Mối Panamanian không chỉ nhanh nhất miền Tây, mà trên toàn thế giới. Chúng có thể cắm quai hàm của mình vào kẻ xâm nhập với tốc độ 157 mph "70 mét trên giây", tiêu diệt kẻ địch chỉ với một nhát cắn.
Các nhà nghiên cứu cần đến một máy quay tốc độ cao 40.000 khung hình trên giây để quan sát sự tấn công bàm hàm trên của loài mối này.
Thành viên nhóm nghiên cứu Marc Seid, nhà nghiên cứu bậc sau tiến sĩ tại Học viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian, cho biết: “Rất nhiều sâu bọ di chuyển nhanh hơn khả năng mắt người nhìn được, vì vậy từ đầu chúng tôi đã biết phải cần đến máy quay tốc độ cao để quan sát tập tính của chúng. Tuy nhiên chúng tôi không ngờ chúng có thể nhanh đến vậy”.
Một con mối Panamanian tấn công kể xâm nhập tổ của
nó. Hàm trên của nó nhanh nhất thế giới và có thể tiêu
diệt kẻ địch chỉ với một nhát cắn
Loài mối Panamanian có “bộ hàm” nhanh nhất từng được biết đến. Loài mối này cần đến khả năng tấn công nhanh như vậy để bảo vệ bản thân vì kích thước nhỏ của chúng khiến việc tạo ra đủ lực để gây tổn thương cho kẻ địch rất khó khăn.
Jeryemy Niven, thành viên nhóm nghiên cứu đồng thời là nhà nghiên cứu bậc sau tiến sĩ tại STRI, cho biết: “Để tạo ra một lực tác động lớn với một vật thể nhỏ, bạn cần đạt đến một tốc độ rất cao”.
Vì những con mối thợ đối mặt với kẻ địch trong những đường hầm hẹp và có rất ít không gian để lẩn tránh cũng như rất ít thời gian để hoang phí. Khả năng tấn công chí mạng này đặc biệt hiệu quả, mặc dù nó chỉ có thể sử dụng ở khoảng cách ngắn.
.
Lực tấn công được tạo ra bằng cách làm biến dạng quai hàm. Hàm của chúng nghiến chặt cho đến khi ra đòn. Chiến lược tập trung năng lượng từ cơ bắp để tạo ra chuyển động cực nhanh cũng được châu chấu, kiến và ve sầu sử dụng.
Niven nhận định: “Những con mối cần tập trung năng lượng để tạo ra một lực phá hủy. Chúng tập trung năng lượng vào quai hàm những chúng tôi vẫn chưa biết bằng cách nó – đó là câu hỏi tiếp theo”.
Seid kết luận: “Về cơ bản, chúng tôi rất quan tâm đến sự tiến hóa não của mối thợ và làm thế nào chúng có thể sử dụng nhiều loại phòng vệ khác nhau”.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology số ngày 25 tháng11, do phòng thí nghiệm sinh học thần kinh của Smithsonian tại Panama thực hiện
Theo G.V
Các nhà nghiên cứu cần đến một máy quay tốc độ cao 40.000 khung hình trên giây để quan sát sự tấn công bàm hàm trên của loài mối này.
Thành viên nhóm nghiên cứu Marc Seid, nhà nghiên cứu bậc sau tiến sĩ tại Học viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian, cho biết: “Rất nhiều sâu bọ di chuyển nhanh hơn khả năng mắt người nhìn được, vì vậy từ đầu chúng tôi đã biết phải cần đến máy quay tốc độ cao để quan sát tập tính của chúng. Tuy nhiên chúng tôi không ngờ chúng có thể nhanh đến vậy”.
Một con mối Panamanian tấn công kể xâm nhập tổ của
nó. Hàm trên của nó nhanh nhất thế giới và có thể tiêu
diệt kẻ địch chỉ với một nhát cắn
Loài mối Panamanian có “bộ hàm” nhanh nhất từng được biết đến. Loài mối này cần đến khả năng tấn công nhanh như vậy để bảo vệ bản thân vì kích thước nhỏ của chúng khiến việc tạo ra đủ lực để gây tổn thương cho kẻ địch rất khó khăn.
Jeryemy Niven, thành viên nhóm nghiên cứu đồng thời là nhà nghiên cứu bậc sau tiến sĩ tại STRI, cho biết: “Để tạo ra một lực tác động lớn với một vật thể nhỏ, bạn cần đạt đến một tốc độ rất cao”.
Vì những con mối thợ đối mặt với kẻ địch trong những đường hầm hẹp và có rất ít không gian để lẩn tránh cũng như rất ít thời gian để hoang phí. Khả năng tấn công chí mạng này đặc biệt hiệu quả, mặc dù nó chỉ có thể sử dụng ở khoảng cách ngắn.
.
Lực tấn công được tạo ra bằng cách làm biến dạng quai hàm. Hàm của chúng nghiến chặt cho đến khi ra đòn. Chiến lược tập trung năng lượng từ cơ bắp để tạo ra chuyển động cực nhanh cũng được châu chấu, kiến và ve sầu sử dụng.
Niven nhận định: “Những con mối cần tập trung năng lượng để tạo ra một lực phá hủy. Chúng tập trung năng lượng vào quai hàm những chúng tôi vẫn chưa biết bằng cách nó – đó là câu hỏi tiếp theo”.
Seid kết luận: “Về cơ bản, chúng tôi rất quan tâm đến sự tiến hóa não của mối thợ và làm thế nào chúng có thể sử dụng nhiều loại phòng vệ khác nhau”.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology số ngày 25 tháng11, do phòng thí nghiệm sinh học thần kinh của Smithsonian tại Panama thực hiện
Theo G.V