Một nhà khoa học người Canada đã sáng chế ra một phương pháp đo chỉ số IQ của các loài chim và tìm thấy quạ và giẻ cùi đứng đầu về sự sáng tạo.
Chỉ số thông minh của chim được tính dựa trên 2.000 bản báo cáo về sự sáng tạo trong hành vi kiếm mồi được quan sát trong tự nhiên và xuất bản trong các tạp chí nghiên cứu chim trong 75 năm qua.
Nhà sáng chế Dr Louis Lefebvre tại Đại học McGill ở Montreal, Canada, đã ngạc nhiên tìm thấy vẹt không nằm trong top đầu cho dù có bộ não khá to. Quạ, chim giẻ cùi chiếm vị trí số 1, tiếp đến là ưng, cắt. Diều hâu, diệc và chim gõ kiến cũng đứng khá cao.
Lefebvre cho biết rất nhiều trong số hành vi kiếm ăn thu thập được là thường tình, nhưng đôi khi các con chim lại khá sáng tạo trong việc kiếm mồi.
Trong một cuộc chiến ở Rhodesia, nay là Zimbabwe, một người lính đã quan sát thấy những con kền kền đậu trên hàng rào thép gai gần một bãi mìn và chờ cho những con linh dương hay các loài ăn cỏ khác lang thang tới và bị nổ tan thành những mảnh nhỏ.
"Điều đó mang lại cho chúng những bữa ăn ngay tại miệng. Nhưng đôi khi chính con kền kền cũng bị mìn làm nổ tung", Lefebvre nói.
Một nhà quan sát chim khác cũng nhận thấy một con chim cướp biển lớn ở Nam cực trộn lẫn vào những con hải cẩu con để uống sữa từ hải cẩu mẹ. Nhiều loài chim có óc sáng tạo cao nhất lại ít biết nhất với công chúng.
"Khi bạn nhìn vào các bản báo cáo được xuất bản, thì bạn ít liên tưởng tới sự thông minh của chúng", McGill nói. "Mọi người thường không thích quạ, bởi chúng trông xảo quyệt và đen đủi, lại thích ăn xác chết. Chim chích và nhiều loài khác mà mọi người thích thường không có óc sáng tạo cao".
Nhưng Lefebvre cho biết thang điểm không đo độ thông minh của chim, mà chỉ dừng ở mức sáng tạo. "Với từ 'thông minh', bạn cần phải có đánh giá chính xác. Bạn không thể biết con chim đó đã học được từ quan sát hay tự mình nghĩ ra".
Chỉ số thông minh của chim được tính dựa trên 2.000 bản báo cáo về sự sáng tạo trong hành vi kiếm mồi được quan sát trong tự nhiên và xuất bản trong các tạp chí nghiên cứu chim trong 75 năm qua.
Nhà sáng chế Dr Louis Lefebvre tại Đại học McGill ở Montreal, Canada, đã ngạc nhiên tìm thấy vẹt không nằm trong top đầu cho dù có bộ não khá to. Quạ, chim giẻ cùi chiếm vị trí số 1, tiếp đến là ưng, cắt. Diều hâu, diệc và chim gõ kiến cũng đứng khá cao.
Lefebvre cho biết rất nhiều trong số hành vi kiếm ăn thu thập được là thường tình, nhưng đôi khi các con chim lại khá sáng tạo trong việc kiếm mồi.
Trong một cuộc chiến ở Rhodesia, nay là Zimbabwe, một người lính đã quan sát thấy những con kền kền đậu trên hàng rào thép gai gần một bãi mìn và chờ cho những con linh dương hay các loài ăn cỏ khác lang thang tới và bị nổ tan thành những mảnh nhỏ.
"Điều đó mang lại cho chúng những bữa ăn ngay tại miệng. Nhưng đôi khi chính con kền kền cũng bị mìn làm nổ tung", Lefebvre nói.
Một nhà quan sát chim khác cũng nhận thấy một con chim cướp biển lớn ở Nam cực trộn lẫn vào những con hải cẩu con để uống sữa từ hải cẩu mẹ. Nhiều loài chim có óc sáng tạo cao nhất lại ít biết nhất với công chúng.
"Khi bạn nhìn vào các bản báo cáo được xuất bản, thì bạn ít liên tưởng tới sự thông minh của chúng", McGill nói. "Mọi người thường không thích quạ, bởi chúng trông xảo quyệt và đen đủi, lại thích ăn xác chết. Chim chích và nhiều loài khác mà mọi người thích thường không có óc sáng tạo cao".
Nhưng Lefebvre cho biết thang điểm không đo độ thông minh của chim, mà chỉ dừng ở mức sáng tạo. "Với từ 'thông minh', bạn cần phải có đánh giá chính xác. Bạn không thể biết con chim đó đã học được từ quan sát hay tự mình nghĩ ra".
M.T. (theo BBC)