Những thế hệ cá voi đầu tiên trên Trái đất từng tung hoành trong các đại dương bằng hai chân sau.
Các nhà sinh vật cho rằng, tổ tiên của cá voi từng di chuyển trên đất liền bằng 4 chân giống như những động vật có vú khác. Qua thời gian, để thích nghi với cuộc sống dưới nước, hai chân trước của chúng biến thành chân chèo, trong khi cặp chân sau và hông biến mất. Bằng chứng là dấu vết của khung xương chậu vẫn hiện diện trên cơ thể cá voi hiện đại.
Quá trình biến đổi của cơ thể cá voi để phù hợp với cuộc sống dưới nước vẫn còn là một bí mật lớn. Theo các nhà khoa học, điều quan trọng nhất là tìm ra thời điểm những thùy lớn xuất hiện trên đuôi của chúng.
"Sự xuất hiện của thùy đuôi là một trong những khâu cuối cùng trong quá trình chuyển tiếp từ đất liền xuống đại dương", nhà cổ sinh vật học Mark Uhen thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Alabama, thành phố Tuscaloosa, bang Alabama, Mỹ, phát biểu.
Cá voi cổ đại từng có 4 chân như các động vật có vú khác trên cạn.
Ảnh: indiana.edu.
Để vén bức màn bí mật, Mark phân tích những hóa thạch mới mà những người sưu tầm nghiệp dư phát hiện dọc theo các bờ sông ở hai bang Alabama và Mississippi. Những khúc xương thuộc về loài cá voi cổ đại Georgiacetus, loài động vật từng tung hoành dọc theo bờ biển Bắc Mỹ khoảng 40 triệu năm trước, khi phần lớn bang Florida vẫn chìm dưới nước. Georgiacetus có chiều dài hơn 3,6 m và sử dụng hàm răng sắc để bắt động vật thân mềm và cá.
Loài cá voi đầu tiên sở hữu thùy đuôi là những họ hàng gần của Georgiacetus. Chúng xuất hiện trên hành tinh cách đây khoảng 38 triệu năm. Thế nhưng bản thân loài Georgiacetus lại không có thùy đuôi, bởi đốt sống đuôi của chúng không phẳng như đốt sống đuôi của những loài cá voi họ hàng.
Theo Mark, rất có thể Georgiacetus sử dụng hai chân sau như mái chèo để bơi. Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng loài cá voi cổ đại này có hông lớn, nghĩa là chúng có chân sau lớn. Nhưng kỳ lạ thay, các nhà khoa học cũng nhận thấy khung xương chậu của chúng không gắn với xương cột sống. Điều đó có nghĩa là cặp chân sau không thể bơi dưới nước hay nâng đỡ cơ thể trên đất liền. Vậy cặp chân sau có vai trò gì trong cuộc sống của cá voi cổ đại?
"Chúng tôi đang đi theo giả thiết rằng cá voi cổ đại lắc hông để bơi, đồng thời di chuyển chân như mái chèo. Vì thế chúng bơi giống như cá voi hiện đại, tức là uốn cơ thể lên và xuống như sóng", Mark nói.
Việt Linh (theo Livesience)
Các nhà sinh vật cho rằng, tổ tiên của cá voi từng di chuyển trên đất liền bằng 4 chân giống như những động vật có vú khác. Qua thời gian, để thích nghi với cuộc sống dưới nước, hai chân trước của chúng biến thành chân chèo, trong khi cặp chân sau và hông biến mất. Bằng chứng là dấu vết của khung xương chậu vẫn hiện diện trên cơ thể cá voi hiện đại.
Quá trình biến đổi của cơ thể cá voi để phù hợp với cuộc sống dưới nước vẫn còn là một bí mật lớn. Theo các nhà khoa học, điều quan trọng nhất là tìm ra thời điểm những thùy lớn xuất hiện trên đuôi của chúng.
"Sự xuất hiện của thùy đuôi là một trong những khâu cuối cùng trong quá trình chuyển tiếp từ đất liền xuống đại dương", nhà cổ sinh vật học Mark Uhen thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Alabama, thành phố Tuscaloosa, bang Alabama, Mỹ, phát biểu.
Cá voi cổ đại từng có 4 chân như các động vật có vú khác trên cạn.
Ảnh: indiana.edu.
Để vén bức màn bí mật, Mark phân tích những hóa thạch mới mà những người sưu tầm nghiệp dư phát hiện dọc theo các bờ sông ở hai bang Alabama và Mississippi. Những khúc xương thuộc về loài cá voi cổ đại Georgiacetus, loài động vật từng tung hoành dọc theo bờ biển Bắc Mỹ khoảng 40 triệu năm trước, khi phần lớn bang Florida vẫn chìm dưới nước. Georgiacetus có chiều dài hơn 3,6 m và sử dụng hàm răng sắc để bắt động vật thân mềm và cá.
Loài cá voi đầu tiên sở hữu thùy đuôi là những họ hàng gần của Georgiacetus. Chúng xuất hiện trên hành tinh cách đây khoảng 38 triệu năm. Thế nhưng bản thân loài Georgiacetus lại không có thùy đuôi, bởi đốt sống đuôi của chúng không phẳng như đốt sống đuôi của những loài cá voi họ hàng.
Theo Mark, rất có thể Georgiacetus sử dụng hai chân sau như mái chèo để bơi. Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng loài cá voi cổ đại này có hông lớn, nghĩa là chúng có chân sau lớn. Nhưng kỳ lạ thay, các nhà khoa học cũng nhận thấy khung xương chậu của chúng không gắn với xương cột sống. Điều đó có nghĩa là cặp chân sau không thể bơi dưới nước hay nâng đỡ cơ thể trên đất liền. Vậy cặp chân sau có vai trò gì trong cuộc sống của cá voi cổ đại?
"Chúng tôi đang đi theo giả thiết rằng cá voi cổ đại lắc hông để bơi, đồng thời di chuyển chân như mái chèo. Vì thế chúng bơi giống như cá voi hiện đại, tức là uốn cơ thể lên và xuống như sóng", Mark nói.
Việt Linh (theo Livesience)
Comment