Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Tu hú tráo con

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tu hú tráo con

    Nghe tới chim tu hú có lẽ nhiều người liên tưởng một loài chim hiền lành và xinh xắn. Nhưng thật khó tin, tu hú lại là điển hình của một loài chim vô trách nhiệm và… lưu manh bậc nhất.

    Mùa mưa là khoảng thời gian tuyệt vời để các loài thực vật có dịp khoác lên mình tấm áo mới xanh non và đâu đó trong rừng, từng bụi lau sậy cũng vươn mình trở nên rậm rạp hơn, làm thành nơi trú ngụ lý tưởng cho một số loài chim chích đầm lầy thuộc giống Locustella. Đó cũng là thời điểm thích hợp để chim tu hú thực hiện thiên chức đẻ nhờ mà tổ tiên truyền lại như một phương cách sinh tồn.

    Cú lừa ngoạn mục chim chích

    Trước tiên, tu hú mái tìm một tổ chim chích đã đẻ trứng và tự thưởng cho mình một quả trứng của loài chim này. Sau khi no nê, tu hú đẻ vào đó quả trứng của mình. Trứng của tu hú gần bằng kích thước trứng chim chích, với hoa văn rất giống khiến vợ chồng nhà chim chích tội nghiệp cứ tưởng là trứng của mình. Khi mới nở, dù còn đỏ hỏn và mắt còn chưa nhìn thấy ánh sáng, tu hú con đã thể hiện bản lĩnh của một ác điểu. Nó nhanh chóng dùng sức mạnh đôi cánh và phần lưng để đẩy chú chim chích non tội nghiệp mới nở cùng những quả trứng còn lại văng khỏi tổ, nhằm độc chiếm nguồn thức ăn nuôi dưỡng bầy con của cặp chim chích bố mẹ.

    Sau khi hoàn tất việc làm tàn nhẫn đó, tu hú con lớn rất nhanh và suốt ngày kêu réo đòi ăn. Để đáp ứng nhu cầu tham ăn của đứa con hoang hung ác, to hơn mình nhiều lần, cặp vợ chồng nhà chích tội nghiệp phải bay đi thường xuyên để tìm kiếm thức ăn. Vì kích thước quá khổ so với tổ chim chích nên tu hú con phải nằm lên trên miệng tổ và miệng không ngớt đòi ăn. Khi đã đủ lông, đủ cánh, tu hú sẽ bay đi không một lời cảm ơn kẻ đã nuôi dưỡng nó.

    Vì sao tu hú không nuôi con?

    Hiện tượng đẻ nhờ tổ chim khác của tu hú là một hiện tượng kỳ quái trong tự nhiên. Bất kỳ loài nào trong tự nhiên chào đời cũng đều xuất phát từ cái nôi mang nặng đẻ đau và chăm bẵm của loài bố mẹ. Thiên chức làm mẹ và chính tình cảm với đứa con là sợi dây gắn kết đẹp đẽ nhất mà tạo hoá đã ban tặng muôn loài. Thế nhưng riêng loài tu hú thì lại từ chối phần thưởng quý giá đó. Vì sao tu hú phải đi đẻ nhờ? Vì sao nó từ chối thiên chức ấp ủ con mình khi chúng chào đời? Vì sao nó không tha mồi nuôi con được?... Câu trả lời chính ở đặc tính sinh học của loài này: chim mẹ chuyên ăn sâu, ăn cả những con sâu có nọc độc. Cơ thể chim tu hú đã trưởng thành miễn nhiễm với độc tố, nhưng tu hú con chưa có hệ thống miễn nhiễm, nếu ăn phải sâu độc có thể bỏ mạng. Chính vì thế mà tu hú mẹ phải nhờ đến các loài chim khác nuôi con mình.

    Đó cũng là mảnh ghép đặc biệt trong bức tranh sinh động về cuộc đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi giống của muôn loài trong thiên nhiên hoang dã.

    Chân dung loài chim máu lạnh

    Tu hú có tên khoa học là Endynamis scolopacea. Chim trống có bộ lông hoàn toàn đen với ánh xanh thẫm. Chim mái lông lốm đốm đen nhạt và trắng, mặt l­ưng nâu đen nhạt, có ánh xanh lục và lốm đốm trắng. Đầu chim mái màu hơi nhạt và hung hơn, các điểm trắng ở đây dài ra thành các vệt dọc, ở lông cánh và lông đuôi các vệt trắng chuyển thành các vằn ngang không đều; mặt bụng trắng có vằn đen nhạt. Chim non lông đen toàn thân, nhưng sau kỳ thay lông đầu tiên nó đã chuyển thành bộ lông gần nh­ư chim mái. Chim trống thì có bộ lông đỏ trong một thời gian rồi chuyển dần sang bộ lông trưởng thành với mắt đỏ, mỏ xanh xám, gốc mỏ đen, chân xám chì.

    Tu hú phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Đông Nam Trung Quốc và Malaysia. Ở Việt Nam, chim tu hú phân bố ở khắp các vùng đồng bằng và vùng trung du.



    Lấn trứng chủ nhà để chiếm tổ... Hoàn thành kế hoạch độc chiếm một mình một tổ



    Mẹ chích nhọc công nuôi con tu hú mà không hề hay biết... Tu hú đủ lông đủ cánh ra đi không một lời giã biệt.



    Theo SGTT
Working...
X