Các nhà khoa học Henrik Lauridsen và Kasper Hansen công tác tại Đại học Aarhus, Đan Mạch đã dùng kỹ thuật chụp cắt lớp điện toán (Computer Tomography hoặc CT scan) và chụp ảnh cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging, MRI) để khám phá toàn bộ quá trình trăn tiêu hóa chuột.
Theo hãng tin BBC (Anh), phải mất 132 giờ trăn mới tiêu hóa hết một con chuột. Công trình nghiên cứu trên đã được trình bày tại cuộc họp hàng năm của Hiệp hội Thực nghiệm Sinh vật học (Society for Experimental Biology) được tổ chức tại thủ đô Praha, Cộng hòa Séc.
Quá trình trăn Python molurus bivittatus đang tiêu hoá chuột.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành chụp CT scan một con trăn Myanmar (có tên khoa học là Python molurus bivittatus) nặng 5 kg được gây mê sau khi nó nuốt một con chuột.
Sau đó họ dùng kỹ thuật chụp MRI để nghiên cứu cơ quan nội tạng của trăn. Bằng cách sử dụng các tác nhân tương phản (contrast agents), những bộ phận bên trong cơ thể trăn nổi bật lên với những màu sắc khác nhau.
Một loạt các hình ảnh của MRI cho thấy sự biến mất của cơ thể chuột (tức đang được trăn tiêu hóa) tương ứng với các thời điểm 2, 16, 24, 40, 48, 72 giờ và sau 132 giờ thì biến mất hoàn toàn, cùng các khoảng thời gian đó thì ruột con trăn mở rộng, còn túi mật thì co lại và thể tích tim thì tăng 25%.
Các nhà khoa học giải thích sự gia tăng kích thước tim con trăn được cho là có mối liên hệ tới năng lượng mà trăn cần cho quá trình tiêu hóa con mồi.
“Chiến thuật săn mồi của trăn là nằm và đợi”, tiến sĩ Lauridsen nói. “Nó nổi tiếng với khả năng nhịn đói trong nhiều tháng và sau đó sẽ nuốt vào bụng những con mồi rất lớn”.
“Con mồi trăn xơi tái có thể tương đương 50% trọng lượng cơ thể nó và để có đủ năng lượng cho bữa ăn, trăn phải khởi động lại hệ thống đường ruột rất nhanh”, ông Lauridsen cho biết thêm.
Theo tạp chí khoa học trực tuyến PhysOrg, việc sử dụng kỹ thuật chụp CT scan và MRI sẽ giúp các nhà nghiên cứu quan sát được giải phẫu động vật mà không phải mổ xẻ chúng.
Ngoài hình ảnh kinh ngạc trăn tiêu hóa chuột, các nhà khoa học cũng đã “sản xuất” một loạt các hình ảnh bên trong cơ thể của các loài khác như cóc mía, cá sấu, rùa và lươn đầm lầy (Ảnh: Đại học Aarhus).
Trăn khổng lồ Python molurus bivittatus đang tiêu hóa 3 con chuột và quan sát quá trình cơ thể chuột đang được tiêu hóa dần trong bụng trăn và sau đó là biến mất.
Phổi con cóc mía
Những mạch máu của một con rùa.
Bộ xương một con cá sấu.
Nội tạng của một con cá sấu.
Mô mềm (a), xương và mạch máu (b) và chỉ bộ xương (c) của một con lươn đầm lầy.
Theo hãng tin BBC (Anh), phải mất 132 giờ trăn mới tiêu hóa hết một con chuột. Công trình nghiên cứu trên đã được trình bày tại cuộc họp hàng năm của Hiệp hội Thực nghiệm Sinh vật học (Society for Experimental Biology) được tổ chức tại thủ đô Praha, Cộng hòa Séc.
Quá trình trăn Python molurus bivittatus đang tiêu hoá chuột.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành chụp CT scan một con trăn Myanmar (có tên khoa học là Python molurus bivittatus) nặng 5 kg được gây mê sau khi nó nuốt một con chuột.
Sau đó họ dùng kỹ thuật chụp MRI để nghiên cứu cơ quan nội tạng của trăn. Bằng cách sử dụng các tác nhân tương phản (contrast agents), những bộ phận bên trong cơ thể trăn nổi bật lên với những màu sắc khác nhau.
Một loạt các hình ảnh của MRI cho thấy sự biến mất của cơ thể chuột (tức đang được trăn tiêu hóa) tương ứng với các thời điểm 2, 16, 24, 40, 48, 72 giờ và sau 132 giờ thì biến mất hoàn toàn, cùng các khoảng thời gian đó thì ruột con trăn mở rộng, còn túi mật thì co lại và thể tích tim thì tăng 25%.
Các nhà khoa học giải thích sự gia tăng kích thước tim con trăn được cho là có mối liên hệ tới năng lượng mà trăn cần cho quá trình tiêu hóa con mồi.
“Chiến thuật săn mồi của trăn là nằm và đợi”, tiến sĩ Lauridsen nói. “Nó nổi tiếng với khả năng nhịn đói trong nhiều tháng và sau đó sẽ nuốt vào bụng những con mồi rất lớn”.
“Con mồi trăn xơi tái có thể tương đương 50% trọng lượng cơ thể nó và để có đủ năng lượng cho bữa ăn, trăn phải khởi động lại hệ thống đường ruột rất nhanh”, ông Lauridsen cho biết thêm.
Theo tạp chí khoa học trực tuyến PhysOrg, việc sử dụng kỹ thuật chụp CT scan và MRI sẽ giúp các nhà nghiên cứu quan sát được giải phẫu động vật mà không phải mổ xẻ chúng.
Ngoài hình ảnh kinh ngạc trăn tiêu hóa chuột, các nhà khoa học cũng đã “sản xuất” một loạt các hình ảnh bên trong cơ thể của các loài khác như cóc mía, cá sấu, rùa và lươn đầm lầy (Ảnh: Đại học Aarhus).
Trăn khổng lồ Python molurus bivittatus đang tiêu hóa 3 con chuột và quan sát quá trình cơ thể chuột đang được tiêu hóa dần trong bụng trăn và sau đó là biến mất.
Phổi con cóc mía
Những mạch máu của một con rùa.
Bộ xương một con cá sấu.
Nội tạng của một con cá sấu.
Mô mềm (a), xương và mạch máu (b) và chỉ bộ xương (c) của một con lươn đầm lầy.
Đ.T.V (Theo BBC, PhysOrg)