Các nhà khoa học đã phát hiện hoá thạch của một loài trăn được cho là lớn nhất thế giới với chiều dài lên tới 13 mét và có trọng lượng trên 1 tấn.
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế hôm qua đã công bố việc tìm thấy hoá thạch của một loài trăn lớn nhất từng sống trên trái đất trên tạp chí Nature. Loài trăn này được đặt tên là Titanoboa cerrejonensis, có nghĩa là con trăn khổng lồ từ Cerrejon - khu vực đông bắc Colombia, nơi hoá thạch được tìm thấy.
Titanoboa dài ít nhất 13m và nặng khoảng 1.140 kg. Bề ngang cơ thể khổng lồ của nó ít nhất là 1m, các nhà khoa học miêu tả trên tạp chí Nature.
"Loài bò sát này nặng hơn bò rừng và dài hơn một chiếc xe buýt", Jack Conrad, chuyên gia về trăn tại Bảo tàng lịch sử thiên nhiên Mỹ tại New York, nói.
"Nó có thể dễ dàng ăn thịt những loài vật khác cỡ to bằng con bò. Con người cũng có thể bị nuốt chửng ngay lập tức".
Thậm chí, con trăn khổng lồ này có thể đã ăn thịt họ hàng xa xưa của cá sấu tại vùng rừng nhiệt đới ở Colombia cách đây từ 58-60 triệu năm, nhà cổ sinh vật học Jason Head từ đại học Toronto Missisauga, Canada, nói.
Các nhà khoa học còn tìm thấy nhiều mẩu xương của những con rùa lớn và họ hàng loài cá sấu nguyên thuỷ đã tuyệt chủng mà rất có thể trăn Titanoboa đã ăn thịt.
Nhóm nghiên cứu chỉ phát hiện thấy hoá thạch xương sống và xương sườn của Titanoboa nhưng không tìm thấy xương sọ và răng của 28 con Titanoboa khác nhau. Họ cho rằng con trăn Titanoboa lớn nhất có thể dài 15 mét hoặc hơn.
Cũng theo nhóm nghiên cứu, loài bò sát này sống cách đây từ 58-60 triệu năm trước, sau khi khủng long và nhiều loài sinh vật khác tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm.
Nhà khoa học Jonathan Bloch nói: "Giờ đây, chúng ta đã mở ra cánh cửa vào thời kỳ ngay sau khi khủng long tuyệt chủng và có thể biết loài động vật đã thay thế khủng long vào thời điểm đó có hình thù ra sao".
Dựa vào kích cỡ của Titanoboa, các nhà khoa học cũng có thể xác định được nhiệt độ tại khu vực Nam Mỹ cách đây 60 triệu năm là 91 độ Fahrenheit (32,7 độ C), ấm hơn ngày nay 10 độ.
Những con trăn đầu tiên xuất hiện trên trái đất là khoảng 99 triệu năm trước.
Trước Titanoboa, loài trăn lớn nhất được biết tới là Gigantophis, sống cách đây khoảng 39 triệu năm tại Ai Cập và dài ít nhất 10 mét. Con trăn dài nhất hiện nay là loài trăn có hình mắt lưới, dài khoảng 9,1 mét.
Theo Minh Trí
Dân Trí
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế hôm qua đã công bố việc tìm thấy hoá thạch của một loài trăn lớn nhất từng sống trên trái đất trên tạp chí Nature. Loài trăn này được đặt tên là Titanoboa cerrejonensis, có nghĩa là con trăn khổng lồ từ Cerrejon - khu vực đông bắc Colombia, nơi hoá thạch được tìm thấy.
Titanoboa dài ít nhất 13m và nặng khoảng 1.140 kg. Bề ngang cơ thể khổng lồ của nó ít nhất là 1m, các nhà khoa học miêu tả trên tạp chí Nature.
"Loài bò sát này nặng hơn bò rừng và dài hơn một chiếc xe buýt", Jack Conrad, chuyên gia về trăn tại Bảo tàng lịch sử thiên nhiên Mỹ tại New York, nói.
"Nó có thể dễ dàng ăn thịt những loài vật khác cỡ to bằng con bò. Con người cũng có thể bị nuốt chửng ngay lập tức".
Thậm chí, con trăn khổng lồ này có thể đã ăn thịt họ hàng xa xưa của cá sấu tại vùng rừng nhiệt đới ở Colombia cách đây từ 58-60 triệu năm, nhà cổ sinh vật học Jason Head từ đại học Toronto Missisauga, Canada, nói.
Các nhà khoa học còn tìm thấy nhiều mẩu xương của những con rùa lớn và họ hàng loài cá sấu nguyên thuỷ đã tuyệt chủng mà rất có thể trăn Titanoboa đã ăn thịt.
Nhóm nghiên cứu chỉ phát hiện thấy hoá thạch xương sống và xương sườn của Titanoboa nhưng không tìm thấy xương sọ và răng của 28 con Titanoboa khác nhau. Họ cho rằng con trăn Titanoboa lớn nhất có thể dài 15 mét hoặc hơn.
Cũng theo nhóm nghiên cứu, loài bò sát này sống cách đây từ 58-60 triệu năm trước, sau khi khủng long và nhiều loài sinh vật khác tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm.
Nhà khoa học Jonathan Bloch nói: "Giờ đây, chúng ta đã mở ra cánh cửa vào thời kỳ ngay sau khi khủng long tuyệt chủng và có thể biết loài động vật đã thay thế khủng long vào thời điểm đó có hình thù ra sao".
Dựa vào kích cỡ của Titanoboa, các nhà khoa học cũng có thể xác định được nhiệt độ tại khu vực Nam Mỹ cách đây 60 triệu năm là 91 độ Fahrenheit (32,7 độ C), ấm hơn ngày nay 10 độ.
Những con trăn đầu tiên xuất hiện trên trái đất là khoảng 99 triệu năm trước.
Trước Titanoboa, loài trăn lớn nhất được biết tới là Gigantophis, sống cách đây khoảng 39 triệu năm tại Ai Cập và dài ít nhất 10 mét. Con trăn dài nhất hiện nay là loài trăn có hình mắt lưới, dài khoảng 9,1 mét.
Theo Minh Trí
Dân Trí
Comment