TTO - Bọ cánh cứng tê giác có thể mang khối lượng gấp 850 lần khối lượng cơ thể, trong khi cá cờ có khả năng di chuyển với tốc độ 109 km/giờ... Chúng được gọi là những kỷ lục gia trong thế giới động vật.
Từ hàng ngàn năm trước, con người đã biết sử dụng sức mạnh của voi châu Á và voi châu Phi để phục vụ trong các cuộc chiến: dùng chúng làm phương tiện vận chuyển. Một cái vòi voi chứa khoảng 100.000 cơ bắp và có thể nâng 270kg.
So với voi, bọ cánh cứng tê giác quá nhỏ bé. Nhưng nếu so sánh tỉ lệ khối lượng mang được trên khối lượng cơ thể thì loài này có lẽ là loài khỏe nhất thế giới: chúng có thể mang khối lượng gấp 850 lần khối lượng cơ thể. Nếu con người có sức mạnh như thế, họ có thể nâng được 65 tấn!
Ve sầu nhảy được ghi tên vào sách kỷ lục là côn trùng nhảy cao nhất: nó có khả năng nhảy bật cao đến 70cm trong không khí mặc dù chỉ dài 6mm. Nếu con người có khả năng như loài côn trùng này, họ có thể nhảy cao tới 210m
Linh dương châu Phi với chân dài và mảnh khảnh cũng được biết đến là loài thú nhảy xa kỷ lục: khi bị đe dọa, nó lập tức phóng ra xa với một bước nhảy dài khoảng 10m và cao 3m.
Vào năm 2007, một chú chim di trú có tên khoa học Limosa lapponica đã lập kỷ lục là chim di trú bay liên tục trên quãng đường dài nhất. Trong vòng chín ngày nó đã bay được 11.500km từ Alaska tới New Zealand mà không hề dừng lại để ăn hoặc uống. Cuối chuyến hành trình này trọng lượng nó giảm hơn một nửa.
Hải âu cũng là loài có khả năng bay xa kỷ lục. Những kẻ di trú đường trường này có thể di chuyển 64.000km mỗi năm từ New Zealand tới bán cầu bắc để tìm thức ăn.
Năm 2005, một con cá mập trắng lớn tên Nicole được ghi nhận là cá mập di trú dài nhất: nó đã di chuyển một đoạn đường dài 20.000km từ châu Phi đến Úc trong chín tháng. Hệ thống định vị cho thấy Nicole đã trải qua rất nhiều thời gian trên mặt nước mà các nhà khoa học tin rằng nó sử dụng những dấu hiệu trên bầu trời để định vị khi di chuyển.
Loài cá nhanh nhất thế giới là cá cờ, với tốc độ di chuyển có thể lên đến 109 km/giờ trên một quãng đường ngắn. Chúng thường săn mồi theo nhóm bằng cách sử dụng chiếc vây lưng khá ấn tượng để dồn các bầy cá mòi hoặc cá trồng...
Báo gêpa (cheetah) hiện nắm giữ kỷ lục là động vật di chuyển nhanh nhất trên cạn: nó có thể chạy với tốc độ 96 km/giờ và đạt tốc độ này chỉ trong 3 giây. Tuy nhiên loài báo này tốn rất nhiều năng lượng cho cuộc săn đuổi và chỉ có thể chạy được một cự ly ngắn khoảng 274m.
Chim ưng được phong là "vua tốc độ" trong thế giới động vật. Chúng săn mồi bằng cách bổ nhào xuống con mồi (chim cu, bồ câu...) với tốc độ 322 km/giờ, chụp con mồi trong không trung bằng những chiếc móng vuốt sắc bén, sau đó đáp xuống đất để xé nhỏ và ăn.
TRƯỜNG THỊNH (Theo National Geographic)
Từ hàng ngàn năm trước, con người đã biết sử dụng sức mạnh của voi châu Á và voi châu Phi để phục vụ trong các cuộc chiến: dùng chúng làm phương tiện vận chuyển. Một cái vòi voi chứa khoảng 100.000 cơ bắp và có thể nâng 270kg.
So với voi, bọ cánh cứng tê giác quá nhỏ bé. Nhưng nếu so sánh tỉ lệ khối lượng mang được trên khối lượng cơ thể thì loài này có lẽ là loài khỏe nhất thế giới: chúng có thể mang khối lượng gấp 850 lần khối lượng cơ thể. Nếu con người có sức mạnh như thế, họ có thể nâng được 65 tấn!
Ve sầu nhảy được ghi tên vào sách kỷ lục là côn trùng nhảy cao nhất: nó có khả năng nhảy bật cao đến 70cm trong không khí mặc dù chỉ dài 6mm. Nếu con người có khả năng như loài côn trùng này, họ có thể nhảy cao tới 210m
Linh dương châu Phi với chân dài và mảnh khảnh cũng được biết đến là loài thú nhảy xa kỷ lục: khi bị đe dọa, nó lập tức phóng ra xa với một bước nhảy dài khoảng 10m và cao 3m.
Vào năm 2007, một chú chim di trú có tên khoa học Limosa lapponica đã lập kỷ lục là chim di trú bay liên tục trên quãng đường dài nhất. Trong vòng chín ngày nó đã bay được 11.500km từ Alaska tới New Zealand mà không hề dừng lại để ăn hoặc uống. Cuối chuyến hành trình này trọng lượng nó giảm hơn một nửa.
Hải âu cũng là loài có khả năng bay xa kỷ lục. Những kẻ di trú đường trường này có thể di chuyển 64.000km mỗi năm từ New Zealand tới bán cầu bắc để tìm thức ăn.
Năm 2005, một con cá mập trắng lớn tên Nicole được ghi nhận là cá mập di trú dài nhất: nó đã di chuyển một đoạn đường dài 20.000km từ châu Phi đến Úc trong chín tháng. Hệ thống định vị cho thấy Nicole đã trải qua rất nhiều thời gian trên mặt nước mà các nhà khoa học tin rằng nó sử dụng những dấu hiệu trên bầu trời để định vị khi di chuyển.
Loài cá nhanh nhất thế giới là cá cờ, với tốc độ di chuyển có thể lên đến 109 km/giờ trên một quãng đường ngắn. Chúng thường săn mồi theo nhóm bằng cách sử dụng chiếc vây lưng khá ấn tượng để dồn các bầy cá mòi hoặc cá trồng...
Báo gêpa (cheetah) hiện nắm giữ kỷ lục là động vật di chuyển nhanh nhất trên cạn: nó có thể chạy với tốc độ 96 km/giờ và đạt tốc độ này chỉ trong 3 giây. Tuy nhiên loài báo này tốn rất nhiều năng lượng cho cuộc săn đuổi và chỉ có thể chạy được một cự ly ngắn khoảng 274m.
Chim ưng được phong là "vua tốc độ" trong thế giới động vật. Chúng săn mồi bằng cách bổ nhào xuống con mồi (chim cu, bồ câu...) với tốc độ 322 km/giờ, chụp con mồi trong không trung bằng những chiếc móng vuốt sắc bén, sau đó đáp xuống đất để xé nhỏ và ăn.
TRƯỜNG THỊNH (Theo National Geographic)