Những nàng nhện ăn thịt kẻ thụ tinh cho nó sẽ đẻ ra nhiều con hơn so với nhện mẹ "nhân từ". Ngoài ra, hậu duệ của chúng cũng khỏe và to hơn.
"Giờ đây chúng tôi biết rằng, việc ăn thịt bạn tình sau khi giao phối là hành vi có lợi cho giống cái, ít nhất là ở loài nhện", tiến sĩ Jordi Moya-Larano, chuyên gia của Hội đồng nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên quốc gia Tây Ban Nha (EEZA), phát biểu.
Trong quá trình nghiên cứu loài nhện đen lớn ở Địa Trung Hải, Jordi và cộng sự nhận thấy nhện cái thường ăn thịt nhện đực sau khi đã "mây mưa" với một anh chàng khác. Ngoài ra, hành vi đánh chén luôn diễn ra khi nhện đực tới gần các nàng để ve vãn. Điều này có nghĩa là hành vi ăn thịt chỉ xảy ra sau khi nhện mẹ biết chắc toàn bộ trứng của chúng đã được thụ tinh.
Một con nhện cái thuộc loài Lycosa tarantula
ăn thịt con đực sau khi giao phối. Ảnh: Reuters.
Một số nghiên cứu trước đây cho rằng nhện đực hy sinh bản thân vì lợi ích của thế hệ sau. Nhưng Jordi khẳng định rằng, ít nhất ở loài nhện, con đực là những nạn nhân kém may mắn và chỉ có những đứa con được hưởng lợi.
Để tìm hiểu hành vi ăn thịt con đực ở loài nhện đen lớn Địa Trung Hải, các nhà khoa học tiến hành theo dõi chúng trong phòng thí nghiệm. Đôi khi họ tóm những con đực ra khỏi hàm răng của con cái trước khi chúng bị ăn thịt.
"Ở loài nhện đen lớn, khoảng một phần ba con cái tiêu diệt con đực sau khi gặp gỡ. Số lượng nhện đực càng lớn thì số trường hợp ăn thịt càng tăng. Nhện cái có xu hướng tấn công con đực ve vãn chúng sau khi đã giao phối với anh chàng khác. Vì thế mà việc đánh chén luôn diễn ra trước khi con đực kém may mắn có cơ hội giao hoan", nhóm nghiên cứu kết luận.
Jordi cho biết số lượng con trong mỗi trứng của nhện ăn thịt được tạo ra nhiều hơn khoảng 30% so với trứng của những cô nhện không ăn thịt. Nhện cái ăn thịt bạn tình sinh nở sớm hơn so với những con không ăn thịt. Hậu duệ của chúng cũng khỏe hơn, tách đàn sớm hơn và có kích thước to hơn. Như vậy, những con đực kém may mắn đã hy sinh mạng sống để mang đến lợi ích cho con của kẻ khác
Nhiều nhà khoa học từng cho rằng những con cái "khát máu" thường hung dữ hơn và săn mồi giỏi hơn nên hậu duệ của chúng khỏe và to hơn. Nhưng khi Jordi và cộng sự cứu nhện đực ngay trong miệng con cái, các cô nàng chỉ sinh ra những đứa con giống như hậu duệ của nhện mẹ không ăn thịt. Điều này chứng tỏ thịt của con đực là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng đối với nhện mẹ.
Việt Linh (theo Reuters)
"Giờ đây chúng tôi biết rằng, việc ăn thịt bạn tình sau khi giao phối là hành vi có lợi cho giống cái, ít nhất là ở loài nhện", tiến sĩ Jordi Moya-Larano, chuyên gia của Hội đồng nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên quốc gia Tây Ban Nha (EEZA), phát biểu.
Trong quá trình nghiên cứu loài nhện đen lớn ở Địa Trung Hải, Jordi và cộng sự nhận thấy nhện cái thường ăn thịt nhện đực sau khi đã "mây mưa" với một anh chàng khác. Ngoài ra, hành vi đánh chén luôn diễn ra khi nhện đực tới gần các nàng để ve vãn. Điều này có nghĩa là hành vi ăn thịt chỉ xảy ra sau khi nhện mẹ biết chắc toàn bộ trứng của chúng đã được thụ tinh.
ăn thịt con đực sau khi giao phối. Ảnh: Reuters.
Một số nghiên cứu trước đây cho rằng nhện đực hy sinh bản thân vì lợi ích của thế hệ sau. Nhưng Jordi khẳng định rằng, ít nhất ở loài nhện, con đực là những nạn nhân kém may mắn và chỉ có những đứa con được hưởng lợi.
Để tìm hiểu hành vi ăn thịt con đực ở loài nhện đen lớn Địa Trung Hải, các nhà khoa học tiến hành theo dõi chúng trong phòng thí nghiệm. Đôi khi họ tóm những con đực ra khỏi hàm răng của con cái trước khi chúng bị ăn thịt.
"Ở loài nhện đen lớn, khoảng một phần ba con cái tiêu diệt con đực sau khi gặp gỡ. Số lượng nhện đực càng lớn thì số trường hợp ăn thịt càng tăng. Nhện cái có xu hướng tấn công con đực ve vãn chúng sau khi đã giao phối với anh chàng khác. Vì thế mà việc đánh chén luôn diễn ra trước khi con đực kém may mắn có cơ hội giao hoan", nhóm nghiên cứu kết luận.
Jordi cho biết số lượng con trong mỗi trứng của nhện ăn thịt được tạo ra nhiều hơn khoảng 30% so với trứng của những cô nhện không ăn thịt. Nhện cái ăn thịt bạn tình sinh nở sớm hơn so với những con không ăn thịt. Hậu duệ của chúng cũng khỏe hơn, tách đàn sớm hơn và có kích thước to hơn. Như vậy, những con đực kém may mắn đã hy sinh mạng sống để mang đến lợi ích cho con của kẻ khác
Nhiều nhà khoa học từng cho rằng những con cái "khát máu" thường hung dữ hơn và săn mồi giỏi hơn nên hậu duệ của chúng khỏe và to hơn. Nhưng khi Jordi và cộng sự cứu nhện đực ngay trong miệng con cái, các cô nàng chỉ sinh ra những đứa con giống như hậu duệ của nhện mẹ không ăn thịt. Điều này chứng tỏ thịt của con đực là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng đối với nhện mẹ.
Việt Linh (theo Reuters)
Comment