Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Ngàn lẻ chuyện ly kỳ về "Vương quốc khỉ"...

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ngàn lẻ chuyện ly kỳ về "Vương quốc khỉ"...

    Đến với “vương quốc Thạch Hầu” trên đảo Hòn Lao (TP Nha Trang), du khách được mắt thấy tai nghe nhiều mẩu chuyện, tập tính sinh hoạt khá ly kỳ của đám con cháu Tề Thiên Đại Thánh.

    Diện kiến con cháu lão Tôn

    Khung cảnh đại dương ở phố biển Nha Trang những ngày này đẹp như tranh vẽ. Biển xanh, cát vàng cùng hệ thống núi non trùng điệp và những cơn gió biển mằn mặn, mang đến cảm giác phiêu bồng cho những bước chân lãng du. Sau hơn 30 phút chẻ nước lướt sóng, tàu cập bến.

    “Vương quốc thạch hầu” là hòn đảo có tên Hòn Lao, rộng hơn 1km2, là mái nhà cư ngụ của hơn 1.000 con khỉ. Thuộc hải phận thành phố Nha Trang, đảo có nhiều cây xanh và hệ thống rừng ngập mặn xanh tươi. Ngay khi mọi người vừa đặt chân lên đảo, từ xa chúng tôi đã thấy bóng khỉ. Hàng chục, hàng trăm con nhác thấy bóng người đã réo gọi bầy đàn. Khỉ ùa về mỗi lúc một đông, có lẽ chúng đã quá quen với việc “có khách đến thăm là có ăn” nên rủ nhau tập kết chờ mồi.

    Trước khi để du khách tự do khám phá đảo, anh Nguyên, nhân viên bảo vệ khái quát: “Đây là một xã hội thu nhỏ của loài khỉ với những tôn ti trật tự chẳng khác gì xã hội loài người. Đảo được chia làm hai khu vực, bên ngoài là lãnh địa của đàn khỉ “bụi đời”, phía trong là đại bản doanh bất khả xâm phạm của một đàn khác có quân số, đẳng cấp cao hơn”.
    Nhiều du khách thắc mắc “Vì sao gọi là khỉ bụi đời” thì được giải thích: “Khỉ đực là loài rất hay ghen và cũng hay tằng tịu với giới khỉ cái! Khi phát hiện chàng khỉ nào có tà ý hoặc hành vi tư tình với “chị em” trong bầy thì khỉ chúa sẽ đánh đuổi kẻ bạo gan kia ra khỏi bầy. Một khi bị trục xuất khỏi bầy đàn, con khỉ kia sẽ không có cơ hội trở lại, sẽ trở thành khỉ “bụi đời sống ngoài vòng pháp luật”.

    Khỉ “bụi đời” là lũ khỉ sống không có tôn ti trật tự gì cả. Chúng rất dạn dĩ, quấy phá khiến nhiều du khách lắm phen điếng hồn. Khi đói là chúng trổ mòi cướp cạn, xông thẳng vào du khách, sẵn sàng giật mọi thứ, nhất là thứ ăn được rồi biến nhanh như chớp.

    Anh Bình, nhân viên giữ gìn an ninh cho du khách, nói vui: “Bọn khỉ bụi đời vì dám cả gan dòm ngó bà xã của thủ lĩnh mới bị đuổi ra khỏi bầy đàn. Đánh chết cái nết hổng chừa. Sống lưu vong nhưng lạ cái là chúng đặc biệt “quan tâm” đến các chị em. Có tên láu cá xông thẳng vào các cô gái, bám vai rồi nhe răng chọc, khiến các cô chết khiếp”.
    Chúng tôi tiến sâu vào lãnh địa của đám con cháu Lão Tôn và ghi nhận nhiều chuyện... rất khỉ. Ranh giới để phân chia giữa hai đàn khỉ là một hàng rào cao quá đầu người.

    Vì được coi là “bề trên” nên bầy khỉ chính quy sống rất vương giả, nhờ có lãnh địa tiếp giáp rừng nên chúng không lo đói ăn như lũ khỉ “bụi đời”. Ngoài nguồn thức ăn của du khách khi ghé thăm đảo, nếu muốn thay đổi khẩu vị, chúng an nhiên vào rừng kiếm món “lai rai”. Không những thế, với lợi thế bầy đàn đông đúc, lắm khi đám khỉ chính quy này còn vượt biên sang tranh giành thức ăn từ du khách với đám khỉ “bụi đời”.

    Thăm viếng đại bản doanh của con cháu Lão Tôn, chúng tôi còn gặp những con khỉ cái được mệnh danh là “khỉ hoàng hậu” sống lang thang cùng với những con khỉ “bụi đời”.

    Vì sao “hoàng hậu” lại đi bụi? Tìm hiểu mới biết những con khỉ được mệnh danh “hoàng hậu” kia vốn là khỉ cái có “nhan sắc”, từng một thời rất được thủ lĩnh cưng như trứng, hứng như hoa. Qua nhiều đời quân vương, hoàng hậu mỗi ngày một xuống sắc, vị quân vương gần đây không thích bà già, nên nó bị thất sủng, đành phải lân la sống chung với lũ khỉ “bụi đời”.

    Giáp mặt với “chúa đảo”

    Đến đảo khỉ Hòn Lao, chúng tôi còn nghe nhiều chuyện rất khỉ khác, như chuyện khỉ là giống chúa tể bắt chước, rất sợ mắm tôm và nói chung là mắm có mùi tanh. Người dân địa phương kể lại, thời gian đầu, lũ khỉ rất hay quậy phá và để chúng không trổ tài khỉ, với những nơi cần có sự tĩnh lặng, người ta vứt vài bọc mắm tôm, khỉ nghe mùi là... dzọt lẹ.

    Ấn tượng nhất là khi chúng tôi được nghe kể chuyện về đời sống ái tình và mục kích được uy danh của con khỉ đầu đàn lên ngôi chúa mang số 193. Đuôi cong vút với cơ thể chằng chịt sẹo do các trận thư hùng để lại, rất dễ nhận ra con khỉ chúa 193 từ những đặc điểm này, nhất là vóc dáng cao lớn và gương mặt hơi lạnh lùng của nó. Theo các cư dân trên đảo, con khỉ này lên ngôi “thủ lĩnh” hơn 6 năm nay, dưới trướng nó là một “đàn mỹ nữ” hơn 50 khỉ cái từ độ “xuân thì đến xồn xồn”.

    Đi sâu vào thế giới của khỉ, chúng tôi rất lấy làm khâm phục con khỉ chúa, vì song hành với tài nghệ đánh nhau và khả năng cai quản bầy đàn, “chúa đảo” còn có biệt tài làm trụ cột của đại gia đình gồm hàng trăm thành viên, nhất là làm “vừa lòng” các bà vợ. Một khi khỉ chúa chấm em nào rồi thì nhất định em đó phải là của nó. Điểm đặc biệt ở chỗ thủ lĩnh có thể quan hệ với “mỹ nữ” 4 lần mỗi ngày, trong nhiều ngày liên tục mà sức khỏe không hề hấn gì.

    Một khi “năng lực” của chúa công bị suy giảm thì đám chị em này sẽ cho quân vương thất sủng ngay. Khi đó sớm muộn gì ông vua già cũng bị gã choai choai nào đó thách đấu và sớm hạ để lên nắm quyền. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trong đàn khỉ, rất thường hay xảy ra các vụ đánh nhau để tranh giành quyền lực. Khi một chàng khỉ nào đó thấy mình có đủ sức lực thay thế vị quân vương đương nhiệm, nó sẽ đấu một trận sống mái với bệ hạ. Kẻ thắng làm vua, kẻ thua làm khỉ bụi đời.
    Biểu hiện uy lực bằng cách cong đuôi, ngoài chuyện có nhiều vợ, khỉ đầu đàn còn có đặc quyền “xử đẹp” bất kỳ con nào dám đến gần khi nó đang ăn, hoặc qua mặt thủ lĩnh mà quên cụp đuôi để tỏ rõ sự quy phục. Chỉ khi nào thủ lĩnh dùng bữa xong thì những con khác mới được phép ăn và nói chung, việc ăn uống của loài khỉ diễn tiến theo kiểu “mạnh ăn trước, yếu ăn sau”. Bởi vậy khi cho khỉ ăn, nhiều du khách cứ nhè những con khỉ ốm đói ngó tồi tội vứt thức ăn tận miệng, nhưng đố con nào dám đụng đến một khi cấp trên của nó vẫn chưa thấy no.

    Những nỗi niềm khôn tả!

    Điều làm chúng tôi quan tâm trong chuyến du khảo “Vương quốc thạch hầu” là “người ta nuôi khỉ làm gì mà lắm thế!”. Như hiểu được tâm sự, một cư dân trên đảo đã kể cho chúng tôi nghe nhiều hữu dụng của loài khỉ đối với đời sống con người. Ngoài mục đích làm thực phẩm, người ta còn săn bắt khỉ dùng vào việc bào chế thuốc hoặc nuôi dưỡng phục vụ nhiều công việc gia đình.

    Anh Quánh Thanh, nhân viên huấn luyện khỉ làm xiếc, bật mí: “Khỉ được nuôi trên đảo dùng để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học để cứu người. Theo các nhà khoa học, các loài khỉ được nuôi dưỡng ở Việt Nam và khỉ ở đảo Hòn Lao đã phục vụ đắc lực trong việc giúp các lương y bào chế ra nhiều vị thuốc quý đặc trị các bệnh về thần kinh, gan, máu, cơ, xương, tim và gần đây nhất là vaccine Sabin phòng chống bại liệt”.

    Từ một con khỉ, có thể chế ra 600.000 liều thuốc dùng chữa trị bệnh bại liệt cho khoảng 200.000 trẻ em. Một bác sĩ đang công tác tại viện Pasteur Nha Trang cho biết: “Do có cấu tạo và phản ứng sinh học khá giống người nên khỉ còn là đối tượng tốt nhất dùng để thí nghiệm kiểm tra tính năng và tác động của thuốc trước khi đem sử dụng đại trà trong việc cứu chữa bệnh cho con người”.

    Có ích lợi như vậy nhưng buồn làm sao khi chúng tôi được các nhà nghiên cứu khoa học về môi trường cung cấp nhiều thông số, nghe qua rất lấy làm buồn cho sự tồn vong của đám con cháu Tề Thiên Đại Thánh.

    Tin rằng thịt, tiết, óc, tinh hoàn, xương cốt, mật, da khỉ đều là các vị thuốc bổ quý giá có tác dụng tăng cường sinh lực, bổ huyết rất tốt cho các quý ông, mà xã hội lâu nay đã hình thành trào lưu săn bắt, ăn thịt con vật được xem là tổ tiên của loài người. Kinh nhất là “mốt” ăn óc khỉ theo kiểu bốc sọ con khỉ lúc nó còn sống rồi lấy muỗng múc não ăn để được tráng dương bổ thận của các vị nhà giàu!

    Rời “Vương quốc thạch hầu”, chúng tôi cứ mãi đau đáu về chuyện liên quan đến loài khỉ, về những con người gắn đời với khỉ, chăm lo cho môi trường sống của chúng. Hình ảnh ấy trở nên lẻ loi trước hàng vô số con người đang chực chờ và không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để bóp cò khạc đạn bắn chết đám hậu duệ của lão Tôn.

    Hãy cùng chung tay chăm lo và bảo vệ môi trường sống cho loài khỉ... Đó là thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc nhân chuyến viễn du trên “Vương quốc Thạch Hầu”.

    Theo Trương Phúc


    *********

    Hi hi... Đúng là..."khỉ" !!! Hòn Lao còn được du khách biết đến với tên gọi dân gian "Hòn Khỉ".. Quo tui có ra đó chơi 2 lần rồi.. Thằng "Chúa khỉ " đó coi bộ sướng à nghen.. Hơn Vi đại nhân nhiều...

  • #2
    Khỉ chúa sướng thiệt nhưng chỉ vài năm là phải dùng đến Viag....., rùi vài năm nữa thành "khỉ bụi đời ", lúc đó thì chỉ có nước chờ coi có "khỉ hoàng hậu " nào bị thất sủng mà tò tò bò theo hehehe....Thui , chẳng thà làm khỉ "dân dã " cho chắc ăn hihi..
    Cám ơn bác Quo đã post bài.


    Thân,
    Nahoku
    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

    Comment


    • #3
      Khi nào rỗi có lẽ phải ra thăm lũ khỉ này mới đựoc
      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

      Comment

      Working...
      X