Trong trường hợp bạn nghĩ rằng con bạch tuộc được cho là có khả năng thông minh duy nhất trong việc đoán kết quả của các trận đấu bóng đá (chẳng hạn, bạch tuộc Paul, ở Đức đã chọn đúng, tất cả những đội tuyển bóng đá sẽ chiến thắng ngay tại Cúp thế giới năm 2010, ở Johannesburg, Nam Phi?), gần đây, các nhà khoa học tại Đại học Hebrew, ở Jerusalem, Israel, phát hiện loài bạch tuộc không những thông minh, mà chúng còn có thể làm một số động tác phối hợp phức tạp khá tốt.
Bạch tuộc là một trong những loài động vật không xương sống phát triển nhất. Chúng có bộ não lớn và có khả năng học hỏi nhanh chóng. Với 8 cánh tay và xương không cứng nhắc, chúng đã thực hiện nhiều nhiệm vụ như: thu thập dữ liệu, giao phối, bơi lội và săn bắn. Không giống như hầu hết các động vật có xương sống như loài người, vốn bị giới hạn trong các chuyển động của bản thân bởi sở hữu một bộ xương cứng, và việc xác định vị trí cố định của tay chân; loài bạch tuộc có thể thực hiện những chuyển động mang tính linh hoạt không giới hạn.
Bạch tuộc không chỉ thông minh, mà chúng còn có thể thực hiện một loạt các
động tác phối hợp thực hiện bởi một cánh tay duy nhất rất tốt.
Bởi loài bạch tuộc không có cơ cấu xương cứng nhắc nên trước đây người ta tin rằng những con bạch tuộc chỉ có kiểm soát hoạt động giới hạn trong 8 tay chân (6 tay và 2 chân) linh hoạt của chúng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Hebrew, Israel, đã cho thấy điều ngược lại: Họ phát triển một mê cung, với ba tấm mica trong suốt để cho bạch tuộc lựa chọn, và buộc các con bạch tuộc phải sử dụng một cánh tay duy nhất và nhìn trực tiếp bằng mắt để nhận biết một ngăn đựng phần thức ăn thưởng cho nó, được đánh dấu và đặt bên ngoài hồ nước.
Những con bạch tuộc trong thử nghiệm đã học được cách thức chèn một cánh tay duy nhất thông qua một ống trung tâm, ra khỏi hồ nước, và vào đúng mục tiêu ngăn được đánh dấu để lấy phần thưởng thức ăn. Thành công này phụ thuộc vào thông tin thị giác, mà những con bạch tuộc đã có thể chuyển thành một loạt các động tác phối hợp thực hiện bởi một cánh tay duy nhất và lấy thức ăn. Các con bạch tuộc cũng có thể lặp lại quá trình này.
Việc hoàn thành nhiệm vụ cho thấy lần đầu tiên một con bạch tuộc có thể trực tiếp sử dụng một cánh tay duy nhất trong một chuyển động phức tạp để chạm tới mục tiêu. Vấn đề là khả năng điều khiển cơ bắp của bạch tuộc, là cơ sở của dự án nghiên cứu, được Liên minh châu Âu tiến hành, nhằm xây dựng "Robot bạch tuộc". Để hiểu làm thế nào mà bạch tuộc kiểm soát chuyển động của nó, và kiểm soát đến mức độ nào. Đây là cơ sở quan trọng cho thiết kế của kiến trúc kiểm soát của một robot không có bộ xương cứng nhắc.
Kết quả của Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Sinh vật học, bởi các tác giả: Tamar Gutnick, Giáo sư Binyamin Hochner và bác sĩ Michael Kuba, làm việc tại Trung tâm Liên ngành tính toán Thần kinh, ở Viện khoa học đời sống Alexander Silberman, Đại học Hebrew, Israel và bác sĩ Ruth A. Byrne, làm việc tại Đại học Y Khoa Vienna, Áo.
Bạch tuộc là một trong những loài động vật không xương sống phát triển nhất. Chúng có bộ não lớn và có khả năng học hỏi nhanh chóng. Với 8 cánh tay và xương không cứng nhắc, chúng đã thực hiện nhiều nhiệm vụ như: thu thập dữ liệu, giao phối, bơi lội và săn bắn. Không giống như hầu hết các động vật có xương sống như loài người, vốn bị giới hạn trong các chuyển động của bản thân bởi sở hữu một bộ xương cứng, và việc xác định vị trí cố định của tay chân; loài bạch tuộc có thể thực hiện những chuyển động mang tính linh hoạt không giới hạn.
Bạch tuộc không chỉ thông minh, mà chúng còn có thể thực hiện một loạt các
động tác phối hợp thực hiện bởi một cánh tay duy nhất rất tốt.
Bởi loài bạch tuộc không có cơ cấu xương cứng nhắc nên trước đây người ta tin rằng những con bạch tuộc chỉ có kiểm soát hoạt động giới hạn trong 8 tay chân (6 tay và 2 chân) linh hoạt của chúng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Hebrew, Israel, đã cho thấy điều ngược lại: Họ phát triển một mê cung, với ba tấm mica trong suốt để cho bạch tuộc lựa chọn, và buộc các con bạch tuộc phải sử dụng một cánh tay duy nhất và nhìn trực tiếp bằng mắt để nhận biết một ngăn đựng phần thức ăn thưởng cho nó, được đánh dấu và đặt bên ngoài hồ nước.
Những con bạch tuộc trong thử nghiệm đã học được cách thức chèn một cánh tay duy nhất thông qua một ống trung tâm, ra khỏi hồ nước, và vào đúng mục tiêu ngăn được đánh dấu để lấy phần thưởng thức ăn. Thành công này phụ thuộc vào thông tin thị giác, mà những con bạch tuộc đã có thể chuyển thành một loạt các động tác phối hợp thực hiện bởi một cánh tay duy nhất và lấy thức ăn. Các con bạch tuộc cũng có thể lặp lại quá trình này.
Việc hoàn thành nhiệm vụ cho thấy lần đầu tiên một con bạch tuộc có thể trực tiếp sử dụng một cánh tay duy nhất trong một chuyển động phức tạp để chạm tới mục tiêu. Vấn đề là khả năng điều khiển cơ bắp của bạch tuộc, là cơ sở của dự án nghiên cứu, được Liên minh châu Âu tiến hành, nhằm xây dựng "Robot bạch tuộc". Để hiểu làm thế nào mà bạch tuộc kiểm soát chuyển động của nó, và kiểm soát đến mức độ nào. Đây là cơ sở quan trọng cho thiết kế của kiến trúc kiểm soát của một robot không có bộ xương cứng nhắc.
Kết quả của Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Sinh vật học, bởi các tác giả: Tamar Gutnick, Giáo sư Binyamin Hochner và bác sĩ Michael Kuba, làm việc tại Trung tâm Liên ngành tính toán Thần kinh, ở Viện khoa học đời sống Alexander Silberman, Đại học Hebrew, Israel và bác sĩ Ruth A. Byrne, làm việc tại Đại học Y Khoa Vienna, Áo.
Comment