Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Thế Giới Động Vật!

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thế Giới Động Vật!



    (Tupaia montana)
    Chuột trù núi có nhà vệ sinh riêng



    Chuột Tupaia montana

    Hoa Nepenthes lowii


    Mỗi khi muốn "giải quyết nỗi buồn", chuột trù núi lại leo lên cây nắp ấm. Trên đó chúng được thưởng thức bữa ăn miễn phí trước khi ngồi vào "bồn cầu" và thói quen này cũng có lợi cho cây bởi chúng lấy dưỡng chất từ phân.

    Những loài cây thuộc bộ nắp ấm (Nepenthales) sinh ra hai loại lá, trong đó một loại có chức năng bắt côn trùng (có hình ấm). Nhìn bề ngoài loại lá bắt côn trùng giống chiếc giày moccasin nhỏ màu xanh lục. Bên trong lá hình ấm có lông răng. Đó là vòng tròn chứa các gai nhỏ hướng xuống dưới và bao quanh lối vào ấm. Ở phía trên ấm có một nắp để ngăn chặn nước mưa (nếu nước mưa vào quá nhiều thì các enzyme tiêu hóa sẽ bị hòa tan hết). Nắp có vô số tế bào trong và mờ nên côn trùng dễ lầm tưởng đó là một mảng của bầu trời.

    Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra. Sau đó con mồi sẽ trượt xuống phần cuống lá, nơi có rất nhiều enzyme tiêu hóa đang chờ sẵn. Nhưng gần đây các nhà sinh vật học của Đại học Cambridge (Anh) và Đại học Royal Roads (Canada) phát hiện ra rằng có một loại cây nắp ấm chỉ “ăn” phân động vật chứ không bắt côn trùng. Đó là loài Nepenthes lowii.

    Khi chưa đến giai đoạn trưởng thành, Nepenthes lowii phát triển trên mặt đất và bắt côn trùng. Nhưng trong giai đoạn trưởng thành chúng bám vào các cây leo và các loài thực vật cao hơn. Nhóm nghiên cứu lắp đặt nhiều camera để theo dõi hoạt động của nhiều cây loại này trong một khu rừng trên núi cao thuộc đảo Borneo, Indonesia.




    Chuột trù núi liếm mật mật ở mặt dưới của nắp trong lúc tống chất thải ra ngoài cơ thể vào ấm

    Những đoạn phim cho thấy loài chuột trù núi (Tupaia montana) thường nhảy lên cây, liếm mật ở mặt dưới của nắp rồi thả phân vào ấm. Thậm chí một đoạn video còn cho thấy chuột trù còn đánh dấu cây mà chúng thường leo lên bằng cách cọ xát cơ quan sinh dục của chúng vào nắp trước khi tụt xuống. Hành vi đó cho thấy mỗi con chỉ gắn bó với một "nhà vệ sinh" nhất định.

    “Về mặt cơ bản thì đó là một nhà vệ sinh lý tưởng dành cho chuột trù. Tại đó chúng vừa được ăn, lại vừa cảm thấy an toàn. Chúng tôi không nhìn thấy những chiếc lá hình ấm bắt côn trùng. Rõ ràng chúng đã mất khả năng đó”, Jonathan Moran, một nhà khoa học của Đại học Royal Roads, phát biểu.

    Sau khi xem xét kỹ, các nhà khoa học nhận thấy lá của loài Nepenthes lowii đã tiến hóa rất nhiều để hấp thụ dưỡng chất từ phân. Chẳng hạn, mặt trong của ấm không trơn như ấm của những loài chuyên bắt côn trùng. Nhờ đó mà chuột trù không gặp nguy hiểm nếu chẳng may rơi vào trong ấm. Trong ấm có một rãnh để phân có thể trôi xuống phần cuối của ấm khi trời đổ mưa. Ấm luôn mọc ở phần cuối của lá và phải chịu sức nặng của chuột trù núi (khoảng 150 g). Vì thế nó rất cứng, dai và được nhiều cành nâng đỡ.

    Chuột trù núi sẽ chẳng bao giờ nhầm lẫn “nhà vệ sinh” quen thuộc của chúng với những chiếc lá bình thường, bởi vị trí của nắp và ấm đảm bảo rằng những con vật luôn hướng mông về phía ấm khi chúng liếm mật ở nắp.

    Theo Moran thì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ phân động vật có ý nghĩa to lớn đối với cây khi chúng sống trên núi, nơi côn trùng rất hiếm. Nhóm nghiên cứu nhận thấy phân chuột đáp ứng 57-100% nhu cầu nitơ của cây.


    Theo VnExpress (Livescience)




  • #2

    Cá bắn côn trùng

    Mời bạn xem một đoạn video dưới đây

    Archer Fish Water Pistol - Weird Nature - BBC wildlife


    Archer Fish







    Những con cá cung thủ phun tia nước mạnh vào côn trùng trên các cành cây để chúng rơi xuống nước rồi lao tới và xơi gọn.
    Cá cung thủ (thuộc họ Toxotidae) gồm 5 loài phân bố ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Chúng nổi tiếng với khả năng bắt mồi bằng cách phun nước vào côn trùng và động vật nhỏ trên cây hoặc đất để chúng rơi xuống. Nhờ chiếc miệng có cấu tạo đặc biệt, cá cung thủ có thể tạo ra áp suất lớn trong miệng để phun những tia nước mạnh vào mục tiêu. Chúng sở hữu chiếc đầu nhọn, miệng rộng, thân dẹt và thon dài. Cá cung thủ có thể sống trong cả nước ngọt và nước mặn. Phần lớn thời gian chúng bơi gần mặt nước.

    Toxotes jaculator - loài cá cung thủ được biết đến nhiều nhất - có chiều dài trung bình 18 cm ở tuổi trưởng thành.

    Theo VnExpress (Video: BBC)


    Sưu tầm trang khoa học, thể giởi động vật



    Comment


    • #3


      Poecilia reticulata
      Cá 7 màu



      Xem video cá 7 màu đẻ con
      Poecilia reticulata, Lebistes reticulatus







      Theo quan niệm phổ thông, đại đa số chúng ta đều cho rằng các loài cá chỉ có thể đẻ trứng. Tuy vậy, cũng có những loài cá có thể đẻ con, mà trong đó cá bảy màu là một ví dụ.

      Với màu sắc sặc sỡ, đặc tính hoạt bát và rất dễ nuôi, cá bảy màu đã trở thành loài cá cảnh được ưa chuộng hàng đầu trên thế giới. Với những người đã từng nuôi cá bảy màu, hắn ít ai lại không trải qua một kinh nghiệm thú vị trước hiện tượng “đẻ con” của loài cá này.

      Cá bảy màu là một trong số ít các loài cá sinh sản theo hình thức noãn thai sinh. Trứng sau khi được thụ tinh ở bên trong cơ thể cá mẹ vẫn nằm lại trong ống dẫn trứng. Thay vì lấy dinh dưỡng từ mẹ như hình thức thai sinh ở các loài thú, ở cá bảy màu, phôi sẽ phát triển nhờ chất dự trữ trong noãn hoàng của trứng.

      Trong điều kiện nuôi bể kính, việc sinh sản của cá bảy màu diễn ra rất dễ dàng. Tuy nhiên, do cá thường sinh vào buổi đêm và sáng sớm nên không phải ai cũng có điều kiện được chứng kiến tận mắt quá trình sinh nở của cá bảy màu.

      Phần lớn thời gian trong ngày, kể cả khi đã mang thai, cá bảy màu cái (có màu đỏ) luôn bị theo đuổi bởi cá đực (màu đen) bởi loài này có tập tính "thúc đẻ".
      Sau khi thụ thai 20 đến 30 ngày, cá mẹ mang một “bụng bầu” có thể chứa tới 50 cá con và đã sẵn sàng cho việc sinh nở.
      Để đẻ hết một lứa, cá mẹ có thể mất nhiều tiếng đồng hồ. Phần lớn cá con chui đầu ra trước.
      Nhưng cũng không ít chú chào đời bằng đuôi như trong hình.


      Dài khoảng 5mm, từ bụng mẹ, cá bảy màu sơ sinh “rơi tự do” xuống các lá rong hoặc nền bể.


      Sau một vài phút, cá bột bắt đầu trở nên hoạt bát và bơi những nhịp đầu tiên.


      Bản năng dạy cho chúng biết rằng những lá rong đuôi chó là nơi ẩn nấp an toàn, và cũng là nguồn cung cấp thức ăn ban đầu.


      Chúng cũng hiểu bơi thành đàn là một phương thức làm rối loạn phương hướng của kẻ thù.

      Trớ trêu thay, với tập tính ăn con, kẻ thù đầu tiên của cá bột chính là cá bố mẹ.

      Cá bột tập trung trên mặt nước để sưởi ấm dưới bòng đèn neon. Khoảng 40 cá sơ sinh đã ra đời trong lứa đẻ này. Nếu sống sót, sau hơn một tháng cá con sẽ trưởng thành và sẵn sàng sản sinh những thế hệ cá mới.




      sưu tầm
      Attached Files
      Last edited by whitesky; 07-03-2010, 12:02 PM.



      Comment


      • #4

        Hình những con bướm lạ mắt, mới lụm được

        Mời bạn chiêm ngưỡng những loại bướm có màu sắc và hình dạng khác lạ trên khắp thế giới, như có đôi cánh trong suốt hoặc giống hệt một chiếc lá khô. Ảnh trên Oddee.

        12 of the Most Fascinating Butterflies

        1=Transparen Butterfly

        Bướm có đôi cánh trong suốt như một tấn kính, ở Mexico.

        2=Dead leaf Butterfly(Bướm lá mùa thu chết)

        Cánh bước có màu sắc và hình dáng giống hệt một chiếc lá khô rơi xuống đất. Loại bướm này sống ở trong những khu rừng tại New Guinea, nam Á, Madagascar và Ấn Độ.


        3=Neglected Eighty-Eight Butterfly

        Bướm có 8 mắt ở Brazil. Chúng có 8 mắt giả trên hai cánh.

        4=Giant Owl Butterfly


        Loại bướm cú khổng lồ có đốm trên cánh giống hệt mắt cú. Chúng được tìm thấy ở Mexico, có kích thước lớn.

        5=Queeeb Alexandra's Birdwing Butterfly

        Bướm nữ hoàng Alexandra là loài bướm to nhất thế giới, mỗi cánh sải dài 30 cm. Chúng sống trong rừng nhiệt đới ở Papua New Guinea.

        6=Emerald Swallowtail Butterfly


        Bướm đuôi nhạn màu ngọc lục bảo ở đông nam Á.

        Còn
        buồn ngũ rồi đi ngủ cái đã



        Comment


        • #5
          thread của bạn lúc nào cũng nhiều điều lạ mắt , cám ơn nhiều

          Comment


          • #6
            Nguyên Văn Bài Viết Của bht View Post
            thread của bạn lúc nào cũng nhiều điều lạ mắt , cám ơn nhiều

            ws đang chuẩn bị nữa nè
            ws thấy hình nầy hay quả ha



            2 tụi nó đang la nhau



            Comment


            • #7

              Những động vật nhỏ và hiếm lạ đời




              2 đứa nó dành nhau trèo lên cây




              Con sinh vật đổi màu áo theo nơi cư ngụ




              Comment


              • #8

                Mời ACE vào coi video con Seahorse nó sinh em bé

                Seahorse gives birth, Seahorse having babies, giving birth








                Seahorse Mating Dance








                Comment


                • #9
                  wow , ws cho coi mấy động vật vừa lạ vừa ngộ ghê , cá 7 maù Hkỳ có gình tụi nó sanh baby rồi thú vị lắm , còn clip seahorse...thì hỡi ôi tội con mẹ quá..đứng ôm cột mà sanh từng baby...thiếu điều Hkỳ muốn giúp bả đẻ cho lẹ quá

                  cảm ơn ws nhiều nha , thú vị lắm
                  ***************

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên Văn Bài Viết Của Hiểu Kỳ View Post
                    wow , ws cho coi mấy động vật vừa lạ vừa ngộ ghê , cá 7 maù Hkỳ có gình tụi nó sanh baby rồi thú vị lắm , còn clip seahorse...thì hỡi ôi tội con mẹ quá..đứng ôm cột mà sanh từng baby...thiếu điều Hkỳ muốn giúp bả đẻ cho lẹ quá

                    cảm ơn ws nhiều nha , thú vị lắm
                    sis HKy ơi con đẻ nầy hông phải con mẹ đâu, nó là con cha đó, con cha nó đẻ, còn con mẹ nó hông biết đẻ đâu
                    andsau là weekend ha sis HKY



                    Comment

                    Working...
                    X