BÁO VẰN MÂY
Báo vằn mây là thú ăn thịt lớn nhất sống trên đảo Sumatra và Borneo. Loài báo này được phát hiện trong năm 2007 bởi các nhà khoa học thuộc Tổ chức Quỹ động vật Hoang dã Thế giới (WWF). Năm 2008, chúng đã được Hiệp hội quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên công nhận là loài động vật hoang dã dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ.
Báo vằn mây là loài rất khó nắm bắt. Chung sống phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ và thường dễ bị nhầm với báo hoa mai bình thường.
Trước năm 2006, mọi người, kể cả các nhà khoa học đều cho rằng loài báo vằn mây sống trên đảo Sumatra và Borneo với các loài báo vằn mây sống trên đất liền ở vùng Đông Nam Á đều là một loài vì cơ bản chúng có bề ngoài khá giống nhau.
Tuy nhiên, các phân tích về gene của 15 con báo vằn mây sống trên đảo Borneo và 16 con sống trên đảo Sumatra cho thấy, hai đại diện báo vằn mây trên đảo Sumatra và Borneo là đại diện của những loài báo mới. Theo các nhà khoa học thuộc Viện Ung thư quốc gia Mỹ, báo vằn mây sống trên đất liền thuộc khu vực Đông Nam Á và báo vằn mây sống trên đảo Sumatra và Borneo đã sống tách biệt nhau từ khoảng 1,4 triệu năm trước. Từ đó, chúng đã tiến hóa độc lập theo các hướng khác nhau trở thành hai loài báo mới.
Báo vằn mây ở đảo Sumatra và Borneo có các “vân mây” nhỏ với nhiều chấm đặc thù ở giữa, lông mầu xám và thẫm, và có vằn đôi chạy dọc sống lưng. Trong khi đó, họ hàng của chúng ở đất liền lại có vằn mây lớn với ít chấm hơn, và thường mờ nhạt giữa các vân mây, màu lông sáng hơn và nhiều hung hơn. Răng và hộp sọ của chúng cũng có đặc điểm khác với đồng loại trên đất liền.
Trong năm 2010, nhờ những dụng cụ đặc biệt, các nhà nghiên cứu đang làm việc tại rừng dự trữ Dermakot ở Malaysia đã bắt được những cảnh quay đầu tiên của một con báo vằn mây trên đảo Sumatra. Tới đầu tháng 1 năm 2011, những hình ảnh đầu tiên của chúng mới được cho công bố cùng với kết quả phát hiện mới.
sưu tầm
Báo vằn mây là thú ăn thịt lớn nhất sống trên đảo Sumatra và Borneo. Loài báo này được phát hiện trong năm 2007 bởi các nhà khoa học thuộc Tổ chức Quỹ động vật Hoang dã Thế giới (WWF). Năm 2008, chúng đã được Hiệp hội quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên công nhận là loài động vật hoang dã dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ.
Báo vằn mây là loài rất khó nắm bắt. Chung sống phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ và thường dễ bị nhầm với báo hoa mai bình thường.
Trước năm 2006, mọi người, kể cả các nhà khoa học đều cho rằng loài báo vằn mây sống trên đảo Sumatra và Borneo với các loài báo vằn mây sống trên đất liền ở vùng Đông Nam Á đều là một loài vì cơ bản chúng có bề ngoài khá giống nhau.
Tuy nhiên, các phân tích về gene của 15 con báo vằn mây sống trên đảo Borneo và 16 con sống trên đảo Sumatra cho thấy, hai đại diện báo vằn mây trên đảo Sumatra và Borneo là đại diện của những loài báo mới. Theo các nhà khoa học thuộc Viện Ung thư quốc gia Mỹ, báo vằn mây sống trên đất liền thuộc khu vực Đông Nam Á và báo vằn mây sống trên đảo Sumatra và Borneo đã sống tách biệt nhau từ khoảng 1,4 triệu năm trước. Từ đó, chúng đã tiến hóa độc lập theo các hướng khác nhau trở thành hai loài báo mới.
Báo vằn mây ở đảo Sumatra và Borneo có các “vân mây” nhỏ với nhiều chấm đặc thù ở giữa, lông mầu xám và thẫm, và có vằn đôi chạy dọc sống lưng. Trong khi đó, họ hàng của chúng ở đất liền lại có vằn mây lớn với ít chấm hơn, và thường mờ nhạt giữa các vân mây, màu lông sáng hơn và nhiều hung hơn. Răng và hộp sọ của chúng cũng có đặc điểm khác với đồng loại trên đất liền.
Trong năm 2010, nhờ những dụng cụ đặc biệt, các nhà nghiên cứu đang làm việc tại rừng dự trữ Dermakot ở Malaysia đã bắt được những cảnh quay đầu tiên của một con báo vằn mây trên đảo Sumatra. Tới đầu tháng 1 năm 2011, những hình ảnh đầu tiên của chúng mới được cho công bố cùng với kết quả phát hiện mới.
sưu tầm
Comment