Anh Chính Ngọc chơi cá Rồng không phải dạng thâm niên ở đất Hà Thành, nhưng nhanh chóng đạt độ “khủng”. Anh mua khoảng 1 tỉ đồng tiền cá- đó là chưa kể hàng trăm triệu đồng đổ vào những chiếc bể kính có kích thước khổng lồ.
3 chiếc bể khổng lồ
Lần theo địa chỉ anh cho: Số nhà…ngõ 162, phố Nguyễn Văn Cừ (Q.Long Biên, Hà Nội), ban đầu chúng tôi hình dung đó là một biệt thự rộng rãi thì mới có chỗ kê những chiếc bể kính khổng lồ, tuy nhiên ngôi nhà chỉ ở mức trung bình.
Anh Ngọc ngồi ngắm 2 con quá bối đầu vàng. (Ảnh: Quốc Hưng)
Anh Ngọc ra đón, trông bệ vệ và cứng hơn cái tuổi 40. Bước chân qua cửa, rồi phòng ăn là tới phòng khách. Thực ra, nơi đây giống… thuỷ cung hơn với 3 chiếc bể kính khổng lồ chiếm toàn bộ diện tích; chữ “phòng khách” chỉ còn tồn tại ở bộ bàn ghế sô-fa.
Chủ nhân thống kê sơ về mấy chiếc bể: Chiếc to nhất dài 4m35, chiếc thứ nhì dài 2m53 và chiếc thứ 3 dài vừa đúng 2m. Tất cả đều rộng và cao 1m (đó là chưa tính bục gỗ), kính dùng làm bể là loại được thửa riêng, rất dày để có thể chịu được áp lực từ cả chục mét khối nước.
3 chiếc bể được kê riêng biệt theo 3 bức tường nhà, nhưng kỳ thực chúng lại thông nhau. Đây là một điều cực khó làm, anh Ngọc cho hay: “Để nuôi cá rồng được khoẻ mạnh, nhanh lớn và nhàn cho chủ nhân thì hệ thống lọc nước phải tốt. Dân chơi cá rồng thường làm một bể lọc to bằng 1/3 bể nuôi cá đi kèm. Nhưng nếu tôi làm riêng biệt thêm 3 bể lọc nữa thì không biết để vào đâu, nên đành cho 3 bể chính thông nhau, rồi dùng chung bể lọc phía ngoài sân”.
Anh Ngọc dẫn chúng tôi ra cái bể lọc ngoài sân, to cỡ bể nước ăn nhỏ của các gia đình, với rất nhiều ngăn lọc đựng bông, nham thạch, bùi nhùi…(kiểu như lọc nước giếng khoan). Nước từ các bể nuôi cá được lọc qua đây rồi chui xuống bể ngầm dưới đất; sau đó lại bơm lên nóc tầng 4 để tạo áp lực đổ xuống tuần hoàn vào lại các bể cá khổng lồ.
Trông như riêng rẽ nhưng kỳ thực chúng lại lưu thông nước với nhau (Ảnh:Quốc Hưng)
Thấy PV “mắt tròn mắt dẹt” trước cả hệ thống bể lằng nhằng như…nhà máy nước, ông chủ khoái chí nói tiếp: Khổ nhất với dân chơi cá khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ là mùa đông. Để cá không lăn ra, phải sưởi cho nhiệt độ bể đảm bảo bằng… mùa hè, mà các anh thấy đấy, để sưởi ấm được hơn chục m3 nước này là cả một vấn đề.
Thực ra, anh Ngọc có thể thả sưởi điện chuyên dụng vào bể, nhưng sẽ “chết” tiền điện (có thể lên tới cả chục triệu đồng/tháng). “Cái khó ló cái khôn”, ông chủ bèn làm luôn một cái nồi nước to vật vã nối với hệ thống lọc bên ngoài sân. 24/24h, bên dưới nồi nước là chiếc bếp than tổ ong đỏ rực, thế là thay được sưởi.
Toàn bộ hệ thống bể này, anh Ngọc làm hết tròn 250 triệu đồng
Những con cá bạc tỉ
Trong “thuỷ cung” nhà anh Ngọc có tổng cộng 15 con cá rồng gồm: 12 huyết long (trị giá chừng 2.000 USD/con) thả chung trong bể to nhất; 2 quá bối đầu vàng (trị giá 10.000 USD/con) và 1 con platinum (màu thép trắng- cũng trị giá 10.000 USD). 3 con cá sau cùng thuộc hàng độc nhất vô nhị tại khu vực phía Bắc.
Chiếc bể dài 4m35 và bầy 12 con huyết long (Ảnh:Quốc Hưng)
Kể về quá trình săn lùng bầy cá quý, giọng anh Ngọc bỗng chùng lại khi kể về 2 con quá bối đầu vàng: Quá bối đầu vàng là dòng cá rồng đẹp nhất và hiếm nhất; cách đây nửa năm để mua được chúng, tôi đã phải bay qua Singapore lùng sục gần 10 ngày. Tuy nhiên, kết quả là con số 0 tròn trĩnh vì sang đó không đúng dịp, quần nát các trại cá nổi tiếng nhất thế giới cũng không tìm được con nào ưng ý.
"Dịp đó, tôi chỉ mang về được 2 con huyết long. Một thời gian sau, đùng cái, một cửa hàng cá tại TP.Hồ Chí Minh gọi điện báo đã tuyển về được 3 con quá bối đầu vàng. Tôi sấp ngửa bay vào ngay, thấy chúng rất đẹp, tôi quyết định mua tất với giá là 30 nghìn USD- đây là giá cửa hàng đã ưu đãi khi khách mua cả bầy.
Chuyển cá ra Hà Nội, đêm hôm trước tôi cho thả cá vào bể rồi đi ngủ. Sáng dậy thì một con đã nằm chết cong queo trên nắp bể tự bao giờ. Hoá ra nó bị 2 con còn lại đuổi đánh, nhảy vọt ra, thế là chỉ sau 1 đêm mất 10.000 USD" - anh Ngọc nói.
Tuy nhiên, anh Ngọc không phải rầu lòng quá lâu vì hiện đã có người trả riêng 2 chú quá bối đầu vàng của anh gấp đôi giá lúc mua - lên tới 40.000 USD/cặp. “Trong cái rủi có cái may”, cổ nhân dạy không sai. Chính vụ “đem 10.000 USD ra xé” đã mang lại cho anh Ngọc may mắn: 2 con cá kia chính là một cặp đực-cái.
Ở đây cần nói rõ lại cho bạn đọc về đặc tính của loại cá còn sót lại từ thời cổ đại này: Chúng vốn là loại cá vua nên cực kỳ độc tôn, ngoài tự nhiên mỗi con một lãnh thổ, khi thả trong bể cũng thế - không con nào chịu con nào; chúng thường đánh nhau te tua (ngay cả bầy 12 con huyết long của anh Ngọc cũng có rất nhiều con bị rách tan nát vây, vảy- P.V). Vì vậy chuyện 2 con chịu nhau, luôn hiền hoà bơi song hành là rất hiếm, huống hồ quá bối đầu vàng là dòng cá rồng đắt nhất nên càng có giá trị.
Hệ thống lọc ngoài sân trông loằng ngoằng như...nhà máy nước (Ảnh:Quốc Hưng)
Người chấp nhận trả cho anh Ngọc đến 40.000 USD/cặp kia là một doanh nhân ở Hải Dương, cũng rất am hiểu về loài cá này. Dù thế, anh Ngọc đã không bán cặp cá quý của mình “Đó là một số tiền lớn, tuy nhiên nếu bán đi tôi biết sẽ không bao giờ có thể tìm lại một cặp cá như thế” - anh khẳng định.
Con platinum cũng được anh mua trong TP.Hồ Chí Minh sau đó một thời gian, giá bằng với quá bối đầu vàng. Tính tổng cộng, anh Ngọc đã chi ra 64.000 USD tiền cá (khoảng trên 1 tỉ đồng). Con cá rồng này được sở hữu riêng một bể, có màu thép trắng, dưới bóng đèn trắng ánh kim càng toát lên rất mạnh.
Theo nhiều chuyên gia về cá rồng, loại platium là một dạng đột biến gen (giống như con người bị bạch tạng vậy) nhưng hiếm hơn rất nhiều - cả ngàn con may ra có một. Nhìn một cách công bằng, loại platium không đẹp rực rỡ như quá bối đầu vàng, song vẫn có giá tương đương chính ở cái sự hiếm ấy. Cho đến hiện nay, Hà Thành vẫn chưa có con platium thứ 2.
Loài cá phong thuỷ
Hàng chục năm nay, người chơi cá rồng châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn luôn cho rằng cá rồng là hiện thân của rồng trong tín ngưỡng. Nuôi cá rồng cũng giống như trấn trạch, lập phong thuỷ trong nhà vậy: trừ tà ma đem lại sự thịnh vượng, may mắn cho chủ nuôi.
Anh Ngọc đến với cá rồng hết sức tình cờ: cách đây vài năm do áp lực từ công việc kinh doanh, anh bị trầm cảm khá nặng. Cơ thể không vấn đề song đầu óc lúc nào cũng nặng nề, thậm chí anh đã phải tìm đến bác sỹ tâm lý song cũng không thể điều trị dứt điểm.
Trong một lần lang thang cùng người bạn, anh được dẫn đến một cửa hàng cá rồng và ngay lập tức bị loài cá này hút hồn. “Tôi tìm thấy khoảng không gian tĩnh lặng - điều rất cần cho bệnh của tôi khi nhìn vào làn nước trong mát; tìm thấy sự điềm tĩnh để kinh doanh trong dáng bơi khoan thai của chúng và thấy sự tự tin trở lại với mình khi nhìn một con cá rồng trưởng thành có vóc dáng đầy oai phong, hùng dũng” – anh Ngọc nói liền mạch.
Con platium (trái) và quá bối đầu vàng (phải) đều có giá 10.000USD/con (Ảnh:Quốc Hưng)
Với điều kiện kinh tế sẵn có, chỉ trong hơn 1 năm, anh Ngọc đã hoàn thành việc làm bể và rước dần những con cá rồng về như đã nói ở trên. Khỏi phải nói, vợ con anh vui mừng thế nào khi anh khỏi bệnh trầm cảm. Chính vì thế, anh “được phép” sử dụng toàn quyền diện tích tầng 1 để nuôi, chơi cá.
Đam mê cá rồng nên dù là chủ doanh nghiệp rất bận bịu, nhưng ngày nào anh Ngọc cũng phải chừa ra một khoảng thời gian ít nhất là 30 phút ngồi ngắm những bể cá của mình. Rồi không lần nào sang Trung Quốc công tác (doanh nghiệp của anh có đối tác làm ăn tại đây - PV), ông chủ không quên tìm cách mua về các loại thức ăn thuộc dạng “kinh dị” cho cá rồng vốn có sẵn ở đây: gián đất, rết, sâu lớn….
“Lần đầu tha về, bà xã lại tưởng mình bị tái phát bệnh trầm cảm; nhìn thấy mấy con rết to như cái đũa, dài non gang tay cô ấy hét vang nhà. Nhưng giờ thì mọi chuyện đâu vào đấy rồi, nuôi được một thời gian thì chính cô ấy lại cũng bắt đầu thích cá rồng rồi đấy” - anh Ngọc vui vẻ kết thúc câu chuyện.
* Quốc Hưng
3 chiếc bể khổng lồ
Lần theo địa chỉ anh cho: Số nhà…ngõ 162, phố Nguyễn Văn Cừ (Q.Long Biên, Hà Nội), ban đầu chúng tôi hình dung đó là một biệt thự rộng rãi thì mới có chỗ kê những chiếc bể kính khổng lồ, tuy nhiên ngôi nhà chỉ ở mức trung bình.
Anh Ngọc ngồi ngắm 2 con quá bối đầu vàng. (Ảnh: Quốc Hưng)
Anh Ngọc ra đón, trông bệ vệ và cứng hơn cái tuổi 40. Bước chân qua cửa, rồi phòng ăn là tới phòng khách. Thực ra, nơi đây giống… thuỷ cung hơn với 3 chiếc bể kính khổng lồ chiếm toàn bộ diện tích; chữ “phòng khách” chỉ còn tồn tại ở bộ bàn ghế sô-fa.
Chủ nhân thống kê sơ về mấy chiếc bể: Chiếc to nhất dài 4m35, chiếc thứ nhì dài 2m53 và chiếc thứ 3 dài vừa đúng 2m. Tất cả đều rộng và cao 1m (đó là chưa tính bục gỗ), kính dùng làm bể là loại được thửa riêng, rất dày để có thể chịu được áp lực từ cả chục mét khối nước.
3 chiếc bể được kê riêng biệt theo 3 bức tường nhà, nhưng kỳ thực chúng lại thông nhau. Đây là một điều cực khó làm, anh Ngọc cho hay: “Để nuôi cá rồng được khoẻ mạnh, nhanh lớn và nhàn cho chủ nhân thì hệ thống lọc nước phải tốt. Dân chơi cá rồng thường làm một bể lọc to bằng 1/3 bể nuôi cá đi kèm. Nhưng nếu tôi làm riêng biệt thêm 3 bể lọc nữa thì không biết để vào đâu, nên đành cho 3 bể chính thông nhau, rồi dùng chung bể lọc phía ngoài sân”.
Anh Ngọc dẫn chúng tôi ra cái bể lọc ngoài sân, to cỡ bể nước ăn nhỏ của các gia đình, với rất nhiều ngăn lọc đựng bông, nham thạch, bùi nhùi…(kiểu như lọc nước giếng khoan). Nước từ các bể nuôi cá được lọc qua đây rồi chui xuống bể ngầm dưới đất; sau đó lại bơm lên nóc tầng 4 để tạo áp lực đổ xuống tuần hoàn vào lại các bể cá khổng lồ.
Trông như riêng rẽ nhưng kỳ thực chúng lại lưu thông nước với nhau (Ảnh:Quốc Hưng)
Thấy PV “mắt tròn mắt dẹt” trước cả hệ thống bể lằng nhằng như…nhà máy nước, ông chủ khoái chí nói tiếp: Khổ nhất với dân chơi cá khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ là mùa đông. Để cá không lăn ra, phải sưởi cho nhiệt độ bể đảm bảo bằng… mùa hè, mà các anh thấy đấy, để sưởi ấm được hơn chục m3 nước này là cả một vấn đề.
Thực ra, anh Ngọc có thể thả sưởi điện chuyên dụng vào bể, nhưng sẽ “chết” tiền điện (có thể lên tới cả chục triệu đồng/tháng). “Cái khó ló cái khôn”, ông chủ bèn làm luôn một cái nồi nước to vật vã nối với hệ thống lọc bên ngoài sân. 24/24h, bên dưới nồi nước là chiếc bếp than tổ ong đỏ rực, thế là thay được sưởi.
Toàn bộ hệ thống bể này, anh Ngọc làm hết tròn 250 triệu đồng
Những con cá bạc tỉ
Trong “thuỷ cung” nhà anh Ngọc có tổng cộng 15 con cá rồng gồm: 12 huyết long (trị giá chừng 2.000 USD/con) thả chung trong bể to nhất; 2 quá bối đầu vàng (trị giá 10.000 USD/con) và 1 con platinum (màu thép trắng- cũng trị giá 10.000 USD). 3 con cá sau cùng thuộc hàng độc nhất vô nhị tại khu vực phía Bắc.
Chiếc bể dài 4m35 và bầy 12 con huyết long (Ảnh:Quốc Hưng)
Kể về quá trình săn lùng bầy cá quý, giọng anh Ngọc bỗng chùng lại khi kể về 2 con quá bối đầu vàng: Quá bối đầu vàng là dòng cá rồng đẹp nhất và hiếm nhất; cách đây nửa năm để mua được chúng, tôi đã phải bay qua Singapore lùng sục gần 10 ngày. Tuy nhiên, kết quả là con số 0 tròn trĩnh vì sang đó không đúng dịp, quần nát các trại cá nổi tiếng nhất thế giới cũng không tìm được con nào ưng ý.
"Dịp đó, tôi chỉ mang về được 2 con huyết long. Một thời gian sau, đùng cái, một cửa hàng cá tại TP.Hồ Chí Minh gọi điện báo đã tuyển về được 3 con quá bối đầu vàng. Tôi sấp ngửa bay vào ngay, thấy chúng rất đẹp, tôi quyết định mua tất với giá là 30 nghìn USD- đây là giá cửa hàng đã ưu đãi khi khách mua cả bầy.
Chuyển cá ra Hà Nội, đêm hôm trước tôi cho thả cá vào bể rồi đi ngủ. Sáng dậy thì một con đã nằm chết cong queo trên nắp bể tự bao giờ. Hoá ra nó bị 2 con còn lại đuổi đánh, nhảy vọt ra, thế là chỉ sau 1 đêm mất 10.000 USD" - anh Ngọc nói.
Tuy nhiên, anh Ngọc không phải rầu lòng quá lâu vì hiện đã có người trả riêng 2 chú quá bối đầu vàng của anh gấp đôi giá lúc mua - lên tới 40.000 USD/cặp. “Trong cái rủi có cái may”, cổ nhân dạy không sai. Chính vụ “đem 10.000 USD ra xé” đã mang lại cho anh Ngọc may mắn: 2 con cá kia chính là một cặp đực-cái.
Ở đây cần nói rõ lại cho bạn đọc về đặc tính của loại cá còn sót lại từ thời cổ đại này: Chúng vốn là loại cá vua nên cực kỳ độc tôn, ngoài tự nhiên mỗi con một lãnh thổ, khi thả trong bể cũng thế - không con nào chịu con nào; chúng thường đánh nhau te tua (ngay cả bầy 12 con huyết long của anh Ngọc cũng có rất nhiều con bị rách tan nát vây, vảy- P.V). Vì vậy chuyện 2 con chịu nhau, luôn hiền hoà bơi song hành là rất hiếm, huống hồ quá bối đầu vàng là dòng cá rồng đắt nhất nên càng có giá trị.
Hệ thống lọc ngoài sân trông loằng ngoằng như...nhà máy nước (Ảnh:Quốc Hưng)
Người chấp nhận trả cho anh Ngọc đến 40.000 USD/cặp kia là một doanh nhân ở Hải Dương, cũng rất am hiểu về loài cá này. Dù thế, anh Ngọc đã không bán cặp cá quý của mình “Đó là một số tiền lớn, tuy nhiên nếu bán đi tôi biết sẽ không bao giờ có thể tìm lại một cặp cá như thế” - anh khẳng định.
Con platinum cũng được anh mua trong TP.Hồ Chí Minh sau đó một thời gian, giá bằng với quá bối đầu vàng. Tính tổng cộng, anh Ngọc đã chi ra 64.000 USD tiền cá (khoảng trên 1 tỉ đồng). Con cá rồng này được sở hữu riêng một bể, có màu thép trắng, dưới bóng đèn trắng ánh kim càng toát lên rất mạnh.
Theo nhiều chuyên gia về cá rồng, loại platium là một dạng đột biến gen (giống như con người bị bạch tạng vậy) nhưng hiếm hơn rất nhiều - cả ngàn con may ra có một. Nhìn một cách công bằng, loại platium không đẹp rực rỡ như quá bối đầu vàng, song vẫn có giá tương đương chính ở cái sự hiếm ấy. Cho đến hiện nay, Hà Thành vẫn chưa có con platium thứ 2.
Loài cá phong thuỷ
Hàng chục năm nay, người chơi cá rồng châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn luôn cho rằng cá rồng là hiện thân của rồng trong tín ngưỡng. Nuôi cá rồng cũng giống như trấn trạch, lập phong thuỷ trong nhà vậy: trừ tà ma đem lại sự thịnh vượng, may mắn cho chủ nuôi.
Anh Ngọc đến với cá rồng hết sức tình cờ: cách đây vài năm do áp lực từ công việc kinh doanh, anh bị trầm cảm khá nặng. Cơ thể không vấn đề song đầu óc lúc nào cũng nặng nề, thậm chí anh đã phải tìm đến bác sỹ tâm lý song cũng không thể điều trị dứt điểm.
Trong một lần lang thang cùng người bạn, anh được dẫn đến một cửa hàng cá rồng và ngay lập tức bị loài cá này hút hồn. “Tôi tìm thấy khoảng không gian tĩnh lặng - điều rất cần cho bệnh của tôi khi nhìn vào làn nước trong mát; tìm thấy sự điềm tĩnh để kinh doanh trong dáng bơi khoan thai của chúng và thấy sự tự tin trở lại với mình khi nhìn một con cá rồng trưởng thành có vóc dáng đầy oai phong, hùng dũng” – anh Ngọc nói liền mạch.
Con platium (trái) và quá bối đầu vàng (phải) đều có giá 10.000USD/con (Ảnh:Quốc Hưng)
Với điều kiện kinh tế sẵn có, chỉ trong hơn 1 năm, anh Ngọc đã hoàn thành việc làm bể và rước dần những con cá rồng về như đã nói ở trên. Khỏi phải nói, vợ con anh vui mừng thế nào khi anh khỏi bệnh trầm cảm. Chính vì thế, anh “được phép” sử dụng toàn quyền diện tích tầng 1 để nuôi, chơi cá.
Đam mê cá rồng nên dù là chủ doanh nghiệp rất bận bịu, nhưng ngày nào anh Ngọc cũng phải chừa ra một khoảng thời gian ít nhất là 30 phút ngồi ngắm những bể cá của mình. Rồi không lần nào sang Trung Quốc công tác (doanh nghiệp của anh có đối tác làm ăn tại đây - PV), ông chủ không quên tìm cách mua về các loại thức ăn thuộc dạng “kinh dị” cho cá rồng vốn có sẵn ở đây: gián đất, rết, sâu lớn….
“Lần đầu tha về, bà xã lại tưởng mình bị tái phát bệnh trầm cảm; nhìn thấy mấy con rết to như cái đũa, dài non gang tay cô ấy hét vang nhà. Nhưng giờ thì mọi chuyện đâu vào đấy rồi, nuôi được một thời gian thì chính cô ấy lại cũng bắt đầu thích cá rồng rồi đấy” - anh Ngọc vui vẻ kết thúc câu chuyện.
* Quốc Hưng
Comment