Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện một bộ xương hóa thạch của một loài linh trưởng cổ đại được cho là tổ tiên chung cuối cùng của con loài người và loài khỉ.
Hóa thạch Saadanius hijazensis có thể là tổ tiên chung cuối cùng của người và khỉ. Ảnh: Daily Mail.
Bộ xương hóa thạch của loài khỉ cổ đại này được tìm thấy tại Harrat Al Ujayfa, một khu vực thuộc miền Tây Saudi Arabia (Ả rập Xê-út). Các nhà khoa học cho biết, loài động vật này có thể trọng khoảng 15 – 20 kg, sống cách ngày nay 2900 – 2800 năm trước. Loài động vật này được các nhà khảo cổ đặt tên là Saadanius hijazensis.
Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Michigan, Saadanius hijazensis không giống với bất cứ hóa thạch của loài khỉ nào từng được tìm thấy trước đây. Vì vậy, các nhà khoa học cho rằng, rất có thể Saadanius hijazensis chính là tổ tiên chung cuối cùng của con người và loài khỉ.
Nghĩa là, từ loài khỉ này trở đi, một bộ phận tiến hóa thành loài người của chúng ta hiện nay và một bộ phận khác thì tiến hóa thành loài khỉ.
Điểm phân tách giữa họ người và họ khỉ từ trước đến nay vẫn luôn là câu hỏi được rất giới khảo cổ vô cùng quan tâm. Tuy nhiên, trong lịch sử tiến hóa của loài người, phân đoạn quan trọng này trước sau vẫn còn là một khoảng trống.
Trước đây, dựa trên các thành quả nghiên cứu về gen, các nhà cổ sinh vật học dự đoán rằng, thời điểm phân tách giữa hai họ này vào khoảng 3500 – 3000 năm trước. Tuy nhiên, ngoài giả thuyết mang tính lý thuyết đó, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm được những hóa thạch có thể chứng minh cho giả thuyết của mình.
Do đó, việc tìm thấy hóa thạch Saadanius hijazensis có thể bổ sung cho phân đoạn còn khuyết thiếu này trong bức tranh tiến hóa của loài người. Ngoài ra, việc nghiên cứu hoàn cảnh sống cũng như thời đại tồn tại của loài động vật này cũng sẽ giúp các nhà khoa học trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến nguồn gốc của loài người.
"Nếu chúng ta biết điều gì đó về thời đại và điều kiện sống của loài vật này, chúng ta có thể biết được điều gì đã tạo nên những thay đổi đã dẫn đến sự tiến hóa của loài khỉ và con người”, Giáo sư William Sanders, chuyên gia cổ sinh vật học Đại học Michigan nói.
Hóa thạch Saadanius hijazensis có thể là tổ tiên chung cuối cùng của người và khỉ. Ảnh: Daily Mail.
Bộ xương hóa thạch của loài khỉ cổ đại này được tìm thấy tại Harrat Al Ujayfa, một khu vực thuộc miền Tây Saudi Arabia (Ả rập Xê-út). Các nhà khoa học cho biết, loài động vật này có thể trọng khoảng 15 – 20 kg, sống cách ngày nay 2900 – 2800 năm trước. Loài động vật này được các nhà khảo cổ đặt tên là Saadanius hijazensis.
Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Michigan, Saadanius hijazensis không giống với bất cứ hóa thạch của loài khỉ nào từng được tìm thấy trước đây. Vì vậy, các nhà khoa học cho rằng, rất có thể Saadanius hijazensis chính là tổ tiên chung cuối cùng của con người và loài khỉ.
Nghĩa là, từ loài khỉ này trở đi, một bộ phận tiến hóa thành loài người của chúng ta hiện nay và một bộ phận khác thì tiến hóa thành loài khỉ.
Điểm phân tách giữa họ người và họ khỉ từ trước đến nay vẫn luôn là câu hỏi được rất giới khảo cổ vô cùng quan tâm. Tuy nhiên, trong lịch sử tiến hóa của loài người, phân đoạn quan trọng này trước sau vẫn còn là một khoảng trống.
Trước đây, dựa trên các thành quả nghiên cứu về gen, các nhà cổ sinh vật học dự đoán rằng, thời điểm phân tách giữa hai họ này vào khoảng 3500 – 3000 năm trước. Tuy nhiên, ngoài giả thuyết mang tính lý thuyết đó, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm được những hóa thạch có thể chứng minh cho giả thuyết của mình.
Do đó, việc tìm thấy hóa thạch Saadanius hijazensis có thể bổ sung cho phân đoạn còn khuyết thiếu này trong bức tranh tiến hóa của loài người. Ngoài ra, việc nghiên cứu hoàn cảnh sống cũng như thời đại tồn tại của loài động vật này cũng sẽ giúp các nhà khoa học trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến nguồn gốc của loài người.
"Nếu chúng ta biết điều gì đó về thời đại và điều kiện sống của loài vật này, chúng ta có thể biết được điều gì đã tạo nên những thay đổi đã dẫn đến sự tiến hóa của loài khỉ và con người”, Giáo sư William Sanders, chuyên gia cổ sinh vật học Đại học Michigan nói.
Lê Văn (Theo Daily Mail)