10 phút sau, lúc tui tiếp tục ngụp đầu xuống nước lần nữa để giáp mặt cá giữ thì không thấy nó đâu nữa. Nhưng cùng lúc đó, tui lại cảm nhận được phía bên dưới đang có một con vật lớn nâng từ từ cơ thể mình nổi lên. Hóa ra, sau này khi đã được các đồng nghiệp hỗ trợ đưa lên boong tàu, tui mới biết được rằng: Mình vừa được Ông Nam Hải - một con cá ngư ông lớn gấp bội phần con cá mập hung giữ lúc nãy đến giải cứu rồi nâng đỡ lên tàu”, kình ngư Võ Văn Hùng nói trong hồi hộp.
Câu chuyện của kình ngư Võ Văn Hùng trong đêm khuya thanh vắng thật cuốn hút và để lại nhiều cảm xúc trong tôi. Bởi qua đó tôi rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm xương máu cho bản thân và cũng liên tưởng đến hoàn cảnh của đất nước Việt Nam những lúc gặp kẻ mạnh uy hiếp, gây hấn: "Hãy bình tĩnh, sáng suốt nhìn trừng vào con cá mập để tồn tại".
Cõng ngư dân gặp nạn lên đảo
Từng bị nạn trên biển và cũng được cá ngư ông cứu giúp nhưng câu chuyện của lão ngư Đặng Tảo (còn gọi là Đặng Châu, SN: 1930, trú thôn Long Thạnh, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, Quảng Nam) lại có một sự ly kỳ riêng. Dù đã ngoài 80 tuổi và chuyện đã xảy ra rất lâu rồi nhưng nay hồi ức lại, trí nhớ lão ngư Đặng Tảo vẫn minh mẫn đến từng chi tiết.
Đối với người dân miền biển, cá ông là biểu tượng tâm linh
Ông kể: "Tôi theo cha đi biển từ năm lên 15 tuổi và là người tỏ ra rất bén duyên với vùng biển Hoàng Sa. Lần nào đi vùng biển ấy về thuyền cha con tôi đều no hải sản. Chính vì vậy mà năm lên 30 tuổi, tôi đã sắm được một con tàu công suốt 11 CV riêng cho mình và tuyển thêm 8 thanh niên trai tráng trong thôn cùng ra Hoàng Sa mưu sinh. Nhưng ngày 23/11/1960, một điều bất ngờ đã đến với đoàn chúng tôi là sau khi bẫy được một con cá nhám nặng trên 1 tấn ở vùng biển Hoàng Sa, mang về mổ thịt thì phát hiện trong bụng cá nhám có một bộ xương cá ngư ông nặng gần 10 kg".
"Hôm ấy, các già làng Tam Tiến và tui quyết định sắm lễ vật, áo giấy kính cẩn đưa hài cốt của Cá Ông về bỏ vào một cái am trong nhà rồi thắp hương thờ cúng", lão ngư Đặng Tảo nói. "Làm như vậy tâm của bác sẽ thấy vững vàng hơn khi mưu sinh trên biển"? -Tôi chen ngang câu chuyện. "Không chỉ có thế mà đúng là Ông linh lắm chú ạ! Sau lần ấy, thuyền tui lúc nào đi Hoàng Sa về cũng đầy ắp hải sản quý. Đời sống gia đình nhờ thế mà ngày càng ổn định, khấm khá hẳn lên. Và đặc biệt Ông đã cứu giúp tôi một lần bị nạn trên biển".
Nói rồi lão ngư Đặng Tảo kể lại vụ việc trong quá khứ: "Cách đây 20 năm, một buổi chiều tháng 5, tàu chúng tui đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa thì bỗng nhiên gặp phải bão lớn. Tàu chìm, toàn bộ 8 ngư dân đi cùng bị sóng nhồi kiệt sức và buông xuôi sau đó. Còn tôi, nhờ có sức khỏe và may mắn vịn vào được một thân cây bong ba khô trôi nổi trên biển nên trụ lại được lâu hơn. Suốt 6 giờ đồng hồ bị sóng đánh tơi tả, cuối cùng tôi cũng đuối sức, rụng rời tay chân. Nhưng giữa lúc cái chết đến cận kề, nghĩ đến gia đình, đến mẹ già, vợ con đang ở nhà ngóng trông nên tôi lấy lại được niềm tin, có thêm sức mạnh”.
Ông kể tiếp, “Tôi đã dồn toàn bộ sức lực còn lại tiếp tục bám, bơi trên biển suốt nhiều tiếng đồng hồ sau đến tận sáng hôm sau. Và đến lúc tưởng chừng như không thể cưỡng lại với thần chết, tôi đã được hai ông Nam Hải đến kẹp hai bên hông, dìu thẳng vào một hòn đảo nhỏ nằm trên quần đảo Hoàng Sa. Sau khi tỉnh lại, tôi tiếp tục ở lại đó thêm 16 giờ nữa rồi được một tàu ở tỉnh Phú Yên ra cứu đón".
Câu chuyện ly kỳ, cảm động của lão ngư Đặng Tảo đã giúp tôi cảm nhận được niềm tin của ngư dân Việt có sức mạnh như thế nào. Đối với những con người sinh ra, lớn lên và bám biển mưu sinh, niềm tin pha chút tâm linh là cội nguồn của sức mạnh cuộc sống. Đó cũng là lý do giải thích vì sao từ bao đời nay người Việt luôn biết kiềm chế, kiên định lập trường và không chịu khuất phục trước mọi kẻ thù hung bạo.
(Theo Người đưa tin)
Comment