Thoạt trông, có lẽ hầu hết mọi người đều nghĩ đó là đống đá vôi chất bên đường, nhưng nhìn kỹ chúng tôi không khỏi giật mình khi nhận ra đích thị đó là những vỏ sò (*) khổng lồ.
Cũng theo ông Lợi, khi loại vỏ “nghêu biển” này chưa mang lại giá trị kinh tế nào, nhiều ngư phủ từng mò được những “đại cụ”, chỉ một vỏ thôi đã nặng khoảng 80kg, bề ngang có đến 1m, chỗ vỏ dày nhất cả gang tay, nhưng chẳng ai màng tới. Điều khiến mọi người ngạc nhiên là hết thảy loại “nghêu biển” đã chết từ thuở nào, chỉ còn trơ vỏ và không còn nguyên vẹn hai mảnh.
Có hai giả thuyết đặt ra: loại này sống ở mực nước rất sâu mà ngư phủ thủ công chưa lặn tới được. Khi chúng chết đi, thân mình tự phân hủy, phần vỏ được sóng biển xô dần..., có thể sau hàng trăm năm đã đưa vào bãi cạn.
Ông Lợi cho biết, cách đây vài tháng một người cháu ở đảo Phú Quý mang vào biếu ông một con còn sống, mọi người đều cho là quý hiếm lắm, nhưng cũng chỉ nặng chừng 5kg, phần thịt lấy được hơn nửa ký. Ông hồ hởi đem ra cho chúng tôi xem hai mảnh vỏ được ông giữ lại làm cảnh (ảnh 2).
Đống vỏ “cụ” sò ngay trước cửa nhà ông ở thôn Lập Sơn, xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam nhìn mặt ngoài xù xì, trắng đục như đã hóa thạch, nhưng mặt trong trắng phau, nõn nà. Ông Lợi bảo đó là của một người cháu thu mua từ các ngư phủ ngoài đảo Phú Quý đem vào tập kết ở đây chờ chuyển vào TPHCM bán cho một công ty chế tác đồ mỹ nghệ.
Tuy không tiết lộ giá của loại “vật liệu thô” này nhưng có thể thấy vỏ của các “cụ” sò khổng lồ ấy đã đem lại lợi ích kinh tế nhất định cho các ngư dân. Ông Lợi còn khoe, có vài vị khách qua đường giàu trí tò mò như cánh nhà báo chúng tôi cũng dừng lại xem, hỏi thăm rồi mua một vài vỏ mang về bày chơi. Hẳn vỏ “cụ” sò sẽ làm cho hết thảy khách đến thăm nhà tròn mắt ngạc nhiên và liên tưởng ngay đến những tù binh của thuyền trưởng David Kone trên con tàu “ma” trong bộ phim Cướp biển vùng Caribê.
(*) Sò: Tên gọi do chúng tôi tạm đặt. Rất mong được những người am tường về loại sinh vật biển quý hiếm này chỉnh lý.
--------------------------------------------------------------------------------
Thạc sĩ sinh học Bùi Quang Nghị - Viện hải dương học Nha Trang:
Đây là loại trai tai tượng khổng lồ (tên khoa học là Tridacna), vỏ có hình dạng như cái quạt, mặt bên ngoài có 5 - 6 gờ lớn, màu trắng xám, mặt bên trong màu trắng ngà, sống cố định, ăn lọc, thức ăn là sinh vật phù du. Chúng sống cố định, dùng chân tơ bám vào bờ đá hay các rạn san hô ở vùng biển có độ sâu khoảng 20m nước.
Trai tai tượng khổng lồ phân bố ở vùng biển Thái Bình Dương, phía tây đảo Sumatra và Philippines đến Micronesia... Ở Việt Nam, chúng xuất hiện tại khu vực quần đảo Trường Sa. Vùng phân bố của loài này hẹp và trữ lượng cũng rất ít. Trên thế giới đã tìm thấy có con dài tới 1,4m, nặng 260kg. Đây là loài đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam, cần phải có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
ĐẶNG HỒNG GIANG - MINH TÂN
[img]http://img50.imageshack.us/img50/1262/news8bds229fz5.jpg[/img]
Ông Nguyễn Lợi, người từng sinh ra và lớn lên tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, cho biết: “Vài chục năm trước chúng tôi từng mò được loại vỏ này, nhiều nhất ở khu vực đảo Trường Sa, độ sâu từ 5 đến 10m. Quanh đảo Phú Quý cũng có nhưng thỉnh thoảng mới gặp. Dân trên đảo chúng tôi vẫn quen gọi đó là con nghêu biển”. Cũng theo ông Lợi, khi loại vỏ “nghêu biển” này chưa mang lại giá trị kinh tế nào, nhiều ngư phủ từng mò được những “đại cụ”, chỉ một vỏ thôi đã nặng khoảng 80kg, bề ngang có đến 1m, chỗ vỏ dày nhất cả gang tay, nhưng chẳng ai màng tới. Điều khiến mọi người ngạc nhiên là hết thảy loại “nghêu biển” đã chết từ thuở nào, chỉ còn trơ vỏ và không còn nguyên vẹn hai mảnh.
Có hai giả thuyết đặt ra: loại này sống ở mực nước rất sâu mà ngư phủ thủ công chưa lặn tới được. Khi chúng chết đi, thân mình tự phân hủy, phần vỏ được sóng biển xô dần..., có thể sau hàng trăm năm đã đưa vào bãi cạn.
Ông Lợi cho biết, cách đây vài tháng một người cháu ở đảo Phú Quý mang vào biếu ông một con còn sống, mọi người đều cho là quý hiếm lắm, nhưng cũng chỉ nặng chừng 5kg, phần thịt lấy được hơn nửa ký. Ông hồ hởi đem ra cho chúng tôi xem hai mảnh vỏ được ông giữ lại làm cảnh (ảnh 2).
Đống vỏ “cụ” sò ngay trước cửa nhà ông ở thôn Lập Sơn, xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam nhìn mặt ngoài xù xì, trắng đục như đã hóa thạch, nhưng mặt trong trắng phau, nõn nà. Ông Lợi bảo đó là của một người cháu thu mua từ các ngư phủ ngoài đảo Phú Quý đem vào tập kết ở đây chờ chuyển vào TPHCM bán cho một công ty chế tác đồ mỹ nghệ.
Tuy không tiết lộ giá của loại “vật liệu thô” này nhưng có thể thấy vỏ của các “cụ” sò khổng lồ ấy đã đem lại lợi ích kinh tế nhất định cho các ngư dân. Ông Lợi còn khoe, có vài vị khách qua đường giàu trí tò mò như cánh nhà báo chúng tôi cũng dừng lại xem, hỏi thăm rồi mua một vài vỏ mang về bày chơi. Hẳn vỏ “cụ” sò sẽ làm cho hết thảy khách đến thăm nhà tròn mắt ngạc nhiên và liên tưởng ngay đến những tù binh của thuyền trưởng David Kone trên con tàu “ma” trong bộ phim Cướp biển vùng Caribê.
(*) Sò: Tên gọi do chúng tôi tạm đặt. Rất mong được những người am tường về loại sinh vật biển quý hiếm này chỉnh lý.
--------------------------------------------------------------------------------
Thạc sĩ sinh học Bùi Quang Nghị - Viện hải dương học Nha Trang:
Đây là loại trai tai tượng khổng lồ (tên khoa học là Tridacna), vỏ có hình dạng như cái quạt, mặt bên ngoài có 5 - 6 gờ lớn, màu trắng xám, mặt bên trong màu trắng ngà, sống cố định, ăn lọc, thức ăn là sinh vật phù du. Chúng sống cố định, dùng chân tơ bám vào bờ đá hay các rạn san hô ở vùng biển có độ sâu khoảng 20m nước.
Trai tai tượng khổng lồ phân bố ở vùng biển Thái Bình Dương, phía tây đảo Sumatra và Philippines đến Micronesia... Ở Việt Nam, chúng xuất hiện tại khu vực quần đảo Trường Sa. Vùng phân bố của loài này hẹp và trữ lượng cũng rất ít. Trên thế giới đã tìm thấy có con dài tới 1,4m, nặng 260kg. Đây là loài đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam, cần phải có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
ĐẶNG HỒNG GIANG - MINH TÂN