Sóng tình.
Ông Nguyễn Quốc Thắng – nguyên Giám đốc Thảo cầm viên, một trong các cao thủ nuôi dạy hổ hiện nay – thừa nhận: “Nuôi được hổ dữ là một nghệ thuật, mà để hổ sinh sản được lại càng khó hơn”.
Hiện hổ nuôi ở Việt Nam chưa đầy 100 con, chủ yếu ở Vườn thú Hà Nội, Thảo cầm viên TP.HCM và ba doanh nghiệp Đại Nam, Thanh Cảnh, công ty bia Pacific ở Bình Dương. Nhiều hổ nuôi đã héo hon, già nua trong chuồng, trong khi hổ ngoài tự nhiên rất khó tìm. Vì vậy, làm sao cho hổ sinh sản được luôn là nỗi lòng của các chuyên gia vườn thú nuôi bảo tồn lẫn đại gia bỏ tiền nuôi hổ làm linh vật cho sự nghiệp.
Buổi chiều tôi mon men vào “giang sơn” của 31chúa rừng ở trại nuôi Pacific, Bình Dương cũng là lúc một đôi chàng – nàng họ mèo lớn xác và dữ tợn này đang tòm tem nhau ở “resort” riêng tư. Không biết có quá lời không, nhưng theo quản gia Lương Thiệu Dân – Phó giám đốc Pacific, trại nuôi này luôn ưu tiên khu vực đẹp đẽ, rộng rãi nhất cho đôi hổ tự do yêu đương. Đó là mảnh vườn rộng vài trăm mét vuông, có cây cao, cỏ dại, phiến đá, hào nước để hổ khỏi nhớ rừng đến mức tắt dục.
Theo ông Dân, khung cảnh yêu đương của đôi hổ càng tự nhiên càng tốt. Nếu không, chúng có thể bất ngờ tắt lửa yêu mà trở chứng đánh nhau.
Ở khí hậu ôn đới, hổ cái thường động dục vào mùa hè. Nhưng vùng nhiệt đới, chuyện hổ nổi hứng thì thấy quanh năm. Các nàng hổ thường hứng tình khoảng 30 ngày, nhưng thời gian đậu thai chỉ 5-7 ngày và biểu lộ dấu hiệu thân thiện bạn tình khác hẳn ngày thường.
Chúng phì phì hơi hỏi han, gạ gẫm lẫn nhau. Rồi nàng hổ dụi má, cọ mình vào bạn tình. Thậm chí có nàng còn nhăn mặt, bắn nước tiểu. Chỉ ngửi mùi nước tiểu, các chàng hổ đực cũng đủ biết bạn tình đã sẵn sàng hay chưa.
Tuy đã trải qua bao lần tình trường, các chàng cũng khó thành công trong lần áp sát đầu tiên. Nhưng đến khi chàng và nàng đã giao hoan cùng nhau, chúng lại dồn dập với tất cả sức mạnh và tốc độ của loài hổ.
Cứ 5-10 phút, chúng lại gần nhau 1 lần. Nàng hổ phủ phục trên đất. Chàng hổ nằm trên dùng răng ngoạm cổ bạn tình. Sóng tình dâng trào chóng vánh trong 5-10 giây. Chàng hổ nào dai lắm thì cũng chỉ 30 giây. Rồi chính nàng trở mặt trước, dùng chân tát vào bạn tình còn đang lừ dừ bên trên để chàng lùi lại tránh đòn.
Thỏa mãn xong, nàng hổ tạm nghỉ bằng cách lăn tròn qua lại, trong khi các chàng hổ gừ gừ chờ đợi tiếp tục. 5-10 phút sau, đôi hổ lại xáp vào, xong xuôi, nàng hổ lại xô ra. Mỗi ngày hơn 100 lần như thế. Sau 6-7 ngày, thiên chức đầu tiên để làm mẹ của nàng hổ đã hoàn tất với dấu hiệu xa lánh bạn tình. Chú hổ đực lúc này cũng lẩy bẩy kiệt sức, thậm chí chú còn bỏ ăn vài ngày và chẳng hề đoái hoài nổi em hổ quyến rũ nào nữa!
Trong tình duyên, các nàng hổ thường chung tình hơn, nàng đã yêu chàng nào thì yêu rất lâu để mỗi khi động dục lại tìm đến đúng bạn tình. Ở Thảo cầm viên TP.HCM có những câu chuyện cảm động về tấm tình chung thủy của mấy nàng hổ đã “thủ tiết” không chịu đẻ con nữa vì tình lang khuất bóng. Trong khi đó, các chàng hổ lại hay đào hoa với bầy đàn thê thiếp và rất lười nuôi con cái.
Đoạn cuối của tình duyên
Ông Nguyễn Quốc Thắng, người đã chăm sóc chúa sơn lâm ở Thảo cầm viên từ năm 1988, hào sảng truyền lạ cho tôi vài “tuyệt kỹ” sống cũng mãnh thú. Ông nói bình thường hổ đã nguy hiểm, khi nuôi con hổ còn hung dữ hơn. Nếu không thật sự cần thiết thì đừng dại dột mà đụng vào hổ mẹ lúc này.
Hổ mẹ mang thai 102 -106 ngày. Theo ông Thắng, vườn thú lúc này phải chuẩn bị cho hổ mẹ nơi đẻ kín đáo, yên tĩnh, an toàn như tập tính tự nhiên của chúng. Hổ mẹ cũng dễ bị stress như phụ nữ mang thai và nuôi con. Nhiều hổ mẹ bị hổ khác hay người lạ quấy rầy đã căng thẳng tha con đi chỗ khác vì sợ mất con.
Kinh nghiệm của người nuôi cho thấy cần hạn chế vệ sinh ổ đẻ, nhất là tránh rửa bằng xà bông, thuốc sát trùng làm mất hơi quen thuộc của hổ mẹ và hổ con. Nó có thể bỏ hoặc gây nguy hiểm hổ con chỉ vì hơi chuồng và hơi con bị thay đổi.
Trung bình hổ mẹ mỗi lứa đẻ được 2-4 con, thậm chí 5-6 con với tỉ lệ đực, cái tương đương, nhưng tử vong sau đó tử vong cũng chiếm khoảng 30-40%. Trọng lượng hổ con mới sinh chỉ nặng 1-1,5kg. Khoảng sáu tháng đầu, hổ con hoàn toàn phụ thuộc dinh dưỡng mẹ. Nó chỉ mọc răng nanh lúc một tuổi rưỡi và con đực thường lớn nhanh hơn con cái. Hổ con có thể ăn thức ăn rắn lúc 13-14 tuần tuổi và dứt sữa sau 4-5 tháng. Mọi việc chăm con đều do một tay hổ mẹ, hổ cha thường chẳng ngó ngàng gì đến máu mủ của mình mà chỉ lo đi tán tỉnh các em hổ khác.
Cũng giống như tình mẫu tử con người, hổ mẹ thường rất thương con và sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ con. Cũng có hổ mẹ lứa đầu nuôi con hơi vụng, nhưng thường chúng rất chăm và khéo nuôi con.
Ông Lương Thiện Dân xúc động kể cảnh hổ mẹ cho con bú: nó cẩn thận lấy miệng gạt con qua bên rồi mới khéo léo hạ thân mình cả 200kg cho con bú để không đè chết con. Lúc con nhỏ, suốt ngày hổ mẹ quanh quẩn gần con để cho con bú, liếm lông và canh chừng, kể cả canh chừng hổ cha. Khi phải chuyển con đi, hổ mẹ ngoạm con, bộ nanh dài sắc cắn đứt họng con trâu mộng nhưng lại chẳng hề trầy sước con mình.
Ở các vườn thú Việt Nam, nhiều con hổ đã chào đời khỏe mạnh. Năm chàng, nàng hổ khỏe mạnh Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ ở vườn nuôi Pacific được đôi hổ cha mẹ Simba – Ami sinh trong trại nuôi năm 2004 và đàn con này lại tiếp tục có cháu chắt để nâng bầy đàn lên 31 con.
Ở Vườn thú Hà Nội, hổ cũng đã sinh mấy lứa. Hổ mẹ Lâm Nhi yêu hổ cha Đông cho ra đời bốn chú hổ con xinh xắn. Và năm sau, Lam Nhi lên chức bà khi thứ nữ My lại cho ra đời bốn chú hổ con kế tiếp.
Theo Tuổi Trẻ
Ông Nguyễn Quốc Thắng – nguyên Giám đốc Thảo cầm viên, một trong các cao thủ nuôi dạy hổ hiện nay – thừa nhận: “Nuôi được hổ dữ là một nghệ thuật, mà để hổ sinh sản được lại càng khó hơn”.
Hiện hổ nuôi ở Việt Nam chưa đầy 100 con, chủ yếu ở Vườn thú Hà Nội, Thảo cầm viên TP.HCM và ba doanh nghiệp Đại Nam, Thanh Cảnh, công ty bia Pacific ở Bình Dương. Nhiều hổ nuôi đã héo hon, già nua trong chuồng, trong khi hổ ngoài tự nhiên rất khó tìm. Vì vậy, làm sao cho hổ sinh sản được luôn là nỗi lòng của các chuyên gia vườn thú nuôi bảo tồn lẫn đại gia bỏ tiền nuôi hổ làm linh vật cho sự nghiệp.
Buổi chiều tôi mon men vào “giang sơn” của 31chúa rừng ở trại nuôi Pacific, Bình Dương cũng là lúc một đôi chàng – nàng họ mèo lớn xác và dữ tợn này đang tòm tem nhau ở “resort” riêng tư. Không biết có quá lời không, nhưng theo quản gia Lương Thiệu Dân – Phó giám đốc Pacific, trại nuôi này luôn ưu tiên khu vực đẹp đẽ, rộng rãi nhất cho đôi hổ tự do yêu đương. Đó là mảnh vườn rộng vài trăm mét vuông, có cây cao, cỏ dại, phiến đá, hào nước để hổ khỏi nhớ rừng đến mức tắt dục.
Theo ông Dân, khung cảnh yêu đương của đôi hổ càng tự nhiên càng tốt. Nếu không, chúng có thể bất ngờ tắt lửa yêu mà trở chứng đánh nhau.
Ở khí hậu ôn đới, hổ cái thường động dục vào mùa hè. Nhưng vùng nhiệt đới, chuyện hổ nổi hứng thì thấy quanh năm. Các nàng hổ thường hứng tình khoảng 30 ngày, nhưng thời gian đậu thai chỉ 5-7 ngày và biểu lộ dấu hiệu thân thiện bạn tình khác hẳn ngày thường.
Chúng phì phì hơi hỏi han, gạ gẫm lẫn nhau. Rồi nàng hổ dụi má, cọ mình vào bạn tình. Thậm chí có nàng còn nhăn mặt, bắn nước tiểu. Chỉ ngửi mùi nước tiểu, các chàng hổ đực cũng đủ biết bạn tình đã sẵn sàng hay chưa.
Tuy đã trải qua bao lần tình trường, các chàng cũng khó thành công trong lần áp sát đầu tiên. Nhưng đến khi chàng và nàng đã giao hoan cùng nhau, chúng lại dồn dập với tất cả sức mạnh và tốc độ của loài hổ.
Cứ 5-10 phút, chúng lại gần nhau 1 lần. Nàng hổ phủ phục trên đất. Chàng hổ nằm trên dùng răng ngoạm cổ bạn tình. Sóng tình dâng trào chóng vánh trong 5-10 giây. Chàng hổ nào dai lắm thì cũng chỉ 30 giây. Rồi chính nàng trở mặt trước, dùng chân tát vào bạn tình còn đang lừ dừ bên trên để chàng lùi lại tránh đòn.
Thỏa mãn xong, nàng hổ tạm nghỉ bằng cách lăn tròn qua lại, trong khi các chàng hổ gừ gừ chờ đợi tiếp tục. 5-10 phút sau, đôi hổ lại xáp vào, xong xuôi, nàng hổ lại xô ra. Mỗi ngày hơn 100 lần như thế. Sau 6-7 ngày, thiên chức đầu tiên để làm mẹ của nàng hổ đã hoàn tất với dấu hiệu xa lánh bạn tình. Chú hổ đực lúc này cũng lẩy bẩy kiệt sức, thậm chí chú còn bỏ ăn vài ngày và chẳng hề đoái hoài nổi em hổ quyến rũ nào nữa!
Trong tình duyên, các nàng hổ thường chung tình hơn, nàng đã yêu chàng nào thì yêu rất lâu để mỗi khi động dục lại tìm đến đúng bạn tình. Ở Thảo cầm viên TP.HCM có những câu chuyện cảm động về tấm tình chung thủy của mấy nàng hổ đã “thủ tiết” không chịu đẻ con nữa vì tình lang khuất bóng. Trong khi đó, các chàng hổ lại hay đào hoa với bầy đàn thê thiếp và rất lười nuôi con cái.
Đoạn cuối của tình duyên
Ông Nguyễn Quốc Thắng, người đã chăm sóc chúa sơn lâm ở Thảo cầm viên từ năm 1988, hào sảng truyền lạ cho tôi vài “tuyệt kỹ” sống cũng mãnh thú. Ông nói bình thường hổ đã nguy hiểm, khi nuôi con hổ còn hung dữ hơn. Nếu không thật sự cần thiết thì đừng dại dột mà đụng vào hổ mẹ lúc này.
Hổ mẹ mang thai 102 -106 ngày. Theo ông Thắng, vườn thú lúc này phải chuẩn bị cho hổ mẹ nơi đẻ kín đáo, yên tĩnh, an toàn như tập tính tự nhiên của chúng. Hổ mẹ cũng dễ bị stress như phụ nữ mang thai và nuôi con. Nhiều hổ mẹ bị hổ khác hay người lạ quấy rầy đã căng thẳng tha con đi chỗ khác vì sợ mất con.
Kinh nghiệm của người nuôi cho thấy cần hạn chế vệ sinh ổ đẻ, nhất là tránh rửa bằng xà bông, thuốc sát trùng làm mất hơi quen thuộc của hổ mẹ và hổ con. Nó có thể bỏ hoặc gây nguy hiểm hổ con chỉ vì hơi chuồng và hơi con bị thay đổi.
Trung bình hổ mẹ mỗi lứa đẻ được 2-4 con, thậm chí 5-6 con với tỉ lệ đực, cái tương đương, nhưng tử vong sau đó tử vong cũng chiếm khoảng 30-40%. Trọng lượng hổ con mới sinh chỉ nặng 1-1,5kg. Khoảng sáu tháng đầu, hổ con hoàn toàn phụ thuộc dinh dưỡng mẹ. Nó chỉ mọc răng nanh lúc một tuổi rưỡi và con đực thường lớn nhanh hơn con cái. Hổ con có thể ăn thức ăn rắn lúc 13-14 tuần tuổi và dứt sữa sau 4-5 tháng. Mọi việc chăm con đều do một tay hổ mẹ, hổ cha thường chẳng ngó ngàng gì đến máu mủ của mình mà chỉ lo đi tán tỉnh các em hổ khác.
Cũng giống như tình mẫu tử con người, hổ mẹ thường rất thương con và sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ con. Cũng có hổ mẹ lứa đầu nuôi con hơi vụng, nhưng thường chúng rất chăm và khéo nuôi con.
Ông Lương Thiện Dân xúc động kể cảnh hổ mẹ cho con bú: nó cẩn thận lấy miệng gạt con qua bên rồi mới khéo léo hạ thân mình cả 200kg cho con bú để không đè chết con. Lúc con nhỏ, suốt ngày hổ mẹ quanh quẩn gần con để cho con bú, liếm lông và canh chừng, kể cả canh chừng hổ cha. Khi phải chuyển con đi, hổ mẹ ngoạm con, bộ nanh dài sắc cắn đứt họng con trâu mộng nhưng lại chẳng hề trầy sước con mình.
Ở các vườn thú Việt Nam, nhiều con hổ đã chào đời khỏe mạnh. Năm chàng, nàng hổ khỏe mạnh Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ ở vườn nuôi Pacific được đôi hổ cha mẹ Simba – Ami sinh trong trại nuôi năm 2004 và đàn con này lại tiếp tục có cháu chắt để nâng bầy đàn lên 31 con.
Ở Vườn thú Hà Nội, hổ cũng đã sinh mấy lứa. Hổ mẹ Lâm Nhi yêu hổ cha Đông cho ra đời bốn chú hổ con xinh xắn. Và năm sau, Lam Nhi lên chức bà khi thứ nữ My lại cho ra đời bốn chú hổ con kế tiếp.
Theo Tuổi Trẻ