Quần thể kiến Achentina đang tăng trưởng trên khắp thế giới với một tốc độ khủng khiếp. Các nhà khoa học bắt đầu đề cập đến hiện tượng này một cách nghiêm túc, liệu chúng có tràn ngập Trái đất không, có đe dọa sinh thái và loài người bằng sự bành trướng nhanh chóng của chúng không?
Đầu kiến - Ảnh antstuff.net
Kiến Achentina (Linepithema humile) bề ngoài rất giống những “anh em” cùng họ với chúng. Nhưng khác các “bộ lạc” kiến khác, cùng sống ở Nam Mỹ, chúng có tính xã hội rất cao không chỉ trong nội bộ mà cả trong giao tiếp với những loài khác cùng họ.
Hiện nay, kiến Achentina đã cư trú trên khắp thế giới, thậm chí người ta còn phát hiện ra dấu vết của chúng ở Bắc cực. Những nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng loài côn trùng này bắt đầu hình thành những tập đoàn lớn, hàng chục triệu con.
Người ta đã biết ba trung tâm định cư – nơi đóng đô những tập đoàn lớn - của chúng, một kéo dài 6.000km dọc theo bờ biển Địa Trung Hải, một trên ven biển California dài 600km (Mỹ) và một, nhỏ hơn một chút ở bờ biển phía Tây Nhật Bản. Ngoài ra còn hàng loạt quần thể khác, cũng sống trên các khu vực có đường kính vài chục kilomet.
Cùng với sự hình thành những quần thể lớn, kiến Achentina bắt đầu thay đổi các tập tính của mình. Nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản và Tây Ban Nha do Giáo sư Eiriki Sunamura đứng đầu đã nghiên cứu những đại diện của ba tập đoàn nói trên cùng với một quần thể khác sống ở phía Bắc Tây Ban Nha.
Đại diện các quần thể nhỏ tỏ ra hiếu chiến hơn, trong khi đại diện các tập đoàn lớn lại có một “ngôn ngữ” chung và dễ dàng tạo thành một khối thống nhất có kỷ luật biết hợp tác với nhau. Chúng dễ dàng tập hợp đàn, trao đổi thông tin bằng cách tiếp xúc râu, cùng tìm kiếm và phân chia thức ăn. Theo các nhà tập tính học côn trùng, những cá thể của các tập đoàn khổng lồ ấy tự coi mình là một thành viên của một gia đình.
Các nhà khoa học cho rằng giống như loài người, kiến có những dấu hiệu để nhận ra nhau trong quan hệ họ hàng, nhưng ở chúng ta là tổ tiên chung, còn với chúng, là các mùi đặc trưng có cùng thành phần hoá học.
Kiến Achentina - Ảnh antstuff.net
Vậy cư dân kiến Achentina ở các lục địa khác nhau có sự “hợp tác” nào không? Ở chúng, có cái gọi là “quan hệ quốc tế” không? Tạm thời, câu trả lời của các nhà khoa học là “không!”. Tuy nhiên, sự bành trướng của kiến vẫn được các nhà khoa học theo dõi sát sao với sự cảnh giác cần thiết trước những tác hại mà chúng có thể gây ra.
Về vấn đề này, nhà côn trùng học Nga, Tiến sĩ Leonid Kukhlianov nói: “Loài người có lỗi trong việc này không? - Có, bởi chính họ đã mang loài kiến từ lục địa này sang lục địa khác. Liệu các hoạt động kinh tế của con người có làm loài kiến Achentina tăng trưởng nhanh đến thế không? - Không loại trừ. Có mối liên quan giữa sự tập hợp quần thể kiến với hiện tượng Trái đất nóng lên không? - Chắc chắn là có.
Đừng quên rằng nếu loài người là chúa tể của động vật có xương sống thì loài kiến cũng được tạo hoá trao vương miện trong thế giới côn trùng. Chúng có khả năng thích nghi với sự biến đổi môi trường và có nhiều tập tính xã hội phát triển. Nghiên cứu chúng sẽ giúp loài người trả lời những câu hỏi trước đây chưa giải đáp được
Đa số kiến không phải là loài hiếu chiến, khác với mối. Thức ăn của chúng không phải do con người tạo ra hoặc sử dụng được. Hàng vạn năm, chúng đã từng tồn tại cùng với loài người mà không gây hại cho nhau”.
*
Tuấn Hà (Theo Pravda.ru)
Đầu kiến - Ảnh antstuff.net
Hiện nay, kiến Achentina đã cư trú trên khắp thế giới, thậm chí người ta còn phát hiện ra dấu vết của chúng ở Bắc cực. Những nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng loài côn trùng này bắt đầu hình thành những tập đoàn lớn, hàng chục triệu con.
Người ta đã biết ba trung tâm định cư – nơi đóng đô những tập đoàn lớn - của chúng, một kéo dài 6.000km dọc theo bờ biển Địa Trung Hải, một trên ven biển California dài 600km (Mỹ) và một, nhỏ hơn một chút ở bờ biển phía Tây Nhật Bản. Ngoài ra còn hàng loạt quần thể khác, cũng sống trên các khu vực có đường kính vài chục kilomet.
Cùng với sự hình thành những quần thể lớn, kiến Achentina bắt đầu thay đổi các tập tính của mình. Nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản và Tây Ban Nha do Giáo sư Eiriki Sunamura đứng đầu đã nghiên cứu những đại diện của ba tập đoàn nói trên cùng với một quần thể khác sống ở phía Bắc Tây Ban Nha.
Đại diện các quần thể nhỏ tỏ ra hiếu chiến hơn, trong khi đại diện các tập đoàn lớn lại có một “ngôn ngữ” chung và dễ dàng tạo thành một khối thống nhất có kỷ luật biết hợp tác với nhau. Chúng dễ dàng tập hợp đàn, trao đổi thông tin bằng cách tiếp xúc râu, cùng tìm kiếm và phân chia thức ăn. Theo các nhà tập tính học côn trùng, những cá thể của các tập đoàn khổng lồ ấy tự coi mình là một thành viên của một gia đình.
Các nhà khoa học cho rằng giống như loài người, kiến có những dấu hiệu để nhận ra nhau trong quan hệ họ hàng, nhưng ở chúng ta là tổ tiên chung, còn với chúng, là các mùi đặc trưng có cùng thành phần hoá học.
Kiến Achentina - Ảnh antstuff.net
Vậy cư dân kiến Achentina ở các lục địa khác nhau có sự “hợp tác” nào không? Ở chúng, có cái gọi là “quan hệ quốc tế” không? Tạm thời, câu trả lời của các nhà khoa học là “không!”. Tuy nhiên, sự bành trướng của kiến vẫn được các nhà khoa học theo dõi sát sao với sự cảnh giác cần thiết trước những tác hại mà chúng có thể gây ra.
Về vấn đề này, nhà côn trùng học Nga, Tiến sĩ Leonid Kukhlianov nói: “Loài người có lỗi trong việc này không? - Có, bởi chính họ đã mang loài kiến từ lục địa này sang lục địa khác. Liệu các hoạt động kinh tế của con người có làm loài kiến Achentina tăng trưởng nhanh đến thế không? - Không loại trừ. Có mối liên quan giữa sự tập hợp quần thể kiến với hiện tượng Trái đất nóng lên không? - Chắc chắn là có.
Đừng quên rằng nếu loài người là chúa tể của động vật có xương sống thì loài kiến cũng được tạo hoá trao vương miện trong thế giới côn trùng. Chúng có khả năng thích nghi với sự biến đổi môi trường và có nhiều tập tính xã hội phát triển. Nghiên cứu chúng sẽ giúp loài người trả lời những câu hỏi trước đây chưa giải đáp được
Đa số kiến không phải là loài hiếu chiến, khác với mối. Thức ăn của chúng không phải do con người tạo ra hoặc sử dụng được. Hàng vạn năm, chúng đã từng tồn tại cùng với loài người mà không gây hại cho nhau”.
*
Tuấn Hà (Theo Pravda.ru)