Những người nuôi ong bị ong đốt hàng ngày khi họ tiếp xúc với ong đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu được tại sao họ chẳng bao giờ bị dị ứng dẫn đến tử vong mà nhiều người mắc phải.
Những người nuôi ong có thể bị hàng chục con ong đốt cùng lúc mà không hề đau buốt. Ảnh: Science Daily
Nọc ong với liều lượng cao do ong đốt từ đầu vụ nuôi là liều thuốc chống dị ứng hiệu nghiệm cho tất cả thời gian còn lại trong năm, đó là lời BS Mubecelle Akdis, một nhà miễn dịch học của Trường ĐH Zurich, Thuỵ Sĩ, lãnh đạo chương trình nghiên cứu.
Nhóm của ông đã theo dõi một nhóm các nhà nuôi ong trong rất nhiều năm, để xác định hệ thống miễn dịch của họ đã hoạt động thế nào sau sự kiện bị ong đốt này. Đó là những người làm việc quanh năm với ong mà không cần đeo mặt nạ hoặc găng tay bảo vệ,
Tiêm nọc ong vào cơ thể
Tháng tư vừa qua, bắt đầu vào vụ nuôi ong của Thuỵ Sĩ, những người nuôi ong đã cho thấy những dấu vết rõ ràng của vết ong đốt trên da như sưng tấy và viêm. Sau một tuần hệ thống miễn dịch đã làm mất dấu vết ấy và suốt năm, dù họ bị ong đốt nhiều lần, hiện tượng này không xảy ra cho đến bắt đầu vụ nuôi mới của năm sau.
Sau khoảng 13 lần bị ong đốt, người nuôi ong không hề có cảm giác gì mỗi khi bị ong châm. Bấy nhiêu lần, họ đã được ong cung cấp đủ một lượng nọc, có bản chất hoá học là một protein gọi là phospholipase A. Chất này đã kích thích sự hình thành ở họ các tế bào, gọi là tế bào điều chỉnh T (regulatory T-cell), vô hiệu hoá sự tấn công miễn dịch.
Lần đốt đầu tiên của ong làm cơ thể phải sản sinh ra histamin, một hoá chất gây dị ứng (đau buốt, ngứa). Nhưng khi ong đốt tiếp, tế bào T hình thành đáp ứng miễn dịch chống lại nọc độc của ong, thay vì cảm giác trước đây do histamin gây ra. Từ lần đốt này chỉ khiến cho sức chịu đựng nọc ong của người nuôi ong càng thêm được củng cố.
Cú chích chết người
Nhóm các nhà nghiên cứu của Akdis đã phát hiện thấy những tế bào T sinh ra có thể tồn tại trong cơ thể suốt năm, ngăn cản sự tạo thành histamin thêm nữa.
Số những người do tính quá mẫn cảm của cơ thể bị ong đốt dẫn đến tử vong không phải là ít. Từ nay họ đã có thể hình thành được những tế bào T chống lại nọc ong bằng cách được tiêm vào người một lượng nọc ong đã tinh chế. Việc hiểu biết người nuôi ong đã đối phó như thế nào với việc bị ong châm giúp các bãc sĩ xác định được liều lượng và thời gian của cách trị liệu này.
Thomas Eiweger, chuyên gia dị ứng học Trường ĐH Zurich, là người không tham gia đề tài nghiên cứu này, nói rằng những người nuôi ong là đối tượng lý tưởng để tìm hiểu về các dị ứng nguyên (allergen) và phương pháp phòng và chống các bệnh dị ứng.
Ông nói: “Điều khác nhau giữa những người hay bị dị ứng và người chịu được dị ứng là gì? Đó chính là cơ chế lặp đi lặp lại hằng năm ở những người nuôi ong”.
• Tuấn Hà (Theo Science Daily)
Những người nuôi ong có thể bị hàng chục con ong đốt cùng lúc mà không hề đau buốt. Ảnh: Science Daily
Nọc ong với liều lượng cao do ong đốt từ đầu vụ nuôi là liều thuốc chống dị ứng hiệu nghiệm cho tất cả thời gian còn lại trong năm, đó là lời BS Mubecelle Akdis, một nhà miễn dịch học của Trường ĐH Zurich, Thuỵ Sĩ, lãnh đạo chương trình nghiên cứu.
Nhóm của ông đã theo dõi một nhóm các nhà nuôi ong trong rất nhiều năm, để xác định hệ thống miễn dịch của họ đã hoạt động thế nào sau sự kiện bị ong đốt này. Đó là những người làm việc quanh năm với ong mà không cần đeo mặt nạ hoặc găng tay bảo vệ,
Tiêm nọc ong vào cơ thể
Tháng tư vừa qua, bắt đầu vào vụ nuôi ong của Thuỵ Sĩ, những người nuôi ong đã cho thấy những dấu vết rõ ràng của vết ong đốt trên da như sưng tấy và viêm. Sau một tuần hệ thống miễn dịch đã làm mất dấu vết ấy và suốt năm, dù họ bị ong đốt nhiều lần, hiện tượng này không xảy ra cho đến bắt đầu vụ nuôi mới của năm sau.
Sau khoảng 13 lần bị ong đốt, người nuôi ong không hề có cảm giác gì mỗi khi bị ong châm. Bấy nhiêu lần, họ đã được ong cung cấp đủ một lượng nọc, có bản chất hoá học là một protein gọi là phospholipase A. Chất này đã kích thích sự hình thành ở họ các tế bào, gọi là tế bào điều chỉnh T (regulatory T-cell), vô hiệu hoá sự tấn công miễn dịch.
Lần đốt đầu tiên của ong làm cơ thể phải sản sinh ra histamin, một hoá chất gây dị ứng (đau buốt, ngứa). Nhưng khi ong đốt tiếp, tế bào T hình thành đáp ứng miễn dịch chống lại nọc độc của ong, thay vì cảm giác trước đây do histamin gây ra. Từ lần đốt này chỉ khiến cho sức chịu đựng nọc ong của người nuôi ong càng thêm được củng cố.
Cú chích chết người
Nhóm các nhà nghiên cứu của Akdis đã phát hiện thấy những tế bào T sinh ra có thể tồn tại trong cơ thể suốt năm, ngăn cản sự tạo thành histamin thêm nữa.
Số những người do tính quá mẫn cảm của cơ thể bị ong đốt dẫn đến tử vong không phải là ít. Từ nay họ đã có thể hình thành được những tế bào T chống lại nọc ong bằng cách được tiêm vào người một lượng nọc ong đã tinh chế. Việc hiểu biết người nuôi ong đã đối phó như thế nào với việc bị ong châm giúp các bãc sĩ xác định được liều lượng và thời gian của cách trị liệu này.
Thomas Eiweger, chuyên gia dị ứng học Trường ĐH Zurich, là người không tham gia đề tài nghiên cứu này, nói rằng những người nuôi ong là đối tượng lý tưởng để tìm hiểu về các dị ứng nguyên (allergen) và phương pháp phòng và chống các bệnh dị ứng.
Ông nói: “Điều khác nhau giữa những người hay bị dị ứng và người chịu được dị ứng là gì? Đó chính là cơ chế lặp đi lặp lại hằng năm ở những người nuôi ong”.
• Tuấn Hà (Theo Science Daily)
Comment