Hai nghiên cứu mới cho thấy vốn là một trong các quốc gia có hệ sinh thái đa dạng nhất Đông Nam Á nhưng một số loài ở Việt Nam rất có thể sẽ bị biến mất trước khi được giới khoa học biết đến.
Giới buôn lậu nói kể cả hổ sống lẫn
hổ chết đều có bán nếu đặt hàng
sớm và trả giá tốt
Thói chuộng thịt thú rừng và nhu cầu đông y dược của người Việt đang khiến cho thế giới động thực vật ở trong và cả ngoài đường biên giới đất nước bị cạn kiệt.
Viết trên Tạp chí Môi trường và Phát triển, tác giả Nguyễn Văn Song từ Đại học Nông nghiệp Hà Nội đánh giá việc buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam vẫn tiếp diễn, không chống cản nổi và đang gây ảnh hưởng tới cả các quốc gia láng giềng.
Theo TRAFFIC, cơ quan phối hợp giữa WWF và IUCN (The World Conservation Union) chuyên giám sát việc buôn lậu động thực vật hoang dã toàn cầu, lâu nay Việt Nam vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc buôn lậu động thực vật hoang dã trong khu vực Đông Nam Á.
Nguy cơ tuyệt chủng
Việt Nam vừa là nguồn cung cấp vừa nơi là tiêu thụ. Bên cạnh đó nhờ ở vị trí địa lý thuận lợi Việt Nam cũng là là điểm trung chuyển của các đường buôn lậu đến các nước ở châu Á cũng như ra thế giới.
Ông Hoàng Ngọc Khanh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa thiên Huế, nhìn nhận vấn đề ở Việt Nam phức tạp hơn một số nước khác do người Việt có tập quán ăn thịt rừng.
Ông Khanh cũng nói một trong những biện pháp đang được xem xét là xây dựng luật bảo vệ đa sinh học, củng cố các biện pháp chế tài và nâng cao nhận thức của người dân.
Một khả năng nữa theo ông là nghiên cứu cho gây nuôi sinh sản một số loài cho mục đích thương mại như nhím và lợn rừng.
Nhưng một cán bộ của TRAFFIC ở Hà Nội, Nguyễn Đào Ngọc Vân, nói đã có những nghiên cứu để chứng minh được là việc gây nuôi sinh sản không hổ trợ được cho việc bảo tồn bởi vì sẽ luôn luôn có nhu cầu tiêu thụ động thực vật hoang dã.
Việt Nam lâu nay đã có nhiều nỗ lực bảo tồn đặc biệt những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng trong danh sách đỏ của CITES.
Nhưng TRAFFIC nói nếu không có những qui định nghiêm ngặt hơn và việc thực thi pháp luật không tốt hơn thì những loài hiện không quí hiếm sớm muộn gì cũng có nguy cơ tuyệt chủng.
" Không cản nổi "
Phúc trình mới nói rằng dẫu cho Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế về việc chống nạn buôn bán thú rừng nhưng tình trạng buôn lậu hổ, khỉ, rắn, tê tê và các loài động vật khác ở Việt Nam vẫn đang tăng mạnh.
Các chuyên gia ước tính có tới 4,000 tấn động vật sống, thịt, da, xương và các sản phẩm khác đã được vận chuyển ra vào Việt Nam mỗi năm, với tổng giá trị hơn 67 triệu đô la.
Động vật chủ yếu được thu gom từ các vườn quốc gia Việt Nam và Lào, Campuchia, đem tiêu thụ tại Việt Nam, Trung Quốc, Nam Hàn, Đài Loan và Nhật Bản.
Một lượng lớn động vật hoang dã được buôn lậu qua ngả biên giới Việt - Trung, ước tính chừng 2.500-3.000 kg mỗi ngày.
Đã có một số vụ bắt giữ lớn xảy ra trong thời gian qua. Hồi tuần trước, cảnh sát Việt Nam giữ hơn 2.000 tấn rắn sống và 770 kg rùa từ Lào đang trên đường sang Trung Quốc.
Còn có khoảng cách rất lớn giữa
chính sách và việc thực thi chính
sách bảo vệ đời sống hoang dã.
Phúc trình của TRAFFIC
Tuy nhiên, bản phúc trình ước tính là tổng trị giá số động vật hoang dã thu được chỉ chiếm 3% số thực tế bị kinh doanh và giới chức ở tình thế bất lợi khi trung bình mỗi nhân viên kiểm lâm phải chịu trách nhiệm coi sóc 1.400 hecta rừng với mức lương tháng chỉ chừng 50 đô la.
Bản phúc trình cũng nói những kẻ buôn lậu đặt quan hệ với những "người có ảnh hưởng" để hối lộ hoặc đe dọa các quan chức và giấu hàng lậu vào các xe tải, xe cứu thương, xe đám cưới hay đám tang và cả xe tù nữa.
Cũng theo bản phúc trình thì Hà Nội là thị trường tiêu thụ thịt thú rừng bất hợp pháp lớn nhất, với doanh số lên tới 12.000 đô la mỗi ngày.
Nhu cầu cao
Bản phúc trình nhận xét: "Hà Nội là trung tâm văn hóa và chính trị của Việt Nam, nơi các chính sách về bảo vệ và bảo tồn được đưa ra, được triển khai.''
TRAFFIC nói điều này cho thấy còn có khoảng cách rất lớn giữa chính sách và việc thực thi chính sách bảo vệ đời sống hoang dã.
Những loài thú được tiêu thụ mạnh nhất tại thủ đô là rắn, cầy hương, thằn lằn, nhím, báo, tê tê, khỉ, lợn rừng, rùa mai cứng, rùa mai mềm, cầy, lợn lòi và chim.
Cầy hương là một trong những món
được ưa chuộng tại Hà Nội
Bản phúc trình của TRAFFIC nói một thị trường khác tiêu thụ mạnh các sản phẩm là thị trường y dược truyền thống của Việt Nam và Trung Quốc.
"Nhiều loài động vật thuộc danh sách bảo tồn toàn cầu (như hổ, gấu và tê giác) vẫn có thể mua được trên thị trường, nếu đặt hàng trước và trả giá đủ cao."
Những người cung cấp thông tin cho TRAFFIC nói hổ non còn sống, xương hổ và các chất liệu làm thuốc, ở dạng thô hoặc đã qua chế biến, được mua từ Campuchia, Lào và cả từ Malaysia để cung ứng trên thị trường Việt Nam.
Các nhà buôn ở xã Ninh Hiệp, gần Hà Nội, đã đặt hàng để mua cho các nhà điều tra "bất kỳ động vật làm thuốc nào, nếu báo tin sớm", gồm từ hổ đông lạnh, sừng tê giác cho tới mật gấu rừng.
Theo bản phúc trình của TRAFFIC thì các chủ tiệm chào bán hàng đều "được tổ chức rất tốt, mỗi tiệm đều nói họ tránh khỏi các cuộc điều tra do có sự bảo trợ của các quan chức tiến hành điều tra."
Theo BBC News
Giới buôn lậu nói kể cả hổ sống lẫn
hổ chết đều có bán nếu đặt hàng
sớm và trả giá tốt
Thói chuộng thịt thú rừng và nhu cầu đông y dược của người Việt đang khiến cho thế giới động thực vật ở trong và cả ngoài đường biên giới đất nước bị cạn kiệt.
Viết trên Tạp chí Môi trường và Phát triển, tác giả Nguyễn Văn Song từ Đại học Nông nghiệp Hà Nội đánh giá việc buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam vẫn tiếp diễn, không chống cản nổi và đang gây ảnh hưởng tới cả các quốc gia láng giềng.
Theo TRAFFIC, cơ quan phối hợp giữa WWF và IUCN (The World Conservation Union) chuyên giám sát việc buôn lậu động thực vật hoang dã toàn cầu, lâu nay Việt Nam vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc buôn lậu động thực vật hoang dã trong khu vực Đông Nam Á.
Nguy cơ tuyệt chủng
Việt Nam vừa là nguồn cung cấp vừa nơi là tiêu thụ. Bên cạnh đó nhờ ở vị trí địa lý thuận lợi Việt Nam cũng là là điểm trung chuyển của các đường buôn lậu đến các nước ở châu Á cũng như ra thế giới.
Ông Hoàng Ngọc Khanh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa thiên Huế, nhìn nhận vấn đề ở Việt Nam phức tạp hơn một số nước khác do người Việt có tập quán ăn thịt rừng.
Ông Khanh cũng nói một trong những biện pháp đang được xem xét là xây dựng luật bảo vệ đa sinh học, củng cố các biện pháp chế tài và nâng cao nhận thức của người dân.
Một khả năng nữa theo ông là nghiên cứu cho gây nuôi sinh sản một số loài cho mục đích thương mại như nhím và lợn rừng.
Nhưng một cán bộ của TRAFFIC ở Hà Nội, Nguyễn Đào Ngọc Vân, nói đã có những nghiên cứu để chứng minh được là việc gây nuôi sinh sản không hổ trợ được cho việc bảo tồn bởi vì sẽ luôn luôn có nhu cầu tiêu thụ động thực vật hoang dã.
Việt Nam lâu nay đã có nhiều nỗ lực bảo tồn đặc biệt những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng trong danh sách đỏ của CITES.
Nhưng TRAFFIC nói nếu không có những qui định nghiêm ngặt hơn và việc thực thi pháp luật không tốt hơn thì những loài hiện không quí hiếm sớm muộn gì cũng có nguy cơ tuyệt chủng.
" Không cản nổi "
Phúc trình mới nói rằng dẫu cho Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế về việc chống nạn buôn bán thú rừng nhưng tình trạng buôn lậu hổ, khỉ, rắn, tê tê và các loài động vật khác ở Việt Nam vẫn đang tăng mạnh.
Các chuyên gia ước tính có tới 4,000 tấn động vật sống, thịt, da, xương và các sản phẩm khác đã được vận chuyển ra vào Việt Nam mỗi năm, với tổng giá trị hơn 67 triệu đô la.
Động vật chủ yếu được thu gom từ các vườn quốc gia Việt Nam và Lào, Campuchia, đem tiêu thụ tại Việt Nam, Trung Quốc, Nam Hàn, Đài Loan và Nhật Bản.
Một lượng lớn động vật hoang dã được buôn lậu qua ngả biên giới Việt - Trung, ước tính chừng 2.500-3.000 kg mỗi ngày.
Đã có một số vụ bắt giữ lớn xảy ra trong thời gian qua. Hồi tuần trước, cảnh sát Việt Nam giữ hơn 2.000 tấn rắn sống và 770 kg rùa từ Lào đang trên đường sang Trung Quốc.
Còn có khoảng cách rất lớn giữa
chính sách và việc thực thi chính
sách bảo vệ đời sống hoang dã.
Phúc trình của TRAFFIC
Tuy nhiên, bản phúc trình ước tính là tổng trị giá số động vật hoang dã thu được chỉ chiếm 3% số thực tế bị kinh doanh và giới chức ở tình thế bất lợi khi trung bình mỗi nhân viên kiểm lâm phải chịu trách nhiệm coi sóc 1.400 hecta rừng với mức lương tháng chỉ chừng 50 đô la.
Bản phúc trình cũng nói những kẻ buôn lậu đặt quan hệ với những "người có ảnh hưởng" để hối lộ hoặc đe dọa các quan chức và giấu hàng lậu vào các xe tải, xe cứu thương, xe đám cưới hay đám tang và cả xe tù nữa.
Cũng theo bản phúc trình thì Hà Nội là thị trường tiêu thụ thịt thú rừng bất hợp pháp lớn nhất, với doanh số lên tới 12.000 đô la mỗi ngày.
Nhu cầu cao
Bản phúc trình nhận xét: "Hà Nội là trung tâm văn hóa và chính trị của Việt Nam, nơi các chính sách về bảo vệ và bảo tồn được đưa ra, được triển khai.''
TRAFFIC nói điều này cho thấy còn có khoảng cách rất lớn giữa chính sách và việc thực thi chính sách bảo vệ đời sống hoang dã.
Những loài thú được tiêu thụ mạnh nhất tại thủ đô là rắn, cầy hương, thằn lằn, nhím, báo, tê tê, khỉ, lợn rừng, rùa mai cứng, rùa mai mềm, cầy, lợn lòi và chim.
Cầy hương là một trong những món
được ưa chuộng tại Hà Nội
Bản phúc trình của TRAFFIC nói một thị trường khác tiêu thụ mạnh các sản phẩm là thị trường y dược truyền thống của Việt Nam và Trung Quốc.
"Nhiều loài động vật thuộc danh sách bảo tồn toàn cầu (như hổ, gấu và tê giác) vẫn có thể mua được trên thị trường, nếu đặt hàng trước và trả giá đủ cao."
Những người cung cấp thông tin cho TRAFFIC nói hổ non còn sống, xương hổ và các chất liệu làm thuốc, ở dạng thô hoặc đã qua chế biến, được mua từ Campuchia, Lào và cả từ Malaysia để cung ứng trên thị trường Việt Nam.
Các nhà buôn ở xã Ninh Hiệp, gần Hà Nội, đã đặt hàng để mua cho các nhà điều tra "bất kỳ động vật làm thuốc nào, nếu báo tin sớm", gồm từ hổ đông lạnh, sừng tê giác cho tới mật gấu rừng.
Theo bản phúc trình của TRAFFIC thì các chủ tiệm chào bán hàng đều "được tổ chức rất tốt, mỗi tiệm đều nói họ tránh khỏi các cuộc điều tra do có sự bảo trợ của các quan chức tiến hành điều tra."
Theo BBC News