Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Ðộng Vật, Những Ðiều Chưa Biết ...

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ðộng Vật, Những Ðiều Chưa Biết ...

    Cuộc triển lãm đầu tiên trên thế giới về tình trạng đồng tính luyến ái trong các loài vật đã cho thấy đồng tính ở loài người không phải là phi tự nhiên.

    Với những tài liệu bằng chứng về hành vi đồng tính đực hoặc cái giữa hươu cao cổ, chim cánh cụt, vẹt, bọ cánh cứng, cá voi và hàng chục loài khác, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Oslo, Na Uy, kết luận tình trạng đồng tính luyến ái ở con người không phải là điều phi tự nhiên.

    Geir Soeli, người đứng đầu dự án triển lãm mang tên "Against Nature", phát biểu: "Sự đồng tính đã được quan sát trong hơn 1.500 loài động vật và đã được miêu tả chi tiết trong hơn 500 loài".

    Cuộc triển lãm độc nhất vô nhị trên thế giới đã được mở cửa hôm qua bất chấp sự phản đối của một số tín đồ Cơ đốc. "Nhu cầu tình dục là rất mạnh mẽ ở mọi loài vật. Đó là một phần của cuộc sống và mang lại niềm vui thú", Soeli nói về những lý do cho mối quan hệ đồng tính và lưỡng tính ở động vật.

    Một hiện vật cho thấy 2 con thiên nga cái nhồi bông nằm trong cùng một cái tổ. Một bức ảnh có hình 2 "của quý" khổng lồ dựng thẳng trên mặt nước khi 2 con cá voi đực đang quấn quýt lấy nhau. Một ảnh khác diễn tả hình ảnh một con hươu cao cổ đực chồm lên một con khác để giao phối...
    Nhà triết học Hy Lạp Aristotle đã nhắc đến hành vi đồng tính ở linh cẩu từ 2.300 năm trước, nhưng các bằng chứng về sự đồng tính ở động vật thường bị các nhà nghiên cứu bỏ qua do ghê tởm, thiếu quan tâm hay chê
    cười.

    Tinh tinh lùn (bonobo) là một trong những loài hoạt động tình dục hoang dại nhất với cả đực lẫn cái. "Tất cả tinh tinh lùn đều lưỡng tính", Soeli nói. Tuy vậy người ta vẫn không hiểu vì sao tình trạng đồng tính lại tồn tại khi mà nó sẽ dẫn đến sự chấm dứt của di truyền.

    Côn trùng sẽ to khổng lồ nếu trái đất có nhiều oxy

    Những con bọ khổng lồ sẽ bò lồm ngồm trên mặt đất hoặc bay lượn vù vù trên bầu trời nếu như trái đất có nhiều dưỡng khí hơn.

    Gần 300 triệu năm trước, những con côn trùng khổng lồ cũng đã nghênh ngang đi lại và vỗ cánh trên hành tinh, với những chú chuồn chuồn có sải cánh to bằng diều hâu - khoảng 76 cm. Thời đó, ôxy chiếm 35% không khí. Còn ngày nay, chúng ta chỉ được hít thở lượng ôxy chiếm 21% bầu khí quyển.

    Không phải loài côn trùng nào cũng khổng lồ vào thời đó, nhưng khoảng 10% đủ lớn để coi là khổng lồ, nhà sinh vật học côn trùng Alexander Kaiser tại Đại học Midwestern ở Arizona, Mỹ, cho biết.

    Để tìm hiểu liệu không khí nhiều ôxy hơn có tạo nên những con côn trùng to hơn hay không, Kaiser và cộng sự đã tính toán xem lượng không khí hiện thời có hạn chế kích thước của côn trùng. Họ so sánh 4 loài bọ cánh cứng to từ 0,25 cm đến 3,8 cm.

    Cụ thể, các nhà nghiên cứu tìm hiểu kích cỡ khí quản trong côn trùng, nơi luồng không khí ra vào cơ thể. Nếu con người có một khí quản thì côn trùng có cả một hệ thống liên kết với nhau và thông ra bầu khí quyển.

    Khi con bọ to hơn, ảnh chụp X-quang cho thấy khí quản của chúng cũng to lên và vượt trội khả năng kích cỡ cơ thể cho phép là 20%. Đó là bởi khi con bọ tăng về kích cỡ, khí quản của chúng cũng phải to hơn nữa để đáp ứng thêm lượng ôxy cần cho cơ thể.

    Đến một cỡ nào đó, khí quản không thể phát triển quá một kích thước nhất định. Dựa trên các tính toán, nhóm nghiên cứu tìm thấy các con bọ hiện đại không thể lớn quá 15 cm. Đó là kích cỡ của những con bọ to nhất được biết tới hiện nay, như bọ sừng dài Titanic ở Nam Mỹ.

    Nếu bầu khí quyển trong quá khứ có nhiều ôxy hơn, khí quản có thể hẹp hơn mà vẫn luân chuyển đủ không khí cho những con côn trùng to hơn. Điều này dẫn đến kích cỡ con vật lớn hơn rất nhiều, các nhà nghiên cứu kết luận.

    Lạc đà cổ đại to như con voi

    Những thợ đi săn thời xưa săn lùng các con lạc đà khổng lồ, cao bằng con voi ngày nay, ở sa mạc Syria hàng chục nghìn năm trước. Giới khảo cổ đang tìm hiểu loài lạc đà này đến từ đâu và vì sao chúng bị tuyệt chủng.
    Loài quái vật khổng lồ này tồn tại từ 100.000 năm trước và rất nhiều bộ xương của chúng đã được tìm thấy trong năm nay ở sa mạc cách thủ đô Damascus 241 km về phía bắc.

    Con vật cao khoảng 2,7-3,6 m, to gấp đôi những con lạc đà ngày nay, và đứng đến vai của những con voi châu Phi.

    "Chúng là lạc đà một bướu nhưng rất to và cao", nhà nghiên cứu Jean-Marie Le Tensorer nói.

    "Điều chúng tôi muốn biết là chúng đến từ đâu, và vì sao chúng lại biến mất. Có phải chúng đã di cư từ châu Á sang châu Phi?", người đứng đầu nhóm nghiên cứu Heba al-Sakhel nói.

    Le Tensorer cho biết xương người và các công cụ bằng đá do người cổ đại sử dụng cũng được tìm thấy cùng xương lạc đà, có niên đại 100.000 năm.
    "Những mẩu xương cánh tay và một chiếc răng chắc chắn thuộc về một người săn lạc đà. Anh ta có thể đã lần theo con mồi tới một con suối và uống nước ở đó", Le Tensorer nói. "Lạc đà thông thường xuất hiện ở vùng Trung Đông khoảng 6.000 - 7.000 năm trước và đây là lần đầu tiên chúng ta có một loài hoang dã vô cùng già cỗi".

    Chim di cư ngủ hàng trăm giấc mỗi ngày

    Để bù đắp cho sự thiếu hụt giấc ngủ trong những chuyến bay trường kỳ, mỗi ngày những con chim di cư chợp mắt hàng trăm lần, mỗi lần chỉ kéo dài vài giây.

    Khi mùa thu đến, những con chim hét Swanson lại bay 4.800 km từ nơi sinh sản ở bắc Canada và Alaska để tới nghỉ đông ở Trung và Nam Mỹ. Mùa xuân đến, đàn chim lại rong ruổi trở về. Các con chim bay hầu hết vào ban đêm và mỗi lần bay kéo dài vài tiếng, vì vậy chúng có rất ít thời gian để ngủ.

    Để tìm hiểu những con chim vượt qua giai đoạn mệt nhọc này như thế nào, các nhà khoa học đã quan sát bầy chim hét trong cả năm và ghi lại thời điểm cũng như khoảng thời gian chúng ngủ. Họ tìm thấy trong mùa thu và xuân, khi bầy chim di cư, chúng hoán đổi mô hình ngủ thông thường của mình, tức là thức vào ban đêm và nghỉ ngơi vào ban ngày. Nhưng thay vì ngủ liền một mạch, chúng lại chia thành nhiều đợt chợp mắt trong ngày, trung bình mỗi lần chỉ kéo dài 9 giây.

    Bầy chim hét cũng kết hợp 2 hình thức ngủ trong mỗi lần nhắm mắt. Một hình thức gọi là sự nhắm mắt đơn phương (UEC), tức là con chim nhắm một bên mắt và nghỉ một bên não, trong khi con mắt kia và bán cầu não còn lại vẫn mở và hoạt động, giúp chúng đề phòng các mối nguy.

    Đôi khi bầy chim lại chuyển sang cách ngủ thứ hai gọi là sự gà gật. Hình thức này bao gồm nhắm hờ cả hai mắt nhưng vẫn đủ để xử lý hình ảnh xung quanh.

    Bằng cách chuyển đổi luân phiên giữa 2 kiểu ngủ, bầy chim hét có thể được nghỉ ngơi chút ít trong khi vẫn giảm thiểu nguy cơ bị ăn thịt.

    "Xét về chất lượng thì ngủ gà gật và ngủ đơn phương không hiệu quả bằng giấc ngủ thông thường, nhưng nó lại an toàn hơn", nhà nghiên cứu Thomas Fuchs tại Đại học Bowling Green ở Ohio nói.

    Nhu cầu được ngủ gần như là phổ biến với tất cả mọi loài động vật, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ mục đích của nó. Một số nghiên cứu cho rằng chúng ta cần ngủ để tổ chức lại các ký ức thu được trong ngày và để cho cơ thể chúng ta được nghỉ ngơi, nhưng cả hai giả thuyết đều chưa được chứng minh.

    M.T.


  • #2
    Nhớ bài này có hình minh hoạ mừ D

    Comment


    • #3
      Đúng vậy , phải cần có hình để minh họa chứ , nói suông thê ai tin hả langtai.

      Comment


      • #4

        Comment

        Working...
        X