<font size=2>Những con khỉ cái thích "tám" chuyện gấp nhiều lần so với khỉ đực - vốn cũng nổi tiếng nhiều chuyện, một nghiên cứu cho biết.</font> <p class=pBody>Các nhà khoa học đã dành ba tháng lắng nghe những cuộc chuyện trò của nhiều nhóm khỉ sống ở đảo Cayo Santiago thuộc Puerto Rico. Họ khám phá, cũng như con người, khỉ cái nói nhiều hơn khỉ đực. </p>
<p class=pBody>Các chuyên gia đã đếm những tiếng càu nhàu, thủ thỉ và những chát chít xôn xao, thân mật giữa các khỉ với nhau. </p>
<p class=pBody>Theo đó, những âm thanh chuyện trò do khỉ cái là tác giả cao gấp 13 lần so với khỉ đực. Chúng cũng tỏ ra thích chuyện trò với bạn đồng giới hơn. </p>
<p class=pBody>Các nhà khoa học tin rằng điều này là bởi vì giữa các khỉ cái có nền tảng tình bạn bền chặt, lâu dài do chúng sống suốt đời với nhau trong cùng một nhóm, nương tựa vào nhau chăm sóc con cái. Ngược lại, khỉ đực lang bạt hết nhóm này đến nhóm khác. Với khỉ đực, tỉ lệ chuyện trò với các bạn trai và bạn gái là bằng nhau. </p>
<p class=pBody>Nhà nghiên cứu Nathalie Greeno, Đại học Roehampton, London, Anh chia sẻ cùng tạp chí <em>Nhà khoa học trẻ</em>: "Kết quả này cho thấy khỉ cái cơ bản giao tiếp bằng âm thanh và với mức độ gấp nhiều lần khỉ đực do chúng có nhu cầu duy trì mạng lưới quan hệ xã hội rộng". Đây là lần đầu tiên người ta phát hiện sự khác biệt giữa hai giới của loài linh trưởng trong giao tiếp. </p>
<p class=pAuthor>HỒNG VÂN (theo DM)</p>
<p class=pBody>Các chuyên gia đã đếm những tiếng càu nhàu, thủ thỉ và những chát chít xôn xao, thân mật giữa các khỉ với nhau. </p>
<p class=pBody>Theo đó, những âm thanh chuyện trò do khỉ cái là tác giả cao gấp 13 lần so với khỉ đực. Chúng cũng tỏ ra thích chuyện trò với bạn đồng giới hơn. </p>
<p class=pBody>Các nhà khoa học tin rằng điều này là bởi vì giữa các khỉ cái có nền tảng tình bạn bền chặt, lâu dài do chúng sống suốt đời với nhau trong cùng một nhóm, nương tựa vào nhau chăm sóc con cái. Ngược lại, khỉ đực lang bạt hết nhóm này đến nhóm khác. Với khỉ đực, tỉ lệ chuyện trò với các bạn trai và bạn gái là bằng nhau. </p>
<p class=pBody>Nhà nghiên cứu Nathalie Greeno, Đại học Roehampton, London, Anh chia sẻ cùng tạp chí <em>Nhà khoa học trẻ</em>: "Kết quả này cho thấy khỉ cái cơ bản giao tiếp bằng âm thanh và với mức độ gấp nhiều lần khỉ đực do chúng có nhu cầu duy trì mạng lưới quan hệ xã hội rộng". Đây là lần đầu tiên người ta phát hiện sự khác biệt giữa hai giới của loài linh trưởng trong giao tiếp. </p>
<p class=pAuthor>HỒNG VÂN (theo DM)</p>
Comment